[Funland] Em gầy tong teo sao cũng bị mỡ máu hả các cụ ơi :((

Venus2016

Đi bộ
Biển số
OF-432264
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
1
Động cơ
214,210 Mã lực
Tuổi
34
em cũng bị gan nhiễm mỡ vừa, nghe ông bác sỹ nói chẳng cần phải thuốc thang gì hết, chỉ cần ăn uống kiêng kỵ thôi là tự khỏi, lâu lắm chẳng đi kiểm tra xem nó ntn rồi
Không biết bác sĩ nào mà phán ngu vậy. gan nhiễm mỡ ăn kiêng nó chỉ không bị nặng thêm thôi chứ không tự khỏi dc đâu cụ, nghe bác sĩ như thế chết đấy
 

Narcis

Xe hơi
Biển số
OF-440372
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
123
Động cơ
212,090 Mã lực
Tuổi
35
Chồng em 27t gầy tong teo mà mỡ máu cả gan nhiễm mỡ. Em cắt hết khẩu phần nội tạng và thịt chó (gd e nói ko với thịt chó) nhưng em vẫn chưa bắt đi xét nghiệm lại xem chỉ số thế nào :(
 

lukaspham

Xe buýt
Biển số
OF-439264
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
655
Động cơ
215,980 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Linh chiểu, Thủ Đức
Men gan cao không phải chỉ có người mập mới bị đâu cụ a, xem lại giờ giấc sinh hoạt của mình và lối sống nữa. tối thì nên ngủ trước 11h vì thời gian này gan bắt đầu ngỉ ngơi sau một ngày làm việc. Sáng thì ăn sáng đầy đủ và trước 9h, nếu nhịn ăn sáng thì cơ thể sẽ lấy thức ăn dự trữ chính làm gan luôn đó cụ. Good luck
 

pen

Xe tải
Biển số
OF-6364
Ngày cấp bằng
26/6/07
Số km
208
Động cơ
544,510 Mã lực
Em cũng gầy, cũng có đợt mỡ máu cao nhưng em thay đổi lối sống nên cholesterol giảm từ 6.5 xuống còn 4.9 còn LDL cholesterol giảm từ 4.4 xuống 3.0, nói chung là kỳ tích vì em chỉ mất 2 tháng để mọi thứ về mức tối ưu, nếu cụ nào quan tâm thì pm hoặc cafe cùng chia sẻ vì cũng dài dòng lắm, ngay cả cách tập thể dục cũng phải đúng chứ ko phải tập hùng hục, ăn uống có rất nhiều thứ ở VN mình cực tốt để giảm mỡ máu
.. hôm nào có thời gian em sẽ chia sẻ toàn bộ kết quả XN, các sai lầm của cccm, sự phớt lờ của Bsy về những chỉ số, và em cũng muốn share cách thay đổi lối sống để giảm mỡ máu cũng như đường huyết....
Cụ có thể chia sẻ kinh nghiệm của cụ luôn được không ạ, rất nhiều cụ khác đang loay hoay chống chọi bệnh này đó. Cứu 1 người bằng xây 7 tòa tháp. Xin cảm ơn cụ trước.

Em thì lại cao Triglyceride (6.7), chưa tìm được cách gì khắc chế, vẫn phải dùng thuốc. Có cụ nào đồng cảnh ngộ không ạ?
 

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,311
Động cơ
459,974 Mã lực
Cụ có thể chia sẻ kinh nghiệm của cụ luôn được không ạ, rất nhiều cụ khác đang loay hoay chống chọi bệnh này đó. Cứu 1 người bằng xây 7 tòa tháp. Xin cảm ơn cụ trước.

Em thì lại cao Triglyceride (6.7), chưa tìm được cách gì khắc chế, vẫn phải dùng thuốc. Có cụ nào đồng cảnh ngộ không ạ?
Của cụ tăng Tri đến 6.7 là cao nhưng không lo lắng đâu cụ ạ, cái LDL cao mới sợ, tuy nhiên với mức của cụ, em gửi cụ thông tin sau:

- Đọc kỹ các hướng dẫn của văn phòng Sức Khỏe và Con Người của Mỹ :https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/heart/chol_tlc.pdf nếu cụ đọc dc tiếng Anh, nó có nhiều thông tin nhưng chủ yếu tập trung vào giảm LDL cholesterol nhưng cụ rất nên đọc.

Còn đây là com và kinh nghiệm của em: (em nghĩ nếu cụ tuân theo đúng như em thì 99% chỉ số Tri của cụ về phần tăng chấp nhận được hoặc về BT cụ ạ). Em ko rõ các chỉ số khác của cụ như LDL, HDL, total cholesterol cũng như các vấn đề sức khỏe khác ntn vì với mức tăng của cụ và nếu sk bình thường, LDL và HDl cholesterol bình thường thì bác sỹ nên khuyên cụ điều trị ko dùng thuốc trước , sau hai lần điều trị ko dùng thuốc, mỗi lần khoảng 6-8 tuần nếu Tri ko giảm về giới hạn thì mới tính đến đơn thuốc. Ở VN em biết rất nhiều người hay bị bsy kê đơn nhưng kiểu máy móc và đáng ra ko nên vậy, (chủ đề này em sẽ viết sau). Em cũng lưu ý là điều trị mỡ máu dựa vào sk của từng người, có người ko phải uống thuốc nếu mỡ máu cao nhưng chưa phải rất cao, có người phải dùng thuốc ngay lập tức ngay cả mỡ máu bình thường cụ nhá.

- Tăng Tri không nên lo lắng vì rất dễ điều chỉnh (dễ hơn LDL cholesterol), nếu cụ thay đổi lối sống và chỉ số về BT thì cụ có thể ko dùng thuốc (khi bỏ thuốc phải hỏi Bác sỹ và phải theo dõi kỹ nhá), còn nếu đang dùng thuốc thì thay đổi lối sống làm cho liều dùng thấp đi, làm tăng hiệu quả thuốc và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cụ nhá

- Với 6.7 thì thay đổi lối sống thì chỉ số có thể về bình thường nhưng cũng là mức nguy hiểm nếu cụ không chú ý điều chỉnh thì mức tăng Tri này sẽ kèm theo tăng đường huyết, có thể gây viêm tụy, và có thể nhiều biến chứng khác.
Thay đổi lối sống tập trung một số điểm sau
1) Thay đổi chế độ ăn uống.
Không và hạn chế: đồ chiên rán, da động vật, mỡ, nội tạng, trứng, sữa, phô mai, đồ thịt nguội, súc xích, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, nước ngọt,đồ ngọt, hạn chế tinh bột (kể cả cơm, cụ chỉ nên ăn một bát một bữa), cụ nên mua gạo lứt (thì có thể ăn 2 bát), gạo lứt là loại gạo bình thường chỉ xay bỏ trấu, người nước ngoài gọi là brown rice (cụ đừng mua gạo đỏ, gạo huyết rồng nếu cụ ko có nguồn tin tưởng nhá vì nó có mầu đỏ nhưng họ xay hết trấu rồi thì vô nghĩa).

Ăn thịt thì nên ăn cá (cái hồi, cá ngừ là tốt nhất.., nhưng không nên ăn quá 2 lạng/ ngày, nếu kiêng tốt thì dưới 1 lạng/ ngày là tốt (nếu cụ nặng 70kg), hoặc ăn thịt gà (bỏ da) không nên ăn thịt bò.

Ăn sáng, em chuyển từ ăn bún, phở, bánh mỳ... sang ăn bột ngũ cốc nguyên hạt, nguyên vỏ cám (cụ nên mua loại 5 grain, whole gain trong Fivi mark, giá là 86 nghìn một gói, ăn được 4 - 5 bữa sáng). Hoặc em dùng bánh mỳ đen ăn với sữa chua ko đường.

Ăn hoa quả, khuyến khích ăn nhiều loại, các loại hoa quả cực tốt như Bơ, Dâu, óc chó, cam... em thì hay dùng Bơ.

Em hay dùng 1/5 gói whole gain một bữa, chỉ cần đổ nước nóng vào + thêm vài hạt hạnh nhân + một hộp sữa chua (ko đường) + một cốc Cakao (nguyên chất) là xong bữa sáng, vừa ngon lại vừa thoải mái.

Hạn chế uống rượu bia: Nếu cụ tăng Tri thì tốt nhất là bỏ bia rượu (mặc dù nghiên cứu là uống 2 lon bia hoặc 2 cốc rượu vang, 2 ly nhỏ rượu mạnh trong ngày đối với đàn ông) không ảnh hưởng gì và tốt cho tim mạch, nhưng cụ nên bỏ vì rượu rất dễ làm tăng Tri cụ ạ, nếu vật lắm thì nên uống rượu vang hoặc rượu mạnh < 2 ly rượu vang hoặc < 2 ly rượu mạnh vì với mức này thì nó ít ảnh hưởng, và nó làm tăng HDL cholesterol (tốt) và giảm nguy cơ tim mạch.

Nên thêm các món ăn: Lạc, đậu nành, các loại hạt rất tốt như óc chó, hạnh nhân, giá đỗ, các loại giá, các loại rau xanh, món rau xanh luôn phải chiếm ít nhất 40% tổng số lượng thức ăn của cụ.., em còn ăn thêm quả bơ (mua bơ sáp Daklac, thái vuông sau đó chấm mù tạt + xì dầu, ăn như sashimi, ngon lắm..) tuần cố gắng 2 bữa, cải súp lơ xanh và trắng, nấm, mọc nhỉ là rất tốt nên bổ xung vào bữa ăn cụ ạ.

Mướp đắng (em hay bóp với dấm + mắm ngon), hoặc hành tây bóp dấm, hoặc đậu bắp luộc, mấy món này không thể thiếu trong bữa ăn

Nên thêm các đồ uống: Sữa chua không đường, bột cakao nguyên chất, giảo cổ lam (Tuệ Linh) uống trà này ngày 2- 4 gói,hoặc bột nghệ nano.

Lưu ý: Tất cả những thứ em liệt kê trên em đều đọc nghiên cứu rất kỹ từ các nghiên cứu của nước ngoài chứ ko phải mấy ông Lang vườn đâu ạ.

2) Vận động nhiều hơn và vận động đúng cách

Lưu ý 1: Để giảm cholesterol thì cụ phải tập thể dục và lưu ý ba điểm sau 1) cường độ phải từ vừa đến nặng (chạy bộ, tenis, tập tạ...) 2) tính liên tục (phải ít nhất 30 phút và ko quá 60 phút cho một lần tập), và 3). phải tập ít nhất 150 phút/ tuần (thời gian đầu khuyễn khích tập hết cả tuần cụ nhé).

Em 3 ngày chạy, 3 ngày tập tạ, em tập theo giáo án này :http://www.webthehinh.com/community/threads/51983/

Lưu ý 2: Cụ tăng Tri thường là cụ bị béo, hoặc cụ không béo nhưng có mỡ xấu trong nội tạng, thuật ngữ chuyên ngành là TOFI, "gầy mỡ" tức là gầy bên ngoài nhưng béo bên trong, nên cụ nên tập tạ, xà sang, xà kép và chì có vậy mới giảm được mỡ xấu (chạy, đá bóng, tenis...) rất khó giảm mỡ xấu, cụ nên tham khảo giáo án tập để giảm mỡ bên webthehinh cụ nhé (họ nói chi tiết cách tập...).

Cụ mang thước ra đo, nếu vòng bụng chia cho vòng mông mà lớn hơn > 0.9 tức là cụ có vấn đề về mỡ xấu nhá.

Em mua giàn tạ về tập ở nhà cũng OK lắm rồi, một giàn tạ 6 triệu là đáp ứng hầu hết các bài tập, sau 5 tuần vòng eo của em giảm từ 88 xuống còn 82 thôi.

3) Sống lành mạnh, không hút thuốc vì nếu cụ tăng Tri, hút thuốc làm cứng thành mạch nên cực kỳ nguy hiểm, nó liên quan đến tim mạch và não nữa đấy.

Em đã thử thay đổi như trên,sau 5-6 tuần gì đó kết quả của em cực kỳ khả quan, từ Total Cholesterol từ 6.5 xuống 4.9, LDL từ 4.4 xuống 3.0, Tri 2.5 xuống 1.4, còn HDL giữ nguyên vẫn 1.3

Ngoài các chỉ số mỡ máu, các chỉ số khác cũng ngon theo luôn, ngoài ra em thấy có một số tác dụng sau:

- Thấy hết/ đỡ đến 95% viêm mũi dị ứng (ngày trước ngày nào cũng hắt hơi, bh thì hết rồi)
- Giảm stress cực kỳ, nhất là sau khi tập, cuộc sống thấy vui vẻ hơn (vì tập thể dụng và uống các đồ uống kia có nhiều chất rất tốt chống oxy tự do, giảm stress.
- Cơ ngực to lên chút
- Không thấy bị cúm khi chuyển thời tiết
- Bụng dạ thấy rất ổn, đi vệ sinh thấy ổn, không thấy triệu chứng của dạ dày hay trực tràng.

Có mấy điều em không thích sau khi thay đổi lôi sống:

- Giảm cân (em đã gày còn gày hơn, mất luôn 3 kg)
- Đói lắm, ăn thấy ngon kinh khủng kể cả cơm nguọi (vì tập tạ đói lắm)
- Uống rượu bia (tối đa 2-3 lon, hoặc 2 ly rượu vang) làm cho em thấy thiếu thiếu.


Em viết vậy đã, cũng là chia sẻ và cũng mong học hỏi các cụ, em sẽ share tiếp các phần tiếp theo sau nhá, lần sau em sẽ viết vào chi tiết về ăn cái gì, uống cái gì, tập thế nào và tại sao ăn, uống cái đó nó giảm mỡ máu... nhá
 
Chỉnh sửa cuối:

pen

Xe tải
Biển số
OF-6364
Ngày cấp bằng
26/6/07
Số km
208
Động cơ
544,510 Mã lực
Cảm ơn cụ bimbimzinzin về một bài viết tuyệt vời, tài liệu trong link của cụ cũng rất hữu ích với em. Cụ quả thực là người rất nghiêm túc với bệnh tật, có kiến thức, và chịu khó tìm tòi.

Xin cụ thể 1 chút về tình hình của em để cụ rõ hơn. Em là 7x đời trung, lần đầu phát hiện tăng triglyceride (6.7) là tháng 7/2015, cũng không biết trước đó đã tăng từ bao giờ vì thấy tình trạng sức khỏe nói chung là tốt, không hề béo. Ngoài triglyceride tăng cao, các chỉ số khác của em nói chung cũng không tốt lắm nhưng chưa đến mức nguy hiểm (Cholesterol toàn phần: 4.0; HDL-C: 0.6; LDL-C: 4.0). Em ko hút thuốc, chỉ uống bia nhưng không nhiều, ưa hoạt động thể thao nhưng hoạt động không đều.

Ngay sau khi phát hiện, bác sĩ kê đơn cho em dùng Lipanthyl 145mg, đồng thời kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt (hàng ngày đi bộ 30 phút; chủ yếu ăn cá + thịt gia cầm bỏ da + rau/củ/quả; tránh hẳn bia rượu). Sau 1 tháng, chỉ số Tri của em xuống 1.9. Sau đó em bắt đầu 1 chặng đường dài với phép Thử Và Sai để tìm cách không dùng thuốc nữa, vì dùng thuốc lâu ngày gây tăng men gan và hại cơ bắp. Nào là dùng dầu tỏi, tinh bột nghệ, giảo cổ lam, tinh chất lá sen, omega-3, ăn kiêng, uống kiêng... Nhưng cứ tháng nào không dùng thuốc thì Tri lại lên cao (trên 6.0), bất chấp những nỗ lực (có thể chưa đúng) của em. Tưởng dễ mà khó vậy.

Em lại lọ mọ đọc tài liệu (cả tây và ta) về căn bệnh này, trở lại việc tìm căn nguyên gốc rễ trước khi có biện pháp trị nó, thì thấy có những nguyên nhân sau gây tăng Tri:
1. Đái tháo đường
2. Bệnh thận
3. Suy giáp
4. Bệnh gan, bao gồm xơ gan
5. Uống rượu
6. Béo phì
7. Do điều trị bệnh khác
8. Yếu tốt sinh hoạt
9. Yếu tố di truyền từ gia đình

Em đã đến bệnh viện, cẩn thận kiểm tra lại các bệnh từ 1 đến 4, thì em không mắc bệnh nào. Rượu thì em ko uống, bia thì uống không bao nhiêu. Không bị béo phì, thậm chí hơi gầy. Không trong quá trình điều trị bệnh nào khác. Như vậy em chỉ có thể bị do yếu tố sinh hoạt (ăn uống chưa khoa học, hoạt động thể chất chưa tốt), hoặc/và yếu tố di truyền từ gia đình (chức năng chuyển hóa kém, hoặc bị rối loạn chuyển hóa). Em cho rằng mình bị cả 2 yếu tố này, vì mẹ em bị tiểu đường lâu năm.

Theo những tài liệu em có đọc, bệnh rối loạn chuyển hóa được điều trị bằng cả 2 phương pháp là dùng thuốc và thay đổi sinh hoạt. Như vậy, đến đây, em có cơ sở để tin rằng, nếu mình thay đổi yếu tố sinh hoạt đúng (ăn, uống và vận động: cái gì, vào lúc nào, bao nhiêu, như thế nào) thì bệnh này sẽ được khống chế, hoặc nếu không cũng phải giảm được đáng kể.

Em đã hỏi một số bác sĩ, để xem trong ngành y tại VN có chuyên khoa nào về bệnh này, hi vọng họ sẽ tư vấn giúp mình việc ăn/uống/vận động một cách cụ thể và chi tiết, nhưng không có. Các bác sĩ kê đơn và tư vấn cũng là các bác sĩ tim mạch hoặc bác sĩ đa khoa, vì vậy rất chung chung. Vậy là ta phải tự lo cho ta thôi. Em đang bị tắc ở đây, vì có quá nhiều loại thực phẩm, nhiều loại đồ uống, nhiều thực phẩm chức năng, và nhiều bài tập. Đã thử một số nhưng chưa ra được phương án hiệu quả. Có thể em chọn chưa đúng cái gì để ăn/uống/vận động, cũng có thể chưa đúng về liều lượng bao nhiêu và dùng nhưng thế nào, hoặc giả em chưa kiên quyết đủ với bản thân mình. Rất mong cụ bimbimzinzin cùng các cụ khác chia sẻ. Thanks.

Của cụ tăng Tri đến 6.7 là cao nhưng không lo lắng đâu cụ ạ, cái LDL cao mới sợ, tuy nhiên với mức của cụ, em gửi cụ thông tin sau:

- Đọc kỹ các hướng dẫn của văn phòng Sức Khỏe và Con Người của Mỹ :https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/heart/chol_tlc.pdf nếu cụ đọc dc tiếng Anh, nó có nhiều thông tin nhưng chủ yếu tập trung vào giảm LDL cholesterol nhưng cụ rất nên đọc.

Còn đây là com và kinh nghiệm của em: (em nghĩ nếu cụ tuân theo đúng như em thì 99% chỉ số Tri của cụ về phần tăng chấp nhận được hoặc về BT cụ ạ). Em ko rõ các chỉ số khác của cụ như LDL, HDL, total cholesterol cũng như các vấn đề sức khỏe khác ntn vì với mức tăng của cụ và nếu sk bình thường, LDL và HDl cholesterol bình thường thì bác sỹ nên khuyên cụ điều trị ko dùng thuốc trước , sau hai lần điều trị ko dùng thuốc, mỗi lần khoảng 6-8 tuần nếu Tri ko giảm về giới hạn thì mới tính đến đơn thuốc. Ở VN em biết rất nhiều người hay bị bsy kê đơn nhưng kiểu máy móc và đáng ra ko nên vậy, (chủ đề này em sẽ viết sau). Em cũng lưu ý là điều trị mỡ máu dựa vào sk của từng người, có người ko phải uống thuốc nếu mỡ máu cao nhưng chưa phải rất cao, có người phải dùng thuốc ngay lập tức ngay cả mỡ máu bình thường cụ nhá.

- Tăng Tri không nên lo lắng vì rất dễ điều chỉnh (dễ hơn LDL cholesterol), nếu cụ thay đổi lối sống và chỉ số về BT thì cụ có thể ko dùng thuốc (khi bỏ thuốc phải hỏi Bác sỹ và phải theo dõi kỹ nhá), còn nếu đang dùng thuốc thì thay đổi lối sống làm cho liều dùng thấp đi, làm tăng hiệu quả thuốc và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cụ nhá

- Với 6.7 thì thay đổi lối sống thì chỉ số có thể về bình thường nhưng cũng là mức nguy hiểm nếu cụ không chú ý điều chỉnh thì mức tăng Tri này sẽ kèm theo tăng đường huyết, có thể gây viêm tụy, và có thể nhiều biến chứng khác.
Thay đổi lối sống tập trung một số điểm sau
1) Thay đổi chế độ ăn uống.
Không và hạn chế: đồ chiên rán, da động vật, mỡ, nội tạng, trứng, sữa, phô mai, đồ thịt nguội, súc xích, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, nước ngọt,đồ ngọt, hạn chế tinh bột (kể cả cơm, cụ chỉ nên ăn một bát một bữa), cụ nên mua gạo lứt (thì có thể ăn 2 bát), gạo lứt là loại gạo bình thường chỉ xay bỏ trấu, người nước ngoài gọi là brown rice (cụ đừng mua gạo đỏ, gạo huyết rồng nếu cụ ko có nguồn tin tưởng nhá vì nó có mầu đỏ nhưng họ xay hết trấu rồi thì vô nghĩa).

Ăn thịt thì nên ăn cá (cái hồi, cá ngừ là tốt nhất.., nhưng không nên ăn quá 2 lạng/ ngày, nếu kiêng tốt thì dưới 1 lạng/ ngày là tốt (nếu cụ nặng 70kg), hoặc ăn thịt gà (bỏ da) không nên ăn thịt bò.

Ăn sáng, em chuyển từ ăn bún, phở, bánh mỳ... sang ăn bột ngũ cốc nguyên hạt, nguyên vỏ cám (cụ nên mua loại 5 grain, whole gain trong Fivi mark, giá là 86 nghìn một gói, ăn được 4 - 5 bữa sáng). Hoặc em dùng bánh mỳ đen ăn với sữa chua ko đường.

Ăn hoa quả, khuyến khích ăn nhiều loại, các loại hoa quả cực tốt như Bơ, Dâu, óc chó, cam... em thì hay dùng Bơ.

Em hay dùng 1/5 gói whole gain một bữa, chỉ cần đổ nước nóng vào + thêm vài hạt hạnh nhân + một hộp sữa chua (ko đường) + một cốc Cakao (nguyên chất) là xong bữa sáng, vừa ngon lại vừa thoải mái.

Hạn chế uống rượu bia: Nếu cụ tăng Tri thì tốt nhất là bỏ bia rượu (mặc dù nghiên cứu là uống 2 lon bia hoặc 2 cốc rượu vang, 2 ly nhỏ rượu mạnh trong ngày đối với đàn ông) không ảnh hưởng gì và tốt cho tim mạch, nhưng cụ nên bỏ vì rượu rất dễ làm tăng Tri cụ ạ, nếu vật lắm thì nên uống rượu vang hoặc rượu mạnh < 2 ly rượu vang hoặc < 2 ly rượu mạnh vì với mức này thì nó ít ảnh hưởng, và nó làm tăng HDL cholesterol (tốt) và giảm nguy cơ tim mạch.

Nên thêm các món ăn: Lạc, đậu nành, các loại hạt rất tốt như óc chó, hạnh nhân, giá đỗ, các loại giá, các loại rau xanh, món rau xanh luôn phải chiếm ít nhất 40% tổng số lượng thức ăn của cụ.., em còn ăn thêm quả bơ (mua bơ sáp Daklac, thái vuông sau đó chấm mù tạt + xì dầu, ăn như sashimi, ngon lắm..) tuần cố gắng 2 bữa, cải súp lơ xanh và trắng, nấm, mọc nhỉ là rất tốt nên bổ xung vào bữa ăn cụ ạ.

Mướp đắng (em hay bóp với dấm + mắm ngon), hoặc hành tây bóp dấm, hoặc đậu bắp luộc, mấy món này không thể thiếu trong bữa ăn

Nên thêm các đồ uống: Sữa chua không đường, bột cakao nguyên chất, giảo cổ lam (Tuệ Linh) uống trà này ngày 2- 4 gói,hoặc bột nghệ nano.

Lưu ý: Tất cả những thứ em liệt kê trên em đều đọc nghiên cứu rất kỹ từ các nghiên cứu của nước ngoài chứ ko phải mấy ông Lang vườn đâu ạ.

2) Vận động nhiều hơn và vận động đúng cách

Lưu ý 1: Để giảm cholesterol thì cụ phải tập thể dục và lưu ý ba điểm sau 1) cường độ phải từ vừa đến nặng (chạy bộ, tenis, tập tạ...) 2) tính liên tục (phải ít nhất 30 phút và ko quá 60 phút cho một lần tập), và 3). phải tập ít nhất 150 phút/ tuần (thời gian đầu khuyễn khích tập hết cả tuần cụ nhé).

Em 3 ngày chạy, 3 ngày tập tạ, em tập theo giáo án này :http://www.webthehinh.com/community/threads/51983/

Lưu ý 2: Cụ tăng Tri thường là cụ bị béo, hoặc cụ không béo nhưng có mỡ xấu trong nội tạng, thuật ngữ chuyên ngành là TOFI, "gầy mỡ" tức là gầy bên ngoài nhưng béo bên trong, nên cụ nên tập tạ, xà sang, xà kép và chì có vậy mới giảm được mỡ xấu (chạy, đá bóng, tenis...) rất khó giảm mỡ xấu, cụ nên tham khảo giáo án tập để giảm mỡ bên webthehinh cụ nhé (họ nói chi tiết cách tập...).

Cụ mang thước ra đo, nếu vòng bụng chia cho vòng mông mà lớn hơn > 0.9 tức là cụ có vấn đề về mỡ xấu nhá.

Em mua giàn tạ về tập ở nhà cũng OK lắm rồi, một giàn tạ 6 triệu là đáp ứng hầu hết các bài tập, sau 5 tuần vòng eo của em giảm từ 88 xuống còn 82 thôi.

3) Sống lành mạnh, không hút thuốc vì nếu cụ tăng Tri, hút thuốc làm cứng thành mạch nên cực kỳ nguy hiểm, nó liên quan đến tim mạch và não nữa đấy.

Em đã thử thay đổi như trên,sau 5-6 tuần gì đó kết quả của em cực kỳ khả quan, từ Total Cholesterol từ 6.5 xuống 4.9, LDL từ 4.4 xuống 3.0, Tri 2.5 xuống 1.4, còn HDL giữ nguyên vẫn 1.3

Ngoài các chỉ số mỡ máu, các chỉ số khác cũng ngon theo luôn, ngoài ra em thấy có một số tác dụng sau:

- Thấy hết/ đỡ đến 95% viêm mũi dị ứng (ngày trước ngày nào cũng hắt hơi, bh thì hết rồi)
- Giảm stress cực kỳ, nhất là sau khi tập, cuộc sống thấy vui vẻ hơn (vì tập thể dụng và uống các đồ uống kia có nhiều chất rất tốt chống oxy tự do, giảm stress.
- Cơ ngực to lên chút
- Không thấy bị cúm khi chuyển thời tiết
- Bụng dạ thấy rất ổn, đi vệ sinh thấy ổn, không thấy triệu chứng của dạ dày hay trực tràng.

Có mấy điều em không thích sau khi thay đổi lôi sống:

- Giảm cân (em đã gày còn gày hơn, mất luôn 3 kg)
- Đói lắm, ăn thấy ngon kinh khủng kể cả cơm nguọi (vì tập tạ đói lắm)
- Uống rượu bia (tối đa 2-3 lon, hoặc 2 ly rượu vang) làm cho em thấy thiếu thiếu.


Em viết vậy đã, cũng là chia sẻ và cũng mong học hỏi các cụ, em sẽ share tiếp các phần tiếp theo sau nhá, lần sau em sẽ viết vào chi tiết về ăn cái gì, uống cái gì, tập thế nào và tại sao ăn, uống cái đó nó giảm mỡ máu... nhá
 
Chỉnh sửa cuối:

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,311
Động cơ
459,974 Mã lực
Gửi cụ Pen:

Rất may cụ nhận thức được vấn đề về sức khoẻ (các ofer thường chủ quan lắm :)) , với các chỉ số của cụ như vậy đều ở border line, chỉ có Tri hơn border line một chút (nếu cụ đọc tài lieu TLC của Mỹ và các tài lieu nghiên cứu họ đều tập trung tìm cách giải quyết LDL, hơn vì Tri, nếu LDL họ để > 4.9 thì mới là rất cao, còn Tri phải > 500ml (12) thì mới là rất cao và phải dùng thuốc.

Nếu xét từng chỉ số riêng rẽ, thì thường bác sỹ sẽ chưa chắc đã kê đơn thuốc cho cụ, nhưng với các chỉ số như vậy thì bác sỹ kê thuốc có vẻ hợp lý (vì họ căn cứ vào tỷ trọng các chỉ sổ, do HDL của cụ hơi thấp nên tỷ trọng không đẹp lắm)... tuy nhiên em thấy chưa có vấn đề nguy hiêm vì:

1). Mỡ máu sẽ rất nguy hiểm nếu cụ có thêm tiểu đường, bệnh thận, hoặc tim mạch, tuy nhiên của cụ đều OK và mỡ máu nằm trong khoảng giới hạn cao chứ ko phải rất cao nên ko phải nghiêm trọng.

2). Cụ uống thuốc mà giảm Tri xuống 1.9 chứng tỏ rất tốt, (ko phải ai uống cũng xuống đâu cụ ạ), còn men gan hoặc các tác dung phụ của thuốc nếu cụ dừng lại thì các tác dung phụ của thuốc cũng hết (có rất hiếm tỷ lệ biến chứng do thuốc thôi, nó thấp thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ rủi ro khi cụ tham gia giao thông đấy), anyway cũng là điều tốt cho cụ.

3). Đồng ý với cụ, ngay cả thời điểm này cụ duy trì thói quen tốt thì giảm được các biến chứng của mỡ máu như tim mạch, than, tiểu đường... vì cụ đang thay đổi lối sống và giảm thiểu rủi ro để tránh các hệ quả nghiêm trọng về sau.

Em comments thêm một số thong tin:

Em có cảm giác các bác sỹ ở VN chưa có người giỏi về vấn đề này đâu, em nói vậy vì em có đọc toàn bộ chương trình giao lưu trực tuyến với các bác sỹ đầu ngành tim mạch (trong HCM) là giáo sư, chủ tịch này nọ và rất tên tuổi nhưng em ko phục và thấy không như nghiên cứu của Tây lắm đâu, mà còn chết nữa là còn khuyên dùng TPCN FAZ (cái SP này kêu là của Mỹ) nhưng google không thấy đâu, toàn ở VN, hơn nữa SP này chứa Red Yeast Rice là chất cấm ở Mỹ cụ ạ.

Suy ra là cụ nói đúng, chúng ta tự tìm tòi, ăn cái gì, tập thế nào, sinh hoạt ra sao (em rất hay đọc tài liệu, ) chứ ko trông chờ gì bác sỹ ở VN rồi (Bsy chỉ nói kiêng chung chung, và kê đơn những cái gì được học ở trường thôi hay sao đấy.), thật sự em rất muốn có một chủ đề riêng và có các cụ làm bác sỹ cùng thảo luận và chia sẻ thông tin, nhưng khó quá cụ ạ, hàng nghìn ofer nhưng chẳng thấy bsy chuyên môn này đâu..

Quy lại vấn đề của cụ, em thêm thông tin cho cụ nhé

Yếu tố di truyền gia đình tức là có thể là Gen (di truyền) và có thể là gia đình như thói quen ăn uống, sinh hoạt của gia đình, và khoa học đã chứng minh là với hội chứng chuyển hoá thì kể cả Gen và Gia đình thì đều có thể phòng tránh và thay đổi được, chứ không phải như một số bệnh do Gen là ko thể tránh khỏi (như bố tóc xoăn thì con tóc xoăn đâu).

Ngoài các nguyên nhân cụ nêu trên thì em bổ sung thêm một nguyên nhân nữa, mà chính Harvert họ nghiên cứu đó là mỡ xấu ở trong các cơ quan nội tạng, vì các nghiên cứu chủ yếu ở Châu âu/ Mỹ nên họ ít nói yếu tố này, họ chỉ nói đến béo phì, tuy nhiên với Châu á lại hoàn toàn khác, vì Gen của châu âu là nhiều cơ, còn Gen của Châu á là ít cơ hơn nhưng lại nhiều mỡ nội tạng hơn nên có rất nhiều người châu á gầy, thậm chí rất gày nhưng lại có mỡ ở trong các cơ quan nội tang (ví dụ như tuỵ, gan, ruột, thận....) đây cũng là một lý do tiềm ẩn gây hội chứng chuyển hoá, ở Ấn độ thì hầu như thanh niên nào cũng bị bất kể gày hay béo cụ ạ.

Mà kiểm tra mỡ ở cơ quan nội tạng thì phải chụp scan bằng máy hiện đại (ở VN hình như chưa có) để tìm các vệt mỡ cụ ạ, (nếu một ông châu âu và ông châu á cùng chiều cao, cân nặng thì ông châu á, nhất là Đong Nam Á sẽ nhiều mỡ hơn, kiểu như so gà ta và gà công nghiệp ý).

Từ nghiên cứu trên, nếu cụ sờ chân tay thấy ko chắc thì có thể khẳng định là ít cơ bắp, và yếu tố này có thể cũng do Gen gia đình, suy ra có thể cụ cũng bị mỡ ở cơ quan nội tạng (cụ có thời gian vào google đọc các bài viết về TOFI và mỡ nội tạng), ở châu Á thì đây là một trong những nguyên nhân gây hội chứng chuyển hóa (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp...).

Quay lại chuyện của cụ.

Cụ nên thêm lý do nghi ngờ nguyên nhân do mỡ nội tạng cụ ạ, (ở VN chẳng có nghiên cứu nào cả nhưng ở Indian đã nghiên cứu và họ kết luận là tỷ lệ người có mỡ nội tạng cực cao, để em tìm nghiên cứu gửi cụ sau).

Vì cụ đã tập thể thao và ăn uống nhưng để làm giảm mỡ nội tạng thì phải kiên trì hơn cụ ạ, từ ăn uống giảm calo, cụ thử bổ sung mướp đắng, nấm, mọc nhĩ vào bữa ăn hàng ngày, và giảm lượng thịt, kể cả cá xuống dưới 1 lạng/ ngày.

Mà cụ chuyển sang gạo nâu/ lứt đi, gạo chỉ sát rối một lần, và ko nên dùng bia, nếu phải uống thì cụ có thể thay bia bằng rượu vang đỏ vì vang có thể làm tăng HDL giảm LDL và các biến chứng khác cụ ạ.

Em gửi cụ nghiên cứu mới của Hàn Quốc, họ nghiên cứu mọc nhĩ đáp ứng cả 3 nhu cầu của cụ (giảm LDL, TRI và Tăng HDL) :http://ocean.kisti.re.kr/downfile/volume/ksfn/HGSPB1/2012/v25n4/HGSPB1_2012_v25n4_1075.pdf

Tăng cường ăn rau quả có nhiều sterol như Cải súp lơ xanh, quả bơ, óc chó, hạnh nhân, và các loại rau quả có nhiều mage và khoáng chất như cakao, hạt điều, lạc, giá và các loại mầm.

Tập thể dục, chỉ có mỗi tập tạ và tập xà nhanh giảm mỡ nội tạng thôi, hiện tại cụ đi bộ, kể cả chạy bộ cũng ko ăn thua đâu.

=> Cụ thử dành thời gian thay đổi lối sống theo mấy gợi ý của em xem ntn? em đảm bảo nếu không giảm được mỡ máu thí lợi ích việc thay đổi lối sống là duy trì và cải thiện sức khỏe hiện tại, không để cho mỡ máu làm ảnh hướng tới các bệnh khác (cái này em mượn lời từ các nghiên cứu nhé).
 
Chỉnh sửa cuối:

đông y

Xe hơi
Biển số
OF-204134
Ngày cấp bằng
30/7/13
Số km
104
Động cơ
321,240 Mã lực
bình thường mà cụ đâu phải người béo mới bị.cái này là do rối loạn chuyển hóa thôi. cụ bao tuổi rồi.điều chỉnh chế độ ăn thời gian xem cụ nhé
 

pen

Xe tải
Biển số
OF-6364
Ngày cấp bằng
26/6/07
Số km
208
Động cơ
544,510 Mã lực
Cảm ơn cụ rất nhiều về các thông tin trong bài viết, rất hữu ích với em. Nói một cách công bằng, từ trước tới giờ em chưa nhận được từ ai, kể cả bác sĩ, những gợi ý tốt như vậy.

Những khái niệm về FITO hay Visceral Fat em đều đã đọc qua, nhưng thực sự là chưa tìm hiểu kỹ. Một phần do chủ quan coi rằng bệnh này không khó để khống chế, một phần cứ tin tưởng thái quá vào những chỉ dẫn chung chung của bác sĩ rằng chỉ cần tập tành như thế ăn uống như thế là OK. Nhưng sự thực không phải đơn giản như vậy. Lần này em sẽ nghiêm túc coi việc khống chế các chỉ số mỡ máu của em mà không dùng thuốc như 1 dự án quan trọng. Sẽ dành thời gian, công sức để nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng và vận động. Nhân tiện, em đang đăng ký theo học 1 lớp khí công, vì nghe nói tập khí công là tập vận động cho lục phủ ngũ tạng bên trong (ngược với tập gym là dành cho cơ bắp bên ngoài), hi vọng sẽ giảm đôi chút Visceral Fat. Nếu em đạt được kết quả tốt, sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.

Như trong post trước cụ viết, rất mong cụ chia sẻ chi tiết về ăn cái gì, uống cái gì, tập thế nào và tại sao ăn/uống cái đó nó giảm mỡ máu. Vì khi giảm LDL-C cũng kéo theo giảm Tri, nên phương pháp của cụ cũng rất tốt cho em. Nhân thể em cũng có chút thắc mắc là tại sao tập tạ và tập xà lại nhanh giảm mỡ bên trong, trong khi đi bộ nhanh được khuyên là phương pháp phổ biến để đốt mỡ? (Khi đi bộ sẽ cần năng lượng chậm, cơ thể sẽ đốt mỡ. Khi chạy cần năng lượng nhiều và nhanh, sẽ lấy từ cơ).

Thanks cụ lần nữa.

(Em Vodka cụ nhưng hệ thống báo phải vodka 20 người khác trước đã, nên xin khất cụ nhé).

Gửi cụ Pen:

Rất may cụ nhận thức được vấn đề về sức khoẻ (các ofer thường chủ quan lắm :)) , với các chỉ số của cụ như vậy đều ở border line, chỉ có Tri hơn border line một chút (nếu cụ đọc tài lieu TLC của Mỹ và các tài lieu nghiên cứu họ đều tập trung tìm cách giải quyết LDL, hơn vì Tri, nếu LDL họ để > 4.9 thì mới là rất cao, còn Tri phải > 500ml (12) thì mới là rất cao và phải dùng thuốc.

Nếu xét từng chỉ số riêng rẽ, thì thường bác sỹ sẽ chưa chắc đã kê đơn thuốc cho cụ, nhưng với các chỉ số như vậy thì bác sỹ kê thuốc có vẻ hợp lý (vì họ căn cứ vào tỷ trọng các chỉ sổ, do HDL của cụ hơi thấp nên tỷ trọng không đẹp lắm)... tuy nhiên em thấy chưa có vấn đề nguy hiêm vì:

1). Mỡ máu sẽ rất nguy hiểm nếu cụ có thêm tiểu đường, bệnh thận, hoặc tim mạch, tuy nhiên của cụ đều OK và mỡ máu nằm trong khoảng giới hạn cao chứ ko phải rất cao nên ko phải nghiêm trọng.

2). Cụ uống thuốc mà giảm Tri xuống 1.9 chứng tỏ rất tốt, (ko phải ai uống cũng xuống đâu cụ ạ), còn men gan hoặc các tác dung phụ của thuốc nếu cụ dừng lại thì các tác dung phụ của thuốc cũng hết (có rất hiếm tỷ lệ biến chứng do thuốc thôi, nó thấp thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ rủi ro khi cụ tham gia giao thông đấy), anyway cũng là điều tốt cho cụ.

3). Đồng ý với cụ, ngay cả thời điểm này cụ duy trì thói quen tốt thì giảm được các biến chứng của mỡ máu như tim mạch, than, tiểu đường... vì cụ đang thay đổi lối sống và giảm thiểu rủi ro để tránh các hệ quả nghiêm trọng về sau.

Em comments thêm một số thong tin:

Em có cảm giác các bác sỹ ở VN chưa có người giỏi về vấn đề này đâu, em nói vậy vì em có đọc toàn bộ chương trình giao lưu trực tuyến với các bác sỹ đầu ngành tim mạch (trong HCM) là giáo sư, chủ tịch này nọ và rất tên tuổi nhưng em ko phục và thấy không như nghiên cứu của Tây lắm đâu, mà còn chết nữa là còn khuyên dùng TPCN FAZ (cái SP này kêu là của Mỹ) nhưng google không thấy đâu, toàn ở VN, hơn nữa SP này chứa Red Yeast Rice là chất cấm ở Mỹ cụ ạ.

Suy ra là cụ nói đúng, chúng ta tự tìm tòi, ăn cái gì, tập thế nào, sinh hoạt ra sao (em rất hay đọc tài liệu, ) chứ ko trông chờ gì bác sỹ ở VN rồi (Bsy chỉ nói kiêng chung chung, và kê đơn những cái gì được học ở trường thôi hay sao đấy.), thật sự em rất muốn có một chủ đề riêng và có các cụ làm bác sỹ cùng thảo luận và chia sẻ thông tin, nhưng khó quá cụ ạ, hàng nghìn ofer nhưng chẳng thấy bsy chuyên môn này đâu..

Quy lại vấn đề của cụ, em thêm thông tin cho cụ nhé

Yếu tố di truyền gia đình tức là có thể là Gen (di truyền) và có thể là gia đình như thói quen ăn uống, sinh hoạt của gia đình, và khoa học đã chứng minh là với hội chứng chuyển hoá thì kể cả Gen và Gia đình thì đều có thể phòng tránh và thay đổi được, chứ không phải như một số bệnh do Gen là ko thể tránh khỏi (như bố tóc xoăn thì con tóc xoăn đâu).

Ngoài các nguyên nhân cụ nêu trên thì em bổ sung thêm một nguyên nhân nữa, mà chính Harvert họ nghiên cứu đó là mỡ xấu ở trong các cơ quan nội tạng, vì các nghiên cứu chủ yếu ở Châu âu/ Mỹ nên họ ít nói yếu tố này, họ chỉ nói đến béo phì, tuy nhiên với Châu á lại hoàn toàn khác, vì Gen của châu âu là nhiều cơ, còn Gen của Châu á là ít cơ hơn nhưng lại nhiều mỡ nội tạng hơn nên có rất nhiều người châu á gầy, thậm chí rất gày nhưng lại có mỡ ở trong các cơ quan nội tang (ví dụ như tuỵ, gan, ruột, thận....) đây cũng là một lý do tiềm ẩn gây hội chứng chuyển hoá, ở Ấn độ thì hầu như thanh niên nào cũng bị bất kể gày hay béo cụ ạ.

Mà kiểm tra mỡ ở cơ quan nội tạng thì phải chụp scan bằng máy hiện đại (ở VN hình như chưa có) để tìm các vệt mỡ cụ ạ, (nếu một ông châu âu và ông châu á cùng chiều cao, cân nặng thì ông châu á, nhất là Đong Nam Á sẽ nhiều mỡ hơn, kiểu như so gà ta và gà công nghiệp ý).

Từ nghiên cứu trên, nếu cụ sờ chân tay thấy ko chắc thì có thể khẳng định là ít cơ bắp, và yếu tố này có thể cũng do Gen gia đình, suy ra có thể cụ cũng bị mỡ ở cơ quan nội tạng (cụ có thời gian vào google đọc các bài viết về TOFI và mỡ nội tạng), ở châu Á thì đây là một trong những nguyên nhân gây hội chứng chuyển hóa (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp...).

Quay lại chuyện của cụ.

Cụ nên thêm lý do nghi ngờ nguyên nhân do mỡ nội tạng cụ ạ, (ở VN chẳng có nghiên cứu nào cả nhưng ở Indian đã nghiên cứu và họ kết luận là tỷ lệ người có mỡ nội tạng cực cao, để em tìm nghiên cứu gửi cụ sau).

Vì cụ đã tập thể thao và ăn uống nhưng để làm giảm mỡ nội tạng thì phải kiên trì hơn cụ ạ, từ ăn uống giảm calo, cụ thử bổ sung mướp đắng, nấm, mọc nhĩ vào bữa ăn hàng ngày, và giảm lượng thịt, kể cả cá xuống dưới 1 lạng/ ngày.

Mà cụ chuyển sang gạo nâu/ lứt đi, gạo chỉ sát rối một lần, và ko nên dùng bia, nếu phải uống thì cụ có thể thay bia bằng rượu vang đỏ vì vang có thể làm tăng HDL giảm LDL và các biến chứng khác cụ ạ.

Em gửi cụ nghiên cứu mới của Hàn Quốc, họ nghiên cứu mọc nhĩ đáp ứng cả 3 nhu cầu của cụ (giảm LDL, TRI và Tăng HDL) :http://ocean.kisti.re.kr/downfile/volume/ksfn/HGSPB1/2012/v25n4/HGSPB1_2012_v25n4_1075.pdf

Tăng cường ăn rau quả có nhiều sterol như Cải súp lơ xanh, quả bơ, óc chó, hạnh nhân, và các loại rau quả có nhiều mage và khoáng chất như cakao, hạt điều, lạc, giá và các loại mầm.

Tập thể dục, chỉ có mỗi tập tạ và tập xà nhanh giảm mỡ nội tạng thôi, hiện tại cụ đi bộ, kể cả chạy bộ cũng ko ăn thua đâu.

=> Cụ thử dành thời gian thay đổi lối sống theo mấy gợi ý của em xem ntn? em đảm bảo nếu không giảm được mỡ máu thí lợi ích việc thay đổi lối sống là duy trì và cải thiện sức khỏe hiện tại, không để cho mỡ máu làm ảnh hướng tới các bệnh khác (cái này em mượn lời từ các nghiên cứu nhé).
 

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,311
Động cơ
459,974 Mã lực
Cảm ơn cụ rất nhiều về các thông tin trong bài viết, rất hữu ích với em. Nói một cách công bằng, từ trước tới giờ em chưa nhận được từ ai, kể cả bác sĩ, những gợi ý tốt như vậy.

Những khái niệm về FITO hay Visceral Fat em đều đã đọc qua, nhưng thực sự là chưa tìm hiểu kỹ. Một phần do chủ quan coi rằng bệnh này không khó để khống chế, một phần cứ tin tưởng thái quá vào những chỉ dẫn chung chung của bác sĩ rằng chỉ cần tập tành như thế ăn uống như thế là OK. Nhưng sự thực không phải đơn giản như vậy. Lần này em sẽ nghiêm túc coi việc khống chế các chỉ số mỡ máu của em mà không dùng thuốc như 1 dự án quan trọng. Sẽ dành thời gian, công sức để nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng và vận động. Nhân tiện, em đang đăng ký theo học 1 lớp khí công, vì nghe nói tập khí công là tập vận động cho lục phủ ngũ tạng bên trong (ngược với tập gym là dành cho cơ bắp bên ngoài), hi vọng sẽ giảm đôi chút Visceral Fat. Nếu em đạt được kết quả tốt, sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.

Như trong post trước cụ viết, rất mong cụ chia sẻ chi tiết về ăn cái gì, uống cái gì, tập thế nào và tại sao ăn/uống cái đó nó giảm mỡ máu. Vì khi giảm LDL-C cũng kéo theo giảm Tri, nên phương pháp của cụ cũng rất tốt cho em. Nhân thể em cũng có chút thắc mắc là tại sao tập tạ và tập xà lại nhanh giảm mỡ bên trong, trong khi đi bộ nhanh được khuyên là phương pháp phổ biến để đốt mỡ? (Khi đi bộ sẽ cần năng lượng chậm, cơ thể sẽ đốt mỡ. Khi chạy cần năng lượng nhiều và nhanh, sẽ lấy từ cơ).

Thanks cụ lần nữa.

(Em Vodka cụ nhưng hệ thống báo phải vodka 20 người khác trước đã, nên xin khất cụ nhé).

Cụ ơi hay là cụ hoặc em làm một topic riêng để kêu gọi thêm đóng góp, vì vào topic này không thấy mọi người view gì cả nên ít ý kiến quá,


Em trả lời cụ trước về vấn đề tập thế nào giảm mỡ máu, em xin share thông tin sau:


Nhiều research nói rằng tập thể dục không làm giảm LDL, chỉ có tác dụng với Tri và HDL

Nhiều research khằng định rằng tập thể dục làm giảm LDL đến 15% và giảm cả Tri và HDL.

Dù các nghiên cứu hơi khác nhau vì đối tượng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên đều có chung kết luận là thể dục và ăn uống có thể giảm Cholesterol giờ em trao đổi với cụ tập thể dục thế nào.


Sau nhiều nghiên cứu họ kết luận tập thể dục cường độ cao thì mới cải thiện các chỉ số lipid mỡ máu, cụ có thể đọc nghiên cứu trên trang này http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18845966 (em chỉ lấy các trang của Chính Phủ Mỹ, Anh hoặc các quốc gia và các trang wed công bố các nghiên cứu khoa học, không đọc ý kiến cá nhân trên blog, thỉnh thoảng đọc các diễn đàn nước ngoài thôi..).


Em cũng đọc trải nghiệm của các Cụ ở bên Web thể hình, họ đều khẳng định là tập Cadio (chạy, tenis…) giảm mở mãu chỉ xảy ra khi giảm luôn cả cân và giảm cơ, và phải giảm nhiều cân và cơ thì mới giảm mỡ bụng (mỡ xấu) mà điều này tối kỵ với người đang bị gày cụ nhé, vì mục tiêu của cụ là giữ cân nhưng giảm mỡ xấu.


Bản thân em, ban đầu chỉ chạy và chạy, mỗi ngày chạy đến 50 phút và em giảm đến 3kg nhưng cái bụng vẫn to như vậy, ăn xong vẫn gần 90 mặc dù giảm cân.


Từ các nghiên cứu, từ chia sẻ của các member webtheer hình và từ cá nhân em suy ra nên tập với cường độ cao, và tập phải đúng cách thì mới tăng cơ giảm mỡ, tập đúng giáo án thì mới tăng cơ đều ở các bộ phận (còn chạy chỉ có chân ) tức là mình phải làm sao chất dinh dưỡng nó vào cơ chứ đừng làm cho nó tích mỡ, chính em thấy giảm cơ bụng rõ rệt là khi chuyển sang tập tạ cụ ạ, và cũng lưu ý là chỉ tập tối đa 3 buổi 1 tuần (tập nhiều cũng ko tốt) vì cơ nó còn có thời gian phục hồi, và đặc biệt với người giảm mỡ máu vì hạn chế ăn uống nên tối đa chỉ 3 buổi/ tuần thôi, mỗi buổi tập trung vào một nhóm cơ (em đã gửi link bên thành viên Webthehinh họ đã tập hợp rồi đấy, em thấy nó rất phù hợp).


Em cũng nói thêm là rất nhiều quảng cáo máy tập thể hình để tập gập bụng giảm mỡ là ko hiệu quả đâu cụ nhé, đừng tập gập bụng một cách vô nghĩa mà hãy tập vào các bài tập đóng cơ của Vai, Ngực, Xô, chân thì cơ bụng sẽ được giải quyết, rất nhiều nhận ra sai lầm là cứ tập vào thẳng bụng để giảm cơ bụng là sai đấy.


Cụ chuyển sang trường phái tập kiểu như là Yoga, thiền… em thì ít đọc các nghiên cứu về các phương pháp này, vì em thấy các phương pháp đó toàn tập trung cho women mà em thích vận động nên em cũng ko để ý, em nghĩ cụ có thể kết hợp cả hai, tức là danh 3 buổi trong tuần cho tập nặng, phần còn lại tập phương pháp của cụ (em dành 3 ngày còn lại để chạy hoặc đi bộ với cường độ thấp thôi cụ ạ).


Có một lý do nữa là tập tạ làm cho bụng và cơ ngực nó menly hơn J, em thấy cơ ngực thay đổi rõ rệt cụ ạ, đi bơi ko thấy xấu hổ .


Em cũng share thêm, không biết cụ đọc chưa, tức là tuyến tụy nó đóng vai trò rất quan trọng trong hội chứng chuyển hóa, vấn đề tuyến tụy có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến đường huyết, mỡ máu… khi cụ tập thể dụng nặng và cụ tăng cơ bắp thì năng lượng được sử dụng ngay tại cơ, giảm tải cho tuyến tụy và qua đó tuyến tụy dần dần hồi phục (nếu đã yếu) hoặc ít nhất làm tuyến tụy giảm tải, khi tuyến tụy tốt lên cũng đồng nghĩa nguy cơ các bệnh chuyển hóa giảm xuống.


ð Em cũng rất nghiêm túc tập luyện và ưu tiên tập tạ để tăng nhiều nhóm cơ cụ ạ và em nghĩ tập thể duc là một phần tất yếu của của cuộc sống rồi, cụ thấy Obama bận thế mà vẫn dành 1 tiếng để tập hàng ngày đúng không?


Về ăn uống, để em viết tiếp sau nhá (vì em thấy chẳng ai quan tâm nên nghĩ mình viết hơi thừa, nay có cụ thì em sẽ viết tiếp ạ…)
 

pen

Xe tải
Biển số
OF-6364
Ngày cấp bằng
26/6/07
Số km
208
Động cơ
544,510 Mã lực
Like mạnh post của cụ.

Vâng, mở một topic riêng cũng hay. Hoặc là tạo một group facebook cho những người bị rối loạn lipid máu cũng được, em đã tìm nhưng không có (rất ngạc nhiên).

Rất mong cụ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và những nghiên cứu của mình. Em xin xác nhận là những thông tin của cụ RẤT HỮU ÍCH không chỉ cho riêng em, mà còn rất nhiều người khác.

Em hóng tiếp vấn đề ăn uống.

Cụ ơi hay là cụ hoặc em làm một topic riêng để kêu gọi thêm đóng góp, vì vào topic này không thấy mọi người view gì cả nên ít ý kiến quá,


Em trả lời cụ trước về vấn đề tập thế nào giảm mỡ máu, em xin share thông tin sau:


Nhiều research nói rằng tập thể dục không làm giảm LDL, chỉ có tác dụng với Tri và HDL

Nhiều research khằng định rằng tập thể dục làm giảm LDL đến 15% và giảm cả Tri và HDL.

Dù các nghiên cứu hơi khác nhau vì đối tượng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên đều có chung kết luận là thể dục và ăn uống có thể giảm Cholesterol giờ em trao đổi với cụ tập thể dục thế nào.


Sau nhiều nghiên cứu họ kết luận tập thể dục cường độ cao thì mới cải thiện các chỉ số lipid mỡ máu, cụ có thể đọc nghiên cứu trên trang này http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18845966 (em chỉ lấy các trang của Chính Phủ Mỹ, Anh hoặc các quốc gia và các trang wed công bố các nghiên cứu khoa học, không đọc ý kiến cá nhân trên blog, thỉnh thoảng đọc các diễn đàn nước ngoài thôi..).


Em cũng đọc trải nghiệm của các Cụ ở bên Web thể hình, họ đều khẳng định là tập Cadio (chạy, tenis…) giảm mở mãu chỉ xảy ra khi giảm luôn cả cân và giảm cơ, và phải giảm nhiều cân và cơ thì mới giảm mỡ bụng (mỡ xấu) mà điều này tối kỵ với người đang bị gày cụ nhé, vì mục tiêu của cụ là giữ cân nhưng giảm mỡ xấu.


Bản thân em, ban đầu chỉ chạy và chạy, mỗi ngày chạy đến 50 phút và em giảm đến 3kg nhưng cái bụng vẫn to như vậy, ăn xong vẫn gần 90 mặc dù giảm cân.


Từ các nghiên cứu, từ chia sẻ của các member webtheer hình và từ cá nhân em suy ra nên tập với cường độ cao, và tập phải đúng cách thì mới tăng cơ giảm mỡ, tập đúng giáo án thì mới tăng cơ đều ở các bộ phận (còn chạy chỉ có chân ) tức là mình phải làm sao chất dinh dưỡng nó vào cơ chứ đừng làm cho nó tích mỡ, chính em thấy giảm cơ bụng rõ rệt là khi chuyển sang tập tạ cụ ạ, và cũng lưu ý là chỉ tập tối đa 3 buổi 1 tuần (tập nhiều cũng ko tốt) vì cơ nó còn có thời gian phục hồi, và đặc biệt với người giảm mỡ máu vì hạn chế ăn uống nên tối đa chỉ 3 buổi/ tuần thôi, mỗi buổi tập trung vào một nhóm cơ (em đã gửi link bên thành viên Webthehinh họ đã tập hợp rồi đấy, em thấy nó rất phù hợp).


Em cũng nói thêm là rất nhiều quảng cáo máy tập thể hình để tập gập bụng giảm mỡ là ko hiệu quả đâu cụ nhé, đừng tập gập bụng một cách vô nghĩa mà hãy tập vào các bài tập đóng cơ của Vai, Ngực, Xô, chân thì cơ bụng sẽ được giải quyết, rất nhiều nhận ra sai lầm là cứ tập vào thẳng bụng để giảm cơ bụng là sai đấy.


Cụ chuyển sang trường phái tập kiểu như là Yoga, thiền… em thì ít đọc các nghiên cứu về các phương pháp này, vì em thấy các phương pháp đó toàn tập trung cho women mà em thích vận động nên em cũng ko để ý, em nghĩ cụ có thể kết hợp cả hai, tức là danh 3 buổi trong tuần cho tập nặng, phần còn lại tập phương pháp của cụ (em dành 3 ngày còn lại để chạy hoặc đi bộ với cường độ thấp thôi cụ ạ).


Có một lý do nữa là tập tạ làm cho bụng và cơ ngực nó menly hơn J, em thấy cơ ngực thay đổi rõ rệt cụ ạ, đi bơi ko thấy xấu hổ .


Em cũng share thêm, không biết cụ đọc chưa, tức là tuyến tụy nó đóng vai trò rất quan trọng trong hội chứng chuyển hóa, vấn đề tuyến tụy có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến đường huyết, mỡ máu… khi cụ tập thể dụng nặng và cụ tăng cơ bắp thì năng lượng được sử dụng ngay tại cơ, giảm tải cho tuyến tụy và qua đó tuyến tụy dần dần hồi phục (nếu đã yếu) hoặc ít nhất làm tuyến tụy giảm tải, khi tuyến tụy tốt lên cũng đồng nghĩa nguy cơ các bệnh chuyển hóa giảm xuống.


ð Em cũng rất nghiêm túc tập luyện và ưu tiên tập tạ để tăng nhiều nhóm cơ cụ ạ và em nghĩ tập thể duc là một phần tất yếu của của cuộc sống rồi, cụ thấy Obama bận thế mà vẫn dành 1 tiếng để tập hàng ngày đúng không?


Về ăn uống, để em viết tiếp sau nhá (vì em thấy chẳng ai quan tâm nên nghĩ mình viết hơi thừa, nay có cụ thì em sẽ viết tiếp ạ…)
 

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,311
Động cơ
459,974 Mã lực
Like mạnh post của cụ.

Vâng, mở một topic riêng cũng hay. Hoặc là tạo một group facebook cho những người bị rối loạn lipid máu cũng được, em đã tìm nhưng không có (rất ngạc nhiên).

Rất mong cụ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và những nghiên cứu của mình. Em xin xác nhận là những thông tin của cụ RẤT HỮU ÍCH không chỉ cho riêng em, mà còn rất nhiều người khác.

Em hóng tiếp vấn đề ăn uống.

Trước khi vào chủ đề ăn uống, nó cũng không phải là đơn giản như mình nghĩ và mỗi người có một thực đơn cho riêng mình vì các lý do sau:.


1) Phải căn cứ vào tình trạng các bệnh, nguy cơ khác nữa

2) Phải căn cứ vào sở thích

3) Phải căn cứ vào mức cân bằng với cuộc sống, với hoàn cảnh, nhiều khi lực bất tòng tâm thì chế độ ăn, uống cũng khác cụ ạ J.


Em gửi thêm các phân tích để cụ hiểu thêm trước khi lựa chọn ăn uống như thế nào.


Hội chứng chuyển hóa bao gồm (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp, gout…) và chúng ta rất hay sai lầm vì chỉ tập trung vào một cái và phớt lờ cái kia, ví dụ đi khám thấy mỡ máu cao, nhiều người chỉ tập trung làm sao mỡ máu giảm mà phớt lờ những yếu tố khác, như vậy không tốt.


Mục tiêu của những người chớm bị các hội chứng trên là phải tìm cách cân bằng lại, phải tìm cách điều trị để tránh cách bệnh thực sự về sau, vì theo em hội chứng chuyển hóa chưa thực sự là bệnh, nó sẽ thành bệnh khi chúng ta không xử lý nó thôi, và nếu đã xử lý tốt thì hầu như sẽ thoát khỏi bệnh và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ mới thành bệnh thực sư.


Lưu ý 1:


Khi đã mắc một trong những hội chứng chuyển hóa, thông thường sẽ phát sinh các dấu hiệu khác, ví dụ mỡ máu, sau thời gian có tiểu đường, gout hoặc ngược lại…(em cho rằng đây chưa là bệnh mà là hội chứng thôi cụ nhé).

Các bệnh thực sự phát sinh do hội chứng chuyển hóa nếu không điều trị chủ yếu bao gồm: Bệnh tim mạch (nhồi máu, đột quỵ, bệnh mạch vành…) Bệnh bệnh Thận, một số ung thư liên quan như đường ruột, tuyến tụy tạng… nhiều lắm.


Như vậy mục tiêu dài hạn và đích cuối cùng của ăn uống lành mạnh để tránh rủi ro các bệnh nguy hiểm như tim mạch, thận, ung thư, và mục tiêu ngắn hạn là ngăn ngừa và làm giảm các hội chứng chuyển hóa (mỡ máu, đường máu,gout, huyết áp…).


Lưu ý 2:


Không chỉ ở VN mà ngay cả các nước phát triển việc khám tổng thể, phân tích toàn bộ yếu tố của hội chứng chuyển hóa chưa được quan tâm, các bệnh viện chủ yếu tập trung vào việc chữa bệnh (khi đã có bệnh rồi) chứ hầu như ít tập trung vào việc điều trị dự phòng, ngăn ngừa, em lấy ví dụ như sau cho cụ hiểu:


Khi đi khám tổng thể, các xét nghiệm thường ko đầy đủ, hoặc nếu đầy đủ nhưng vấn có vấn đề như sau:


Ở VN, thậm chí cả các nước phát triển, khi các chỉ số liên quan đến Gan, Thận, đường máu bình thường thì B sỹ nói là Bình thường chứ không có thời gian cảnh báo nguy cơ sau bao lâu sẽ thực sự nguy hiểm, em nói ví dụ cụ thể hơn cho cụ nhá


Liên quan đến đường máu: Đi khám tổng thể họ chỉ test chỉ số đường máu, nếu dưới 6.5 thì là bình thường, trên 7.0 là tiểu đường, hoặc AC1 nếu nhỏ hơn 6.5% là bình thường, còn lớn hơn là tiểu đường, ví dụ người có kết quả đường huyết lúc đói là 5.8, đương nhiên bác sỹ sẽ nói là Bình thường, (có một số BV ghi cụ thể hơn là > 7.0 là tiểu đường, còn từ 6.1- 6.9 là tiền tiểu đường…) như vậy đương nhiên người đi khám bệnh thấy mình có 5.7 hoặc 5.8 là bình thường và coi như ko có vấn đề gì cả.


Tuy nhiên, đáng ra bác sỹ phải nói cho người có chỉ số đường máu 5.8 đấy, mặc dù theo chuẩn của VN là bình thường nhưng họ có nguy cơ sau 10 năm sẽ thành tiểu đường nếu không thay đổi lối sống đi, và nếu ko thay đổi lối sống thì sẽ có 70% nguy cơ thành tiểu đường thực thụ, đây là một nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2811457/


Liên quan đến chỉ số Thận: Nếu Creatinine dưới 106, các bác sỹ ghi là bình thường nhưng thực chất cũng có người đến 125 vẫn là BT, nhưng có người dưới 100 đã bị suy thận độ 1 hoặc 2 rồi vì nếu theo hệ thống đánh giá mức suy thận của Mỹ và Úc thì họ cảnh báo rất sớm (nếu Creatinine tăng thậm chí đến 130, mức thanh thải thận > 70, và không có tổn thương thận như ko có Protein liệu, máu niệu, hoặc Mircroalubin niệu, hoặc siêu âm, sinh thiết thận BT thì chưa gọi là suy thận) nhưng có những trường hợp ngay cả Creatinnine chỉ có 100 nhưng kèm theo protein niệu + máu niệu… thì được xác định là suy thận độ 1 hay độ 2 rồi). cụ đọc thêm nghiên cứu của Úc: https://www.asn-online.org/education/training/fellows/HFHS_CKD_V6.pdf


Em chỉ nêu hai ví dụ để cụ hình dung, cái từ kết luận sau khi khám là “ Bình thường” mình cũng cần nên biết với kết quả bình thường đó thì nguy cơ sau 5- 10 năm nó thế nào, với hai ví dụ trên nếu chỉ có hai chỉ số xét nghiemj đường máu là 5.8 và Cretinine là 100 chằng hạn, đương nhiên là BT, nhưng nguy cơ bệnh thực sự sau 10 năm là có và rất cao là khác


Vì lẽ đó, chúng ta ăn gì, sinh hoạt ntn chúng ta phải nhìn 10 năm tới, ko chỉ nhìn vào một chỉ số mà phải nhìn tổng thế (rất tiếc ở VN và cả nước ngoài, các bác sỹ thấy BT thì cho qua luôn chứ không ngồi tư vấn cho cụ đâu, chúng ta phải tự tìm hiểu để tránh những gì ko tốt trong tương lai. (các diễn đàn nước ngoài nó cũng kêu vấn đề này lắm...)


Một điều cực kỳ may mắn là nếu chúng ta nhìn thấy nguy cơ từ hội chứng chuyển hóa thì chúng ta có nhiều cách để tránh, ngăn ngừa hoặc ít nhất là không làm các hội chứng chuyển hóa biến chứng thành bệnh, bài trước em đã đề cập đến tập thể dục, và tiếp theo em sẽ nói về ăn uống.


Có rất nhiều thức ăn đánh luôn nhiều đích như giảm nguy cơ tim mạch, giảm mỡ máu, giảm đường huyết và qua đó sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về sau, tuy nhiên để ăn uống phù hợp với từng đối tượng là phải nghiên cứu kỹ trước khi hành động, ví dụ nếu có nguy cơ về bệnh thận thì phải cắt giảm nhiều thứ tưởng chừng rất tốt cho tim mạch, mỡ máu, tiểu đường (ví dụ các loại hạt, đậu,…) vvv.


Vì em cũng ít thời gian nên mỗi ngày viết một tý cụ nhé, hẹn cụ các bài viết sau.

Thật sự vì cụ hỏi nên em ngồi viết chứ các vấn đề này chỉ có cụ và em thôi :) nếu không có cụ thì chủ đề này chắc là trôi đi lâu rồi, chẳng ai quan tâm cả cụ nhỉ.
 

pig pig

Xe tải
Biển số
OF-422461
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
217
Động cơ
220,139 Mã lực
Nơi ở
Củ Chi
U mỡ và mỡ là hai tình trạng giống nhau hay khác nhau ạ??
Em lạc đề tí. Em bị u mỡ đuôi tụy thì cũng nên áp dụng pp như các bác mỡ máu??
 
Chỉnh sửa cuối:

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,311
Động cơ
459,974 Mã lực
U mỡ và mỡ là hai tình trạng giống nhau hay khác nhau ạ??
Em lạc đề tí. Em bị u mỡ đuôi tụy thì cũng nên áp dụng pp như các bác mỡ máu??
Đương nhiên là khác nhau cụ ơi, tuy nhiên có một số u mỡ như medalung, mỡ trên mi mắt... do rối loạn lipid mỡ máu hoặc bộ máy chuyển hóa mỡ máu có vấn đề cũng gây một số u mỡ...

Phương pháp em đang đề cập là thay đổi lối sống, hướng tới ăn uống, sinh hoạt, hoạt động lành mạnh để giảm rất rất nhiều nguy cơ bệnh tật sau tuổi 40 nên cụ áp dụng cũng cực kỳ tốt cho dù cụ ko có bệnh gì cả.
 

pig pig

Xe tải
Biển số
OF-422461
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
217
Động cơ
220,139 Mã lực
Nơi ở
Củ Chi
Đương nhiên là khác nhau cụ ơi, tuy nhiên có một số u mỡ như medalung, mỡ trên mi mắt... do rối loạn lipid mỡ máu hoặc bộ máy chuyển hóa mỡ máu có vấn đề cũng gây một số u mỡ...

Phương pháp em đang đề cập là thay đổi lối sống, hướng tới ăn uống, sinh hoạt, hoạt động lành mạnh để giảm rất rất nhiều nguy cơ bệnh tật sau tuổi 40 nên cụ áp dụng cũng cực kỳ tốt cho dù cụ ko có bệnh gì cả.
Cảm ơn bài viết hữu ích của cụ.
 

triinhhoang

Đi bộ
Biển số
OF-413641
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
2
Động cơ
222,720 Mã lực
Tuổi
40
Cholesterol cần thiết cho các hoạt động của não, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống bị rối loạn cái này con trai dễ bị yếu sinh lý lắm đó cụ ê. Cái Hạ cholesterol tín phong kia được tinh chiết từ thiên nhiên, rất an toàn nữa chứ không như thuốc tây có tác dụng phụ, cụ giải quyết sớm thì tốt hơn
 

AZ Mobile

Xe hơi
Biển số
OF-434025
Ngày cấp bằng
1/7/16
Số km
154
Động cơ
214,520 Mã lực
Tuổi
38
Tuyền mmấ bệnh đàn ông Việt Nam! Hay mắc ah
 

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,311
Động cơ
459,974 Mã lực
Like mạnh post của cụ.

Vâng, mở một topic riêng cũng hay. Hoặc là tạo một group facebook cho những người bị rối loạn lipid máu cũng được, em đã tìm nhưng không có (rất ngạc nhiên).

Rất mong cụ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và những nghiên cứu của mình. Em xin xác nhận là những thông tin của cụ RẤT HỮU ÍCH không chỉ cho riêng em, mà còn rất nhiều người khác.

Em hóng tiếp vấn đề ăn uống.
Chủ đề thay đổi thói quen ăn uống:


Em nghĩ nên chia thành ba loại:


1) Thức ăn hàng ngày,

2) Loại thực phẩm bổ sung (supplement)

3) Thực phẩm chức năng.


Mặc dù có rất nhiều thực phẩm làm giảm mỡ máu (cả LDL và Tri), theo em chúng ta cũng không nên ép buộc mình vào kiểu “ăn để sống” kiểu ăn kiêng quá mức sẽ gây ra các nguy cơ khác, nên mục đích là ăn lành mạnh chứ không phải ăn kiêng


Tập trung vào thay đổi thức ăn ngày ngày, chứ đừng phụ thuộc vào thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng (cái này cũng tùy người, còn cá nhân em chủ yếu thay đổi thức ăn hàng ngày, dùng thực phẩm bổ sung để tránh các nguy cơ dài hạn và nó chỉ bổ trợ cho giảm mỡ máu thôi chứ em cũng không hoàn toàn dựa vào thực phẩm bổ sung để giảm mỡ máu đâu ạ…).


Tại sao thay đổi cách ăn uống lại quan trọng nhất,


1) Liên quan đến thức ăn hàng ngày


Vì theo nghiên cứu và đã được phổ cập tại Mỹ như sau:


- Giảm chất béo chuyển hóa (có nhiều trong dầu cọ, dừa… thịt động vật, mỡ, bơ) nếu giảm dưới 7% tổng số lượng calo hàng ngày thì LDL có thể giảm từ 8% -10%, nói chung em ko ăn thịt mỡ, ko dùng dầu cọ, ít ăn thịt bò, ko ăn bơ, sữa bò như vậy là đáp ứng mục này.


- Giảm các thức ăn có chưa cholesterol ( cố gắng ăn lượng cholesterol dưới 200mg/ ngày), lượng cholesterol tùy thuộc vào loại thịt, nhiều chứa nhiều trong nội tang, trứng, còn thịt thông thưởng chứa khoảng 150mg/ lạng nhiều ít tùy loại, nhiều có trong thịt đỏ, ít trong thịt trắng nên mỗi ngày em dùng tối đa 2 lạng thịt (cũng nhiều ko phải ít đâu ạ), làm tốt thì LDL cholesterol giảm từ 3- 5%.


- Giảm cân hoặc giảm mỡ xấu (mỡ bụng) nếu làm tốt thì giảm LDL từ 5- 8% (Mỹ nó chỉ nói là giảm béo phì, nhưng theo em với người châu á, người gày thì phải giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng, chủ đề này em nói các bài trước rồi), em tập giảm mỡ bụng từ 88 xuống còn 82 mặc dù là người gày, và em sẽ cố gắng duy trì mức này và chỉ để tăng cơ thoi chứ không tăng mỡ. (em đã nói về các tập thể dục phần trên).


- Tăng chất xơ (tăng cường các loại rau, củ quả.. làm giảm LDL từ 3- 5%, (em hay uống bột cacao nguyên chất, ko đường, mõi ngày 2 cốc là thừa chất xơ rồi), mới đây em chuyển từ gạo trắng sao gạo lứt (lưu ý gọi lứt là gạo thông thường chỉ bỏ trấu, gạo thông thường họ phải đánh bỏ trấu sau đó xát 2-3 lần thành gạo trắng) có nhiều minh chứng ăn gạo này giảm LDL đến 7%


- Tăng Sterols hoặc stanol thực vật, em chẳng biết tiếng Việt gọi là gì nhưng chất này có nhiều trong rau củ quả, đặc biệt là mầm chứa khoảng 2000 mg/ kg mầm, hạnh nhân 1400, lạc 1200, dâu tây 300mg/kg, các loại rau cải, đặc biệt là xúp lơ xanh chứa khoảng 300mg/kg, lơ trắng 270mg/kg, quả bơ có khoảng 700mg/kg, lưu ý là có nhiều chứng minh cho rằng nếu dùng Stanol khoảng 2000mg một ngày thì có thể giảm LDL từ 20 -30%


Như vậy nếu làm tốt thì tỷ lệ giảm LDL từ 20 -40% (tương đương với một số thuốc mỡ máu dòng statin rồi), mà em nghĩ giảm LDL được thì Tri đương nhiên giảm, trường hợp của em LDL giảm 42%, em sẽ phải cân bằng lại chế độ ăn, có thể tăng thêm một số thức ăn.



2) Liên quan đến thực phẩm bổ sung


Em hay dùng thêm bột nghệ (nghệ nano) nghệ được chứng minh là giảm mỡ máu (5-7%) tuy nhiên em dùng nghệ vì mục đích lâu dài vì nghệ rất tốt cho việc ngăn ngừa các biến chứng của hội chứng chuyển hóa. (lưu ý là nghệ thì rất tốt nhưng ko phải ai cũng đạt hiệu quả vì liên quan đến hấp thụ, chất curcumin chỉ có dưới 2% trong bột nghệ nếu ko hấp thu được coi như vo nghĩa nên em dùng nghệ nano, có kèm triết xuất perine (chất này làm tăng hấp thu của nghệ hàng trăm lần).

Em cũng dùng bột cacao, nó tăng cường khoảng chất, đặc biệt là mage, rất hữu hiệu trong việc chống các oxy gốc tự do ,và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chuyển hóa, và em thấy nó giảm stress kinh khủng.

Em cũng dùng thêm giảo cổ lam

Em cũng dùng thêm mướp đắng (vì em lo ngại một khí đã có mỡ máu thì các vaans đề khác có thể xảy ra) và mướp đắng được chứng minh rất tốt điều trị hội chứng chuyển hóa


Mấy thực phẩm bổ sung trên em dùng là em phải đọc rất nhiều nghiên cứu, (riêng Giảo cổ lam thấy mỗi nghiên cứu của trường ĐH Dược ở VN, các nghiên cứu trên thế giới cũng có nhưng ít và vẫn để trạng thái ít minh chứng…) tuy nhiên em thấy uống vào thấy ngủ ngon, giảm stress..

Vì là thực phẩm bổ sung nên khi cụ phải kiểm tra cẩn thận, trang web em hay kiểm tra các thực phẩm bổ sung là webmd của Mỹ


Ví dụ : http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-795-bitter melon.aspx?activeingredientid=795&


Em khuyên cụ nên vào trang đó (cùng vào google lấy tên khoa học sau đó search trang web MD thì sẽ có thông tin lợi ích, nghiên cứu, liều lượng, tác dụng phụ..)


3. Liên quan đến thực phẩm chức năng


Có vô vàn từ trong và ngoài nước được quảng cáo như bột sen, viên giảo cổ lam, cholesterol –off (của Mỹ)… nhưng em ko dùng các loại này, bật mý cho cụ là em phải bay, hay ngồi phòng chờ VIP của VN airline thấy vài cụ dùng gói Starol 1000 lắm J em đoán ngay là các cụ ý mỡ máu cao


Lưu ý: là nếu dùng thì cũng phải nghiên cứu vì có một số thực phẩm chức năng chính là thuốc đội lốt, hoặc có chứa một số chất cấm, em thì chỉ nghiêng về thực phẩm nào có chứa sterol thôi, vì chất này em thấy nhiều công ty đã cho vào sữa, nước cam để tăng cường sức khỏe cho người già ( tuy nhiên em nghĩ vậy chứ chưa dùng bao giờ).

Ngoài chủ đề ăn uống, còn sinh hoạt ntn cũng quan trọng.

Nếu stress và hoặc thiếu ngủ có thể phá mọi hoàn toàn cố gắng trên, chính vì lý do đó có một số thực phẩm được ưu tiên khi giảm stress cụ nhé. (chủ đề ngày cũng nhiều nghiên cứu, em ko đi sâu cội rễ chỉ chốt lại một câu cho cụ dễ hiểu thôi).


Chủ đề tiếp theo, nếu cụ quan tâm thì chúng ta cùng viết về khi nào thì nên dùng thuốc mỡ máu, khi nào chỉ cần điểu chỉnh chế độ ăn, các cảnh báo về biến chứng từ hội chứng chuyển hóa (vụ này chúng ta ko thể thay Bsy, mà chúng ta chỉ nêu những nghiên cứu, những phác đồ từ các nước khác…) nói chung chủ đề đó phứp tạp và thuộc chuyên môn của Bác sỹ nên em cũng không muốn đưa lên đây ạ.


Chúc cụ Pen khỏe mạnh, với chỉ số của cụ cụ nên tham khảo phần em chia sẻ, nó có thể giúp cụ ko phải dùng thuốc mỡ máu và quan trong hơn là PHÒNG NGỪA, CHẶN ĐỨNG các biến chứng từ mỡ máu cao cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

_Mộc_

Xe tăng
Biển số
OF-378959
Ngày cấp bằng
22/8/15
Số km
1,333
Động cơ
255,830 Mã lực
Nơi ở
Rừng
Chủ đề thay đổi thói quen ăn uống:


Em nghĩ nên chia thành ba loại:


1) Thức ăn hàng ngày,

2) Loại thực phẩm bổ sung (supplement)

3) Thực phẩm chức năng.


Mặc dù có rất nhiều thực phẩm làm giảm mỡ máu (cả LDL và Tri), theo em chúng ta cũng không nên ép buộc mình vào kiểu “ăn để sống” kiểu ăn kiêng quá mức sẽ gây ra các nguy cơ khác, nên mục đích là ăn lành mạnh chứ không phải ăn kiêng


Tập trung vào thay đổi thức ăn ngày ngày, chứ đừng phụ thuộc vào thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng (cái này cũng tùy người, còn cá nhân em chủ yếu thay đổi thức ăn hàng ngày, dùng thực phẩm bổ sung để tránh các nguy cơ dài hạn và nó chỉ bổ trợ cho giảm mỡ máu thôi chứ em cũng không hoàn toàn dựa vào thực phẩm bổ sung để giảm mỡ máu đâu ạ…).


Tại sao thay đổi cách ăn uống lại quan trọng nhất,


1) Liên quan đến thức ăn hàng ngày


Vì theo nghiên cứu và đã được phổ cập tại Mỹ như sau:


- Giảm chất béo chuyển hóa (có nhiều trong dầu cọ, dừa… thịt động vật, mỡ, bơ) nếu giảm dưới 7% tổng số lượng calo hàng ngày thì LDL có thể giảm từ 8% -10%, nói chung em ko ăn thịt mỡ, ko dùng dầu cọ, ít ăn thịt bò, ko ăn bơ, sữa bò như vậy là đáp ứng mục này.


- Giảm các thức ăn có chưa cholesterol ( cố gắng ăn lượng cholesterol dưới 200mg/ ngày), lượng cholesterol tùy thuộc vào loại thịt, nhiều chứa nhiều trong nội tang, trứng, còn thịt thông thưởng chứa khoảng 150mg/ lạng nhiều ít tùy loại, nhiều có trong thịt đỏ, ít trong thịt trắng nên mỗi ngày em dùng tối đa 2 lạng thịt (cũng nhiều ko phải ít đâu ạ), làm tốt thì LDL cholesterol giảm từ 3- 5%.


- Giảm cân hoặc giảm mỡ xấu (mỡ bụng) nếu làm tốt thì giảm LDL từ 5- 8% (Mỹ nó chỉ nói là giảm béo phì, nhưng theo em với người châu á, người gày thì phải giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng, chủ đề này em nói các bài trước rồi), em tập giảm mỡ bụng từ 88 xuống còn 82 mặc dù là người gày, và em sẽ cố gắng duy trì mức này và chỉ để tăng cơ thoi chứ không tăng mỡ. (em đã nói về các tập thể dục phần trên).


- Tăng chất xơ (tăng cường các loại rau, củ quả.. làm giảm LDL từ 3- 5%, (em hay uống bột cacao nguyên chất, ko đường, mõi ngày 2 cốc là thừa chất xơ rồi), mới đây em chuyển từ gạo trắng sao gạo lứt (lưu ý gọi lứt là gạo thông thường chỉ bỏ trấu, gạo thông thường họ phải đánh bỏ trấu sau đó xát 2-3 lần thành gạo trắng) có nhiều minh chứng ăn gạo này giảm LDL đến 7%


- Tăng Sterols hoặc stanol thực vật, em chẳng biết tiếng Việt gọi là gì nhưng chất này có nhiều trong rau củ quả, đặc biệt là mầm chứa khoảng 2000 mg/ kg mầm, hạnh nhân 1400, lạc 1200, dâu tây 300mg/kg, các loại rau cải, đặc biệt là xúp lơ xanh chứa khoảng 300mg/kg, lơ trắng 270mg/kg, quả bơ có khoảng 700mg/kg, lưu ý là có nhiều chứng minh cho rằng nếu dùng Stanol khoảng 2000mg một ngày thì có thể giảm LDL từ 20 -30%


Như vậy nếu làm tốt thì tỷ lệ giảm LDL từ 20 -40% (tương đương với một số thuốc mỡ máu dòng statin rồi), mà em nghĩ giảm LDL được thì Tri đương nhiên giảm, trường hợp của em LDL giảm 42%, em sẽ phải cân bằng lại chế độ ăn, có thể tăng thêm một số thức ăn.



2) Liên quan đến thực phẩm bổ sung


Em hay dùng thêm bột nghệ (nghệ nano) nghệ được chứng minh là giảm mỡ máu (5-7%) tuy nhiên em dùng nghệ vì mục đích lâu dài vì nghệ rất tốt cho việc ngăn ngừa các biến chứng của hội chứng chuyển hóa. (lưu ý là nghệ thì rất tốt nhưng ko phải ai cũng đạt hiệu quả vì liên quan đến hấp thụ, chất curcumin chỉ có dưới 2% trong bột nghệ nếu ko hấp thu được coi như vo nghĩa nên em dùng nghệ nano, có kèm triết xuất perine (chất này làm tăng hấp thu của nghệ hàng trăm lần).

Em cũng dùng bột cacao, nó tăng cường khoảng chất, đặc biệt là mage, rất hữu hiệu trong việc chống các oxy gốc tự do ,và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chuyển hóa, và em thấy nó giảm stress kinh khủng.

Em cũng dùng thêm giảo cổ lam

Em cũng dùng thêm mướp đắng (vì em lo ngại một khí đã có mỡ máu thì các vaans đề khác có thể xảy ra) và mướp đắng được chứng minh rất tốt điều trị hội chứng chuyển hóa


Mấy thực phẩm bổ sung trên em dùng là em phải đọc rất nhiều nghiên cứu, (riêng Giảo cổ lam thấy mỗi nghiên cứu của trường ĐH Dược ở VN, các nghiên cứu trên thế giới cũng có nhưng ít và vẫn để trạng thái ít minh chứng…) tuy nhiên em thấy uống vào thấy ngủ ngon, giảm stress..

Vì là thực phẩm bổ sung nên khi cụ phải kiểm tra cẩn thận, trang web em hay kiểm tra các thực phẩm bổ sung là webmd của Mỹ


Ví dụ : http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-795-bitter melon.aspx?activeingredientid=795&


Em khuyên cụ nên vào trang đó (cùng vào google lấy tên khoa học sau đó search trang web MD thì sẽ có thông tin lợi ích, nghiên cứu, liều lượng, tác dụng phụ..)


3. Liên quan đến thực phẩm chức năng


Có vô vàn từ trong và ngoài nước được quảng cáo như bột sen, viên giảo cổ lam, cholesterol –off (của Mỹ)… nhưng em ko dùng các loại này, bật mý cho cụ là em phải bay, hay ngồi phòng chờ VIP của VN airline thấy vài cụ dùng gói Starol 1000 lắm J em đoán ngay là các cụ ý mỡ máu cao


Lưu ý: là nếu dùng thì cũng phải nghiên cứu vì có một số thực phẩm chức năng chính là thuốc đội lốt, hoặc có chứa một số chất cấm, em thì chỉ nghiêng về thực phẩm nào có chứa sterol thôi, vì chất này em thấy nhiều công ty đã cho vào sữa, nước cam để tăng cường sức khỏe cho người già ( tuy nhiên em nghĩ vậy chứ chưa dùng bao giờ).

Ngoài chủ đề ăn uống, còn sinh hoạt ntn cũng quan trọng.

Nếu stress và hoặc thiếu ngủ có thể phá mọi hoàn toàn cố gắng trên, chính vì lý do đó có một số thực phẩm được ưu tiên khi giảm stress cụ nhé. (chủ đề ngày cũng nhiều nghiên cứu, em ko đi sâu cội rễ chỉ chốt lại một câu cho cụ dễ hiểu thôi).


Chủ đề tiếp theo, nếu cụ quan tâm thì chúng ta cùng viết về khi nào thì nên dùng thuốc mỡ máu, khi nào chỉ cần điểu chỉnh chế độ ăn, các cảnh báo về biến chứng từ hội chứng chuyển hóa (vụ này chúng ta ko thể thay Bsy, mà chúng ta chỉ nêu những nghiên cứu, những phác đồ từ các nước khác…) nói chung chủ đề đó phứp tạp và thuộc chuyên môn của Bác sỹ nên em cũng không muốn đưa lên đây ạ.


Chúc cụ Pen khỏe mạnh, với chỉ số của cụ cụ nên tham khảo phần em chia sẻ, nó có thể giúp cụ ko phải dùng thuốc mỡ máu và quan trong hơn là PHÒNG NGỪA, CHẶN ĐỨNG các biến chứng từ mỡ máu cao cụ ạ.
Đọc các còm của cụ em thấy cụ thật tâm huyết trong từng câu chữ, những điều cụ chia sẻ thật vô cùng quí giá cho cộng đồng. Nhân tiện em cũng kể cho cụ nghe chuyện em đi khám bệnh. Chả là tuần trước em chở gấu đi khám tại một phòng khám tư nhân thấy đề biển là của một GS BS ở phố hàng chuối, tiện thể em vào lấy máu xét nghiệm luôn. Chiều thứ 6 đến lấy kết quả nhìn phát chỉ số Triglyceride mà em choáng luôn: 10.30X_X, chỉ số acid uric cũng trên 5. Mang kết quả về Điện thoại tham khảo anh BS quen thì cũng tư vấn thay đôi chế độ ăn, vận động , thể thao.....và hẹn gặp cho đơn thuốc. Tuy là có lo cho sức khoẻ của mình, nhưng em vẫn có linh cảm có gì đó không đúng, vậy là hôm qua em vào BV Bạch mai lấy mẫu máu, nước tiểu, chiều qua nhận kết quả mà không tin vào mắt mình: Triglyceride 1,7 các chỉ số khác đều bình thường. Chỗ em xét nghiệm tại BV Bạch mai thì rất tin tưởng: Máy móc hiện đại, Bà bạn làm phó khoa dẫn em đi làm em nghĩ là chuẩn. Em không hiểu xét nghiệm kiểu gì mà lệch tới 7,8 lần như vậy, báo hại em mấy ngày qua cả nhà lo lắng, tí thì uống thuốc oan:(, mấy ngày ăn uống kham khổ, gấu bắt chạy to cả chân(cái này tốt he he) và tổn thất một cái máy chạy 20 củ=D>. Em kể chuyện em để các cụ có xét nghiệm thì tìm chỗ uy tín, nếu thấy nghi ngờ thì nên xét nghiệm lại cho chắc kẻo mang bệnh oan.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top