Thật ra cái việc đi kiện ấy, khó thì rất khó, mà dễ thì chưa bao giờ dễ, kể cả với những người có kinh nghiệm, vật vã chỉ ăn với lên Toà. Là bởi vì ứng dụng Luật vào thực tế bị ảnh hưởng chủ quan của người nắm quyền tại mỗi khâu xét xử/xử lý rất nhiều. Chưa nói tới tâm cán bộ công quyền có sáng không, mà chỉ cần dừng ở trình độ, hoặc mức độ ngại việc nữa. Đi nộp bộ hồ sơ khởi kiện mà cầm được cái Biên nhận hồ sơ/Giấy hẹn mang về còn mướt mải. Hướng dẫn rồi mà nộp tỷ lần vẫn không đúng, không đủ hồ sơ. Mở bài đã nản chứ chưa cần vào phần chính.
Bên thuê xe trong trường hợp này chây ỳ trả nợ thành kinh nghiệm, va chạm với Toà, với Thi hành án thuộc bài để lách luật rồi. Kiện nó vô cùng mỏi mệt. Nếu xác định tiền không cần, bao nhiêu năm cũng theo, nhây cùn chầy bửa chơi tất. Quan điểm láo là phải vặn cổ, kể cả là xử nó chỉ để sướng. Thì nên làm, mà làm được.
Các cụ trong này chắc cũng chỉ còn tranh luận với nhau làm gì/không làm gì/có đáng không? Cái gì cũng có hai chiều, nó vận dụng Luật lách tội hình sự được, thì cũng có chiều ngược lại.
Em ví dụ nôm na một trường hợp thế này: Vay nợ mà vẫn nhận nợ, trả hay không trả tính sau, thì dân sự; Cũng là vay nhưng không trả mà bỏ trốn, về lý thì hình sự. Nếu cán bộ tiếp nhận hồ sơ muốn làm, đương nhiên bỏ trốn phải là bỏ trốn; nếu không muốn làm, cán bộ yêu cầu bên nguyên chứng minh bên bị bỏ trốn, lý do: “Nó đi làm ăn xa lấy tiền trả nợ, có công có việc, cái gì chứng minh là nó trốn?”... Nên hình sự hay dân sự, ra đến đời cũng mịt mờ lắm. Ông Tự lái có kinh nghiệm cái đoạn này, không chối, cũng không trốn, chỉ không trả thôi. Còn nhiều thứ ngóc ngách khác mà thằng trốn nợ thâm niên nó học được. Vật nhau với nó hơn vật nhau với lợn, nên xác định cũng phải bẩn người.
Ca này chỉ tự cụ chủ xe là bên bị hại quyết định thôi. Phóng lao nói cho cùng cũng mình cụ theo lao, không ai đỡ cùng được. Quyết thế nào cũng đúng, mà quyết thế nào cũng có chỗ thiệt, không tránh được.