Em có gợi ý là cụ thích dòng tượng trắng thì cứ tượng Ngọc Trinh, Mai Phương Thúy....mà chơi.
Tượng đề tài tôn giáo thì cũng nên có ý nghĩa của tôn giáo đó, hoặc kể được một câu chuyện tôn giáo, phật của cụ thì nặng mùi tài lộc, lão của cụ thì rườm rà xiêm áo.....em chả thấy có tinh thần đề cao sự giác ngộ tinh thần của phật giáo, cũng chả thấy tư tưởng sống giản dị, thuận theo tự nhiên trời đất của đạo Lão ở đâu.
Mấy hôm nữa khéo cụ có tượng chúa Jesus cầm thỏi vàng mất.
Cụ chắc không hiểu rõ từ "Dân gian" rồi
Những cái món hàng chợ bán đầy đường bây giờ, do bất cứ ai, địa phương nào làm ra có ngôn ngữ tạo hình truyền tay truyền khẩu không chính thống thì chẳng gọi là dân gian thì gọi là cái giề. Hay cụ đồng hóa khái niệm ''Dân gian" với đồ cổ?
Cái nào chính tắc, kinh điển, quy định rõ bằng văn bản, hình ảnh, kiểu dáng do bộ máy chính quyền đương thời quy định thì không gọi là dân gian, còn lại thì gọi chung cho dễ hiểu. Lĩnh vực bao hàm của nó thì lại quá rộng cụ ạ
Trước đây ông Di Lặc không được tạo hình với hàm ý cầu tài lộc, đây là quy luật cung cầu thôi, người dùng muốn vậy thì người sản xuấ t làm thế cho nó dễ bán, bàn chuyện xấu đẹp có vẻ hơi lạc dề, giống như trong chùa thì không thờ thần thánh nào cả nhưng vì chiều Phật tử và dung hòa với tín ngưỡng dân gian bản địa thì thờ Mẫu với lý luận xuê xoa là Phât thì cũng do mẹ sinh ra nên thờ Mẫu cũng phải đạo. Tóm lại, cái gì hợp với tự nhiên thì tồn tại lâu, cái gì trai với quy luật sẽ bị đào thải. Chính vì thế mới có câu: Các cụ nói câu nào cũng đúng. Các bậc tiền nhân cũng giống chúng a, đôi khi cũng chém ẩu, kiến văn hạn hẹp, nhưng những điều hay và đúng thì sẽ tồn tại đến tận bây giờ.
Mới đầu thấy cụ nhận xét khá gay gắt, em cứ ngỡ gặp người duy mỹ khó tính và thấu hiểu về Mỹ học, cũng ngại ngần đôi chút, sau thấy các nhận định của cụ cũng hạn chế lắm. Phải có phông văn hóa rất rộng, tư duy logic, nhạy cảm và trái tim biết yêu thì mới nên lạm bàn về Mỹ học cụ ạ. Còn không thì cứ thế tục như em: Ngắm vú Ngọc Trinh, nhìn nầm bà Tưng mà hưởng thụ cái đẹp của cuộc sống là được dồi...
Nhậu nầm bà Tưng và ngắm ngực Ngọc Trinh với việc buôn thần bán thánh như em vẫn có thể song hành với nhau cụ nhá, he he
Quay lại với các ý kiến của cụ HuyArt.
Cụ bảo tượng dân gian nhiều khi k tuân thủ các quy tắc giải phẫu (ý cụ nói về tỷ lệ cơ thể?) nhưng trang phục rất đầy đủ, chi tiết.....vậy ở 2 bức tượng nửa nam nửa nữ của cụ chủ thớt thì:
~ tỷ lệ các bộ phận cơ thể có chuẩn không? Ví dụ đầu, bàn tay, bàn chân đều to so với thân phải k? Nếu là tượng dân gian ở đình chùa miếu mạo, đặt trên cao so với người nhìn thì đầu to hơn thực còn có lý (đầu trên cao xa nhất nên làm to hơn để nhìn từ dưới sẽ có cảm giác bình thường do ảnh hưởng của qui tắc xa gần) chứ ở đây tượng nhỏ, đặt ngang tầm mắt thì đầu đâu cần to, chưa nói bàn tay, bàn chân....như vậy vừa k đúng quy tắc thẩm mỹ về tỷ lệ, vừa thể hiện sự nhái dân gian mà k hiểu căn nguyên....sao gọi là đầu óc logic trong mỹ học như cụ dọa ma?
~trang phục có chuẩn như cụ nói? Em ví dụ cái mà 2 cô/anh này xỏ chân vào phải gọi là gì: giày?dép?guốc?hài?hia? Mắt em nhìn thì nó phải là đôi hia của các võ tướng dùng trong phường tuồng chứ k phải là những đôi hài nhỏ nhắn xinh xắn của phụ nữ? Như vậy là râu ông nọ cắm cằm bà kia chứ đâu có chuẩn như cụ tán.
Chả riêng tượng của cụ chủ thớt, đám tượng cụ rao bán cũng chẳng đẹp mà cụ tự khen thái quá, đúng cung cách của người bán hàng....cứ lấy mấy cái lý luận suông về đủ thứ rồi biến xấu thành đẹp không ăn thua đâu cụ ạ.
,,,,. Một mớ suy luận và lí thuyết, chính cụ nói suông đấy. Nếu có thể cụ đứng trước gương xem hình hài mình thế nào, nếu cụ cho rắng trong cụ không có tí máu Giao Chỉ nào thì em nghĩ cụ là một chủng khác cao siêu hơn và đẹp đẽ hơn.
Nếu tinh ý, cụ sẽ thấy những điều em nói ở trên không hề lý thuyết, nó chung chung vì em ko muốn đề cập trực diện tới 1 cá nhân cụ thể nào, 1 vấn đề tiểu tiết nào. Em dường như muốn hướng các cụ tới cái gì vượt tầm câu chuyện. Đọc mà có sự liên tưởng, phát huy trí tưởng tượng, cởi trói cho tư duy của bản thân thì sẽ hiểu ra vấn đề. Ngược lại, nếu cứ hiếu thắng thì gặp những người hay có thói quen cưỡng từ đoạt lý, đánh tráo khái niệm, giả ngây giả ngô thì sẽ luôn sa đà mà không bao giờ đến cái kết thỏa mãn cho 2 bên. Em và cụ và đại bộ phận dân chúng chỉ là những con ếch, chỉ khác nhau mỗi cái giếng. Gặp cái giếng to thì thấy bầu trời nó lớn hơn 1 tý mà thôi, ộp oạp với nhau lý lẽ làm cái giề cho nó nhọc
Em thấy từ thực tế, toàn những ông/bà được ăn học về các ngành có tý kiến thức về mỹ thuật hay sáng tạo thì hay có cái nhìn kẻ cả, coi thường dân mỹ nghệ là hàng chợ, cả đời cứ mơ đến 1 tác phẩm để đời trong trí tưởng tượng, nuôi dưỡng cái tôi vị kỷ kiểu vĩ cuồng mà quên đi cái thực tiễn cuộc sống ngồn ngộn ngoài kia. Học 3 cái mớ lý thuyết mỹ học nửa mùa của những giáo trình XHCN cổ lỗ sỹ mà tự lừa dối mình. Bao giờ đạt đến cảnh giới vẽ được bóng đêm, biết tìm thấy cái đẹp nghẹn ngào của giọt nước mắt thì mới nên giảng giải về cái đẹp cho người khác. Mà như thế cũng quá thường, biết thưởng thức cái đẹp trong yên lặng có khi còn giá trị hơn nhiều...
Càng bàn càng rối chuyện, theo em thì mấy cái tượng thuộc về tâm linh chỉ có nhiều ý nghĩa về phong thủy. So với cái tuệ nhãn và gu thẩm mỹ của cụ nó chưa đáng được nhìn ngắm chứ đừng nói là ca tụng. Nên cụ chê nó xấu cũng chẳng phải là sai lầm gì, tranh luận không làm bức tượng đẹp lên, không làm tay thợ điêu luyện hơn, có chăng nó làm khai mở cách cảm nhận cuộc sống thông qua các hình thức tạo hình thì đã tốt quá. Đằng này em thấy nó giống mấy vụ tranh khôn xem tiếng uộp oạm của ai to hơn thì phải
Có gì thất thố cụ đừng giận nhá, vợ lườm nguýt và ra ám hiệu mấy lần rồi, không trốn được. Hí hí
À quên! tranh thủ đợi vợ tắm xong em chém cái vụ tỷ lệ đầu người với luật xa gần tý
Khi làm các đồ gia dụng kích thước lớn có hình vuông, người thợ làm với nguyên tắc Thượng thu - Hạ thách. Phía trên nhỏ đi so với phía dưới để khi mắt người nhìn theo trường thị giác sẽ cảm thấy vật hình vuông ấy vững chãi vuông vắn. Làm tượng kích thước lớn thì đầu có thể làm to ra 1 chút để khi ngước nhìn thấy thuận mắt hơn. Cái này thuộc về mẹo thợ, đúc rút qua thực tiễn chứ không có sách vở nào đề cập. Với mỹ thuật truyền thống thì không tuân thủ luật xa gần chặt chẽ như phương Tây mà theo nguyên tắc Kị mã, vẽ 1 bức tranh mà người nhìn cảm giác như đang ở trên cao nhìn xuống, cái gì cũng thấy rõ ràng theo kiểu liệt kê, cụ cứ nhìn bức tranh đám cưới chuột mà tưởng tượng.
Cái mà cụ nhìn thấy 100% là cái Hài đấy, đều có mũi cong nhưng hài thấp cổ còn hia thì cao cổ(Hơi giống cái ủng). Gạch Giếng Đáy có sản phẩm ngói mũi hài nổi tiếng đấy
Khuôn mặt của 2 cô gái đặc trưng nét đẹp kiểu âm lịch: Mày ngài, mắt phượng, miệng nhỏ, môi hồng, tóc chẻ ngôi, mặt tròn...
Loại tạo hình có vẻ ngây ngô thô ráp thế này lại là vẻ đẹp được đánh giá cao đấy cụ ạ. Nó có sự rêu phong, xâm thực của thời gian, ngôn ngữ tạo hình mộc mạc khỏe khoắn mang đậm văn hóa lúa nước. Nghệ nhân ngày trước có cái nhìn rất dung dị, đem cái khuôn vàng thước ngọc của phương Tây với tỷ lệ vàng hay giải phẫu học vào đây chẳng khác nào hoa chanh nở giữa vườn cam. Tượng nhà mồ Tây Nguyên mà đem so với tượng David hoặc Venus thì khác gì ông nội ngủ với bà ngoại, râu ông nọ cắm cằm bà kia đã ăn thua gì?! Hồ Ngọc Hà với khuôn mặt Tây của mình mà mặc áo tứ thân với quần chân què có khác nào Thị Nở mặc juyp, áo hở nách hở cụ?
Đôi khi vì rào cản kỹ thuật, hạn chế về công nghệ sơn mài, nghệ nhân phải giản lược đi tối đa những chi tiết nhỏ nữa chứ, vân vân và vân veo...
<p>Vote cụ Huy. Đúng là nếu không thể diễn đạt một cách mạch lạc, dễ hiểu thì là chưa hiểu gì. Em rất thích các comment của cụ, rất mạch lạc, bản lĩnh và có tầm </p>
Cùng quan điểm với cụ / mợ Gheda, Sthd và Ướt Mi, nể sự hiểu biết và diễn đạt của cụ Huy quá. Em nể cụ ấy sự kiên nhẫn nữa. Đọc cmt của cụ Vida, em chả hiểu gì (hóa ra cụ ấy đang khua đại đao chém vù vù chứ chả phải lý luận bình phẩm nghệ thuật, vì cũng chả có gì gọi là lý luận trong đó cả). Việc kiên nhẫn giải thích, định hướng để cụ Vida nâng cao trình chém, em tin chả ai làm được, vậy mà cụ Huyart vẫn kiên nhẫn...Cụ nói hay quá.
Em thiết nghĩ có thêm tiếng ộp oạp một tí cho nó rôm rả. Tranh luận để hiểu ra vấn đề, hiểu nhau là một cách hay.
Vodka nhưng máy nó mắng em. Cụ cho cả nhà thưởng lãm vài món đồ của cụ đi ạ.
Nể thật. Nhờ có cụ Vida, mà cụ Huyart mới cho em học lỏm được ối kiến thức sao vàng hạ thổ của cụ ấy. He he.
Chả biết nên cảm ơn các cụ thế nào đây? Mai em lại đăng tượng tiếp vậy nhé. Để các cụ có chất liệu.
Chỉnh sửa cuối: