Mấy hôm em bận quá, không có thời gian vào múa phụ họa cùng cụ
bimbimzinzin được, chỉ ngó nghiêng tí rồi lại phải ra ngay. Cụ thông cảm nhá.
Em rất tâm đắc với những ý kiến dưới đây của cụ. Cụ quả là người vừa nhìn xa trông rộng, vừa rất cụ thể/cẩn thận/quyết tâm/nghiêm túc trong thực hiện từng việc nhỏ.
Em thấy cụ viết mấy dòng dưới đây. Em thì rất quan tâm và không ngại khi phải nghiên cứu, đọc tài liệu liên quan đến hội chứng chuyển hóa (trừ trường hợp các tài liệu chuyên môn rất sâu dành cho các bác sĩ, còn lại thì ok hết). Rất mong anh em mình có thể chia sẻ tài liệu, đọc, và tổng hợp thông tin.
Cảm ơn cụ lần nữa và mong cụ tiếp tục viết thêm. Em và nhiều người ngóng bài của cụ.
Chào cụ Pen
Với vấn đề về hội chứng chuyển hóa, em viết khá dài nhưng vẫn thiếu nhiều, em bổ xung thêm những sai lầm của rất nhiều người khi nói về mỡ máu (sai là do em nhận định sau khi tìm hiểu về hội chứng chuyển hóa…).
Ø Bác ý sau khi xem kết quả XN nếu kê đơn thuốc ngay lập tức (B. sỹ nên yêu cầu BN kiểm tra thêm 1-2 lần nữa) đồng thời yêu cầu BN thay đổi lối sống nếu ko giảm đến mức mục tiêu thì mới kê đơn thuốc, vì ở VN kết quả XN của các BN khác nhau rất lớn, hơn nữa có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả XN.
Ø Mỡ máu làm tăng tiểu đường, huyết áp… chưa chắc đúng vì có thể một căn nguyên nào đó gây ra các hội chứng trên, khó có thể nói tiều đường gây mỡ máu hay mỡ máu gây tiểu đường, có thể một nguyên nhân nào đó gây cả hai, nhiều người cho rằng tăng cái này sẽ làm tăng cái kia chưa chắc đã đúng.
Ø Nhiều người nghĩ mỡ máu chỉ uống thuốc một thời gian là sai, đa phần phải uống dài hạn thậm chí là cả đời, chỉ dừng lại khi bác sỹ xem xét lợi hại việc quyết định dùng thuốc. hoặc rối loạn mỡ máu là nguyên nhân thứ phát, điều trị nguyên phát thì mỡ máu sẽ khỏi.
Ø Thuốc hạ mỡ máu làm giảm nguy cơ biến chứng, thật tiếc nghiên cứu chưa chỉ ra chứng minh này (đang tranh luận).
Ø Bỏ qua các xét nghiệm khác, chỉ quan tâm đến mỡ máu là sai, vì hội chứng chuyển hóa, khi có dấu hiệu triệu chứng này thì rất có khả năng có các triệu chứng khác, nhất là người già sau 40 tuổi, nên kiểm tra thêm các vấn đề về đường huyết, HA, gout, thận, tim mạch., mắt….
Ø Khi thận bị ảnh hưởng do hội chứng chuyển hóa thì sẽ tiến tới suy thận giai đoạn cuối, sai vì tỷ lệ chuyển từ lúc bắt đầu có dấu hiệu suy thận đến thận giai đoạn cuối có tỷ lệ rất thấp, khoảng dưới 3% số người mới bắt đầu suy thận (độ 1) thành độ 5, đa phần tồn tại giai đoạn 3.
Ø Hội chứng chuyển hóa không nguy hiểm, sai vì nó rất nguy hiểm nếu không kiểm soát nó, có thể nói nó nguy hiểm sau Ung Thư.
Ø Mỡ máu chỉ tập trung vào thực phẩm chức năng … hoàn toàn sai, vì đến ngay cả bên Mỹ theo các khuyến cáo chính thống thì chẳng có cơ quan nào gợi ý dùng thực phẩm chức năng, có một vài nghiên cứu so sánh nếu dùng TPCN hay thuốc thì dùng luôn thuốc hạ mỡ máu cho xong, vì rẻ hơn, dễ kiểm soát hơn, tác dụng phụ của thuốc và TPCN đôi khi là như sau.
Ø Ăn một số thức ăn giảm mỡ máu trước mỗi đợt kiểm tra máu, nhiều người truyền nhau có bài thuốc nọ, bài thuốc kia, ăn cái gì trước khi kiểm tra mớ máu cho chỉ số đẹp, sai là vì mình cần biết tình trạng cơ thể và điều trị, chứ không phải cho nó giảm sau khi lấy máu, mấy hôm sau nó lại tăng.
Ø Mỡ máu chỉ có trong người béo hoặc người cao tuổi, sai vì bất cứ ai, già trẻ đều bị hội chứng này, có điều người béo và già thì nguy cơ cao hơn, phụ nữ hay tăng cao sau tuổi 50, đàn ông thì ngược lại, có thể chững lại sau 60.
Ø Mỡ máu cao chỉ cần tập thể dục và ăn chay là hết, vừa đúng vừa sai vì đa phần không hiểu tập thế nào và ăn thế nào, ăn chay không phải là biện pháp mà phải là ăn lành mạnh.
Ø Cùng chỉ số mỡ máu như nhau, có thể dùng chung đơn thuốc, hoàn toàn sai vì đơn thuốc được kê cho từng người dựa vào đặc thù cá nhân, rủi ro sau 10 năm khác sau nên thuốc khác nhau, có người thì cần có người ko cần thuốc mặc dù chỉ số như nhau.
Ø Nghe người ta nói ăn các thức ăn… ABC tốt cho mỡ máu là lao vào dùng mà quên đi tác dụng phụ, hoặc quên đi là mình cần giảm mỡ máu gì (LDL hay Tri.) là sai, thậm chí nguy hiểm nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng đến cơ quan khác.
Ø Bỏ hẳn bia rượu, các nghiên cứu vẫn chứng minh uống 2 ly rượu vang hoặc 2 lon bia hoặc 2 ly rượu mạnh (nhỏ) một ngày đối với Đàn Ông thì tốt thậm chí điều trị vấn đề chuyển hóa, báo trí hay nói là bỏ bia rượu có thể sai.
Ø Xét nghiệm máu nhưng vẫn tập thể dục, hoặc uống bia trước 24h là sai, vì độ cồn hoặc tập thể dục nặng có thể ảnh hưởng đến kết quả mỡ máu.
Ø Chỉ quan tâm đến một chỉ số XN mà quên đi tỷ trọng, có các bác sỹ quan tâm đến tỷ trọng khi để đánh giá rủi ro cho BN khi dùng thuốc, ví dụ LDL đơn lẻ là cao, nhưng HDL cũng cao thì vẫn chưa được coi là nguy cơ cao.
Ø Thanh niên hiện nay nhất là HCM và HN thấy tỷ lệ người bị mắc quá cao, đến mức suy nghĩ ai đi khám cũng bị mắc nên cho rằng bình thường,- quá nguy hiểm cho một thế hệ nếu không nhận thức được vấn đề.
Ø Quá lo lắng khi mới bị hoặc bị hội chứng chuyển hóa, rất nguy hiểm vì suy nghĩ nhiều làm trầm trọng thêm vấn đề (rất nhiều chứng minh, stress làm tăng mỡ, HA, tiểu đường..).
Ø Dấu, không chia sẻ, càng làm thêm stress, cộng đồng và có người chia sẻ rất quan trọng, vì hội chứng chuyển hóa rất phổ biến, ở VN ko có thống kê nhưng chắc 10 người lớn thì có đến 7 người có một trong những triệu chứng chuyển hóa.
Ø ……