Từ góc nhìn của em, trước khi nói đến nhân vật Trần Ích Tắc, thì nên nhìn lướt qua hơn 1000 năm tương đối độc lập và có chủ quyền của nước ta, và nên ghi nhận mấy triều đại:
- Ngô Vương Quyền: kiến tạo nên nước Việt độc lập
- nhà Lý: tạo nên triều đại đầu tiên và nền độc lập kéo dài trên 100 năm
- nhà Trần: đánh đuổi giặc ngoại xâm mạnh
- nhà Hậu Lê: tái lập nền độc lập
- nhà Nguyễn: mở rộng bờ cõi
Như vậy nhà Trần là triều đại mạnh nhất về mặt võ lực, coi trọng võ lực, sức mạnh gia tộc và coi thường những lễ nghi, vì thế cũng có lắm chuyện phiền muộn liên quan đến gia đình (anh em trong họ gả lẫn nhau, gả vợ cho quần thần,...) và nhiều tai vạ từ đây mà ra.
Từ sử sách mà em đọc thì thấy quyền lực của nhà Trần cơ bản được phân chia theo vùng:
- ngành trưởng (Trần Hưng Đạo, con Trần Liễn): đại diện là Trần Hưng Đạo, giữ vùng khô cằn khó khăn từ Chí linh, đến Quảng Yên và lên tận Vân đồn (tuy nhiên về sau nhiều gia tướng của Trần Hưng Đạo như Phạm Ngũ Lão cũng phong những vùng đất lớn)
- ngành phụ (Trần Quốc Khang, cũng con Trần Liễn): ông này do mẹ bị ép gả cho Trần Cảnh, mới đầu được dự lập thái tử, sau do vợ đích đẻ ra Trần Hoảng nên bị phế): ngành này đóng ở phủ Diễn Châu, trông nom mạn Nghệ An.
- ngành vua: giữ các phần đồng bằng còn lại
(miền núi thì các thổ hào giữ làm phên dậu)
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì về mặt cá nhân, Trần Ích Tắc là người có nhiều tài và nổi bật nhất trong mấy anh em con vợ đích của Trần Thái Tông (làm nhiều việc có ích, mở phủ Chiêu Quốc có nhiều môn đệ có tài).
Vì vậy em đoán là có ông ta ý định cạnh tranh ngôi thái tử, nhưng mà phép tắc trong gia tộc rất nghiêm, nên ông ta không đạt được điều mong muốn.
Có lẽ vì thế nên khi Thánh Tông lên ngôi thì ông ta vừa thất chí, lại vừa bị chèn ép, cộng với sức mạnh quá chênh lệch của quân Nguyên, thì đã sinh ra việc hàng giặc và đương nhiên trở thành quân cờ.
Đây là điều không chấp nhận được! Trần Ích Tắc có thể bất mãn, có thể tự sát, nhưng không thể hàng giặc được, vì ông ta biết thừa nếu hàng giặc ông ta sẽ phải là quân cờ chống lại đất nước và gia tộc của ông ta.
Đây là vết nhơ lớn nhất của Trần Ích Tắc và điều này chứng minh là việc không lập ông ta làm thái tử là đúng, vì ông ta có thể có rất nhiều tài lẻ, kiến thức uyên bác, nhưng không có tâm chí của người làm vua.
Trần Kiện hàng giặc thì có thể hiểu được, vì em nghĩ là sau khi Trần Quốc Khang chết, ân tình không còn, gia tộc phát triển, tình máu mủ loãng dần, thì con cái Quốc Khang sẽ phải chịu cảnh xa lánh, chèn ép,..., nên tâm tư biến đổi, lại sợ chết nên hàng giặc.