Dạ, cụ chandai càng tư vấn càng sai. Phải nắm rõ quy định của luật, lý do quy định và cả thực tế nữa cụ ợ. Thôi nhà cháu nói luôn, nhà cháu làm trong lĩnh vực luật BĐS, đã thực hiện cho nhiều thân chủ trong thực tế 20 năm nay rồi. Dù không có nhiều thời gian, nhưng nhà cháu đã trót có nhời ở đây thì phải cho ngọn ngành.
Cụ nói: Trước đây, trên sổ đỏ nếu đã có v/c sẽ ghi luôn hai tên v/ch, giờ đã bỏ, trừ TH v/c muốn đứng tên cùng. Ghi đồng sở hữu xảy ra khi hai người ko phải vch nhưng mua chung và cùng đứng chung. Sai cụ nhá. Lý do này:
- Trước đây (trước năm 2001), trên sổ đỏ thường cơ quan NN chỉ ghi tên 1 người, đa phần là người chồng, nên nếu ly dị, hoặc cần vốn làm ăn, người vợ sẽ bị thiệt thòi. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người vợ, luật sau này quy định, nếu BĐS được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì phải ghi tên đồng sở hữu 2 vợ chồng, trừ phi người vợ/chồng có văn bản từ chối sở hữu và đồng ý cho người kia đứng tên một mình. Tuy nhiên, cơ quan NN một số nơi (nhất là nông thôn) vẫn có thói quen cũ là chỉ ghi tên 1 người, trường hợp này dù không ghi tên người kia (vợ/chồng) nhưng nếu ra tòa họ vẫn được phần sở hữu, trừ phi người đứng tên sổ chứng minh được đó là tài sản riêng, hoặc người không đứng tên từ chối sở hữu. Do đó, nếu bán BĐS, bao giờ công chứng viên cũng yêu cầu vợ/chồng dù không có tên trong sổ đỏ/HĐ, phải ký tên bên bán, vì theo luật họ là đồng sở hữu.
- Ghi đồng sở hữu trên sổ, do đó xảy ra theo 2 trường hợp: hoặc là họ không phải vợ chồng, hoặc là vợ chồng.
- Ngoài ra còn trường hợp vợ/chồng ly dị hoặc mất, dưng cái này hơi dài dòng và không phục vụ trực tiếp thớt ở đây nên tạm gác. Cụ nào cần hỏi nhà cháu sẽ trả lời sau.
Cụ nói: Chính vì vậy khoảng năm 2009 - 2010 mua bán chuyển nhượng sổ đỏ, HĐ vẫn bắt buộc giấy tờ và chữ ký của cả vợ lẫn chồng.
Còn thời điểm này ko nhất thiết, chỉ cần người đứng tên trên SĐ/HĐ. Sai, như đã giải thích ở trên.
Thêm này: không phải khoảng năm 2009-2010 bắt buộc cả vợ lẫn chồng đều phải ký, mà là từ năm 2001-2002 khi Luật Đất đai có hiệu lực, và đến bây giờ chưa có bất kỳ văn bản luật nào bác bỏ hiệu lực này, nên hiện nay vẫn cứ phải thực hiện, chứ không phải như cụ nói nhá.
Cụ nói: Trong bài này, chủ thớt đang nói vụ TĐC, chứ ko phải đất ở đô thị, đất thổ cư. Nên mục chưa có Sổ hồng, sổ đỏ, chỉ là HĐMBUQ thì bắt buộc cả gia đình trên 18t phải kí. Em là em cẩn thận làm cả di chúc. Cũng sai nốt. Lý do:
- Nếu BĐS là tài sản được tạo lập trong tương lai, giấy tờ ở dạng HĐ góp vốn/mua bán giữa người mua với chủ đầu tư, thì người mua và người bán vẫn phải làm HĐ mua bán công chứng (nội dung hơi khác một chút với HĐ mua bán BĐS đã hình thành và có sổ đỏ). Về pháp lý, dù đang ở dạng HĐ, nhưng nó vẫn thể hiện khả năng sở hữu của người bán (vì sở hữu thực chất vẫn thuộc về chủ đầu tư - người đang nắm sổ đỏ gốc toàn dự án), do đó nó được giao dịch như sổ đỏ, dù đứng tên trên HĐ là vợ/chồng nhưng vẫn là tài sản của cả vợ chồng, do đó cả 2 phải đồng ký bán.
- Trước năm 1993, do pháp luật đất đai chưa rõ ràng, nên khi làm sổ đỏ (mới) hoặc sang tên sổ đỏ, con cái (bên bán) ai từ đủ 18 tuổi trở lên cũng phải ký. Hiện nay quy định đã rõ ràng hơn, con cái là hàng thừa kế thứ nhất chứ chưa phải là đồng sở hữu, nên không cần ký nữa. Tuy nhiên, một số người mua cẩn thận vẫn yêu cầu ký trong HĐ (viết tay, mang tính nội bộ), còn HĐ công chứng thì không một công chứng viên nào yêu cầu ký nữa.
- Di chúc chỉ có hiệu lực khi người làm di chúc đã mất. Còn dù đã có di chúc, thì người làm di chúc nếu đang sống vẫn có thể thay đổi nội dung (pháp luật cho phép) nên vì thế chưa hiệu lực. Muốn có hiệu lực ngay khi họ đang sống, thì phải chuyển sang hình thức tặng, cho (HĐ tặng, cho tài sản có công chứng).
Nhân đây nhà cháu cũng có nhời: trên OF các thớt lập ra là để chém gió, để trợ giúp lẫn nhau. Nhưng đã là trợ giúp pháp lý, viện dẫn điều luật thì phải nắm vững luật cũng như thực tế thi hành luật, nếu không hại cho chủ thớt lắm lắm.
Mong các cụ đại xá.