Trung Quốc không nhận J-15 là hàng “nhái”
Thứ Tư, 28/11/2012 23:23
Một chiếc máy bay huấn luyện K-8 do Trung Quốc chế tạo đã rơi tại cuộc trình diễn bay của không quân Venezuela ngày 27-11
Trung Quốc (TQ) đã lên tiếng phản bác các bản tin cho rằng máy bay chiến đấu mới J-15 được chở trên tàu sân bay Liêu Ninh của nước này là bản sao loại máy bay Su-33 của Nga, đồng thời gọi đó là thông tin thiếu cơ sở.
Tân Hoa Xã ngày 27-11 đăng bài bình luận nêu rõ: “Thật không ngạc nhiên chút nào khi một số cơ quan truyền thông phương Tây đã nhanh chóng chỉ trích và chế giễu khi nhận được thông tin đó bởi chiến đấu cơ J-15 có kiểu dáng khí động lực tương tự với loại Su-33 của Nga”.
Thiếu khả năng sáng tạo độc lập
Hãng thông tấn của TQ công nhận rằng dư luận luôn chỉ trích TQ phạm tội “nhái” khi nước này đạt được tiến bộ trong phát triển vũ khí quân dụng hạng nặng, nghi ngờ TQ không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các nước khác và xem nhẹ chất lượng về chiến thuật và công nghệ của vũ khí TQ.
Đồng thời,
Tân Hoa Xã thừa nhận: “Sự thật là TQ đã thường cậy nhờ vào loại máy bay quân sự, tàu chiến và các loại vũ khí quân dụng hạng nặng khác được nhập khẩu từ Nga để hiện đại hóa quân đội do thiếu khả năng sáng tạo độc lập.
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Thế nhưng, không nên lấy đó làm cớ để chỉ trích dân tộc TQ, những người đã cố gắng và thậm chí đã hy sinh trong việc phát triển động cơ, hệ thống điều khiển súng, hệ thống điện tử và các thành phần then chốt khác của chiến đấu cơ J-15”.
Bài bình luận trên khẳng định rằng TQ đã thực hiện được bước đột phá trong việc sản xuất các động cơ phản lực cánh quạt đẩy có khả năng cung cấp bộ phận cốt lõi vững mạnh cho các chiến đấu cơ chế tạo trong nước. Tác giả bài viết nhấn mạnh: “Không được đánh giá thấp khả năng của TQ về công nghệ quốc phòng”.
Báo
The Economic Times cũng xác nhận rằng TQ đã phát triển vũ khí hạt nhân và vệ tinh nhân tạo ngay từ khi nước này còn nghèo và khó khăn. Nước này cũng đã có những bước đột phá trong một loạt ngành công nghệ then chốt, kể cả chương trình phát triển tàu thám hiểm vũ trụ có người lái.
Máy bay TQ sản xuất rơi ở Venezuela
Trong khi đó, theo hãng tin
AP, một chiếc máy bay huấn luyện K-8 do TQ chế tạo đã rơi tại cuộc trình diễn bay của không quân Venezuela ngày 27-11. Sau đó, một chiếc trực thăng quân sự Cougar được phái đến để giải cứu cũng gặp tai nạn. May mắn là hai viên phi công trên chiếc K-8 đã kịp thời bấm nút bắn ghế ra ngoài trước khi máy bay rơi. Ngoài ra, tất cả thành viên phi hành đoàn trên chiếc trực thăng Cougar đều bình an vô sự.
K-8 là loại máy bay huấn luyện hai chỗ và là máy bay tấn công hạng nhẹ của TQ. Tính đến năm 2010, tổng số máy bay K-8 được sản xuất ước tính hơn 500 chiếc. Năm 2008, Venezuela cho biết đã mua 18 máy bay K-8. Hiện nay, TQ đang bán K-8 cho không quân Philippines và Indonesia để thay thế cho loại máy bay huấn luyện BAE Hawk của Indonesia.
Bộ trưởng Thông tin Venezuela Ernesto Villegas cho biết chiếc máy bay do TQ chế tạo đã lao thẳng xuống đất gần thao trường quân sự tại căn cứ không quân Libertador ở bang Aragua, miền Trung nước này. Ông thông báo trên trang mạng xã hội Twitter rằng nguyên nhân vụ rơi máy bay là do động cơ bị hỏng. Ông lấy làm tiếc vì sự cố đã xảy ra khi các phi công đang tham gia một cuộc biểu diễn chào mừng ngày lễ kỷ niệm của không quân Venezuela.
Trung Quốc phản bác J-15 'sao chép' Su-33
(VTC News) - Theo Thời báo Ấn Độ, Trung Quốc đã phản bác thông tin J-15 là hàng sao chép từ Su-33 của Nga đang được truyền thông phương Tây đưa tin gần đây.
» Phi cơ tàu sân bay Trung Quốc lấy cắp công nghệ Nga?
» Cha đẻ phi cơ tàu sân bay Trung Quốc đột tử thế nào?
Trong bài viết của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã ngày 27/11 có đoạn: "Đây là điều không đáng ngạc nhiên khi truyền thông phương Tây phản ứng với J-15 bằng những sự chế giễu và chỉ trích. Việc này đã xuất hiện từ khi J-15 còn đang thử nghiệm với phần vỏ chưa hoàn thiện, chỉ vì nó có hình dáng khí động học hơi giống Su-33".
Cũng theo bài viết này của Tân Hoa Xã: "Luôn có những lời chỉ trích Trung Quốc 'sao chép' khi chúng tôi có một bước tiến nào đó trong công nghệ quân sự. Phương Tây luôn đưa ra những câu hỏi về sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đối với các quốc gia khác. Họ còn coi thường chất lượng công nghệ cũng như khả năng chiến thuật của các sản phẩm mới của Trung Quốc".
Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên sàn tàu sân bay Liêu Ninh
Mặc dù luôn phản bác chuyện đánh cắp công nghệ nhưng Tân Hoa Xã cũng đã phải thừa nhận sự thật Trung Quốc đang phải sử dụng nhiều sản phẩm quân sự nhập khẩu của Nga để hiện đại hóa quân đội do hạn chế trong khả năng tự sáng tạo.
"Tuy nhiên, không vì thế mà mọi người xem đó như một cái cớ để chỉ trích Trung Quốc. Các kĩ sư hàng không Trung Quốc đã phải nỗ lực hết sức thậm chí hi sinh nhiều thứ để cho ra đời được loại động cơ J-15 đang dùng hiện nay cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống điện tử và một số thành phần quan trọng khác của J-15", bài viết của Tân Hoa Xã phân tích.
Điều đó để khẳng định Trung Quốc đã có những đột phá để tạo ra được những loại động cơ phản lực tự chế tạo. Đây sẽ là những 'trái tim' khỏe mạnh gắn mác nội địa dành cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong tương lai.
La Dương, kỹ sư hàng không được xem là cha đẻ của J-15 trở thành "liệt sĩ đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh"
Gần đây, bên cạnh tin vui đối với Trung Quốc là J-15 đã cất hạ cánh thành công trên sàn tàu sân bay Liêu Ninh thì họ cũng phải đón nhận tin buồn khi cha đẻ của chiếc máy bay này, kĩ sư hàng không La Dương đã đột ngột qua đời.