[CLB xe] FAQs - Câu hỏi thường gặp và trả lời về sử dụng, bảo dưỡng (danh sách lưu ở trang 1)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
381
Động cơ
425,800 Mã lực
Có thể các cụ nhà mình quan tâm?

Láng mặt đĩa phanh, có là điều cần thiết?

Trong số mọi thành phần trên một chiếc xe hơi, có lẽ phanh là thứ cần phải được chú trọng hàng đầu bởi lẽ dù động cơ trục trặc có thể khiến bạn đơn giản chỉ không di chuyển được, bộ phanh có vấn đề sẽ khiến bạn không còn cơ hội sửa chữa sai lầm.

Chính vì thế, việc bảo dưỡng và bảo trì phanh luôn cần được dành sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đảm bảo thay dầu, thay má theo định kì của nhà sản xuất, vẫn có những yếu tố cần được khắc phục - mà phần lớn người dùng thường không mấy khi biết tới - điển hình là việc duy trì diện tích tiếp xúc và độ dày đồng đều của má phanh và đĩa phanh thông qua một tác vụ đơn giản: láng lại bề mặt đĩa phanh.


Mọi khiếm khuyết trên bề mặt đĩa phanh như thế này đều sẽ gây nhiều rắc rối (nghiêm trọng) mà bạn ít khi ngờ tới.

Láng bề mặt đĩa phanh - để làm gì?

Bên cạnh việc tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc đặc biệt phẳng giữa má và đĩa, thao tác láng bề mặt đĩa phanh là công cụ cực kì hiệu quả nhằm giải quyết các hiện tượng phát sinh tiếng ồn và rung khi người lái đạp phanh xe. Nó cũng góp phần kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh nhờ việc căn chỉnh lại độ dày tổng thể của toàn bộ đĩa phanh (cả hai mặt). Thực tế, việc bền mặt đĩa không đồng đều có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó những yếu tố gây hại chính bao gồm:


Có nhiều yếu tố có thể khiến bề mặt đĩa phanh bị tổn hại theo nhiều kiểu khác nhau như gợn sóng (má phanh không tốt hoặc bị bẩn)...​

- Tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và mặt đĩa – hệ quả của sự mất cần bằng của một số thành phần khác ví dụ như cupen cùm phanh (piston ép má phanh vào đĩa) hay bánh xe không cân/ moay ơ bị vỡ khiến đĩa phanh bị rung trong quá trình vận hành. Ngoài ra, nó có thể khiến đĩa phanh bị mòn không đều ở các cạnh dẫn tới việc má phanh không ăn hoàn toàn vào bề mặt (bị kênh).

- Rỉ sét trên bề mặt đĩa do sử dụng lâu hoặc dính muối / các chất ăn mòn từ môi trường xung quanh.

- Những loại tạp chất có độ cứng cao lọt vào giữa má và đĩa phanh khi xe vận hành khiến bề mặt đĩa bị tổn hại dẫn tới những hệ quả về lâu dài như hiện tượng tạo rãnh, sóng.


....hay xước không đồng đều (thường do tạp chất cứng bay vào khi xe vận hành).​

Thực tế, cũng chính sự tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và đĩa phanh cũng tạo ra những rắc rối mà người sử dụng xe thường không mấy khi lý giải được như cảm giác phanh không thật chân hoặc tiếng động lạ rất khó chịu sinh ra khi rà phanh hoặc đạp phanh. Trong khi đó, việc bị suy giảm diện tích tiếp xúc hiển nhiên khiến phanh không còn đạt hiệu quả tối ưu đồng thời khiến toàn bộ hệ thống xuống cấp nhanh hơn theo thời gian. Trong tình huống đó, việc láng lại mặt đĩa phanh để bề mặt phẳng tuyệt đối (thường là tới điểm mòn thấp nhất trên đĩa trước khi láng) là điều cần thiết để giải quyết vấn đề. Nó cũng là phương án rẻ và hiệu quả hơn so với việc bạn thay mới hoàn toàn đĩa phanh - vốn khá đắt đỏ và ít khi thực sự cần thiết.


Bề mặt đĩa sau khi được láng lại.​

Láng trực tiếp hay tháo rời?

Nếu nhìn qua một vòng thị trường, các xưởng dịch vụ hiện nay thường có hai kiểu láng mặt đĩa phanh. Trong đó, cao cấp hơn là mô hình láng ngay khi đĩa phanh đang nằm trên xe – đòi hỏi sự hiện diện của thiết bị chuyên dụng. Nó sẽ mô phỏng sự chuyển động của bánh xe trong điều kiện vận hành hàng ngày trong khi tiến hành việc láng khiến bề mặt đĩa phanh được làm phẳng chính xác nhất với những gì nó thường gặp phải trong điều kiện vận hành hàng ngày – ví dụ như các thiết lập của bánh (góc chỉnh độ chụm, góc đặt, góc camber…). Ngoài ra, sự hiện diện hàng loạt các tính năng giám sát điện tử cũng sẽ đảm bảo thao tác của người thợ thực hiện ít mắc lỗi nhất – điển hình là việc khống chế 1mm ở mỗi mặt để đảm bảo đĩa phanh không bị mài mòn quá mức.


Láng bề mặt đĩa phanh ngay trên xe - phương án tối ưu.​

Trong khi đó, kiểu thứ hai - thông dụng và "low tech" hơn - sẽ yêu cầu thợ tháo hẳn đĩa phanh và sử dụng máy tiện để láng. Đây cũng là mô hình thường gặp ở đại đa số các gara xe tại Việt Nam hiện nay. Tuy kiểu này có thể tạo ra bề mặt phẳng chấp nhận được nhưng nó lại bỏ qua nhiều yếu tố thiết lập của xe như đề cập ở trên. Ngoài ra, việc láng độc lập như thế cũng phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Thực tế, cũng không ít trường hợp láng quá tay khiến cho đĩa phanh mòn tới mức không thể phục hồi được.Ngoài ra, việc láng bằng máy tiện ngoài thường tiến hành ở từng bề mặt một - điều sẽ rất khó để đảm bảo độ dày đồng đều của đĩa phanh - đặc biệt khi nó ở trạng thái chuyển động quay theo xe.


Cảm biến sẽ báo đèn xanh khi kĩ thuật viên lắp đúng vị trí, những "món" như vậy sẽ giúp giảm thiểu tối đa lỗi phát sinh do thao tác và tăng cường hiệu quả cuối. (Hình ảnh: hệ thống láng đĩa trưc tiếp của Hunter)​

Một số lưu ý quan trọng

Đáng chú ý, một số người dùng thường cho rằng việc láng đĩa phanh là không cần thiết và tin rằng họ có thể thay má phanh mới để đĩa phanh được láng một cách… tự nhiên. Tuy nhiên trừ khi bạn thay mới cả đĩa phanh và má phanh cùng lúc, việc chỉ giải quyết “nửa mùa” sẽ nhanh chóng khiến má phanh mới bị ăn mòn không cần thiết hoặc thậm chí cả hệ thống phanh đi vào đúng “kiểu” bào mòn trước đó mà không cải thiện được gì hơn. Bên cạnh đó, nếu chỉ xem việc láng đĩa phanh là để làm phẳng bề mặt thì coi như chúng ta cũng bỏ qua việc “cân” lại độ dày tại mọi điểm của đĩa - vốn cũng là yếu tố cũng quan trọng không kém.

Theo lời khuyên của các kĩ thuật viên có kinh nghiệm, một đời đĩa phanh trung bình láng được khoảng 3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng…vài năm. Do đó bạn có thể yên tâm thực hiện quy trình này gần như trong suốt thời gian sử dụng xe của mình. Tuy nhiên, nếu phanh thường xuyên gặp vấn đề như đề cập ở phần đầu bài viết, trước hết bạn nên tìm hướng khắc phục triệt để nguồn gốc rắc rối thay vì lạm dụng việc láng đĩa.


Bên cạnh việc tạo ra bề mặt phẳng, quá trình láng cũng cần đảm bảo được độ dày đồng đều ở mọi điểm trên đĩa phanh (không bị vát về một phía).​

Lý do là bởi đĩa phanh bị láng nhiều sẽ mỏng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong suốt quá trình sử dụng xe (vỡ, nứt, nóng nhanh...). Dĩ nhiên, việc thay thế dầu phanh, bảo dưỡng (vệ sinh / thay thế) má phanh theo định kì và chăm sóc piston phanh luôn là những thao tác không được phép lãng quên.


Hãy đảm bảo chất lượng và hiệu quả hệ thống phanh vì sự an toàn của chính bạn!

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc láng lại mặt đĩa nên song hành với thay má phanh mới để đảm bảo sự hoàn thiện của cả hai bề mặt tiếp xúc. Bởi lẽ dù cho đĩa phanh phẳng, má phanh với bề mặt không hoàn hảo sẽ nhanh chóng cào xước đĩa phanh như trước đó. Chính vì thế, ngay cả khi không muốn thay má phanh (do còn dày chẳng hạn), bạn cũng nên yêu cầu kĩ thuật viên vệ sinh đánh phẳng lại bề mặt má. Một số điểm dịch vụ tốt có thể tự động làm điều này giúp bạn nhưng để tâm nhắc nhở là điều không bao giờ thừa.



Sự khác biệt giữa trước và sau khi láng lại bề mặt đĩa phanh.​
 
Chỉnh sửa cuối:

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
381
Động cơ
425,800 Mã lực
Kiểm tra điều hòa ô tô cho mùa nắng nóng

Vào mùa nóng cao điểm, điều hòa ô tô bỗng nhiên hoạt động kém, bật hết công suất vẫn không đủ mát. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống điều hòa cần được kiểm tra tổng thể.


Trước khi đi vào vấn đề bảo dưỡng và xử lý sự cố, bài viết sẽ đề cập khái quát về hệ thống điều hòa trên ô tô. Hệ thống điều hòa trên ô tô có nguyên lý hoàn toàn giống với một hệ thống điều hòa nhiệt độ trong gia đình với các bộ phận chính gồm máy nén, dàn nóng (bình ngưng), dàn lạnh, bộ lọc khô, van tiết lưu, quạt gió…





Khi điều hòa hoạt động kém, việc đầu tiên nên làm là kiểm tra lọc gió trong cabin, đây cũng là việc đơn giản nhất liên quan đến hệ thống làm mát trên ô tô.
Lọc gió cabin có tác dụng lọc bụi bẩn trong môi trường không khí trên xe, và thường được bố trí phía sau hộp chứa đồ trước ghế phụ. Chi tiết này cần được vệ sinh định kỳ, và nên thay thế sau khoảng 2 năm sử dụng. Trên một số loại xe, lưới lọc này có thể tích hợp than hoạt tính, giúp hấp thụ hybrocarbon và khử mùi trên xe. Khi thay thế, cần chọn đúng loại để đảm bảo toàn vẹn tính năng của hệ thống điều hòa. Lọc gió đóng đầy bụi bẩn, gây cản trở đường lưu thông của không khí có thể làm giảm lưu lượng không khí lưu thông, khí thổi ra cửa gió yếu, việc vệ sinh lọc gió sẽ cải thiện đáng kể hiệu năng của hệ thống điều hòa.




Nếu hiệu năng hệ thống điều hòa giảm nghiêm trọng, việc vệ sinh lọc gió không có tác dụng, thì hệ thống điều hòa cần phải được kiểm tra tổng thể. Trước hết, bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra đơn giản sau đây.

Khởi động máy, bật hệ thống điều hòa hết công suất, mở cửa xe và giữ ga ở ngưỡng tốc độ quay vào khoảng 1.500 đến 2.000 vòng/phút từ 5 đến 10 phút, để hệ thống điều làm việc ổn định.


Một hệ thống điều hòa thông thường được cho là còn làm việc tốt nếu khí thổi ra sau dàn lạnh thấp hơn khí lấy vào ít nhất 15 độ C. Bạn có thể cảm nhận hiệu quả của hệ thống điều hòa một cách tương đối bàn cách đặt tay vào ngay cửa gió trung tâm, hoặc dùng một nhiệt kế đặt vào ngay trước cửa gió khi điều hòa đang chạy hết công suất, sau vài phút nhiệt kế nên báo một nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 15 độ.


Sau khi chạy điều hòa hết công suất khoảng 15 phút mà dưới gầm xe không thấy vệt loang nước do ngưng tụ, trên đường ga dẫn từ dàn lạnh về máy nén cũng khô ráo không đọng nước thì nhiều khả năng là ga bên trong đã giảm mạnh. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp điều hòa không đủ lạnh đều là do thiếu ga, mà lỗi có thể là do két tản nhiệt dàn nóng và dàn lạnh bị bụi bẩn khiến khí lưu thông kém.


Tản nhiệt bình ngưng hoặc dàn lạnh hỏng nặng, bụi bẩn làm khí lưu thông kém cũng là một trong những lý do khiến hệ thống điều hòa hoạt động kém.​

Với nhiều dòng xe, trên bộ lọc khô có lắp thêm kính trong (mắt ga) để quan sát tình trạng của môi chất làm mát bên trong hệ thống điều hòa. Kiểm tra kính này có thể cho biết tình trạng của môi chất bên trong hệ thống. Nếu kính trong thì môi chất hoặc là còn đúng chuẩn hoặc là cạn gần hết, kính đóng bọt khí thì có thể điều hòa bị thiếu ga, lúc này bạn nên nghĩ đến việc mang chiếc xe đến một đến một garage hoặc các trung tâm chuyên về hệ thống điều hòa trên xe để được kiểm tra tổng thể, bổ sung ga hoặc nạp mới hoàn toàn nếu cần.




Mắt ga trên bộ lọc kho có thể cho biết tình trạng của môi chất làm mát bên trong hệ thống.​

Thông thường, áp suất ga phù hợp của một hệ thống điều hòa trên ô tô là vào khoảng 25-35 PSI trên đường hạ áp và 170-200 trên đường cao áp. Áp suất này có thể được kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng với hai đồng hồ đo áp suất, được lắp vào hai cổng đo trên đường cao áp và hạ áp của hệ thống điều hòa, thường nằm gần máy nén hoặc gần van tiết lưu tùy hệ thống.


Trường hợp áp suất môi chất trên cả hai đường ống tụt quá thấp thì ngoài việc nạp lại, cần phải xem xét lý do tụt để tìm các điểm rò rỉ bên trong đường ống, dàn nóng, dàn lạnh… để xử lý triệt để.

Nếu một đường có áp suất thấp hơn so với chuẩn, còn một đường có áp suất cao hơn so với chuẩn thì nhiều khả năng đường có áp suất cao đã bị nghẽn. Vị trí nghẽn có thể là ở van tiết lưu, bộ lọc, bình gom ga, máy nén hoặc bên trong két. Còn nếu cả hai đường đều có áp suất cao hơn so với chuẩn thì có thể ga đã được nạp quá hoặc tắt nghẽn trên cả hai đường. Một kỹ thuật viên kinh nghiệm sau khi kiểm tra áp suất ga và tổng thể hệ thống có thể chẩn đoán được và đưa ra lời khuyên về hướng xử lý.


Một điểm khác cần chú ý đó là trong hệ thống điều hòa, môi chất làm lạnh được trộn với dầu bôi trơn và chạy xuyên suốt bên trong hệ thống, đây là nguồn bôi trơn duy nhất cho máy nén. Dầu được sử dụng phải là loại hòa trộn được và không chia tách với môi chất làm lạnh (ga). Đối với môi chất CFC-12 thì dầu bôi trơn phải là loại dầu khoáng. Nhưng dầu khoáng lại không hòa trộn trong môi chất HFC-134c, nên loại môi chất này phải dùng dầu tổng hợp polyalkyline glycol (PAG). Có nhiều loại PAG khác nhau, và đối với mỗi loại xe hoặc hệ thống điều hòa, nhà sản xuất sẽ khuyên dùng một loại PAG nhất định.

(Sưu tầm)​
 
Chỉnh sửa cuối:

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
381
Động cơ
425,800 Mã lực
Em lang thang sưu tầm một số thông tin về Cảm biến oxy, các cụ nhà mình tham khảo:


Cảm biến OXY (oxygen sensor) được lắp đặt sau cổ xả (trong ống thoát khí thải). Công dụng của nó là theo dõi, ghi nhận lượng oxy còn sót lại trong khí thải để báo cho ECU. Nếu lượng oxy còn nhiều chứng tỏ khí hỗn hợp còn nghèo xăng, ECU sẽ điều chỉnh phun thêm xăng. Nếu lượng oxy còn ít, chứng tỏ hỗn hợp khí đậm xăng,ECU sẽ giảm bớt lượng xăng phun ra .

Nguyên lý hoạt động đo của cảm biến oxy căn cứ trên sự so sánh hàm lượng oxy trong không khí với hàm lượng oxy còn sót lại trong khí thải. Cụ thể, nếu lượng oxy trong khí thải ít do khí hỗn hợp giàu xăng,ống đo sẽ phát tín hiệu điện áp gửi về ECU khoảng 0.6V đến 0.9V.Ngược lại nếu lượng oxy trong khí thải nhiều do khí hỗn hợp nghèo xăng ống đo sẽ phát tín hiệu tương đối thấp gửi về ECU vào khoảng 0.1V đến 0.4V.


Tín hiệu điện áp này sẽ được nhập vào ECU. Bộ ECU đã được lập trình mạch chuẩn khoảng 0.5V ( Tỉ lệ hòa khí 14.7/1). Nếu cảm biến oxy cung cấp tín hiệu điện áp thấp thua 0.5V thì đồng nghĩa khí hỗn hợp nghèo xăng, ECU sẽ điều khiển phun thêm xăng .Ngược lại cảm biến oxy cung cấp điện áp cao hơn mức chuẩn 0.5V chứng tỏ khí hốn hợp dư xăng, ECU sẽ điều chỉnh lượng phun xăng ra ít hơn. ECU luôn duy trì 1 tỉ lệ hỗn hợp ở mức lý tưởng với giá trị điện áp là 0.5V ( Tương đương với tỉ lệ 14.7/1).

Chức năng của cảm biến ô-xy Hầu hết các xe ôtô mới hiện nay đều được trang bị bộ trung hòa khí thải để giảm nồng độ khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bộ trung hòa khí thải chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi hệ số dư lượng không khí dao động trong một khoảng rất nhỏ (xấp xỉ bằng 1, tức là tỷ lệ không khí/nhiên liệu tiệm cận lý tưởng). Vì vậy, cảm biến ô-xy được sử dụng để khắc phục nhược điểm này. Cảm biến ô-xy rất nhạy với nồng độ ô-xy có trong khí thải. Khi nồng độ ô-xy có trong khí thải thay đổi, tín hiệu điện áp từ cảm biến này truyền tới ECU thay đổi theo và từ đây ECU sẽ tính toán và quyết định việc bổ sung hay giảm bớt nhiên liệu cung cấp để đưa hỗn hợp cháy trở về giá trị tối ưu nhất.

Vị trí lắp cảm biến ô-xy Theo chức năng của cảm biến ô-xy thì nó được đặt trên đường ống xả nhưng ở vị trí gần động cơ hơn để tận dụng nhiệt độ khí thải, đảm bảo nhiệt độ làm việc. Thông thường trên xe chỉ sử dụng một cảm biến ô-xy, nó được đặt trước bộ trung hòa khí thải, nhưng ở một số xe (thường là xe nhập khẩu) có tiêu chuẩn khí thải cao thì có tới 2 cảm biến ô-xy. Cái thứ 2 được đặt phía sau bộ trung hòa khí thải, có tác dụng kiểm tra tính hiệu quả của bộ xúc tác này, đảm bảo nồng độ khí thải luôn đạt tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng đầu tiên cần nhắc tới khi cảm biến ô-xy bị hỏng là hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong khí thải tăng cao và mùi xăng sống rất nặng do hệ số dư lượng không khí không được kiểm soát, bộ xúc tác làm việc kém hiệu quả. Hầu hết các trường hợp, khi cảm biến ô-xy chết sẽ khiến xe tốn xăng hơn bình thường và kèm theo hiện tượng máy hơi rung khi ở tốc độ thấp hoặc ở chế độ không tải. Hệ thống phun nhiên liệu luôn tính toán được lượng nhiên liệu tối ưu nhất để cung cấp cho động cơ, nhưng ECU chỉ có thể tính toán dựa trên tín hiệu từ cảm biến lưu lượng khí nạp chứ không phân tích được tỷ lệ ô-xy có trong lượng khí nạp đó. Vì vậy sẽ dẫn tới tình trạng trong điều kiện không khí ít ô-xy nhưng lượng nhiên liệu cung cấp vẫn được tính đủ cho lượng khí nạp đã hút vào dẫn tới thừa xăng. Cảm biến ô-xy chết không ảnh hưởng nhiều tới khả năng hoạt động của xe nhưng đèn báo check sẽ sáng. Và chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý lái xe, khiến lái xe luôn cảm thấy bất an khi xe lăn bánh trên đường.

Hư hỏng thường gặp Tuổi thọ của cảm biến ô-xy phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nhiên liệu. Ở Việt Nam, chất lượng nhiên liệu thấp, nhiều tạp chất nên khí thải dễ phá hủy thành phần nhạy cảm với ô-xy khiến cảm biến mất khả năng làm việc. Tuổi thọ trung bình của cảm biến ô-xy ở Việt Nam khoảng 8 - 10 vạn ki-lô-mét. Có nhiều trường hợp đèn check động cơ nổi sáng nhưng nguyên nhân chỉ đơn giản là đứt dây điện hoặc cảm biến ô-xy bị biến dạng, gãy. Cũng có những trường hợp mặc dù đèn check không sáng nhưng xe lại rất tốn xăng mà nguyên nhân là cảm biến ô-xy bị bám nhiều muội than khiến độ nhạy với nồng độ ô-xy giảm. Khi đó chỉ cần vệ sinh sạch là có thể khắc phục được tình trạng như trên.
 

liuy_max

Xe máy
Biển số
OF-20104
Ngày cấp bằng
18/8/08
Số km
63
Động cơ
501,430 Mã lực
Các cụ cho e hỏi, khi để đèn trong xe ở chế độ Door thì khi mở cửa cốp có sáng ko ạ? xe e ko thấy sáng, thấy khá bất tiện, xe em Carens 2014 a Hải ạ :D
Thanks các cụ trc :D
 

Dave

Xe tải
Biển số
OF-34193
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
294
Động cơ
478,125 Mã lực
Các cụ cho e hỏi, khi để đèn trong xe ở chế độ Door thì khi mở cửa cốp có sáng ko ạ? xe e ko thấy sáng, thấy khá bất tiện, xe em Carens 2014 a Hải ạ :D
Thanks các cụ trc :D
Không sáng đâu cụ ạ, có cái dây nối ra đó thì anh Hải cắt rồi, trên đèn vẫn còn chân chờ đấy cụ.
 

liuy_max

Xe máy
Biển số
OF-20104
Ngày cấp bằng
18/8/08
Số km
63
Động cơ
501,430 Mã lực
Không sáng đâu cụ ạ, có cái dây nối ra đó thì anh Hải cắt rồi, trên đèn vẫn còn chân chờ đấy cụ.
Lởm quá cụ nhỉ, ra hãng đấu nối thêm đc ko cụ? tối mở cốp ko sáng rất bất tiện :|
 

Dave

Xe tải
Biển số
OF-34193
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
294
Động cơ
478,125 Mã lực
Lởm quá cụ nhỉ, ra hãng đấu nối thêm đc ko cụ? tối mở cốp ko sáng rất bất tiện :|
hãng không làm cái này đâu cụ, hoặc cụ tự luồn dây hoặc hỏi hàng nội thất nào nó làm thì đưa vào thôi
 

liuy_max

Xe máy
Biển số
OF-20104
Ngày cấp bằng
18/8/08
Số km
63
Động cơ
501,430 Mã lực

alibaba1514

Xe buýt
Biển số
OF-76031
Ngày cấp bằng
22/10/10
Số km
847
Động cơ
429,889 Mã lực
Có cụ nào có sơ đầu đấu dây của CD theo xe Carens 2006 không ạ ? Cụ nào nhà mình có cho em xin cái sơ đồ, được cho quả CD mà không biết lắp dây kiểu gì ạ.
 

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,129
Động cơ
493,084 Mã lực
Có cụ nào có sơ đầu đấu dây của CD theo xe Carens 2006 không ạ ? Cụ nào nhà mình có cho em xin cái sơ đồ, được cho quả CD mà không biết lắp dây kiểu gì ạ.
pm cho lão Ca_ce hoặc Laodatma, cụ sẽ có đầy đủ sơ đồ :)
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực

alibaba1514

Xe buýt
Biển số
OF-76031
Ngày cấp bằng
22/10/10
Số km
847
Động cơ
429,889 Mã lực
Sơ đồ của đầu CD Carens (loại k có cổng USB) đây ợ! :D
Cụ cho nhà cháu hỏi là cái đường đèn số 5 và số 17 thì đấu dây như nào ạ ? Nó sẽ nối vào dây nào trên xe ?
Cho nhà cháu hỏi thêm là khi cho Cd vào mà báo lỗi Eror 42 thì đây là lỗi gì ạ?
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,005
Động cơ
538,800 Mã lực
Vấn đề là trên xe của cụ phải có những dây đó (bản chất để thay đổi độ sáng của cái LCD khi bật đèn buổi tối) chứ giờ hỏi nối vào dây nào trên xe thì nhà cháu chịu vì không biết xe cụ đời nào. Vụ cho CD lỗi 42 thì cụ nào còn đang dùng CD zin trả lời hộ với ạ! :D

Cụ cho nhà cháu hỏi là cái đường đèn số 5 và số 17 thì đấu dây như nào ạ ? Nó sẽ nối vào dây nào trên xe ?
Cho nhà cháu hỏi thêm là khi cho Cd vào mà báo lỗi Eror 42 thì đây là lỗi gì ạ?
 

ca_ce

Xe tăng
Biển số
OF-99543
Ngày cấp bằng
10/6/11
Số km
1,336
Động cơ
411,600 Mã lực
Vấn đề là trên xe của cụ phải có những dây đó (bản chất để thay đổi độ sáng của cái LCD khi bật đèn buổi tối) chứ giờ hỏi nối vào dây nào trên xe thì nhà cháu chịu vì không biết xe cụ đời nào. Vụ cho CD lỗi 42 thì cụ nào còn đang dùng CD zin trả lời hộ với ạ! :D
nếu là lỗi erro 42 cụ mua cái CD khác nhé, vì theo nguyên tắc có điện vào CD chạy luôn, còn cụ đấu nhầm dây tín hiệu thì chi không có tiếng hoặc tiếng bé hoặc có mùa thơm tooi :))
 

alibaba1514

Xe buýt
Biển số
OF-76031
Ngày cấp bằng
22/10/10
Số km
847
Động cơ
429,889 Mã lực
nếu là lỗi erro 42 cụ mua cái CD khác nhé, vì theo nguyên tắc có điện vào CD chạy luôn, còn cụ đấu nhầm dây tín hiệu thì chi không có tiếng hoặc tiếng bé hoặc có mùa thơm tooi :))
Về dây thì nhà cháu đấu đúng theo cụ laodatma rồi, mọi chức năng hoạt động bình thường. CHỉ duy nhất nhét đĩa CD vào thì nó đọc 1 lúc và báo lỗi "Error 42" lên màn hình rồi nhè đĩa ra (nhà cháu đã thử đĩa CD do mình ghi theo dạng data và đĩa mua ở hàng).
 

ca_ce

Xe tăng
Biển số
OF-99543
Ngày cấp bằng
10/6/11
Số km
1,336
Động cơ
411,600 Mã lực
Về dây thì nhà cháu đấu đúng theo cụ laodatma rồi, mọi chức năng hoạt động bình thường. CHỉ duy nhất nhét đĩa CD vào thì nó đọc 1 lúc và báo lỗi "Error 42" lên màn hình rồi nhè đĩa ra (nhà cháu đã thử đĩa CD do mình ghi theo dạng data và đĩa mua ở hàng).
lỗi này chỉ có hoặc là mắt đọc của HU kém/hỏng hoặc đĩa cd kém/hòng- tùy cụ loại trừ thôi
 

talaluxubu

Xe đạp
Biển số
OF-351788
Ngày cấp bằng
21/1/15
Số km
34
Động cơ
266,420 Mã lực
Có thể các cụ nhà mình quan tâm?

Láng mặt đĩa phanh, có là điều cần thiết?

Trong số mọi thành phần trên một chiếc xe hơi, có lẽ phanh là thứ cần phải được chú trọng hàng đầu bởi lẽ dù động cơ trục trặc có thể khiến bạn đơn giản chỉ không di chuyển được, bộ phanh có vấn đề sẽ khiến bạn không còn cơ hội sửa chữa sai lầm.

Chính vì thế, việc bảo dưỡng và bảo trì phanh luôn cần được dành sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đảm bảo thay dầu, thay má theo định kì của nhà sản xuất, vẫn có những yếu tố cần được khắc phục - mà phần lớn người dùng thường không mấy khi biết tới - điển hình là việc duy trì diện tích tiếp xúc và độ dày đồng đều của má phanh và đĩa phanh thông qua một tác vụ đơn giản: láng lại bề mặt đĩa phanh.


Mọi khiếm khuyết trên bề mặt đĩa phanh như thế này đều sẽ gây nhiều rắc rối (nghiêm trọng) mà bạn ít khi ngờ tới.

Láng bề mặt đĩa phanh - để làm gì?

Bên cạnh việc tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc đặc biệt phẳng giữa má và đĩa, thao tác láng bề mặt đĩa phanh là công cụ cực kì hiệu quả nhằm giải quyết các hiện tượng phát sinh tiếng ồn và rung khi người lái đạp phanh xe. Nó cũng góp phần kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh nhờ việc căn chỉnh lại độ dày tổng thể của toàn bộ đĩa phanh (cả hai mặt). Thực tế, việc bền mặt đĩa không đồng đều có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó những yếu tố gây hại chính bao gồm:


Có nhiều yếu tố có thể khiến bề mặt đĩa phanh bị tổn hại theo nhiều kiểu khác nhau như gợn sóng (má phanh không tốt hoặc bị bẩn)...​

- Tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và mặt đĩa – hệ quả của sự mất cần bằng của một số thành phần khác ví dụ như cupen cùm phanh (piston ép má phanh vào đĩa) hay bánh xe không cân/ moay ơ bị vỡ khiến đĩa phanh bị rung trong quá trình vận hành. Ngoài ra, nó có thể khiến đĩa phanh bị mòn không đều ở các cạnh dẫn tới việc má phanh không ăn hoàn toàn vào bề mặt (bị kênh).

- Rỉ sét trên bề mặt đĩa do sử dụng lâu hoặc dính muối / các chất ăn mòn từ môi trường xung quanh.

- Những loại tạp chất có độ cứng cao lọt vào giữa má và đĩa phanh khi xe vận hành khiến bề mặt đĩa bị tổn hại dẫn tới những hệ quả về lâu dài như hiện tượng tạo rãnh, sóng.


....hay xước không đồng đều (thường do tạp chất cứng bay vào khi xe vận hành).​

Thực tế, cũng chính sự tiếp xúc không đồng đều giữa má phanh và đĩa phanh cũng tạo ra những rắc rối mà người sử dụng xe thường không mấy khi lý giải được như cảm giác phanh không thật chân hoặc tiếng động lạ rất khó chịu sinh ra khi rà phanh hoặc đạp phanh. Trong khi đó, việc bị suy giảm diện tích tiếp xúc hiển nhiên khiến phanh không còn đạt hiệu quả tối ưu đồng thời khiến toàn bộ hệ thống xuống cấp nhanh hơn theo thời gian. Trong tình huống đó, việc láng lại mặt đĩa phanh để bề mặt phẳng tuyệt đối (thường là tới điểm mòn thấp nhất trên đĩa trước khi láng) là điều cần thiết để giải quyết vấn đề. Nó cũng là phương án rẻ và hiệu quả hơn so với việc bạn thay mới hoàn toàn đĩa phanh - vốn khá đắt đỏ và ít khi thực sự cần thiết.


Bề mặt đĩa sau khi được láng lại.​

Láng trực tiếp hay tháo rời?

Nếu nhìn qua một vòng thị trường, các xưởng dịch vụ hiện nay thường có hai kiểu láng mặt đĩa phanh. Trong đó, cao cấp hơn là mô hình láng ngay khi đĩa phanh đang nằm trên xe – đòi hỏi sự hiện diện của thiết bị chuyên dụng. Nó sẽ mô phỏng sự chuyển động của bánh xe trong điều kiện vận hành hàng ngày trong khi tiến hành việc láng khiến bề mặt đĩa phanh được làm phẳng chính xác nhất với những gì nó thường gặp phải trong điều kiện vận hành hàng ngày – ví dụ như các thiết lập của bánh (góc chỉnh độ chụm, góc đặt, góc camber…). Ngoài ra, sự hiện diện hàng loạt các tính năng giám sát điện tử cũng sẽ đảm bảo thao tác của người thợ thực hiện ít mắc lỗi nhất – điển hình là việc khống chế 1mm ở mỗi mặt để đảm bảo đĩa phanh không bị mài mòn quá mức.


Láng bề mặt đĩa phanh ngay trên xe - phương án tối ưu.​

Trong khi đó, kiểu thứ hai - thông dụng và "low tech" hơn - sẽ yêu cầu thợ tháo hẳn đĩa phanh và sử dụng máy tiện để láng. Đây cũng là mô hình thường gặp ở đại đa số các gara xe tại Việt Nam hiện nay. Tuy kiểu này có thể tạo ra bề mặt phẳng chấp nhận được nhưng nó lại bỏ qua nhiều yếu tố thiết lập của xe như đề cập ở trên. Ngoài ra, việc láng độc lập như thế cũng phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thực hiện. Thực tế, cũng không ít trường hợp láng quá tay khiến cho đĩa phanh mòn tới mức không thể phục hồi được.Ngoài ra, việc láng bằng máy tiện ngoài thường tiến hành ở từng bề mặt một - điều sẽ rất khó để đảm bảo độ dày đồng đều của đĩa phanh - đặc biệt khi nó ở trạng thái chuyển động quay theo xe.


Cảm biến sẽ báo đèn xanh khi kĩ thuật viên lắp đúng vị trí, những "món" như vậy sẽ giúp giảm thiểu tối đa lỗi phát sinh do thao tác và tăng cường hiệu quả cuối. (Hình ảnh: hệ thống láng đĩa trưc tiếp của Hunter)​

Một số lưu ý quan trọng

Đáng chú ý, một số người dùng thường cho rằng việc láng đĩa phanh là không cần thiết và tin rằng họ có thể thay má phanh mới để đĩa phanh được láng một cách… tự nhiên. Tuy nhiên trừ khi bạn thay mới cả đĩa phanh và má phanh cùng lúc, việc chỉ giải quyết “nửa mùa” sẽ nhanh chóng khiến má phanh mới bị ăn mòn không cần thiết hoặc thậm chí cả hệ thống phanh đi vào đúng “kiểu” bào mòn trước đó mà không cải thiện được gì hơn. Bên cạnh đó, nếu chỉ xem việc láng đĩa phanh là để làm phẳng bề mặt thì coi như chúng ta cũng bỏ qua việc “cân” lại độ dày tại mọi điểm của đĩa - vốn cũng là yếu tố cũng quan trọng không kém.

Theo lời khuyên của các kĩ thuật viên có kinh nghiệm, một đời đĩa phanh trung bình láng được khoảng 3 lần và mỗi lần cách nhau khoảng…vài năm. Do đó bạn có thể yên tâm thực hiện quy trình này gần như trong suốt thời gian sử dụng xe của mình. Tuy nhiên, nếu phanh thường xuyên gặp vấn đề như đề cập ở phần đầu bài viết, trước hết bạn nên tìm hướng khắc phục triệt để nguồn gốc rắc rối thay vì lạm dụng việc láng đĩa.


Bên cạnh việc tạo ra bề mặt phẳng, quá trình láng cũng cần đảm bảo được độ dày đồng đều ở mọi điểm trên đĩa phanh (không bị vát về một phía).​

Lý do là bởi đĩa phanh bị láng nhiều sẽ mỏng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong suốt quá trình sử dụng xe (vỡ, nứt, nóng nhanh...). Dĩ nhiên, việc thay thế dầu phanh, bảo dưỡng (vệ sinh / thay thế) má phanh theo định kì và chăm sóc piston phanh luôn là những thao tác không được phép lãng quên.


Hãy đảm bảo chất lượng và hiệu quả hệ thống phanh vì sự an toàn của chính bạn!

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc láng lại mặt đĩa nên song hành với thay má phanh mới để đảm bảo sự hoàn thiện của cả hai bề mặt tiếp xúc. Bởi lẽ dù cho đĩa phanh phẳng, má phanh với bề mặt không hoàn hảo sẽ nhanh chóng cào xước đĩa phanh như trước đó. Chính vì thế, ngay cả khi không muốn thay má phanh (do còn dày chẳng hạn), bạn cũng nên yêu cầu kĩ thuật viên vệ sinh đánh phẳng lại bề mặt má. Một số điểm dịch vụ tốt có thể tự động làm điều này giúp bạn nhưng để tâm nhắc nhở là điều không bao giờ thừa.



Sự khác biệt giữa trước và sau khi láng lại bề mặt đĩa phanh.​
Bài viết hay và giá trị. Cám ơn cụ rất nhiều
 

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
381
Động cơ
425,800 Mã lực
Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống lái và cách khắc phục

Như chúng ta đã biết, hệ thống lái trên ô tô giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Không chỉ vậy, hệ thống lái còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của chiếc xe và chính bản thân chúng ta. Hiện nay hầu hết trên các dòng xe hiện đại thì hệ thống lái đều được trang bị bộ trợ lực lái để giúp người điều khiển xe dễ dàng thao tác hơn, đem lại sự thoải mái hơn và an toàn hơn khi sử dụng xe.



Bạn thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi chiếc xe không tuân theo điều khiển của bạn khi bạn đánh lái? Một tai nạn tiềm ẩn dành cho những người trên xe và những ai đang tham gia giao thông trên đường.

Trong quá trình chúng ta sử dụng xe, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác dụng của các lực làm cho chúng có thể hao mòn, biến dạng, hoặc gây ra hư hỏng,… may mắn thay là chúng ta sẽ cảm nhận được các dấu hiệu trước khi hệ thống lái của xe bạn mất kiểm soát.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số dấu hiệu thường gặp khi hệ thống lái của xe có vấn đề, nguyên nhân dẫn đến điều đó và cuối cùng là một số phương án khắc phục & sửa chữa.

Tay lái nặng

Hiện tượng này làm bạn thấy thật khó chịu khi phải tốn sức để đánh lái với chiếc xe của mình và nó còn thiếu an toàn khi bạn di chuyển trên đường nữa, nhất là khi xe cộ đông đúc trong giờ cao điểm. Khi xe bạn có hiện tượng trên, điều đầu tiên nên xem xét là phải kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái của xe bạn thấp hơn mức low hoặc bơm trợ lực của bạn bị hư hỏng dẫn đến điều này. Trường hợp này có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.



Khi xe có tình trạng trên, lái xe có thể tự kiểm tra mức dầu trợ lực lái của xe bẳng mắt thường, xem mức dầu trợ lực nằm trong khoảng min – max (full – low) là được. Nếu thiếu dầu trợ lực bạn hãy đến gara gân nhất để châm thêm dầu đảm bảo cho hệ thống lái hoạt động tốt. Trường hợp mức dầu trợ lực lái của xe vẫn đảm bảo, bạn hãy đem xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa. (có thể bạn sẽ phải thay cánh bơm trợ lực, thay ống dẫn dầu hoặc gia công lại bề mặt bơm).



Tay lái trả chậm

Hiện tượng này thường đi chung với tay lái nặng do bơm trợ lực của xe hoạt động kém. Việc này có thể do áp suất và lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến thước lái dịch chuyển chậm khi ta đánh lái. Thước lái bị hở séc măng bao kín làm dầu lọt qua khoang bên cũng gây ra hiện tượng chậm trả lái. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: các đăng lái hoặc thanh dẫn động lái khô mỡ, bị mòn làm tăng lực ma sát khi ta trả lái.



Trong trường hợp này, chúng ta nên lái xe đến gara để kiểm tra và bảo dưỡng. xe của bạn sẽ cần bôi mỡ bôi trơn vào các khớp bị khô, gia công hoặc thay thế các khớp bị hỏng. Trường hợp séc măng bao kín của thước lái bị hở cần thay bộ séc măng mới.

Vành tay lái bị rơ

Độ rơ vành tay lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng này do quá trình sử dụng lâu ngày nên các khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe. Khi độ rơ vành tay lái nhiều, tài xế cần đưa xe đến các gara để điều chỉnh lại bạc lái.



Trong trường hợp này các bác tài nên mang xe đến trung tâm sửa chữa để được bôi thêm mỡ bôi trơn vào các khớp lái và điều chỉnh lại bạc lái cho phù hợp.

Tiếng kêu bất thường ở hệ thống lái

Khi đánh lái điều khiển xe mà hệ thống lái phát ra tiếng kêu bất thường làm bạn thấy bất ổn. các tiếng kêu đó xuất phát từ đâu?

Khi mức dầu trợ lực xuống quá thấp hoặc bơm trợ lực hoạt động kém, khi ta đánh hết lái sẽ nghe tiếng kêu “re re” nhưng trước khi có hiện tượng này ta có thể phát hiện tay lái nặng hoặc trả lái bất thường. Khi đánh lái nhẹ mà có tiếng kêu lục khục dưới gầm thì có thể là do bạc lái bị mòn, bị rơ.



Đối với dòng xe sử dụng đai dẫn động riêng biệt, khi đánh lái mà nghe có tiếng kêu rít khó chịu thì đó là do đai dẫn động bị trùng, dẫn đến hiện tượng trượt gây ra tiếng kêu.



Khi bạn phát hiện tiếng kêu bất thường của hệ thống lái xe mình, hãy tự kiểm tra mức dầu trợ lực và châm thêm nếu cần thiết, đến trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng để được kiểm tra và sửa chữa. Xe bạn có thể cần điều chỉnh lại bạc lái, tăng dây đai dẫn động hoặc thay thế nếu dây đai bị chai mòn.

Hiện tượng chảy dầu ở thước lái

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở hệ thống lái trợ lực thủy lực. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phớt thước lái bị chảy dầu, tuổi thọ của phớt thước lái thấp nên sau một thời gian sử dụng gây ra chảy dầu, một trường hợp khác là do chụp bụi lái bị rách làm cho nước, bụi xâm nhập phá hỏng phớt thước lái gây ra hiên tượng trên. Đai siết hai đầu thước lái không chặt làm rỗ ti, phá hỏng phớt.



Hãy đến trung tâm sữa chữa, bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục. Có thể thay phớt thước lái, xiết lại hai đầu rô tuyn lái, thay chụp bụi mới để đảm bảo hệ thống lái của xe bạn không bị bụi đường và nước xâm nhập làm hỏng phớt thước lái.

Ngoài ra hệ thống lái trợ lực thủy lực còn xảy ra một số vấn đề như nhẹ lái do van điều chỉnh áp suất dầu hỏng, đánh lái không hết do điều chỉnh rô tuyn lái không đúng hoặc làm cạ bánh xe, việc đánh lái xuất hiện các khoảng nặng nhẹ khác nhau do thước lái bị cong, thước lái bị rơ do thanh răng và vít trục lái mòn...



Bạn cần đến garage để kiểm tra và sửa chữa. điều chỉnh lại rô tuyn lái cho phù hợp, thay thế van điều chỉnh áp suất dầu, gia công thanh răng và gia công thước lái của xe bạn…

Hệ thống lái cũng như các hệ thống khác, kết hợp với nhau để làm nên chiếc xe hoàn chỉnh và an toàn cho bạn. Hãy luôn chăm sóc và kiểm tra chúng hang ngày để xe của bạn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy và thoải mái.

SƯU TẦM
 

akaoko

Xe buýt
Biển số
OF-152380
Ngày cấp bằng
11/8/12
Số km
519
Động cơ
360,590 Mã lực
Nơi ở
Huế
Các cụ cho em hỏi, v2 nhà em có độ cái món nâng mông của mợ Quạt. Sau khi nâng thấy mông xinh hẳn, nhưng có vấn đề là bây giờ phát hiện ra phần lốp bên trong mòn nhiều hơn, vậy có cách gì khắc phục không ạ? Nếu tháo ra thì uổng công quá .
 

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,129
Động cơ
493,084 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, v2 nhà em có độ cái món nâng mông của mợ Quạt. Sau khi nâng thấy mông xinh hẳn, nhưng có vấn đề là bây giờ phát hiện ra phần lốp bên trong mòn nhiều hơn, vậy có cách gì khắc phục không ạ? Nếu tháo ra thì uổng công quá .
Cụ đi kiểm tra lại độ chụm xem thông số lệch nhiều ko, lệch ntn, khi đó hẵng quyết định đến việc tháo độn ạ. Em CR có thể chỉnh đc khá hạn chế lốp sau :(
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top