em thì thế này nhé cụ :Em cũng mù tịt về tượng nhưng nhìn pho Di Lặc này của cụ đẹp quá. Cụ chủ và các cụ cho hỏi ngu tí là khi mình thỉnh tượng Phật về nhà bày thì có cần làm lễ gì không ạ, hay chỉ bày như bày đồ đạc bình thường?
- Nếu mình thích pho tượng, về mặt tạo hình, khi pho tượng đó mang lại cho mình 1 cảm xúc nào đấy mà mình muốn được ngắm thường xuyên, muốn được sở hữu--> mua về. Mà với em, những thứ em thích, em quyết định mua về, em luôn trân trọng và đặt những nơi trang trọng, sạch sẽ.
- Tượng Phật cũng vậy, em thích vẻ đẹp tạo hình của tượng Phật, trên đó mang dấu ấn và màu sắc của văn hóa Á Đông, từng chi tiết tạo hình đều có ý nghĩa sâu sắc và gần gũi của đạp Phật. Em bày chơi và ngắm, chứ không thờ, nên mình không cần phải làm lễ, hô thần nhập tượng hay yểm chú gì cả. Cách hiểu về đạo Phật, và Đức Di Lặc của em rất đơn giản và khong quá mê tín dị đoan.
- Nếu tượng mua để thờ, thì lại khác, với mỗi người và mỗi gia đình, sẽ có một thủ tục khác nhau.
em xin trích dẫn một chút kiến thức về Đức Phật Di Lặc mà em đọc được đâu đó :
Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Ở thế giới hiện đại nói chung và Việt Nam nói riêng, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi: cửa hàng, khách sạn, nhà riêng, chùa chiền như một biểu tượng mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, nhiều niềm vui và tài lộc.
Quan tâm đến tín ngưỡng Di-lặc trong dân gian chúng ta thấy rất rõ điều này. Nếu như đối với các tượng Phật, tượng Bồ-tát khác, người ta luôn luôn thể hiện thái độ kính tin tuyệt đối thì với tượng Di-lặc, ngoài việc kính tin, người ta còn biểu lộ thái độ gần gũi, thân mật. Ít ai dám đặt tay trẻ nhỏ lên các tượng Phật Thích-ca, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm hay bất kỳ một tượng Phật, Bồ-tát nào khác. Nhưng đối với tượng Di-lặc, người ta có thể làm việc đó hết sức thoải mái. Nhiều bậc cha mẹ, khi ẵm con nhỏ đến chùa, thích đặt con mình trên bụng, trên chân hay tay của tượng Di-lặc hằng mong nhận được an phước từ Ngài mà không hề cảm thấy đó là việc làm xúc phạm hay thiếu chuẩn mực. Trong tâm thức của dân gian, Ngài Di-lặc là biểu tượng của hoan hỷ. Nhưng cũng không chỉ là hoan hỷ mà còn là lòng nhân hậu, tính khoan dung, độ lượng và sự gần gũi.
Còn gọi là "Phật Cười", Phật Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và, Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.
Phật Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.
Trong nghệ thuật tranh tượng của Phật giáo, Phật Di-lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng:
“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”
Nụ cười của đức Di-lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của đức Di-lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và khi nhìn vào hình tượng của Ngài sẽ cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.Đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.
Chỉnh sửa cuối: