Có mấy vấn đề các ứng viên nên lưu ý khi tham gia phỏng vấn:
1. Nên tìm hiểu kỹ về nơi mình định xin vào. Cố gắng gọi đúng tên công ty, lĩnh vực hoạt động ... Nếu trên hàng rào nhà bác Nét không treo thì cố hỏi offline bác bảo vệ.
Có bạn ứng viên còn hiên ngang bắt công ty gửi thông tin DN vào email cho mình nghiên cứu mới tự tin
. Thái độ này thể hiện mình quan tâm 1 cách chân thành nơi mình định làm việc chứ không có ý à ơi cho vui.
2. Nên viết các ý tưởng (nếu có yêu cầu) một cách chỉn chu nhất có thể. Mọi hoạt động sxkd đều đã có kế hoạch nên ý tưởng của các bạn cũng chỉ để thể hiện nên rằng bạn đang nghiêm túc với chính các bạn. Ngoài ra hành văn, câu chữ ... cũng nói nên bạn là ai trước một tổ chức chưa biết bạn.
3. Khi được hỏi về lương (thực ra câu hỏi này chỉ dành cho các doanh nghiệp thiếu tự tin), hãy trả lời vòng vo kiểu như "chấp hành mức lương công ty đưa ra cho 1 sinh viên mới ra trường như tôi" (Có gắng xưng tôi, thay vì iem, hay cháu). Chỉ cần tinh ý phân tích vài thông tin của người hỏi biết đâu sẽ nắm được sơ sơ cty thường trả bao nhiêu. Ví dụ như "6tr bạn có làm không?" hoặc, "Kinh nghiệm ít quá chúng tô e khó trả lương cao được" etc ...
Nếu phải đưa ra, nên đưa ra các mức theo thứ tự mới ra trường và theo mỗi 2 năm kinh nghiệm như sau: 6tr - 8tr - 10tr. Các công ty lớn ít khi hỏi vớ vẩn về lương.
4. Nên nói thật về nhân thân.
5. Ăn mặc càng chỉn chu càng tốt. "Quen nể dạ, lạ nể quần áo".
6. Chuẩn bị hồ sơ thật ấn tượng: Các văn bằng nên đều có chứng thực, Giấy khám sức khỏe mới dưới 6 tháng. Các giấy chứng nhận kinh nghiệm nên được trình bày rõ ràng, đánh đúng nhu cầu của nơi tuyển dụng. Cần hạn chế các kinh nghiệm kiểu như "liên lạc hội đồng hương" vì nó chả nói lên cái gì về skills của các bạn cả.
7. Hầu hết công ty trong nước không dùng ngoại ngữ để giao tiếp, nhưng người học ngoại ngữ tốt là những người có ý chí, nắm bắt tốt, nghe tốt ... Nhưng đừng vì thế mà gửi profile bằng tiếng Anh. Viết được 1 profile bằng tiếng Anh không có gì là ghê gớm cả.
8. Khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy các năng khiếu mà mình có như hát hò, thể thao, thơ văn nhạc họa, chụp ảnh ... Trong sinh hoạt tập thể, những thứ đó rất cần.
9. Khi trả lời phỏng vấn khéo léo đưa người hỏi xoáy vào lĩnh vực mình nắm vững.