- Biển số
- OF-75567
- Ngày cấp bằng
- 16/10/10
- Số km
- 380
- Động cơ
- 425,800 Mã lực
Có thể các cụ nhà mình quan tâm?
Láng mặt đĩa phanh, có là điều cần thiết?
Trong số mọi thành phần trên một chiếc xe hơi, có lẽ phanh là thứ cần phải được chú trọng hàng đầu bởi lẽ dù động cơ trục trặc có thể khiến bạn đơn giản chỉ không di chuyển được, bộ phanh có vấn đề sẽ khiến bạn không còn cơ hội sửa chữa sai lầm.
Chính vì thế, việc bảo dưỡng và bảo trì phanh luôn cần được dành sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đảm bảo thay dầu, thay má theo định kì của nhà sản xuất, vẫn có những yếu tố cần được khắc phục - mà phần lớn người dùng thường không mấy khi biết tới - điển hình là việc duy trì diện tích tiếp xúc và độ dày đồng đều của má phanh và đĩa phanh thông qua một tác vụ đơn giản: láng lại bề mặt đĩa phanh.
Mọi khiếm khuyết trên bề mặt đĩa phanh như thế này đều sẽ gây nhiều rắc rối (nghiêm trọng) mà bạn ít khi ngờ tới.
Láng bề mặt đĩa phanh - để làm gì?
Bên cạnh việc tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc đặc biệt phẳng giữa má và đĩa, thao tác láng bề mặt đĩa phanh là công cụ cực kì hiệu quả nhằm giải quyết các hiện tượng phát sinh tiếng ồn và rung khi người lái đạp phanh xe. Nó cũng góp phần kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh nhờ việc căn chỉnh lại độ dày tổng thể của toàn bộ đĩa phanh (cả hai mặt). Thực tế, việc bền mặt đĩa không đồng đều có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó những yếu tố gây hại chính bao gồm:
Có nhiều yếu tố có thể khiến bề mặt đĩa phanh bị tổn hại theo nhiều kiểu khác nhau như gợn sóng (má phanh không tốt hoặc bị bẩn)...
- Tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và mặt đĩa – hệ quả của sự mất cần bằng của một số thành phần khác ví dụ như cupen cùm phanh (piston ép má phanh vào đĩa) hay bánh xe không cân/ moay ơ bị vỡ khiến đĩa phanh bị rung trong quá trình vận hành. Ngoài ra, nó có thể khiến đĩa phanh bị mòn không đều ở các cạnh dẫn tới việc má phanh không ăn hoàn toàn vào bề mặt (bị kênh).
- Rỉ sét trên bề mặt đĩa do sử dụng lâu hoặc dính muối / các chất ăn mòn từ môi trường xung quanh.
- Những loại tạp chất có độ cứng cao lọt vào giữa má và đĩa phanh khi xe vận hành khiến bề mặt đĩa bị tổn hại dẫn tới những hệ quả về lâu dài như hiện tượng tạo rãnh, sóng.
....hay xước không đồng đều (thường do tạp chất cứng bay vào khi xe vận hành).
Thực tế, cũng chính sự tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và đĩa phanh cũng tạo ra những rắc rối mà người sử dụng xe thường không mấy khi lý giải được như cảm giác phanh không thật chân hoặc tiếng động lạ rất khó chịu sinh ra khi rà phanh hoặc đạp phanh. Trong khi đó, việc bị suy giảm diện tích tiếp xúc hiển nhiên khiến phanh không còn đạt hiệu quả tối ưu đồng thời khiến toàn bộ hệ thống xuống cấp nhanh hơn theo thời gian. Trong tình huống đó, việc láng lại mặt đĩa phanh để bề mặt phẳng tuyệt đối (thường là tới điểm mòn thấp nhất trên đĩa trước khi láng) là điều cần thiết để giải quyết vấn đề. Nó cũng là phương án rẻ và hiệu quả hơn so với việc bạn thay mới hoàn toàn đĩa phanh - vốn khá đắt đỏ và ít khi thực sự cần thiết.
Bề mặt đĩa sau khi được láng lại.
Láng trực tiếp hay tháo rời?
Nếu nhìn qua một vòng thị trường, các xưởng dịch vụ hiện nay thường có hai kiểu láng mặt đĩa phanh. Trong đó, cao cấp hơn là mô hình láng ngay khi đĩa phanh đang nằm trên xe – đòi hỏi sự hiện diện của thiết bị chuyên dụng. Nó sẽ mô phỏng sự chuyển động của bánh xe trong điều kiện vận hành hàng ngày trong khi tiến hành việc láng khiến bề mặt đĩa phanh được làm phẳng chính xác nhất với những gì nó thường gặp phải trong điều kiện vận hành hàng ngày – ví dụ như các thiết lập của bánh (góc chỉnh độ chụm, góc đặt, góc camber…). Ngoài ra, sự hiện diện hàng loạt các tính năng giám sát điện tử cũng sẽ đảm bảo thao tác của người thợ thực hiện ít mắc lỗi nhất – điển hình là việc khống chế 1mm ở mỗi mặt để đảm bảo đĩa phanh không bị mài mòn quá mức.
Láng bề mặt đĩa phanh ngay trên xe - phương án tối ưu.
Trong khi đó, kiểu thứ hai - thông dụng và "low tech" hơn - sẽ yêu cầu thợ tháo hẳn đĩa phanh và sử dụng máy tiện để láng. Đây cũng là mô hình thường gặp ở đại đa số các gara xe tại Việt Nam hiện nay. Tuy kiểu này có thể tạo ra bề mặt phẳng chấp nhận được nhưng nó lại bỏ qua nhiều yếu tố thiết lập của xe như đề cập ở trên. Ngoài ra, việc láng độc lập như thế cũng phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Thực tế, cũng không ít trường hợp láng quá tay khiến cho đĩa phanh mòn tới mức không thể phục hồi được.Ngoài ra, việc láng bằng máy tiện ngoài thường tiến hành ở từng bề mặt một - điều sẽ rất khó để đảm bảo độ dày đồng đều của đĩa phanh - đặc biệt khi nó ở trạng thái chuyển động quay theo xe.
Cảm biến sẽ báo đèn xanh khi kĩ thuật viên lắp đúng vị trí, những "món" như vậy sẽ giúp giảm thiểu tối đa lỗi phát sinh do thao tác và tăng cường hiệu quả cuối. (Hình ảnh: hệ thống láng đĩa trưc tiếp của Hunter)
Một số lưu ý quan trọng
Đáng chú ý, một số người dùng thường cho rằng việc láng đĩa phanh là không cần thiết và tin rằng họ có thể thay má phanh mới để đĩa phanh được láng một cách… tự nhiên. Tuy nhiên trừ khi bạn thay mới cả đĩa phanh và má phanh cùng lúc, việc chỉ giải quyết “nửa mùa” sẽ nhanh chóng khiến má phanh mới bị ăn mòn không cần thiết hoặc thậm chí cả hệ thống phanh đi vào đúng “kiểu” bào mòn trước đó mà không cải thiện được gì hơn. Bên cạnh đó, nếu chỉ xem việc láng đĩa phanh là để làm phẳng bề mặt thì coi như chúng ta cũng bỏ qua việc “cân” lại độ dày tại mọi điểm của đĩa - vốn cũng là yếu tố cũng quan trọng không kém.
Theo lời khuyên của các kĩ thuật viên có kinh nghiệm, một đời đĩa phanh trung bình láng được khoảng 3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng…vài năm. Do đó bạn có thể yên tâm thực hiện quy trình này gần như trong suốt thời gian sử dụng xe của mình. Tuy nhiên, nếu phanh thường xuyên gặp vấn đề như đề cập ở phần đầu bài viết, trước hết bạn nên tìm hướng khắc phục triệt để nguồn gốc rắc rối thay vì lạm dụng việc láng đĩa.
Bên cạnh việc tạo ra bề mặt phẳng, quá trình láng cũng cần đảm bảo được độ dày đồng đều ở mọi điểm trên đĩa phanh (không bị vát về một phía).
Lý do là bởi đĩa phanh bị láng nhiều sẽ mỏng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong suốt quá trình sử dụng xe (vỡ, nứt, nóng nhanh...). Dĩ nhiên, việc thay thế dầu phanh, bảo dưỡng (vệ sinh / thay thế) má phanh theo định kì và chăm sóc piston phanh luôn là những thao tác không được phép lãng quên.
Hãy đảm bảo chất lượng và hiệu quả hệ thống phanh vì sự an toàn của chính bạn!
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc láng lại mặt đĩa nên song hành với thay má phanh mới để đảm bảo sự hoàn thiện của cả hai bề mặt tiếp xúc. Bởi lẽ dù cho đĩa phanh phẳng, má phanh với bề mặt không hoàn hảo sẽ nhanh chóng cào xước đĩa phanh như trước đó. Chính vì thế, ngay cả khi không muốn thay má phanh (do còn dày chẳng hạn), bạn cũng nên yêu cầu kĩ thuật viên vệ sinh đánh phẳng lại bề mặt má. Một số điểm dịch vụ tốt có thể tự động làm điều này giúp bạn nhưng để tâm nhắc nhở là điều không bao giờ thừa.
Sự khác biệt giữa trước và sau khi láng lại bề mặt đĩa phanh.
Láng mặt đĩa phanh, có là điều cần thiết?
Trong số mọi thành phần trên một chiếc xe hơi, có lẽ phanh là thứ cần phải được chú trọng hàng đầu bởi lẽ dù động cơ trục trặc có thể khiến bạn đơn giản chỉ không di chuyển được, bộ phanh có vấn đề sẽ khiến bạn không còn cơ hội sửa chữa sai lầm.
Chính vì thế, việc bảo dưỡng và bảo trì phanh luôn cần được dành sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đảm bảo thay dầu, thay má theo định kì của nhà sản xuất, vẫn có những yếu tố cần được khắc phục - mà phần lớn người dùng thường không mấy khi biết tới - điển hình là việc duy trì diện tích tiếp xúc và độ dày đồng đều của má phanh và đĩa phanh thông qua một tác vụ đơn giản: láng lại bề mặt đĩa phanh.
Mọi khiếm khuyết trên bề mặt đĩa phanh như thế này đều sẽ gây nhiều rắc rối (nghiêm trọng) mà bạn ít khi ngờ tới.
Láng bề mặt đĩa phanh - để làm gì?
Bên cạnh việc tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc đặc biệt phẳng giữa má và đĩa, thao tác láng bề mặt đĩa phanh là công cụ cực kì hiệu quả nhằm giải quyết các hiện tượng phát sinh tiếng ồn và rung khi người lái đạp phanh xe. Nó cũng góp phần kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh nhờ việc căn chỉnh lại độ dày tổng thể của toàn bộ đĩa phanh (cả hai mặt). Thực tế, việc bền mặt đĩa không đồng đều có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó những yếu tố gây hại chính bao gồm:
Có nhiều yếu tố có thể khiến bề mặt đĩa phanh bị tổn hại theo nhiều kiểu khác nhau như gợn sóng (má phanh không tốt hoặc bị bẩn)...
- Tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và mặt đĩa – hệ quả của sự mất cần bằng của một số thành phần khác ví dụ như cupen cùm phanh (piston ép má phanh vào đĩa) hay bánh xe không cân/ moay ơ bị vỡ khiến đĩa phanh bị rung trong quá trình vận hành. Ngoài ra, nó có thể khiến đĩa phanh bị mòn không đều ở các cạnh dẫn tới việc má phanh không ăn hoàn toàn vào bề mặt (bị kênh).
- Rỉ sét trên bề mặt đĩa do sử dụng lâu hoặc dính muối / các chất ăn mòn từ môi trường xung quanh.
- Những loại tạp chất có độ cứng cao lọt vào giữa má và đĩa phanh khi xe vận hành khiến bề mặt đĩa bị tổn hại dẫn tới những hệ quả về lâu dài như hiện tượng tạo rãnh, sóng.
....hay xước không đồng đều (thường do tạp chất cứng bay vào khi xe vận hành).
Thực tế, cũng chính sự tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và đĩa phanh cũng tạo ra những rắc rối mà người sử dụng xe thường không mấy khi lý giải được như cảm giác phanh không thật chân hoặc tiếng động lạ rất khó chịu sinh ra khi rà phanh hoặc đạp phanh. Trong khi đó, việc bị suy giảm diện tích tiếp xúc hiển nhiên khiến phanh không còn đạt hiệu quả tối ưu đồng thời khiến toàn bộ hệ thống xuống cấp nhanh hơn theo thời gian. Trong tình huống đó, việc láng lại mặt đĩa phanh để bề mặt phẳng tuyệt đối (thường là tới điểm mòn thấp nhất trên đĩa trước khi láng) là điều cần thiết để giải quyết vấn đề. Nó cũng là phương án rẻ và hiệu quả hơn so với việc bạn thay mới hoàn toàn đĩa phanh - vốn khá đắt đỏ và ít khi thực sự cần thiết.
Bề mặt đĩa sau khi được láng lại.
Láng trực tiếp hay tháo rời?
Nếu nhìn qua một vòng thị trường, các xưởng dịch vụ hiện nay thường có hai kiểu láng mặt đĩa phanh. Trong đó, cao cấp hơn là mô hình láng ngay khi đĩa phanh đang nằm trên xe – đòi hỏi sự hiện diện của thiết bị chuyên dụng. Nó sẽ mô phỏng sự chuyển động của bánh xe trong điều kiện vận hành hàng ngày trong khi tiến hành việc láng khiến bề mặt đĩa phanh được làm phẳng chính xác nhất với những gì nó thường gặp phải trong điều kiện vận hành hàng ngày – ví dụ như các thiết lập của bánh (góc chỉnh độ chụm, góc đặt, góc camber…). Ngoài ra, sự hiện diện hàng loạt các tính năng giám sát điện tử cũng sẽ đảm bảo thao tác của người thợ thực hiện ít mắc lỗi nhất – điển hình là việc khống chế 1mm ở mỗi mặt để đảm bảo đĩa phanh không bị mài mòn quá mức.
Láng bề mặt đĩa phanh ngay trên xe - phương án tối ưu.
Trong khi đó, kiểu thứ hai - thông dụng và "low tech" hơn - sẽ yêu cầu thợ tháo hẳn đĩa phanh và sử dụng máy tiện để láng. Đây cũng là mô hình thường gặp ở đại đa số các gara xe tại Việt Nam hiện nay. Tuy kiểu này có thể tạo ra bề mặt phẳng chấp nhận được nhưng nó lại bỏ qua nhiều yếu tố thiết lập của xe như đề cập ở trên. Ngoài ra, việc láng độc lập như thế cũng phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Thực tế, cũng không ít trường hợp láng quá tay khiến cho đĩa phanh mòn tới mức không thể phục hồi được.Ngoài ra, việc láng bằng máy tiện ngoài thường tiến hành ở từng bề mặt một - điều sẽ rất khó để đảm bảo độ dày đồng đều của đĩa phanh - đặc biệt khi nó ở trạng thái chuyển động quay theo xe.
Cảm biến sẽ báo đèn xanh khi kĩ thuật viên lắp đúng vị trí, những "món" như vậy sẽ giúp giảm thiểu tối đa lỗi phát sinh do thao tác và tăng cường hiệu quả cuối. (Hình ảnh: hệ thống láng đĩa trưc tiếp của Hunter)
Một số lưu ý quan trọng
Đáng chú ý, một số người dùng thường cho rằng việc láng đĩa phanh là không cần thiết và tin rằng họ có thể thay má phanh mới để đĩa phanh được láng một cách… tự nhiên. Tuy nhiên trừ khi bạn thay mới cả đĩa phanh và má phanh cùng lúc, việc chỉ giải quyết “nửa mùa” sẽ nhanh chóng khiến má phanh mới bị ăn mòn không cần thiết hoặc thậm chí cả hệ thống phanh đi vào đúng “kiểu” bào mòn trước đó mà không cải thiện được gì hơn. Bên cạnh đó, nếu chỉ xem việc láng đĩa phanh là để làm phẳng bề mặt thì coi như chúng ta cũng bỏ qua việc “cân” lại độ dày tại mọi điểm của đĩa - vốn cũng là yếu tố cũng quan trọng không kém.
Theo lời khuyên của các kĩ thuật viên có kinh nghiệm, một đời đĩa phanh trung bình láng được khoảng 3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng…vài năm. Do đó bạn có thể yên tâm thực hiện quy trình này gần như trong suốt thời gian sử dụng xe của mình. Tuy nhiên, nếu phanh thường xuyên gặp vấn đề như đề cập ở phần đầu bài viết, trước hết bạn nên tìm hướng khắc phục triệt để nguồn gốc rắc rối thay vì lạm dụng việc láng đĩa.
Bên cạnh việc tạo ra bề mặt phẳng, quá trình láng cũng cần đảm bảo được độ dày đồng đều ở mọi điểm trên đĩa phanh (không bị vát về một phía).
Lý do là bởi đĩa phanh bị láng nhiều sẽ mỏng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong suốt quá trình sử dụng xe (vỡ, nứt, nóng nhanh...). Dĩ nhiên, việc thay thế dầu phanh, bảo dưỡng (vệ sinh / thay thế) má phanh theo định kì và chăm sóc piston phanh luôn là những thao tác không được phép lãng quên.
Hãy đảm bảo chất lượng và hiệu quả hệ thống phanh vì sự an toàn của chính bạn!
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc láng lại mặt đĩa nên song hành với thay má phanh mới để đảm bảo sự hoàn thiện của cả hai bề mặt tiếp xúc. Bởi lẽ dù cho đĩa phanh phẳng, má phanh với bề mặt không hoàn hảo sẽ nhanh chóng cào xước đĩa phanh như trước đó. Chính vì thế, ngay cả khi không muốn thay má phanh (do còn dày chẳng hạn), bạn cũng nên yêu cầu kĩ thuật viên vệ sinh đánh phẳng lại bề mặt má. Một số điểm dịch vụ tốt có thể tự động làm điều này giúp bạn nhưng để tâm nhắc nhở là điều không bao giờ thừa.
Sự khác biệt giữa trước và sau khi láng lại bề mặt đĩa phanh.
Chỉnh sửa cuối: