1. Các cụ sâu cứ chém ẩu là 200 mã chứ số liệu chính thức là Ev kém Ranger tầm gần 7 mã đấy ạ.1. Nhà cháu tưởng là Ranger 3.2 với Everest 3.2 đều là 200 mã lực chứ cụ nhỉ?
2. Nhà cháu cũng tưởng là sức tải là do hộp số quyết định thông qua tỷ số truyền, chứ moment xoắn mới chỉ là một vế của sức kéo? Một động cơ có moment xoắn thấp hơn nhưng chạy ở vòng quay lớn hơn cho phép nó chạy với tỷ số truyền cao hơn mà vẫn đảm bảo tốc độ di chuyển của xe, trong khi đó sức kéo khoẻ hơn. Nó cũng giống như cụ đạp xe có nhiều líp, tuy cụ khoẻ (moment xoắn lớn) nhưng phải đạp với số 7 ở líp sau, còn nhà cháu yếu nhưng gài số 1 thôi thì vẫn leo dốc tốt hơn cụ. Cái giá phải trả là nhà cháu phải đạp nhanh hơn, mà ở đây động cơ Hyundai được thiết kế quay nhanh hơn Ford rồi còn gì.
2. Vâng, theo em tìm hiểu thì không phải là động cơ Hyundai được thiết kế quay nhanh hơn Ford. CRDi của Hyundai hoàn toàn có khả năng chạy ở vòng tua thấp, có điều sẽ yếu máy, nên chính Hyundai đã khéo léo để động cơ tự vận hành ở vòng tua cao hơn, nhằm che đi điểm yếu đấy.
Bây giờ vấn đề là vì mỗi khi vận hành, động cơ của Hyundai đã luôn hoạt động ở mức khá khá gần với momen xoắn cực đại, còn Ford thì dù đỉnh không cao bằng, nhưng lúc nào cũng dư dả ổn định.
Hệ quả là khi chạy không tải hoặc đủ tải, động cơ Hyundai sẽ hoạt động rất tuyệt vời, nhưng nếu cùng tải rất nặng trên xe thì Hyundai ì ạch hơn là chắc chắn và thường xuyên phải về số nhỏ hơn. Còn động cơ Ford, em nghe bên group Ranger có vài ông còn quẳng lên thùng vài bao xi măng đi cho nó êm giảm xóc sau để đi hàng ngày. Họ làm thế được vì động cơ nó có dải momen xoắn dày đều, không ngại tải thêm ít hàng nặng. Nhà em làm kinh doanh vật liệu xây dựng, thấy các kho gạch vứt lên thùng xe con Ranger tầm 2 tấn - 2 tấn rưỡi gạch vẫn phi ầm ầm ấy ạ
Cơ mà chốt lại là 2.2 CRDi của Hyundai vẫn hợp với xe chở người hơn, vì xe chở người kết cấu hệ thống treo cũng không phải để tải nặng, nên êm ái vẫn là ưu tiên.