- Biển số
- OF-600952
- Ngày cấp bằng
- 27/11/18
- Số km
- 55
- Động cơ
- 126,180 Mã lực
- Tuổi
- 41
Nhà xem đã gần như bỏ đốt vàng mã 1 năm nay vào các ngày rằm, mùng 1, chỉ còn đốt một ít khi cúng táo quân, giao thừa và mùng 3 Tết năm ngoái thôi.
Em khẳng định với cụ là cái gì cũng có vì em đang làm nghề này, và em chắc chắn là 100% người theo đạo phật tại VN vẫn đốt vàng mã chỉ có điều đốt ít hay nhiều, ( vàng mã bao gồm cả giấy tiền) nhưng ai nói không đốt 1 tý nào em cho là nói phét, bởi chí ít thì ngày tết cũng phải có tập tiền vàng trên ban thờ, chưa nói đến khi nhà có người mấtKhông biết có đội chở cám chim k nhỉ
Chùa miền nam thôi, chứ chùa miền Bắc vẫn thờ Mẫu thì vẫn đốt vàng mã là đương nhiên, sư nào trụ trì chùa đó cũng không cấm được việc đốt mã và cúng mặn ở bên cửa Mẫu, cửa Thánh cụ ạ.Ngay cả các nhà báo cũng thể, chẳng biết do thiếu hiểu biết hay cố tình nữa. Hồi trước có nhà sư nói về chuyện Phật giáo không đốt vàng mã và kêu gọi không đốt vàng mã trong chùa, lên các báo thì đều thành không đốt vàng mã nói chung
Không chỉ nội tiêu mà còn XK cụ ạ.Có 1 sự thật là nghề làm vàng mã ngày càng phát triển với nhiều vùng miền và nhiều hộ sản xuất. Số lượng, chủng loại, giá trị, mẫu mã, hình thức ngày càng cao.
Vâng, ý tôi là viêc cúng giải hạn trong chùa ấy. Có chùa, tôi thấy họ cúng giải hạn mà đốt hàng chục người ngựa, lửa cháy rừng rực ngút trời.Chùa miền nam thôi, chứ chùa miền Bắc vẫn thờ Mẫu thì vẫn đốt vàng mã là đương nhiên, sư nào trụ trì chùa đó cũng không cấm được việc đốt mã và cúng mặn ở bên cửa Mẫu, cửa Thánh cụ ạ.
Việc nhầm lẫn kia em nghĩ là do định hướng, dù rằng mình không cổ vũ việc này nhưng thực tế nó ăn sâu vào thành tín ngưỡng của cộng đồng rồi, chỉ cần đốt ít đi cho đỡ lãng phí và nguy cơ hoả hoạn là được
Em thích suy nghĩ của cụ.Giấy đấy để làm sách vở cho trẻ em vùng cao là thừa đủ. Thay vì đốt thải ô nhiễm ra môi trường hãy trồng 1 cây xanh để tưởng nhớ đến người đã khuất. Nhà nào có đất vườn thì trồng cây to, không có thì trồng cây nhỏ vào cái vỏ hộp sữa chua cũng được.
Nghe câu: Phật giáo hưng thịnh vào đời Đường là em hiểu 1 ông vớ vẩn nào viết rồiĐọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả. Đến đời vua Hoàng đế (267 tr. TL) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế.
Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để chôn theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thế là người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết. Đến đời nhà Ân (1765 tr.TL), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật chôn theo.
Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người Trung Hoa đã bắt đầu văn minh hơn; cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, người chết đối với người chết, đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc thực hiện lễ nghi chôn cất. Từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng lễ nghi ngang với người sang, tức khắc phải tội "tiếm lễ".
Không những thế, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những "tuẫn táng"; nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý của người chết khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Sách Tả Truyện chép: "Đời vua Văn Công thứ sáu, vua Trần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: Ba anh em họ Tứ xa đều là những người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay".
Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ Sô Linh, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ "Mộc ngẫu" như trước. Sách Trang Tử chép: "Vua Mục vương nhà Chu (1001 tr. TL) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này liền than rằng: Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân. Thầy Mạnh Tử cũng đau buồn với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu rằng: Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự".Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ "tuẫn táng", không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các thức đồ ăn mặc... của người chết kia, khi còn sống dùng những thứ gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quang phần mộ.
Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v... đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục chép: "Vì vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được".
Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Thế thì tại sao ngày rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo, mà một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên?
Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy là thế này: Vào thời vua Đạt Tôn nhà Đường (762) bên Trung Hoa, nhằm lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của người dân, vào tâu với nhà vua rằng: rằm tháng Bảy là ngày của Diêm Vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.
Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy để kính biếu gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới Tăng sĩ Phật giáo công kích bài trừ, vì cho rằng việc đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của Phật giáo đã làm cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa. Phần lớn dân chúng Trung Hoa hồi đó đã tỉnh ngộ, cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã.
Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. "Chà! Chà! Phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ!" - khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.
Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: "Các thần thánh trong tam, tứ phủ vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế". Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thành thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ. Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng vì không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến cả thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng đồ, thì nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo.
Như thế, chúng ta nên thẳng thắng nhìn nhận rằng: "Bịa đặt ra tục mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế mạng vào lễ tam, tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày nay là bắt đầu từ người Vương Luân. Người Trung Hoa đã bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc đến nay đã được cả hai ngàn năm. Dân tộc Việt Nam chúng ta mê tín cũng chẳng kém thế, nhưng vì trước đây, chúng ta bị họ đô hộ hơn 1.000 năm. Phong tục của người họ như thế nào, người mình cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, tà, chính. Đó là do cái tính cẩu thả, phụ họa của người mình.
Nếu chúng ta đã thừa nhận tinh thần của dân tộc Việt Nam đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên, vậy thì xin hỏi giới trí thức Việt Nam: hiện tại có ai tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào? Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần tôi xin thiết tha yêu cầu người Việt Nam ta bỏ tục vàng mã đi, và khuyên mọi người cùng bỏ tục ấy. Chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.
(nguồn hophap.net)
Trước Đường Vũ Tông thì Phật giáo rất phát triển mà cụNghe câu: Phật giáo hưng thịnh vào đời Đường là em hiểu 1 ông vớ vẩn nào viết rồi
Em cũng tin tưởng gì mấy. Nhưng cũng nên hương khói và đốt cúng chút vàng mã. Khi đó mình cũng cảm thấy ấm lòng hơn.Không phải thế Cụ ạ! Việc thờ cúng tổ tiên là việc mình tỏ lòng thành kính và nhớ đến nguồn cội của mình. Nhưng có những tập tục lai căng, không thuần Việt chẳng hạn như thờ thần tài và đốt vàng mã thì ta nên nhận thức được và nên loại bỏ chứ phỏng Cụ.
Vâng tất nhiên cụ đếch phải là sư, và cụ cũng chẳng hiểu gì về phong tục đốt vàng mã cho người âm.Em không phải là sư cụ à. Em cũng nêu quan điểm cá nhân và em đang thực hành như thế đấy. Có đốt vàng mã, nhưng số lượng rất ít và chỉ đốt vài xấp tiền, không ủng hộ đốt nhiều vì đó chỉ là hành động tượng trưng, không phải đốt cái gì thì người âm nhận cái đó. Thấy đốt điện thoại nhưng sao không thấy đốt củ sạc, đốt sim, thẻ card. Có ai đốt cả cây xăng xuống để dưới âm họ mua xăng bơm vào chạy chưa ?....
Nguồn cung cấp vàng mã cho đài loan lớn nhất chính là các trại cải tạo, chứ các vùng, làng sản xuất được là mấy đâu Cụ.Không chỉ nội tiêu mà còn XK cụ ạ.
Nhiều vùng chuyên sản xuất vàng mã xuất sang Đài Loan, kiếm ác phết đới.
Giờ sản xuất vàng mã cũng là ngành mang lại ngoại tệ cho Việt Nam rồi. Nên đốt hay không thì tùy chứ sản xuất không bỏ được đâu cụ nhé.
Chỗ nào sản xuất cũng được cụ ạ, quan tâm làm gì hehe.Nguồn cung cấp vàng mã cho đài loan lớn nhất chính là các trại cải tạo, chứ các vùng, làng sản xuất được là mấy đâu Cụ.