[/QUOTE]
C
C
Cảm ơn cụ nhiều, thế mà trong thớt này có ông nói trẻ em tại Hà nội, nếu cho học tiếng anh từ bé thì nếu không thi được IELTS 7.0 thì là thiểu năng trí tuệ đấy.Chúng ta có thể dùng tạm bảng đánh giá cực chi tiết dưới đây của Oxford + Common European Framework of Reference for Languages để có một cái thước đo tương đối khách quan và được công nhận về trình độ (khác với khả năng*) ngôn ngữ.
* Tôi tạm định nghĩa hai khái niệm "Trình Độ" và "Khả Năng" như sau
- Trình độ = khách quan, có quy chuẩn công khai, thường dựa vào các chỉ số định lượng. Vd: trình độ lớp 5, trình độ TOEFL iBT 110 điểm
- Khả năng = chủ quan hơn, bao gồm cả các yếu tố định tính. Vd: nói chuyện với người nước ngoài trôi chảy; đọc được Harry Potter
View attachment 4724219
Vậy "giỏi tiếng Anh" có nghĩa là gì?
Nhiều trường đại học xếp hạng cao ~ top 50 tại Mỹ tuyển học sinh đầu vào thường yêu cầu TOEFL >100/120 điểm và không có môn nào trong nghe/nói/đọc/viết dưới 20/30 điểm. Vậy theo họ, "giỏi tiếng Anh" hoặc tiếng Anh đủ dùng cho việc học đại học với chương trình có độ khó cao = trình độ tiếng anh được quy định bởi điểm số TOEFL như trên.
Còn theo khung tham chiếu A-B-C của Châu Âu bên trên thì giỏi ~ proficient tức trình độ C1/C2 hoặc khả năng ngôn ngữ tương đương với học sinh đại học bản địa. Mức độ như thế sẽ tương đương với trình độ điểm TOEFL/IELTS như trong bảng trên hoặc tương đương với khả năng viết câu và luận điểm với cấu trúc phức tạp, từ vựng phong phú, ngữ pháp tiêu chuẩn như một học sinh tiêu biểu tại đại học tiêu biểu của nước sở tại.
Chạy bộ để vận động khỏe người. Vậy cứ thần thánh hóa mấy người chạy nhanh, chạy lâu, chạy marathon đoạt giải lên để làm gì?!
Nếu hỏi người nước Anh, Mỹ, Canada, "giỏi tiếng anh" có phải là có thể nói "F*** You", chửi bậy, và dùng tiếng lóng tùy ý hay không? Tôi không nghĩ họ sẽ đồng ý với luận điểm này.
100% học sinh Việt có khả năng nói được tiếng Việt cho đa số người Việt hiểu. Nhưng khả năng này đến đâu? Có biểu đạt được một cách trôi chảy một luận điểm phức tạp được không? Bằng văn nói hay văn viết? Có viết sai chính tả các từ ít dùng và hiểu cách dùng của chúng như từ "xán lạn" hay không? Có thể bàn luận về các đề tài tôn giáo, tâm lý học, triết học, v.v. bằng thuật ngữ chuẩn xác đước không? Có thể đọc hai ba bài báo rồi tổng hợp, phân tích, so sánh, và trình bày lại bằng một cách khác ngắn gọn hơn không?
Dùng các quy chuẩn ví dụ như trên để đánh giá, tôi không nghĩ rằng đa số học sinh VN thậm chí là giáo viên VN có thể được xem là "giỏi tiếng Việt".
Lại nói, xem các bài thi năng lực ngôn ngữ tiếng Anh cao cấp (ngoài SAT/ACT phải kể đến GRE, GMAT, LSAT cho ứng cử viên vào các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ, luật sư tại Mỹ) thì mới thấy chúng ta hiện nay quá dễ dãi khi sử dụng tiếng Việt. Đâu có ai kiểm tra những người sẽ làm luận án tiến sĩ dài hàng vài trăm trang liệu trước khi học họ có thể tóm tắt và so sánh nội dung của hai văn bản với độ dài chỉ 1 trang bằng tiếng Việt hay không? Khái niệm "Trình độ tiếng Việt" như cách tôi định nghĩa từ trình độ có thể nói cho đến nay chưa xuất hiện/tồn tại tại Việt Nam. Nó rốt cuộc nên được đánh giá và phân loại ra sao?
Có lẽ vì không có một quy chuẩn tham chiếu nào cho "Trình độ tiếng Việt" cộng với việc đầu vào đại học và giáo dục đại học ngày một bị lơ là, ngày càng nhiều phóng viên viết bài lủng củng, dùng từ sai, lặp từ, mắc lỗi chính tả, v.v.