[Funland] Em đi mua ( hộ ) nhà , chuyển tiền và các thủ tục mua bán cụ nào rành giúp em với

Quocthang76

Xe buýt
Biển số
OF-7211
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
692
Động cơ
546,860 Mã lực
Nơi ở
Nơi có lắm Bưởi nhiều Hoa
Website
www.kinhthienvan.com
Sổ đỏ này do chính chủ vẫn nợ tiền , Bên bán đập tiền vào để làm sổ đỏ , ra sổ tên chính chủ , vì tiền của bên bán nên bên bán giữ sổ gốc . Tái định cư cụ ợ
thường em làm, là hai bên ra công chứng, sau khi ký lần thứ nhất, CCV sẽ giữ hồ sơ, hai bên kéo nhau ra ngân hàng, chuyển khoản, ok xong, note vào hợp đồng mua bán, đã nhận đủ....... rồi quay lại phòng công chứng, CCV sẽ đưa HĐ cho hai bên.

Em ko hiểu vụ CC có sổ đỏ, mà người bán cho cụ lại chưa được sang tên? cái lý do mà tránh tiền thuế thì cũng ko phải, vì ko ai dại mà làm thế, trừ người nhà thân thiết , anh em ruột thịt, nhưng mà anh em ruột thịt thì lúc giao dịch thương lượng giá, chủ nhà cũng ra mặt rồi.\

nên cụ phải xác nhận lại thông tin, xem giấy tờ ủy quyền trước đó đã giao dịch với chủ mới này, cầm s9o63 đỏ phô tô, đọc SỐ cho chủ dự án, check thông tin.

Nếu là Hợp đồng ủy quyền, ko phải sổ đỏ thì lại là vấn đề khác.
 

hunggal

Xe điện
Biển số
OF-95990
Ngày cấp bằng
19/5/11
Số km
2,262
Động cơ
413,660 Mã lực
Trước nhà cháu mua nhà cháu phải qua phòng công chứng nhờ công chứng viên trước, họ tư vấn và soạn sẵn hợp đồng cho mình, sau khi giao tiền nhận sổ đỏ (có giấy biên nhận) mời bên bán (cả vợ chồng và con cái nếu >18 tuổi) đến ký là xong.
Cái này phức tạp nhỉ. Bên bán ở nước ngoài thì làm thế nào hả cụ? Em tới đây cũng sắp giao dịch với chủ nhà mà vợ chồng con cái ở bển hết mới đau
 

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,511
Động cơ
392,359 Mã lực
Sổ đỏ này do chính chủ vẫn nợ tiền , Bên bán đập tiền vào để làm sổ đỏ , ra sổ tên chính chủ , vì tiền của bên bán nên bên bán giữ sổ gốc . Tái định cư cụ ợ
TĐC thì cụ chủ hỏi rõ chủ dự án là có sang tên mình được ko nhé. Vì trong sg có dự án TĐC mua lại từ lúc còn làm HD9UQ, lúc ra sổ đỏ, ra tên chủ cũ, rồi được sang tên chủ mới. ( Em nghĩ là ko, nên chủ mới kia mới chưa sang tên được)

TĐC thì cụ bắt buộc cả vch, con trên 18t của chủ nhà ra ky tên ạ. Khi cụ mua xong rùi, thì nên có chút quan tâm gọi là có, để sau này, có mua đi bán lại gọi ngta lên cũng dễ cụ ạ.
 

Quocthang76

Xe buýt
Biển số
OF-7211
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
692
Động cơ
546,860 Mã lực
Nơi ở
Nơi có lắm Bưởi nhiều Hoa
Website
www.kinhthienvan.com
Bán được bán được , xung quanh chuyển hết rồi cụ ợ người mới , sổ mới ok .
TĐC thì cụ chủ hỏi rõ chủ dự án là có sang tên mình được ko nhé. Vì trong sg có dự án TĐC mua lại từ lúc còn làm HD9UQ, lúc ra sổ đỏ, ra tên chủ cũ, rồi được sang tên chủ mới. ( Em nghĩ là ko, nên chủ mới kia mới chưa sang tên được)

TĐC thì cụ bắt buộc cả vch, con trên 18t của chủ nhà ra ky tên ạ. Khi cụ mua xong rùi, thì nên có chút quan tâm gọi là có, để sau này, có mua đi bán lại gọi ngta lên cũng dễ cụ ạ.
 

erakenz

Xe tải
Biển số
OF-113628
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
219
Động cơ
390,020 Mã lực
Kết quả thế nào cụ ơi
 

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,511
Động cơ
392,359 Mã lực
Bán được bán được , xung quanh chuyển hết rồi cụ ợ người mới , sổ mới ok .
nếu snag tên được thì ko cần lăn tăn, em tưởng ko sang tên được, cụ phải bỏ thêm tiền túi , khoảng 2, 3tr cho luật sự làm bản di chúc, trong đó, nếu có vần đề gì thì căn nhà đó được vch cụ hưởng cho nó yên tâm.

Vậy, chỉ còn mỗi cái là lúc ra công chứng, có mặt chủ sổ là được rùi, còn khâu đặt cọc chắc cụ cũng giải quyết xong xong rùi?
mà TH này thì đâu cần phải cả nhà ra ký nữa.
 

vnthan

Xe buýt
Biển số
OF-26402
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
769
Động cơ
496,735 Mã lực
Cực kỳ đáng trách với cụ chủ, là đặt cọc tiền khi chưa hiểu rõ thủ tục cần thiết. Việc đã rồi nhưng em vẫn muốn nói lại để các cụ khác không dính quả như thế này. Mua bán nhà với số tiền lớn như thế mà cụ tự nắm đằng lưỡi, giờ hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của tất cả các bên còn lại.

Em thấy cộm lên 1 vấn đề là cụ chủ chẳng biết tý gì về nhân thân của người đứng tên trên sổ đỏ. Mua bán công chứng thì toàn bộ những người trên 18t trong cùng hộ khẩu với người đó phải ký, nếu độc thân thì ông ấy còn phải có xác nhận độc thân cơ.


Em cũng ngóng xem cuối cùng việc mua bán này sẽ thế nào. Chúc cụ chủ và gia đình may mắn.
 
Chỉnh sửa cuối:

kien_ktnl

Xe buýt
Biển số
OF-9040
Ngày cấp bằng
29/8/07
Số km
863
Động cơ
543,460 Mã lực
các cụ trên góp ý đã chẩn rồi, em chỉ bổ sung thêm vấn đề chuyển tiền, cụ cứ phải làm rõ ràng với chủ nhà xịn, tức là 2 bên cùng ra phòng công chứng để làm thủ tục. Trường hợp bên công chứng họ nhận hồ sơ và chắc chắn ký được hợp đồng mua bán thì hãy chuyển tiền cụ ạ, cụ mà chuyển tiền trước khi làm việc với công chứng thì chả khác nào thả gà ra đuổi đâu. Chúc cụ và gia đình nhanh hoàn thiện sớm để làm tân gia nhé
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,568
Động cơ
463,800 Mã lực
Sau khi đọc thớt của cụ chủ và cmt của các cụ khác, nhà cháu xin góp nhời thêm như sau:
- Để giao dịch mua bán là hợp pháp và nhạc phụ nhạc mẫu của cụ chủ có thể sang tên sổ đỏ, bắt buộc phải có HĐ mua bán công chứng. Có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Bên bán và bên đứng tên sổ đỏ không có HĐ ủy quyền công chứng, cụ chọn một trong hai cách sau:
Cách 1. Mời 4 bên (bên mua, bên bán, bên đứng tên sổ đỏ, công chứng viên) cùng đến ngân hàng, rồi 3 bên (bên mua, bên đứng tên sổ đỏ, công chứng viên) lần lượt ký vào HĐ mua bán công chứng. Chuyển tiền trước hoặc sau khi ký là tùy thỏa thuận giữa hai bên (bên mua, bên bán). Cách này thuận tiện, nhưng cụ phải chi thêm tiền cho công chứng viên.
Cách 2. Mời 3 bên (bên mua, bên bán, bên đứng tên sổ đỏ) đến phòng công chứng, ký HĐ mua bán trước mặt công chứng viên. Chuyển tiền trước hoặc sau khi ký là tùy thỏa thuận giữa hai bên (bên mua, bên bán). Cách này dích dắc hơn, nhưng đỡ tốn vài củ.
- Bên cạnh đó, vì giao dịch có đến 3 bên (bên mua, bên bán, bên đứng tên sổ đỏ), nên cụ cần làm thêm một HĐ mua bán nữa (không thể công chứng được cái này nhé) giữa bên mua và bên bán, đề phòng nếu họ lật kèo (bên bán hoặc bên đứng tên sổ đỏ) thì còn bằng chứng, giả sử giao dịch không thành, dẫn đến ra tòa thì tòa sẽ tuyên vô hiệu, và yêu cầu bến bán trả lại tiền và bồi thường thiệt hại cho cụ.
- Một số cụ nói: bên đứng tên sổ đỏ, rồi bên bán, nếu có con trên 18 tuổi cũng phải ký, là không chính xác. Chỉ người đứng tên sổ đỏ (và vợ hoặc chồng người đó, nếu có) mới là người sở hữu trước pháp luật, còn con chỉ là người thừa kế, mà thừa kế chỉ có quyền khi chính thức được nhận thừa kế.
+ Trường hợp 2: bên đứng tên sổ đỏ và bên bán trước đó đã có HĐ ủy quyền công chứng, nếu HĐ này cho phép người bán thay mặt người đứng tên sổ đỏ toàn quyền định đoạt thì cụ và bên bán làm việc với nhau luôn, khỏi cần bên thứ ba.
Tương tự, nếu bên bán và bên đứng tên sổ đỏ trước đó đã có bất kỳ thỏa thuận nào khác bằng văn bản, cụ phải được biết và được xem văn bản đó. Tùy từng trường hợp, cụ có thể đề nghị bên bán và/hoặc bên đứng tên sổ đỏ ghi cụ thể thỏa thuận tiếp với cụ vào HĐ mua bán (không công chứng).
- Bất luận trường hợp nào và chọn cách nào, cụ vẫn phải có giấy biên nhận của bên bán gồm các nội dung: địa điểm, thời gian, số tiền, lý do nhận, ai giao, ai nhận. Vì các HĐ không thể hiện việc này (đã giao nhận tiền hay chưa), và công chứng viên cũng không có trách nhiệm xác nhận việc này. Sau này nếu có tranh chấp, các giấy biên nhận sẽ là bằng chứng.
 

Tyhuu88

Xe tăng
Biển số
OF-54813
Ngày cấp bằng
12/1/10
Số km
1,001
Động cơ
452,272 Mã lực
Nơi ở
Thăng Long!
Tên người thứ 3 có nghĩa ko chính chủ cái này loằng ngoằng phết cụ phải gọi công chứng mất thêm tiền để họ đi cùng cụ soạn sẵn hợp đồng đầy đủ chi tiết khi gặp đối tác công chứng viên yêu cầu những người kia kí tá lăn tay đối chiếu cmnd soi kỹ xem thật hay giả cụ giao tiền xong!
 

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,511
Động cơ
392,359 Mã lực
Cái này phức tạp nhỉ. Bên bán ở nước ngoài thì làm thế nào hả cụ? Em tới đây cũng sắp giao dịch với chủ nhà mà vợ chồng con cái ở bển hết mới đau
Theo khoản 1 Điều 65 Luật công chứng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền công chứng các hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp bất động sản, hợp đồng góp vốn bằng bất động sản, văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là bất động sản.

Như vậy, trong trường hợp này các cụ nói bên bán có thể liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi bên bán cư trú để lập văn bản ủy quyền cho người đang ở trong nước làm thủ tục chuyển nhượng.
 

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,511
Động cơ
392,359 Mã lực
Sau khi đọc thớt của cụ chủ và cmt của các cụ khác, nhà cháu xin góp nhời thêm như sau:
- Để giao dịch mua bán là hợp pháp và nhạc phụ nhạc mẫu của cụ chủ có thể sang tên sổ đỏ, bắt buộc phải có HĐ mua bán công chứng. Có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Bên bán và bên đứng tên sổ đỏ không có HĐ ủy quyền công chứng, cụ chọn một trong hai cách sau:
Cách 1. Mời 4 bên (bên mua, bên bán, bên đứng tên sổ đỏ, công chứng viên) cùng đến ngân hàng, rồi 3 bên (bên mua, bên đứng tên sổ đỏ, công chứng viên) lần lượt ký vào HĐ mua bán công chứng. Chuyển tiền trước hoặc sau khi ký là tùy thỏa thuận giữa hai bên (bên mua, bên bán). Cách này thuận tiện, nhưng cụ phải chi thêm tiền cho công chứng viên.
Cách 2. Mời 3 bên (bên mua, bên bán, bên đứng tên sổ đỏ) đến phòng công chứng, ký HĐ mua bán trước mặt công chứng viên. Chuyển tiền trước hoặc sau khi ký là tùy thỏa thuận giữa hai bên (bên mua, bên bán). Cách này dích dắc hơn, nhưng đỡ tốn vài củ.
- Bên cạnh đó, vì giao dịch có đến 3 bên (bên mua, bên bán, bên đứng tên sổ đỏ), nên cụ cần làm thêm một HĐ mua bán nữa (không thể công chứng được cái này nhé) giữa bên mua và bên bán, đề phòng nếu họ lật kèo (bên bán hoặc bên đứng tên sổ đỏ) thì còn bằng chứng, giả sử giao dịch không thành, dẫn đến ra tòa thì tòa sẽ tuyên vô hiệu, và yêu cầu bến bán trả lại tiền và bồi thường thiệt hại cho cụ.
- Một số cụ nói: bên đứng tên sổ đỏ, rồi bên bán, nếu có con trên 18 tuổi cũng phải ký, là không chính xác. Chỉ người đứng tên sổ đỏ (và vợ hoặc chồng người đó, nếu có) mới là người sở hữu trước pháp luật, còn con chỉ là người thừa kế, mà thừa kế chỉ có quyền khi chính thức được nhận thừa kế.
+ Trường hợp 2: bên đứng tên sổ đỏ và bên bán trước đó đã có HĐ ủy quyền công chứng, nếu HĐ này cho phép người bán thay mặt người đứng tên sổ đỏ toàn quyền định đoạt thì cụ và bên bán làm việc với nhau luôn, khỏi cần bên thứ ba.
Tương tự, nếu bên bán và bên đứng tên sổ đỏ trước đó đã có bất kỳ thỏa thuận nào khác bằng văn bản, cụ phải được biết và được xem văn bản đó. Tùy từng trường hợp, cụ có thể đề nghị bên bán và/hoặc bên đứng tên sổ đỏ ghi cụ thể thỏa thuận tiếp với cụ vào HĐ mua bán (không công chứng).
- Bất luận trường hợp nào và chọn cách nào, cụ vẫn phải có giấy biên nhận của bên bán gồm các nội dung: địa điểm, thời gian, số tiền, lý do nhận, ai giao, ai nhận. Vì các HĐ không thể hiện việc này (đã giao nhận tiền hay chưa), và công chứng viên cũng không có trách nhiệm xác nhận việc này. Sau này nếu có tranh chấp, các giấy biên nhận sẽ là bằng chứng.

1.thường thì trước khi ra công chứng, đã có hợp đồng đặt cọc, cái náy nên làm, để có lợi cho cả bên mua lẫn bên bán, trong TH bên bán ko đứng trên HĐ hay Giấy chứng nhận sở hữu thì càng nên làm.
2. Cụ nên làm cách, ký tên tại phòng công chứng, CCV giữa giấy tờ, rồi hai bên ra ngân hàng chuyển khoản, quay lại p. công chứng lấy hđ.
3. Đã là sổ đỏ, thì căn cứ trên sổ ghi cá nhân hay hộ gia đình, nếu cá nhân 1 người, chỉ cần 1 người ký tên, ko nhất thiết phải có vợ/chồng. Trừ mới chỉ là HĐ ko phải sổ đỏ, sổ hồng thì mới cần mọi tv >18t

TH2: HĐUQ dành cho việc thay mặt bán là khác với HĐUQ công chứng giao dịch mua bán. Và xác xuất để có việc bên bán cũ UQ cho bên bán hiện tiện hoàn toàn quyết định là rất hiếm. Ko ai làm như vậy cả.
 

Thắng_Mềm

Xe điện
Biển số
OF-87721
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
3,526
Động cơ
437,640 Mã lực
Nơi ở
Đâu đấy một góc trời
Cẩn thựn cụ lại bị lừa , cụ mà chuyển tiền vào tk của người ta coi như cụ thả gà để đuổi ... Cứ xác minh mọi cái đã , nếu cụ k rành có thể thuê hẳn 1 luật sư hoặc văn phòng luật ,( cái này k biết tốn kém k , em thì k biết ) người ta sẽ thay cụ làm hết nọi thủ tục liên quan ... Tiền giờ khó kiếm lắm cụ ơi nên .. Em nghĩ phải cực kỳ thận trọng ....
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
6,380
Động cơ
523,094 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
Cẩn thựn cụ lại bị lừa , cụ mà chuyển tiền vào tk của người ta coi như cụ thả gà để đuổi ... Cứ xác minh mọi cái đã , nếu cụ k rành có thể thuê hẳn 1 luật sư hoặc văn phòng luật ,( cái này k biết tốn kém k , em thì k biết ) người ta sẽ thay cụ làm hết nọi thủ tục liên quan ... Tiền giờ khó kiếm lắm cụ ơi nên .. Em nghĩ phải cực kỳ thận trọng ....
Riêng mua bán nhà đất mà có bên thứ 3 như trường hợp của cụ thế này thì cụ cứ ra công chứng, thuê hẳn 1 công chứng viên nó tư vấn giấy tờ làm cho từ A-Z, xong xuôi đâu đấy là cụ ra NH chuyển tiền, như e cũng chuyển tiền vài trường hợp này rồi, cụ ra NH ở NH có 1 mẫu làm chứng cam kết mua bán đất ấy có các điều kiện thỏa thuận xong cụ và bên kia ký, đại diện NH ký, , có trường hợp mua bán phải mở một tài khoản mới tại NH, chuyển tiền vào xong rồi phong tỏa tài khoản khi nào xong việc 2 bên lại dẫn nhau ra xóa phong tỏa xé cái tờ làm chứng cam kết rồi bắt tay nhau là xong, chẳng mất đc đâu mà sợ chỉ sợ cái tiền cọc bên ngoài của cụ thôi.
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,568
Động cơ
463,800 Mã lực
1.thường thì trước khi ra công chứng, đã có hợp đồng đặt cọc, cái náy nên làm, để có lợi cho cả bên mua lẫn bên bán, trong TH bên bán ko đứng trên HĐ hay Giấy chứng nhận sở hữu thì càng nên làm.
2. Cụ nên làm cách, ký tên tại phòng công chứng, CCV giữa giấy tờ, rồi hai bên ra ngân hàng chuyển khoản, quay lại p. công chứng lấy hđ.
3. Đã là sổ đỏ, thì căn cứ trên sổ ghi cá nhân hay hộ gia đình, nếu cá nhân 1 người, chỉ cần 1 người ký tên, ko nhất thiết phải có vợ/chồng. Trừ mới chỉ là HĐ ko phải sổ đỏ, sổ hồng thì mới cần mọi tv >18t

TH2: HĐUQ dành cho việc thay mặt bán là khác với HĐUQ công chứng giao dịch mua bán. Và xác xuất để có việc bên bán cũ UQ cho bên bán hiện tiện hoàn toàn quyết định là rất hiếm. Ko ai làm như vậy cả.
Nhà cháu có ý kiến với mấy cái đỏ đỏ như thế nì:
3. Sổ đỏ chỉ ghi tên người sở hữu (sở hữu cá nhân/đồng sở hữu) chứ không có cái khái niệm "hộ gia đình". "Hộ gia đình" là khái niệm về quản lý nhà nước (hộ khẩu), không phải khái niệm về sở hữu.
Nếu ghi tên một người sở hữu trên sổ đỏ, nhưng nếu người này đã có vợ/chồng, đang trong thời kỳ hôn nhân, sổ đỏ được cấp trong thời kỳ hôn nhân, và không có bất kỳ một thỏa thuận nào (bằng văn bản) giữa vợ và chồng về việc xác lập tài sản riêng (là BĐS trong sổ đỏ), thì theo Luật Dân sự, Luật Đất đai và Nghị định 71, người vợ/chồng dù không đứng tên cũng đương nhiên là đồng sở hữu.
Nếu giấy tờ sở hữu BĐS đang ở dạng HĐ (góp vốn, mua bán) chưa phải là sổ đỏ cũng tương tự, và không liên quan đến các thừa kế hay các đương sự từ 18t trở lên (trừ phi có ghi tên họ trong sổ đỏ hoặc HĐ). Trước năm 1993, có yêu cầu về việc các thừa kế từ đủ 18t trở lên phải đồng ký tên, nay đã bỏ, vì họ chỉ là thừa kế (tương lai), chưa phải là người sở hữu.
TH2: HĐ ủy quyền (công chứng) khác với HĐ mua bán (công chứng): đúng.
Tuy nhiên, cụ nhận định chưa sát thực tế: "Và xác xuất để có việc bên bán cũ UQ cho bên bán hiện tiện hoàn toàn quyết định là rất hiếm. Ko ai làm như vậy cả". Thực tế, trước đây HN chưa cho phép mua bán BĐS tạo lập trong tương lai, giấy tờ còn ở dạng HĐ (góp vốn, mua bán), chưa có sổ đỏ, nên khi mua bán dạng BĐS này người ta thường lách bằng cách sử dụng HĐ ủy quyền (công chứng), trong đó có nội dung Bên A (bên bán), ủy quyền cho Bên B (bên mua) thay mặt mình toàn quyền định sử dụng, định đoạt (ở, cho thuê, tặng, bán) BĐS cho bên thứ ba. Nghĩa là Bên B mua của Bên A nhưng dưới hình thức ủy quyền, sau đó Bên B có quyền bán cho Bên C (hợp pháp) mà không cần đến Bên A nữa. Cái này rất phổ biến ở HN, còn ở SG không có, vì SG cho phép sang tên HĐ luôn.
Sau này, 1-2 năm lại đây, quy định thống nhất trên cả nước, được phép sang tên HĐ đối với BĐS được tạo lập trong tương lai, từ đó HN cũng theo luôn. Tuy nhiên, phải đóng thuế thu nhập cá nhân và phí sang tên, nên một số giao dịch vẫn chơi HĐ ủy quyền để lách.
 
Chỉnh sửa cuối:

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,511
Động cơ
392,359 Mã lực
Nhà cháu có ý kiến với mấy cái đỏ đỏ như thế nì:
3. Sổ đỏ chỉ ghi tên người sở hữu (sở hữu cá nhân/đồng sở hữu) chứ không có cái khái niệm "hộ gia đình". "Hộ gia đình" là khái niệm về quản lý nhà nước (hộ khẩu), không phải khái niệm về sở hữu.
Nếu ghi tên một người sở hữu trên sổ đỏ, nhưng nếu người này đã có vợ/chồng, đang trong thời kỳ hôn nhân, sổ đỏ được cấp trong thời kỳ hôn nhân, và không có bất kỳ một thỏa thuận nào (bằng văn bản) giữa vợ và chồng về việc xác lập tài sản riêng (là BĐS trong sổ đỏ), thì theo Luật Dân sự, Luật Đất đai và Nghị định 71, người vợ/chồng dù không đứng tên cũng đương nhiên là đồng sở hữu.
Nếu giấy tờ sở hữu BĐS đang ở dạng HĐ (góp vốn, mua bán) chưa phải là sổ đỏ cũng tương tự, và không liên quan đến các thừa kế hay các đương sự từ 18t trở lên (trừ phi có ghi tên họ trong sổ đỏ hoặc HĐ). Trước năm 1993, có yêu cầu về việc các thừa kế từ đủ 18t trở lên phải đồng ký tên, nay đã bỏ, vì họ chỉ là thừa kế (tương lai), chưa phải là người sở hữu.
TH2: HĐ ủy quyền (công chứng) khác với HĐ mua bán (công chứng): đúng.
Tuy nhiên, cụ nhận định chưa sát thực tế: "Và xác xuất để có việc bên bán cũ UQ cho bên bán hiện tiện hoàn toàn quyết định là rất hiếm. Ko ai làm như vậy cả". Thực tế, trước đây HN chưa cho phép mua bán BĐS tạo lập trong tương lai, giấy tờ còn ở dạng HĐ (góp vốn, mua bán), chưa có sổ đỏ, nên khi mua bán dạng BĐS này người ta thường lách bằng cách sử dụng HĐ ủy quyền (công chứng), trong đó có nội dung Bên A (bên bán), ủy quyền cho Bên B (bên mua) thay mặt mình toàn quyền định sử dụng, định đoạt (ở, cho thuê, tặng, bán) BĐS cho bên thứ ba. Nghĩa là Bên B mua của Bên A nhưng dưới hình thức ủy quyền, sau đó Bên B có quyền bán cho Bên C (hợp pháp) mà không cần đến Bên A nữa. Cái này rất phổ biến ở HN, còn ở SG không có, vì SG cho phép sang tên HĐ luôn.
Sau này, 1-2 năm lại đây, quy định thống nhất trên cả nước, được phép sang tên HĐ đối với BĐS được tạo lập trong tương lai, từ đó HN cũng theo luôn. Tuy nhiên, phải đóng thuế thu nhập cá nhân và phí sang tên, nên một số giao dịch vẫn chơi HĐ ủy quyền để lách.

+ Có lẽ em oánh nhanh và tóm tắt ý, Trước đây, trên sổ đỏ nếu đã có v/c sẽ ghi luôn hai tên v/ch, giờ đã bỏ, trừ TH v/c muốn đứng tên cùng. Ghi đồng sở hữu xảy ra khi hai người ko phải vch nhưng mua chung và cùng đứng chung.

Chính vì vậy khoảng năm 2009 - 2010 mua bán chuyển nhượng sổ đỏ, HĐ vẫn bắt buộc giấy tờ và chữ ký của cả vợ lẫn chồng.
Còn thời điểm này ko nhất thiết, chỉ cần người đứng tên trên SĐ/HĐ.
=======> NÊN EM MỚI NHẮC CHỦ THỚT, nếu muốn an toàn, và kĩ tính thì khi có HĐ đặt cọc phải có phần thỏa thuận khác, trong đó v/c lăn tay ký tên mục cam kết đồng ý bán... ko tranh chấp.....

Về phần tài sản riêng lại khác nữa, lúc đó phải ra phươnga1x nhận. Em gói gọn trong bài của chủ thớt thôi.

+ Trong bài này, chủ thớt đang nói vụ TĐC, chứ ko phải đất ở đô thị, đất thổ cư. Nên mục chưa có Sổ hồng, sổ đỏ, chỉ là HĐMBUQ thì bắt buộc cả gia đình trên 18t phải kí. Em là em cẩn thận làm cả di chúc.
+ Có hai kiểu HĐ góp vốn:
- 1. giống như cụ nói: chỉ lên chủ dự án sang tên, phần quyết định sau khi sang tên đều do bên mua sau này đinh đoạt, coi như bán dứt điểm. Trước đây chưa đánh thuế TNCN chuyển nhượng cho cả HĐ thì chỉ mất phí sang tên cho chủ dự án.
2. Dự án bắt buộc làm HĐUQ, ( ko phải dự án TĐC) trong thời gian chưa ra sổ hồng, thường dự án này, khi chồng tiền xong hết, người mua vẫn giữ lại một khoản tiền, sau này, RA CHỦ QUYỀN HỒNG, bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền này, bên bán làm thủ tục chuyển nhượng tên======> Tin nhau là chính, và người mua cũng chuẩn bị đối phó hết các TH rủi ro.

+ Và xuất TĐC hoặc đã giao nhà nhưng chưa có chủ quyền hồng, vẫn phải làm HĐMBUQ, bắt buộc cả nhà >18t kí tên.

+ Còn TH ko muốn mất tiền TNCN lại là vấn đề khác, gần như chỉ dành cho quen biết trong gia đình.
 
Chỉnh sửa cuối:

sapthanh4banh

Xe điện
Biển số
OF-46751
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
2,696
Động cơ
486,527 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình, Nam Từ liêm, Hà Nội
Các khoản giấy tờ kia thì các bác đã tư vấn cả cho cụ rồi, e ko bổ sung gì thêm.
Còn vấn đề tài chính, e nghĩ nếu tin tưởng thì chuyển khoản là gọn nhẹ nhất, còn ko yên tâm thì cụ có thể giao tiền cùng với giấy biên nhận tại Ngân hàng. Lúc đó họ thích gửi sổ hay nộp tiền vào tài khoản là quyền của họ. Mình giao tiền tại ngân hàng, họ nộp luôn vào tài khoản của họ và nhờ các e ngân hàng kiểm tra là thuận cả đôi đường. E đã từng làm kiểu này, ok lắm. Chứ chuyển khoản có khi cả ngày chưa thấy nổi lại mất thời gian kiểm tra và nghi ngờ lẫn nhau.
 

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,511
Động cơ
392,359 Mã lực
Các khoản giấy tờ kia thì các bác đã tư vấn cả cho cụ rồi, e ko bổ sung gì thêm.
Còn vấn đề tài chính, e nghĩ nếu tin tưởng thì chuyển khoản là gọn nhẹ nhất, còn ko yên tâm thì cụ có thể giao tiền cùng với giấy biên nhận tại Ngân hàng. Lúc đó họ thích gửi sổ hay nộp tiền vào tài khoản là quyền của họ. Mình giao tiền tại ngân hàng, họ nộp luôn vào tài khoản của họ và nhờ các e ngân hàng kiểm tra là thuận cả đôi đường. E đã từng làm kiểu này, ok lắm. Chứ chuyển khoản có khi cả ngày chưa thấy nổi lại mất thời gian kiểm tra và nghi ngờ lẫn nhau.
+ CK trong TH cả hai bên cùng ngân hàng cụ ạ, nếu ko cùng ngân hàng, người bán có thể lập luôn tk tại ngân hàng đó, rất nhanh, ko rắc rối, ko mất time. Hoàn toàn tin tưởng nhau
+ Rút béng xèng ra, trả luôn như ý cụ cũng ok, nhưng đã cùng ngân hàng thì có cần lik tik thế ko? chỉ làm trong TH bên bán, muốn ôm tiền về, và gửi ngân hàng khác thui.
 

vutamhoan

Xe điện
Biển số
OF-42137
Ngày cấp bằng
2/8/09
Số km
2,136
Động cơ
483,054 Mã lực
Nếu ghi tên một người sở hữu trên sổ đỏ, nhưng nếu người này đã có vợ/chồng, đang trong thời kỳ hôn nhân, sổ đỏ được cấp trong thời kỳ hôn nhân, và không có bất kỳ một thỏa thuận nào (bằng văn bản) giữa vợ và chồng về việc xác lập tài sản riêng (là BĐS trong sổ đỏ), thì theo Luật Dân sự, Luật Đất đai và Nghị định 71, người vợ/chồng dù không đứng tên cũng đương nhiên là đồng sở hữu.
Nếu giấy tờ sở hữu BĐS đang ở dạng HĐ (góp vốn, mua bán) chưa phải là sổ đỏ cũng tương tự, và không liên quan đến các thừa kế hay các đương sự từ 18t trở lên (trừ phi có ghi tên họ trong sổ đỏ hoặc HĐ). Trước năm 1993, có yêu cầu về việc các thừa kế từ đủ 18t trở lên phải đồng ký tên, nay đã bỏ, vì họ chỉ là thừa kế (tương lai), chưa phải là người sở hữu.
Khi cấp sổ đỏ mà đang trong thời kỳ hôn nhân thì:
1. Phải ghi cả tên vợ/chồng.
hoặc:
2. Phải có văn bản từ chối đứng tên (hoặc chứng minh tài sản riêng) bên địa chính mới cấp sổ đỏ đứng tên 1 người

=> Về luật thì mua bán chỉ cần thằng nào đứng tên (chủ sở hữu) đứng ra ký là xong. Những thằng khác quên mịe nó đi. Nhưng về lệ ở VN thì vẫn đang ở mức văn minh làng xã, thành ra cứ kéo hết con cái vợ chồng vui lòng ký vào đây, có lăn tay luôn (giờ các phòng công chứng đều chơi bài "Trưng Trắc" này thì phải), thêm quay phim chụp ảnh nữa càng tốt.
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,568
Động cơ
463,800 Mã lực
Dạ, cụ chandai càng tư vấn càng sai. Phải nắm rõ quy định của luật, lý do quy định và cả thực tế nữa cụ ợ. Thôi nhà cháu nói luôn, nhà cháu làm trong lĩnh vực luật BĐS, đã thực hiện cho nhiều thân chủ trong thực tế 20 năm nay rồi. Dù không có nhiều thời gian, nhưng nhà cháu đã trót có nhời ở đây thì phải cho ngọn ngành.

Cụ nói: Trước đây, trên sổ đỏ nếu đã có v/c sẽ ghi luôn hai tên v/ch, giờ đã bỏ, trừ TH v/c muốn đứng tên cùng. Ghi đồng sở hữu xảy ra khi hai người ko phải vch nhưng mua chung và cùng đứng chung. Sai cụ nhá. Lý do này:
- Trước đây (trước năm 2001), trên sổ đỏ thường cơ quan NN chỉ ghi tên 1 người, đa phần là người chồng, nên nếu ly dị, hoặc cần vốn làm ăn, người vợ sẽ bị thiệt thòi. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người vợ, luật sau này quy định, nếu BĐS được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì phải ghi tên đồng sở hữu 2 vợ chồng, trừ phi người vợ/chồng có văn bản từ chối sở hữu và đồng ý cho người kia đứng tên một mình. Tuy nhiên, cơ quan NN một số nơi (nhất là nông thôn) vẫn có thói quen cũ là chỉ ghi tên 1 người, trường hợp này dù không ghi tên người kia (vợ/chồng) nhưng nếu ra tòa họ vẫn được phần sở hữu, trừ phi người đứng tên sổ chứng minh được đó là tài sản riêng, hoặc người không đứng tên từ chối sở hữu. Do đó, nếu bán BĐS, bao giờ công chứng viên cũng yêu cầu vợ/chồng dù không có tên trong sổ đỏ/HĐ, phải ký tên bên bán, vì theo luật họ là đồng sở hữu.
- Ghi đồng sở hữu trên sổ, do đó xảy ra theo 2 trường hợp: hoặc là họ không phải vợ chồng, hoặc là vợ chồng.
- Ngoài ra còn trường hợp vợ/chồng ly dị hoặc mất, dưng cái này hơi dài dòng và không phục vụ trực tiếp thớt ở đây nên tạm gác. Cụ nào cần hỏi nhà cháu sẽ trả lời sau.


Cụ nói: Chính vì vậy khoảng năm 2009 - 2010 mua bán chuyển nhượng sổ đỏ, HĐ vẫn bắt buộc giấy tờ và chữ ký của cả vợ lẫn chồng.
Còn thời điểm này ko nhất thiết, chỉ cần người đứng tên trên SĐ/HĐ.
Sai, như đã giải thích ở trên.

Thêm này: không phải khoảng năm 2009-2010 bắt buộc cả vợ lẫn chồng đều phải ký, mà là từ năm 2001-2002 khi Luật Đất đai có hiệu lực, và đến bây giờ chưa có bất kỳ văn bản luật nào bác bỏ hiệu lực này, nên hiện nay vẫn cứ phải thực hiện, chứ không phải như cụ nói nhá.

Cụ nói: Trong bài này, chủ thớt đang nói vụ TĐC, chứ ko phải đất ở đô thị, đất thổ cư. Nên mục chưa có Sổ hồng, sổ đỏ, chỉ là HĐMBUQ thì bắt buộc cả gia đình trên 18t phải kí. Em là em cẩn thận làm cả di chúc. Cũng sai nốt. Lý do:

- Nếu BĐS là tài sản được tạo lập trong tương lai, giấy tờ ở dạng HĐ góp vốn/mua bán giữa người mua với chủ đầu tư, thì người mua và người bán vẫn phải làm HĐ mua bán công chứng (nội dung hơi khác một chút với HĐ mua bán BĐS đã hình thành và có sổ đỏ). Về pháp lý, dù đang ở dạng HĐ, nhưng nó vẫn thể hiện khả năng sở hữu của người bán (vì sở hữu thực chất vẫn thuộc về chủ đầu tư - người đang nắm sổ đỏ gốc toàn dự án), do đó nó được giao dịch như sổ đỏ, dù đứng tên trên HĐ là vợ/chồng nhưng vẫn là tài sản của cả vợ chồng, do đó cả 2 phải đồng ký bán.
- Trước năm 1993, do pháp luật đất đai chưa rõ ràng, nên khi làm sổ đỏ (mới) hoặc sang tên sổ đỏ, con cái (bên bán) ai từ đủ 18 tuổi trở lên cũng phải ký. Hiện nay quy định đã rõ ràng hơn, con cái là hàng thừa kế thứ nhất chứ chưa phải là đồng sở hữu, nên không cần ký nữa. Tuy nhiên, một số người mua cẩn thận vẫn yêu cầu ký trong HĐ (viết tay, mang tính nội bộ), còn HĐ công chứng thì không một công chứng viên nào yêu cầu ký nữa.
- Di chúc chỉ có hiệu lực khi người làm di chúc đã mất. Còn dù đã có di chúc, thì người làm di chúc nếu đang sống vẫn có thể thay đổi nội dung (pháp luật cho phép) nên vì thế chưa hiệu lực. Muốn có hiệu lực ngay khi họ đang sống, thì phải chuyển sang hình thức tặng, cho (HĐ tặng, cho tài sản có công chứng).

Nhân đây nhà cháu cũng có nhời: trên OF các thớt lập ra là để chém gió, để trợ giúp lẫn nhau. Nhưng đã là trợ giúp pháp lý, viện dẫn điều luật thì phải nắm vững luật cũng như thực tế thi hành luật, nếu không hại cho chủ thớt lắm lắm.
Mong các cụ đại xá.
+ Có lẽ em oánh nhanh và tóm tắt ý, Trước đây, trên sổ đỏ nếu đã có v/c sẽ ghi luôn hai tên v/ch, giờ đã bỏ, trừ TH v/c muốn đứng tên cùng. Ghi đồng sở hữu xảy ra khi hai người ko phải vch nhưng mua chung và cùng đứng chung.

Chính vì vậy khoảng năm 2009 - 2010 mua bán chuyển nhượng sổ đỏ, HĐ vẫn bắt buộc giấy tờ và chữ ký của cả vợ lẫn chồng.
Còn thời điểm này ko nhất thiết, chỉ cần người đứng tên trên SĐ/HĐ.
=======> NÊN EM MỚI NHẮC CHỦ THỚT, nếu muốn an toàn, và kĩ tính thì khi có HĐ đặt cọc phải có phần thỏa thuận khác, trong đó v/c lăn tay ký tên mục cam kết đồng ý bán... ko tranh chấp.....

Về phần tài sản riêng lại khác nữa, lúc đó phải ra phươnga1x nhận. Em gói gọn trong bài của chủ thớt thôi.

+ Trong bài này, chủ thớt đang nói vụ TĐC, chứ ko phải đất ở đô thị, đất thổ cư. Nên mục chưa có Sổ hồng, sổ đỏ, chỉ là HĐMBUQ thì bắt buộc cả gia đình trên 18t phải kí. Em là em cẩn thận làm cả di chúc.
+ Có hai kiểu HĐ góp vốn:
- 1. giống như cụ nói: chỉ lên chủ dự án sang tên, phần quyết định sau khi sang tên đều do bên mua sau này đinh đoạt, coi như bán dứt điểm. Trước đây chưa đánh thuế TNCN chuyển nhượng cho cả HĐ thì chỉ mất phí sang tên cho chủ dự án.
2. Dự án bắt buộc làm HĐUQ, ( ko phải dự án TĐC) trong thời gian chưa ra sổ hồng, thường dự án này, khi chồng tiền xong hết, người mua vẫn giữ lại một khoản tiền, sau này, RA CHỦ QUYỀN HỒNG, bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền này, bên bán làm thủ tục chuyển nhượng tên======> Tin nhau là chính, và người mua cũng chuẩn bị đối phó hết các TH rủi ro.

+ Và xuất TĐC hoặc đã giao nhà nhưng chưa có chủ quyền hồng, vẫn phải làm HĐMBUQ, bắt buộc cả nhà >18t kí tên.

+ Còn TH ko muốn mất tiền TNCN lại là vấn đề khác, gần như chỉ dành cho quen biết trong gia đình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top