[Funland] F1 nhà cccm có giỏi tiếng anh không

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Tôi cho rằng học sinh có thể được gọi là giỏi tiếng Anh khi đọc sách, viết nhật ký, viết truyện bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh để đọc sách khoa học, xem phim, đi thi mà không cần đi luyện" Nguồn: https://vnexpress.net/the-nao-la-gioi-tieng-anh-4115428.html

Thế này mà được coi là giỏi tiếng Anh ???
Xét theo các tiêu chí bên trên thì đám bạn học của cháu ở Nguyễn Siêu là "siêu sao" tiếng Anh rồi ạ, vì chúng nó suy nghĩ luôn bằng tiếng Anh.
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
"Tôi cho rằng học sinh có thể được gọi là giỏi tiếng Anh khi đọc sách, viết nhật ký, viết truyện bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh để đọc sách khoa học, xem phim, đi thi mà không cần đi luyện" Nguồn: https://vnexpress.net/the-nao-la-gioi-tieng-anh-4115428.html

Thế này mà được coi là giỏi tiếng Anh ???
Xét theo các tiêu chí bên trên thì đám bạn học của cháu ở Nguyễn Siêu là "siêu sao" tiếng Anh rồi ạ, vì chúng nó suy nghĩ luôn bằng tiếng Anh.
Như vậy là bạn mợ giỏi tiếng Anh thật ấy chứ. Chắc vì mợ giỏi quá nên thấy bt. Nhưng bạn mợ đi thi có cần phải luyện ko?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Như vậy là bạn mợ giỏi tiếng Anh thật ấy chứ. Chắc vì mợ giỏi quá nên thấy bt. Nhưng bạn mợ đi thi có cần phải luyện ko?
Các bạn học cùng lớp cháu ở Nguyễn Siêu hình như không luyện thi. Kết quả thi tiếng Anh của chúng nó là 115 ~ 120 TOEFL iBT. Cháu kém nhất (112 TOEFL iBT), nhưng vẫn phải ôn luyện trước khi thi.
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Các bạn học cùng lớp cháu ở Nguyễn Siêu hình như không luyện thi. Kết quả thi tiếng Anh của chúng nó là 115 ~ 120 TOEFL iBT. Cháu kém nhất (112 TOEFL iBT), nhưng vẫn phải ôn luyện trước khi thi.
Vậy là các bạn mợ là giỏi, còn mợ phải luyện mới thi được thì là chưa giỏi rồi 😉. Đấy là e nói hồi mợ học ở NS nhé. Giờ thì chắc mợ siêu giỏi rồi.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Ở những nước có hơi hướng dân chủ xã hội như Đức, Thụy Điển cũng thế thôi bác ơi.

Trẻ lên cấp 3 là đã phân biệt rõ trường nào học để vào đại học, trường nào học để sau đi học nghề.

Người bà con của tôi ở Đức, con lên cấp 2 mà cũng đã phải ngâm cứu ác về triết lý giáo dục của vị hiệu trưởng của trường mà mình định chuyển vào.

Rồi nhóm phụ huynh cùng quan điểm rủ nhau cùng đăng ký cho con vào trường đó.

Singapore tôi biết cũng vậy luôn. Cấp 3 là đã quyết định tuơng lai rồi.

Không có chuyện học nhàn để rồi vào trường top.

Ah, vậy là e đã hiểu ý của cụ, vậy là trường dạy thật khó, thật nặng, hs phải cày cuốc cật lực mới là trường tốt phải ko cụ? E tưởng trường tốt là có thể đào tạo, dãy dỗ trẻ ở mọi trình độ. Trường chỉ đào tạo được học sinh giỏi mà ko dành cho hs kém có phải là trường còn hạn chế về năng lực ko cụ?
 

inovavgj

Xe container
Biển số
OF-38227
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
7,909
Động cơ
511,444 Mã lực
Nơi ở
Định Công - Hoàng Mai
nếu cứ giỏi tiếng Anh là giỏi tất thì Ấn Độ và Philipin đứng đầu Châu Á rồi
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
7,976
Động cơ
490,891 Mã lực
Theo em giỏi hay ko còn tuỳ thuộc vào từng đứa trẻ, vì vậy em cũng xác định cho nó học ở mức độ cơ bản, nếu sau này cần đến ngoại ngữ thì sẽ học nhanh hơn. Còn học nhiều thì cũng tốt, nhưng ko dùng đến roiif cũng quên hết.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
7,976
Động cơ
490,891 Mã lực
Chán ko muốn phản biện cụ ạ. Bởi vì tác giả bài báo ko học chuyên.
Tiếng anh nó chỉ là công cụ nên ko cần “Giỏi” mà nó để phục vụ cho mục đích nghe, nói, đọc và viết các môn các con học chuyên thôi. Ngay cả trường Chuyên Ngoại ngữ cũng dạy số tiết tiếng anh khá khiêm tốn so với các trg Quốc tế vì quan điểm của các Thầy, Cô là các con thi vào đây đã có năng khiếu vượt trội về học “ngoại ngữ” rồi. (Minh chứng ngoại ngữ 2 các con tuần 2-3 tiết bằng các cháu theo trung tâm ngoài tuần 3-5 buổi) và các thầy cô đẩy mạnh các môn khác như tự nhiên, xã hội.
Giỏi tiếng anh mà ko có kiến thức hiểu về khoa học, xã hội thì làm đc cái gì ạ? Hay đi xin ăn bọn tây lông? =))
Em thì ko cho f1 học ngoại ngữ nữa, vì giờ nhà nhà cho con học rồi, sau này thuê phiên dịch rẻ bèo. :))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thì ko cho f1 học ngoại ngữ nữa, vì giờ nhà nhà cho con học rồi, sau này thuê phiên dịch rẻ bèo. :))
Nhất trí với bác, cháu chả có khả năng gì ngoài chuyện chăm chỉ học ngoại ngữ (Anh, Nhật, Trung, Tây Ban Nha), nên mong là có nhiều người có quan điểm như bác, thì cháu may ra mới kiếm được chút cháo.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,241
Động cơ
212,910 Mã lực
Bài thi SAT không phải chỉ tiếng Anh cực khủng cực giỏi thì sẽ đạt điểm tuyệt đối. Nếu thế thì học sinh Anh Mỹ chắc chả cần thi. Trường hợp bạn nêu ra theo kinh nghiệm của em như sau:
1. Bạn học sinh đó bỏ không học chương trình Việt Nam, chỉ duy trì lực học tối thiểu như một phương án B khi bạn ý không đạt được học bổng du học.
2. Bạn học sinh đó học kém là học kém chương trình của Việt Nam thôi (không phải vì bạn ý dốt mà bạn ý từ bỏ không học).
3. Bạn học sinh này học cực giỏi đó nhưng các bạn cùng lớp không biết vì bạn ý giỏi chương trình của Mỹ
Em đang dùng điện thoại, lúc nào có máy tính em sẽ chém về sự khác nhau giữa chương trình Việt Nam và một số chương trình của Sing, của Mỹ. Tưởng bọn Tây nó học nhàn nhưng không hề nhé, tưởng Việt Nam học nhẹ cũng không đúng đâu. Tưởng vậy mà không phải vậy.
Cụ hiểu sai ý em, bạn đó học tốt cả hai chương trình cụ ạ. Nhưng bạn đó tập trung học chương trình của Mỹ hơn xác định để đi du học. Chứ vào lớp đó học không đạt yêu cầu tối thiểu là bị chuyển trường. Ý em muốn nói ở đây nếu bạn nào có tố chất, xác định mục tiêu rõ ràng đều có thể học tiếng Anh tốt. Không nhất thiết phải học trường quốc tế.
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
Các bác phải hiểu là trường Quốc tế ở Việt Nam thì đa phần cũng ngang với các trường thường ở Anh, Mỹ. Giáo dục kiểu Tây là họ khuyến khích trẻ con phát triển tự nhiên theo khả năng chúng nó. Thế nên học trường QT sẽ có những đứa trẻ nó bình thường thôi và cũng có đứa trẻ nổi trội.

Để đua vào trường Top thì lại là vấn đề khác hẳn. Những đứa trẻ học các trường chuyên và gia đình có điều kiện thì dễ dàng hơn vì bản thân hội muốn vào được chuyên thì tố chất tốt và quen chịu sức ép.

Học trường QT đương nhiên tiếng Anh sẽ tốt và thu được nhiều thứ từ các mối quan hệ, cách giáo dục cởi mở (em định dùng chữ khai phóng nhuwng sợ không chính xác) quan hệ với thầy cô...

tuy nhiên để thành công trong cuộc đời thì cũng chả rõ thế nào.
Trong lúc chờ em khách chém chơi với cụ tý cho vui. Em đọc được trích dẫn này của cụ nhưng lười em cũng không tìm xem cụ còm ở đâu để trích dẫn: "Đến giờ phút này e vẫn chưa thấy cụ nào phản biện được quan điểm của tác giả bài báo: tiếng Anh của trẻ được học trong trường quốc tế vượt trội so với tiếng Anh của trẻ học trường chuyên lớp chọn. Như vậy có lẽ lựa chọn cho con học trường QT của em là sáng suốt đúng ko CCCM? ". Trường hợp này em thấy cụ chém chưa chuẩn, nếu cụ hay đọc báo cụ sẽ thấy hàng năm có rất nhiều cháu nhận được học bổng khủng của các trường danh tiếng trên thế giới, đặc biệt là các trường tốp đầu của Mỹ, nhưng đặc biệt hơn nữa thường các cháu đó lại học trường công. Ngày trước thằng lớn nhà em học cùng một bạn ở cấp 3, bạn đó học bình thường tất cả các môn (điểm trung bình gần cuối lớp) chỉ để làm sao không bị buộc chuyển trường (vì nếu là học sinh trung bình sẽ bị chuyển trường không được chuyển lớp). Nhưng bạn đó học tiếng Anh cực giỏi, chỉ tập trung học tiếng Anh. Sau bạn này thi SAT điểm gần tuyệt đối, nhận được học bổng cao của mấy trường của Mỹ.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,241
Động cơ
212,910 Mã lực
Vâng, lúc rảnh cụ lại vào chém, e chép về 1 bài bên topic khác, cụ đọc xem quan điểm của 1 Viện trưởng về trường Ams:

Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.
Tranh thủ lúc đợi khách nhà cháu chém chơi với cụ, xin nhắc lại cháu chỉ CHÉM CHƠI VỚI CỤ thôi nhá :D với một điều kiện những thông tin trên hoàn toàn là sự thật và chính do bạn Thành đưa ra và không bị ai nhét chữ vào mồm bạn ấy.

- VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.

Nhà cháu không tin lắm, nếu bạnđó học giỏi gần nhất môn lý thì bạnđó có tên trong đội tuyển Olympic thi lý nhưng nhà cháu thử tìm nhưng không thấy tên bạn đó.

Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học.
Bất cứ ở đâu cũng có rất nhiều người tài giỏi nhưng không được trọng dụng vì nhiều lý do, bạn đánh giá thế này là phiến diện.

Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Chính vì không học những môn mà bạn cho là thừa và không cần thiết nên bạn mới có những suy nghĩ như ngày hôm nay. Quan điểm cá nhân em là bạn này: ĂN CHÁO ĐÁI BÁT, QUA SÔNG ĐẤM **** VÀO SÓNG.


Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Một bạn là tiến sỹ kinh tế mà chém người nghèo đóng thuế đề nuôi người giầu và người giầu suy đồi hơn người nghèo thì em không tin vào cái bằng tiến sỹ của bạn ấy lắm.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
Lập luận người giàu tự trang trải chi phí cho con họ, còn người nghèo thì được sử dụng ngân sách nhà nước là quan điểm Chí Phèo. Em thật.

3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
Việc đút lót chạy bảng điểm thì ở trường nào cũng có (cái này là em chém bừa :D), từ trường công đến trường tư, từ mầm non đến trên đại học.

4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.


Tìm kiếm, lựa chọn,đào tạo tài năng thì bất cứ quốc gia nào trên thế giới đã và đang làm. Không hiểu bạn Thành này định cào bằng hay có ý gì khác?
Sắp đến giờ em đi khách rồi, khi nào rảnh em lại vào chém với cụ nhá. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanh fotuner

Xe tải
Biển số
OF-110524
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
265
Động cơ
389,051 Mã lực
Cụ hiểu sai ý em, bạn đó học tốt cả hai chương trình cụ ạ. Nhưng bạn đó tập trung học chương trình của Mỹ hơn xác định để đi du học. Chứ vào lớp đó học không đạt yêu cầu tối thiểu là bị chuyển trường. Ý em muốn nói ở đây nếu bạn nào có tố chất, xác định mục tiêu rõ ràng đều có thể học tiếng Anh tốt. Không nhất thiết phải học trường quốc tế.
Tôi nhất trí với cụ. Không nhất thiết phải học quốc tế mới giỏi tiếng Anh nhưng có điều kiện thì cũng nên học quốc tế. Trường quốc tế dạy học sinh nhiều thứ hơn là tiếng Anh.
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Tranh thủ lúc đợi khách nhà cháu chém chơi với cụ, xin nhắc lại cháu chỉ CHÉM CHƠI VỚI CỤ thôi nhá :D với một điều kiện những thông tin trên hoàn toàn là sự thật và chính do bạn Thành đưa ra và không bị ai nhét chữ vào mồm bạn ấy.

- VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.

Nhà cháu không tin lắm, nếu bạnđó học giỏi gần nhất môn lý thì bạnđó có tên trong đội tuyển Olympic thi lý nhưng nhà cháu thử tìm nhưng không thấy tên bạn đó.

Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học.
Bất cứ ở đâu cũng có rất nhiều người tài giỏi nhưng không được trọng dụng vì nhiều lý do, bạn đánh giá thế này là phiến diện.

Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Chính vì không học những môn mà bạn cho là thừa và không cần thiết nên bạn mới có những suy nghĩ như ngày hôm nay. Quan điểm cá nhân em là bạn này: ĂN CHÁO ĐÁI BÁT, QUA SÔNG ĐẤM **** VÀO SÓNG.


Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Một bạn là tiến sỹ kinh tế mà chém người nghèo đóng thuế đề nuôi người giầu và người giầu suy đồi hơn người nghèo thì em không tin vào cái bằng tiến sỹ của bạn ấy lắm.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
Lập luận người giàu tự trang trải chi phí cho con họ, còn người nghèo thì được sử dụng ngân sách nhà nước là quan điểm Chí Phèo. Em thật.

3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
Việc đút lót chạy bảng điểm thì ở trường nào cũng có (cái này là em chém bừa :D), từ trường công đến trường tư, từ mầm non đến trên đại học.

4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.


Tìm kiếm, lựa chọn,đào tạo tài năng thì bất cứ quốc gia nào trên thế giới đã và đang làm. Không hiểu bạn Thành này định cào bằng hay có ý gì khác?
Sắp đến giờ em đi khách rồi, khi nào rảnh em lại vào chém với cụ nhá. :D
Vâng, rảnh cụ lại vào. Cụ chém cũng ác đấy 😉
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
Tôi nhất trí với cụ. Không nhất thiết phải học quốc tế mới giỏi tiếng Anh nhưng có điều kiện thì cũng nên học quốc tế. Trường quốc tế dạy học sinh nhiều thứ hơn là tiếng Anh.
Thực tế chém cho vui chứ nhiều khi chúng ta không có lựa chọn. Ví dụ như em dù biết là trường Quốc tế tốt nhưng không có khả năng cho con em học thế nên nó có tốt nữa em cũng chịu. (Ví dụ như học quốc tế có lợi thế là con sẽ có network với các bạn khá giả, sau này ra đời cũng là lợi thế).

Vì ngoài khả năng nên em chỉ có những gì lựa côn trong khả năng.

ví dụ: trong khả năng em thấy trẻ con cần học giỏi tiếng Anh vì đó là lợi thế. Do đó em đầu tư cho con học. Nhưng khi thấy khả năng đi du học Nhật như cháu Jochi cũng có, em khuyến khích nó học tiếng Nhật.

về trường Ams như bạn Thành nói, thời em và bạn Thành việc thi cử vào Ams cũng đơn giản hơn. Em chỉ học phụ đạo với cô trong trường cũng đỗ. Thời bây giờ thì vào Ams phải ôn luyện rất tốn tiền nhưng trong khả năng chi trả của em. Thế thif lựa chọn của em và cháu là học tốt để thi đỗ chuyên. Học tốt 2 ngoại ngữ để xin học bổng.

Còn trường Quóc tế có tốt mấy cungx chịu.
 

nhatthang

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,842
Động cơ
248,614 Mã lực
Thực tế chém cho vui chứ nhiều khi chúng ta không có lựa chọn. Ví dụ như em dù biết là trường Quốc tế tốt nhưng không có khả năng cho con em học thế nên nó có tốt nữa em cũng chịu. (Ví dụ như học quốc tế có lợi thế là con sẽ có network với các bạn khá giả, sau này ra đời cũng là lợi thế).

Vì ngoài khả năng nên em chỉ có những gì lựa côn trong khả năng.

ví dụ: trong khả năng em thấy trẻ con cần học giỏi tiếng Anh vì đó là lợi thế. Do đó em đầu tư cho con học. Nhưng khi thấy khả năng đi du học Nhật như cháu Jochi cũng có, em khuyến khích nó học tiếng Nhật.

về trường Ams như bạn Thành nói, thời em và bạn Thành việc thi cử vào Ams cũng đơn giản hơn. Em chỉ học phụ đạo với cô trong trường cũng đỗ. Thời bây giờ thì vào Ams phải ôn luyện rất tốn tiền nhưng trong khả năng chi trả của em. Thế thif lựa chọn của em và cháu là học tốt để thi đỗ chuyên. Học tốt 2 ngoại ngữ để xin học bổng.

Còn trường Quóc tế có tốt mấy cungx chịu.
Hoàn toàn nhất trí với cụ. Cái nào tốt nhưng mà không nằm trong khả năng của mình thì cũng đành đứng ngoài mà nhìn thôi. Thà thẳng thắn như thế thì đời nó sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều trong tất cả mọi chuyện.
 

pikapika

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-712897
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
268
Động cơ
87,290 Mã lực
Tuổi
44
Vâng, chiều ngược lại, các bác có khả năng cho con học Quốc tế đừng nghĩ là các bác có khả năng cho con học chuyên chứ chưa nói đến giải quốc gia, quốc tế. Em thi đỗ Ams được, con em thi được thì cũng phải trả cái giá học quên ăn quên ngủ.

Là bố mẹ ai cũng muốn tốt cho con cái thì nên cân nhắc mọi yếu tố, khả năng của con mình, khả năng tài chính của mình để chọn lựa cho phù hợp.

khi ở Việt Nam em cũng đã phải suy nghĩ và nghiên cứu nhiều để chọn được những thứ tốt nhất trong khả năng của em để con em có được như ngày hôm nay. Hiện nay em vẫn tiếp tục phải suy nghĩ và lựa chọn, con đường còn dài lắm.
Hoàn toàn nhất trí với cụ. Cái nào tốt nhưng mà không nằm trong khả năng của mình thì cũng đành đứng ngoài mà nhìn thôi. Thà thẳng thắn như thế thì đời nó sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều trong tất cả mọi chuyện.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Quá tuyệt cho cụ và gia đình. Em cũng chỉ mong con cái hơn mình để vượt qua "lũy tre làng" vào biển lớn thôi 😆.
Chỉ có cái là tốn tiền cụ ơi...
Nhà em xác định thay vì để lại cho mỗi đứa 1 cái nhà 5-7 tỷ thì em dồn vào đầu tư hết cho giáo dục.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Vâng, chiều ngược lại, các bác có khả năng cho con học Quốc tế đừng nghĩ là các bác có khả năng cho con học chuyên chứ chưa nói đến giải quốc gia, quốc tế. Em thi đỗ Ams được, con em thi được thì cũng phải trả cái giá học quên ăn quên ngủ.

Là bố mẹ ai cũng muốn tốt cho con cái thì nên cân nhắc mọi yếu tố, khả năng của con mình, khả năng tài chính của mình để chọn lựa cho phù hợp.

khi ở Việt Nam em cũng đã phải suy nghĩ và nghiên cứu nhiều để chọn được những thứ tốt nhất trong khả năng của em để con em có được như ngày hôm nay. Hiện nay em vẫn tiếp tục phải suy nghĩ và lựa chọn, con đường còn dài lắm.
Em ko bao giờ so sánh trường chuyên và trường QT. Cá nhân em coi việc so sánh đó là ngớ ngẩn vì bản chất nó lại hai hệ thống giáo dục khác nhau.
Cho trẻ con học ở đâu là do ý chí chủ quan của phụ huynh kết hợp với điều kiện tài chính và quan trọng nhất là năng lực và cá tính của trẻ.
Như con nhà em, nó chắc chắc ko thi dược vào Ams, mà có được cho vào em cũng ko cho học.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top