Thật cảm phục cụ Longnguyen, nói được và làm được. Em thấy một số cụ đánh giá bài của cụ Longnguyen nói còn "nhẹ" quá. Em kg nghĩ vậy. Tiếng nói đầu tiên mà quyết liệt quá có khi lại hỏng việc. "Vạn sự khởi đầu nan", đã có sự khởi đầu của cụ thì hy vọng là những tiếng nói khác cũng lần lượt lên tiếng để thay đổi những cái vô lý, bất cập, gây thiệt hại và bức xúc cho những người kg phạm luật, tạo điều kiện cho đám xxx ăn bẩn. Vote cụ!
Tiện đây cũng tranh luận với cụ về thuật ngữ tí.
Một số biển báo trên đoạn đường này cũng làm người tham gia giao thông cảm thấy là lạ, nổi bật nhất là biển báo mang dòng chữ Freeway. Theo tiếng Anh, Freeway có thể được hiểu là đường tự do, lái xe muốn lên tốc độ cao bao nhiêu cũng được. Và thực tế, không nhiều nước trên thế giới sử dụng biển báo này. Bởi lẽ điều này đồng nghĩa với việc song song với nó là một cơ sở hạ tầng hoàn hảo, đường sá đạt đến chất lượng tuyệt đối và phương tiện tham gia giao thông cũng đạt chất lượng cao. Mặt khác, mỗi lần đi từ đường nhánh vào Freeway là lái xe phải đi một đoạn đường rất dài bên ngoài gọi là đường gia tốc, khi nào đạt đến tốc độ rất cao thì mới dám nhập vào Freeway.
không thấy kụ chủ bút làm cái ảnh biển Freeway nhỉ
Theo em thì trong tiếng Anh nó có 3 chữ chỉ đường xá mà ta hay dùng là
Highway, Freeway và Expressway. (Em dùng tiếng Anh-Mỹ, tiếng Đức có thể có các thuật ngữ tương đương khác mà em kg biết).
Highway trong tiếng Anh thực ra chỉ có nghĩa là
đường quốc lộ - tức là mọi con đường liên tỉnh do nhà nước (trung ương) quản lý. Chữ này chẳng liên quan gì tới tốc độ xe chạy cả.
Freeway là đường "with no intersections, no traffic lights, no stop signs" - không có giao lộ, không có đèn tín hiệu giao thông, không có biển báo dừng xe. Em tự nghĩ ra một cái tên tương ứng trong tiếng Việt là
Đường thông toàn tuyến. Chữ free ở đây có nghĩa là không phải chờ đợi. Để nhập và ra khỏi đường này thì theo như đúng cách cụ mô tả. Đường này cũng không liên quan tới tốc độ xe chạy, mặc dù thông thường là xe được chạy với tốc độ cao. Để đảm bảo thông tuyến, không có giao cắt, Freeway phải có rất nhiều cầu vượt và hầm vượt, đẩy chi phí xây dựng lên cao. Vì vậy Freeway thường là
Tollway - tức là tuyến đường có thu phí. Hehe, hồi đầu em cứ thắc mắc, tại sao đã là Freeway (có thể dịch là đường miễn phí) lại đồng thời là đường Tollway (đường có thu phí), sau mới hiểu ra.
Expressway mới thực sự là
đường cao tốc tức là nơi xe có thể chạy với tốc độ rất cao. (Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam có tên gọi bằng tiếng Anh là Vietnam Expressway Corporation). Nhưng vì nó vẫn là đường công cộng nên tốc độ xe chạy phải đảm bảo an toàn chứ cũng không phải là cao đến mức không giới hạn. Để xe chạy được an toàn thì chất lượng mặt đường của Expressway phải nói là tuyệt hảo.
Đường có thể chạy xe với tốc độ không giới hạn có lẽ chỉ là đường thử xe hoặc đường đua thôi.
Xét theo mấy nghĩa trên thì Đại lộ Thăng Long đúng là Freeway, nhưng là đường thông toàn tuyến chứ không phải đường cao tốc (thực tế đường này cũng không được quản lý theo quy chế đường cao tốc). Còn nó có đúng là Freeway hay không thì các cụ đã bình luận quá nhiều rồi, em khỏi nói lại.