[CCCĐ] Em đi công tắc Bắc Triều Tiên các cụ ợ

Sapphire

Xe đạp
Biển số
OF-59487
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
26
Động cơ
443,260 Mã lực
TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG MÌNH – PHẦN 3​

Bình Nhưỡng có rất nhiều tượng đài và công trình kiến trúc công cộng, có những thứ mang tầm quốc tế như khách sạn hình kim tự tháp cao 105 tầng xây để chuẩn bị cho festival sinh viên thế giới mùa hè 89 mà đến bây giờ vẫn chỉ mới có cái xác nhà to sừng sững một góc trời. Tượng của chủ tịch Kim Nhật Thành bằng đồng cao đến 60m cứ ba năm lại được quét một lớp vàng nấu chảy. Cung thể thao hình nửa quả bí ngô đặt úp to quá mức cần thiết. Chính phủ hay viết báo nói cho dân biết về những cái nhất của Triều Tiên, rằng sông Đại Đồng chảy qua Bình Nhưỡng là sông sạch nhất thế giới; báo New Yorker của Mỹ cách đây không lâu cũng đăng lại một bài của báo Triều Tiên trong đó chủ tịch Kim Chính Nhật được khen là người có khiếu hài hước xuất sắc nhất của thể kỷ 20 và là mặt trời chói sáng nhất của thiên niên kỷ thứ 3, những khẩu hiệu tương tự thế này ở Bình Nhưỡng không đâu là không có. Người Triều Tiên bao năm nay đã được nghe những thứ này nên nói khác đi là không thể chấp nhận được.

Một ví dụ là khi từ Bình Nhưỡng về Bắc Kinh, có ba bác cán bộ mò vào toa tầu tôi ngồi chơi, một bác đòi mở lon bia, bác kia hỏi hộp bánh Thái Lan tôi mua bao nhiêu rồi chỉ xin cái hộp chứ cho bánh không lấy hết. Thấy các bác có vẻ vui vui lại về đến gần Trung Quốc rồi tôi mới bạo dạn chỉ tay vào huy hiệu rồi đưa dấu hai tay nắm nhau (thân thiện, bằng hữu) nói Hồ Chí Minh-Kim Nhật Thành. Nói chưa xong cả ba bác đã đứng dậy lảng đi cả. Thế tức là người Triều Tiên đã được dậy là trong số những người vĩ đại, thì người vĩ đại của họ là vĩ đại nhất. Thật uổng hộp bánh của tôi.

Cách đây vài năm một nhà báo Việt Nam sang đây về bất bình quá có viết bài gọi người Triều Tiên là rôbôt, gọi chính giới ở đây là độc tài. Tôi nghĩ nhà báo này suy nghĩ có rộng mà không có sâu thật xứng đáng bị cách chức ở báo phụ nữ thành phố HCM. Người Triều Tiên coi chuyện kỷ luật quân đội quan trọng, bới nếu không có kỷ luật thì đất nước đã bị bọn đế quốc sài lang nuốt từ lâu rồi, nên có thể gọi là trại lính chứ nhà tù và chuồng rôbốt thì thật coi thường nước và dân bạn quá lắm. Tính kỷ luật cao giúp cho người Triều Tiên làm được những việc người thường không làm nổi như người nặng 40kg vác gạo nặng 60kg, hay học để giao tiếp được bằng ngoại ngữ chỉ qua sách vở, hay trong điều kiện bị cấm vận thiếu lương thực trầm trọng mà vẫn xây dựng được những công trình kiến trúc khổng lồ sánh ngang tầm với người cổ Ai Cập xây kim tự tháp. Cách Bình Nhưỡng khoảng 20 km có một nơi mà trước đây chủ tịch Kim Chính Nhật khi còn trẻ đến tập quân sự trong vòng vài tháng cũng là nơi có mộ mẹ ông. Trên đỉnh núi cây cối um tùm có một khối đá nguyên khắc hàng nghìn chữ Triều Tiên chắc là lời căn dặn gì đó của tướng quân. Người hướng dẫn nói là khối đá này nặng 300 tấn đưa từ nơi khác về, núi cao 500 m nêu không có kỷ luật thì làm sao mà đẩy lên được? Người hướng dẫn cũng kể là khi tướng quân thi bắn đúng vào ngày giỗ mẹ ông, ông quyết định không lên núi viếng mộ mẹ và ở lại bắn với đồng đội. Trong phần thi nằm bắn từ trên núi xuống bia cách xa 300m ông bắn bốn phát thì ba phát trúng hồng tâm lại chui vào đúng một lỗ, còn phát cuối cũng chắc trong lòng ông xúc động nên chệch vào vai bia. Mọi người khen ông thì ông nói như thể chưa thể nào đáng gọi là xạ thủ bách phát bách trúng được, vẫn còn kém lắm. Tôi nghĩ là tướng quân lúc đấy chỉ khiêm tốn để làm gương thôi chứ thực ra ông là người bắn giỏi. Chỉ hơi tiếc là trong điều kiện đất nước khó khăn đạn dược thiếu, nếu chỉ bắn một phát đã tiêu diệt được kẻ thù thì việc gì phải phí thêm ba phát nữa như thế.

Trong thời gian ở bình nhưỡng tôi có gặp bác đại diện UNDP đồng thời phụ trách chương trình lương thực thế giới (WFP) ở Triều Tiên, một số các đồng chí mũi lõ tóc vàng nữa làm phân phối lương thực và phát triển. Trong số 24 triệu dân Triều Tiên thì trên giấy tờ có 6 triệu người phụ thuộc vào nguồn lương thực của WFP. Tổ chức nay kêu gọi các nguồn viện trợ lương thực từ nhật bản, hàn quốc, châu âu và Mỹ, rồi chuyển bằng tầu biển vào các cảng của Triều Tiên, lương thực thì nhiều đế quốc nhật bản và đế quốc hàn quốc chỉ dám thuê tàu 10000 tấn chở vảo vì sợ ông Triều Tiên ông ấy bắt luôn tầu, nếu tàu to quá thì không có gì mà đền. Triều Tiên thì lên án hai ông kia là cố tình làm chậm quá trình chuyển lương thực vào cho dân đói. Lương thực chuyển đến cảng bốc lên xe tải, wfp trả cả tiền đi lại ăn uống cho lái xe tải và công vận chuyển, còn ông chính phủ chở đi đâu thì không biết, mà đòi kiểm tra thi ông ấy dọa ngay là đòi lại visa. Hàng triệu tấn lương thực hàng năm cứ như thế cứ như thế không biết đâu mà lần, thiên hạ cứ đổ của vào, đén bạn thân là Trung Quốc ngày xưa cũng phải dọa cắt viện trợ vì gạo ngon trung quốc cho thì ông ấy cho quân đội ăn một nửa, một nửa ông ấy bán rồi lấy tiền mua gạo mục trung quốc cho gia súc ăn về để phát cho dân. Mà ông Triều Tiên ông ấy tính cục lắm, ai nói không vừa ý là ông ấy chơi luôn, xin lỗi giải thích sau nên không ai dám nói.

Vậy thì tại sao Triều Tiên thiếu thân thiện thế mà thế giới vẫn cứ phải đỡ ông ấy dậy. à là bởi vì ông ấy có bom nguyên tử, mà tính ông ấy là tử vì đạo bất kể là đạo gì, thế giới mà để cho ông ấy đói là ông ấy dọa nổ một quả. Cách đây hai ba năm khi chậm mang gạo cho ông ấy ăn, ông bắn hai quả tên lửa bay vọt qua Nhật Bản, thiên hạ chả sợ chết khiếp. Trung Quốc chẳng tiếc ngẩn ngơ là tại sao lại đi dạy ông kia làm bom, đúng là đưa kiếm sắc vào chỗ không có phẩm tiết.

Nếu để ý thì sẽ thấy ở đây có một vòng tròn luẩn quẩn. Không cho ông ấy ăn thì ông ấy chủi, cho ông ấy ăn thì có sức ông ấy chủi càng to. Nên là cứ phải nghe ông ấy chửi mà vừa phải bón cho ông ăn. Trước nay thì thiên hạ đứng từ xa cho ăn để khỏi bị nghe chửi điếc tai quá, nay chính sách mới, đi đầu là Sunshine (ánh nắng) của TT Hàn Quốc Kim Đại Trọng, cho rằng ông ấy chửi thế là vì ông ấy thiếu tình yêu thương nên sẽ phải xáp lại gần để giúp ông ý làm việc có ích hơn là suôt ngày ngồi mà chửi. Tôi dồng ý với chính sách này, ở nước ta và trung quốc có hai bác chắc cũng đồng ý là các bác Nam Cao và Lỗ Tấn.

Đối với Việt Nam, tôi nghĩ là ông Triều Tiên tuy bé những lúc nào cũng trịch thượng coi mình là nước lớn do có ông anh cả trung quốc đứng bên. Thời chiến cho ông ấy mượn máy bay xong ông đếch thèm trả, rồi ông tiếp Pol-pot như thượng khách, chủi bới Việt Nam xâm lược Campuchia, khi Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, trong suốt 1.5 năm đại diện của nhà nước không chịu gặp đại sứ Việt Nam để nhận quốc thư. Mới gần đây chính phủ ta lại quyết định gửi tặng ông mấy nghìn tấn gạo. Chắc chắn là những hình ảnh mất mùa thiên tai của Việt Nam đã từng được gửi lên chương trình thiên đường địa ngục tôi nói lúc trước...tôi thà là làm quỷ ở nước nam còn hơn làm thiên thần đất bắc (hàn).
 

Sapphire

Xe đạp
Biển số
OF-59487
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
26
Động cơ
443,260 Mã lực
Phần 4 này phần nhiều là cảm nghĩ/ cảm nhận/ đánh giá của tác giả chứ không phải là "kể chuyện" nữa nên xin các bác cho bỏ qua để đảm bảo tinh thần của OF là không đưa ra nhũng nhận định thuộc nhóm "nhạy cảm". Em xin bỏ hết, chỉ giữ lại 2 đoạn kết này thôi:


TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG MÌNH – PHẦN 4​

Triều Tiên không có dấu hiệu thả lỏng của một đát nước đang đến kỳ thay đổi mà ngược lại, sự áp đặt của thể chế có vẻ được củng cố kỹ càng hơn. Mấy năm trước đây nhà nước quyết định đưa vào sử dụng một hệ thống lịch mới tính năm thứ nhất là năm sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành, gọi lịch này là lịch chủ thể. Chủ thể là một biến dạng của chủ nghĩa Marx pha trộn đậm đà với chủ nghĩa dân tộc của Triều Tiên. Đáng buồn là người viết ra hệ tư tưởng mới này trước là hiệu trưỏng đại học tổng hợp Kim Nhật Thành, là thầy học của chủ tịch hội đồng quốc phòng tướng quân nguyên soái Kim Chính Nhật đã bỏ nước mà đi thông qua đường đại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh. Năm nay là năm 91 chủ thể, một cách gọi gợi nhớ về một quá khứ của các triều đại phong kiến, ngoài ra chủ tịch Kim Nhật Thành, dù đã chết, trên giấy tờ và văn bản vẫn được coi là chủ tịch muôn đời của Triều Tiên. Sau khi ông mất một năm, Triều Tiên vẫn gửi quốc thư cho đại sứ cầm đi ký tên ông, đến khi các nước phản đối họ mới chịu thôi.

Tôi lên tầu ở Bình Nhưỡng khoảng 9h sáng ngày 30-4 đúng ngày giải phóng miền Nam, rất mững là có đến 7-8 người ra ga tiễn. Bẩy tiếng sau khi tầu lên cầu lần này vượt sông áp lục về lại trung quốc tôi có cảm giác như những ám ảnh và sưc ép dồn nén trong đầu đến lúc này được thả ra hết cả. Hình ảnh đầu tiên nhìn thấy trên sân ga Trung Quốc làm tôi thấy ấm khắp người là hai cán bộ đường sẳt trung quốc chắc tình iêu với nhau, đang ngồi trên một cái áo mưa ở góc khuất sân ga, anh chang áo đồng phục để phanh ngực mặt mày hớn hở. Không thấy đâu có súng ống, thép gai, phụ nữ khốn khổ oằn mình dưới sức nặng của bao gạo mục , cờ hoa khẩu hiệu ảnh chú Kim cũng chẳng thấy có, tôi xuống sân ga đứng máy ảnh lăm lăm muốn chụp gì thì chụp, bên cạnh có hai biên phòng Trung Quốc, cô gái đang gọi đùa cậu trai là đồ con lợn. Tôi nhìn lại sang bên phía xa chỉ chưa đầy hai km, cùng chung một khoảng trời, cùng hít thở một bầu không khí nhưng là nơi đau khổ, chịu đựng, và tù túng. Các đồng chí Triều Tiên ơi, hãy còn xa lắm mới đến được thiên đàng, càng xa hơn nếu các đồng chí đi lùi.
 

2K40

Xe hơi
Biển số
OF-23125
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
139
Động cơ
495,623 Mã lực







Em thấy cái gạch lát vỉa hè này giống Việt mình thế !!
Em biết Cụ chủ thớt còn nhiều ảnh độc.....tiếp tục cụ nhé!:))
 

trabant

Xe đạp
Biển số
OF-70448
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
15
Động cơ
428,650 Mã lực
Em tìm lại được một bài đã đọc hồi trước và post lên đây cho các cụ cùng xem, vì bài này được copy lại nhiều lần nên mạn phép người viết không trích dẫn được nguồn chính xác





Tháng 8 năm 2007, Bắc Hàn hứng chịu những trận mưa lụt rất lớn trong lịch sử nước này. Một vài đoạn kè trên sông Johung bị vỡ và rất nhiều ngôi nhà đã chìm trong biển nước. Dưới đây là 1 vài tấm ảnh trong chuyến thăm 2 xã Jitap-ri và Wonjong-ri, 2 nơi bị thiệt hại nặng nề nhất ở huyện Pongsan, tỉnh Bắc Hwanghae.


Dường như mọi thứ ở Pongsan vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường.



Xã Jitap



Nông thôn châu Á nào cũng có cảnh này, hết chăn vịt lại chăn bò.





Tại tất cả những nơi có sự hiện diện của chính quyền thì trong khuôn viên đều có những cột lớn như thế này ghi lại những lời răn dạy của Kim Chủ tịch hoặc những khẩu hiệu.Trụ sở xã Jitapcũng không ngoại lệ.




Nhà cửa ở đây khá lụp xụp.



Trạm xá xã Jitap.



Cầu tạm bắc qua sông Johung, cây cầu cũ đã bị lũ cuốn trôi. Vào mùa khô, con sông dường như có vẻ rất hiền hòa thanh bình, nhưng vào mùa lũ thì quả thật đáng sợ.


Trộn đất làm gạch non, như thường lệ, vẫn luôn là những người phụ nữ Bắc Hàn fải làm những công việc nặng nhọc.



Gạch non được sử dụng để dựng nhà ở những vùng hẻo lánh trên đất Bắc Hàn, chi phí rẻ hơn gạch nung nhưng cũng vì thế mà ngôi nhà sẽ rất dễ sụp khi fải ngâm trong nước lũ dài ngày.



Anh Jong Song Su trước nền ngôi nhà của mình sau trận lũ, nhà của anh bị fá hủy hoàn toàn. Khi được hỏi về tương lai , anh zả nhời rất thản nhiên như lập trình :"Có Chủ tịch Kim Jong Il bên cạnh chúng tôi, tương lai sẽ chẳng có vấn đề gì ghê gớm"



Rời xã Jitap, chúng tôi đến xã Wonjong



Cư dân mất nhà cửa trong trận lụt năm ngoái giờ vẫn sống lay lắt trên triền đê trong những căn lều tạm bợ như thế này



Nhà cửa hầu hết đều đã tan hoang



Chị Kim Yong Sun đang có ý định dựng lại ngôi nhà của mình trên nền ngôi nhà cũ, trong khi đồng chí Bí thư xã Wonjong khẳng định Chính phủ sẽ hỗ trợ người dân dựng lại nhà ở nơi khác trước 10/10, ngày kỉ niệm thành lập Đ.LĐ.TT


Chị Kim Yong Sun hiện đang sống trong căn lều tạm với chồng và 3 con gái



Nhà cửa ở Wonjong có vẻ khá khẩm hơn 1 chút


Máy kéo Chollima, niềm tự hào 1 thời của nền công nghiệp sản xuất Bắc Hàn. Giờ nhìn lại để so đọ với Nam Hàn, hẳn dân Bắc Hàn không thể tưởng tượng nổi tại sao những người anh em miền Nam của mình lại tiến xa đến vậy

(Còn tiếp)
 

trabant

Xe đạp
Biển số
OF-70448
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
15
Động cơ
428,650 Mã lực
(Tiếp theo)


Bình Nhưỡng đã vào thu, đại lộ cây tùng gần núi Ryongak



Ruộng rau ở quận Ryongsong



Năm nay mùa màng không đến nỗi tệ lắm



Cúc vạn thọ



Chờ đợi mùa xuân, chụp tại khu chèo thuyền gần thác Ryonggunbong



Cây bạch quả trên fố Songyo Kangan



Bình Nhưỡng đâu chỉ toàn màu xám u ám, cũng có nắng vàng lá vàng và tuyết trắng đấy chứ



Cổng chiến thắng giống như Patuxai bên Lào hay Arc Triumph ở Paris, xây năm 1982 cao sáu mươi mét



Các cháu thiếu nhi đi lao động XHCN ở gần SVĐ Kim Nhật Thành



Phố Kaeson (Thành tựu) nhìn từ Tháp Hữu nghị, dưới đường là 1 cô CSGT Bắc Hàn trong trang fục mùa đông



Tháp Hữu Nghị Triều Trung



Công viên tuổi trẻ Kaeson, nhìn hơi giống công viên Vầng Trăng ở Hà Nội. Tôi thậm chí còn thử chơi trò xe lửa siêu tốc này, kể ra cũng hơi liều vì nhìn những thiết bị gỉ hoen gỉ hoét thế này mà vẫn dám trèo lên thì kể ra cũng đã là 1 sự dũng cảm lớn, ruột gan cứ như lộn trái hết cả ra. Chả hiểu sao trên đời lại có những người thích thử đi thử lại cái cảm giác mạnh thế này.


Nhà ga Tây Bình Nhưỡng. Ở Bắc Hàn, mọi nhà ga đều trang trí = khẩu hiệu và chân dung của chủ tịch quá cố Kim Nhật Thành. Những tấm ảnh tinh tươm càng làm nổi bật như xấu xí của những ngôi nhà mà cái nắng vàng của 1 ngày chiều tháng 11 không thể diễn tả hết


Bảo tàng lịch sử Triều Tiên



Đã đến mùa kimchi. Chiếc xe tải cũ kĩ chở bắp cải TQ tiến vào cổng chiến thắng,hehe


Kim chi là 1 món 0 thể thiếu của người Hàn ở cả 2 miền Nam Bắc



Người người kimchi, nhà nhà kimchi



Điện thoại công cộng thế hệ mới của Bắc Hàn, trên fố Sungni



Loại xe điện bánh hơi Chollima 70, được sản xuất năm 70,72 thế kỉ trước. Nhảy xe điện là 1 môn thể thao ưa thích của mấy cháu học sinh Bình Nhưỡng vì nó chạy tương đối chậm
 

trabant

Xe đạp
Biển số
OF-70448
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
15
Động cơ
428,650 Mã lực
(Tiếp theo)




Quận Taedonggang, ngoại ô Bình Nhưỡng mang 1 dáng vẻ thật cũ kĩ lụp xụp



Hầu hết dân Bắc Hàn đều không nhận được gạo viện trợ của Chính phủ Nam Hàn do Bắc Hàn quyết định "nhập kho" hầu hết số gạo trên để fục vụ cho dự trữ quân đội. Tổ chức Quan sát Nhân quyền thế giới đã lên án hành động này vào ngày 9 tháng 10 năm 2008. Trong ảnh là 2 người dân Bình Nhưỡng, chả hiểu kiếm đâu được 2 bịch gạo viện trợ, trên bì còn ghi rõ 4 chữ:"Đại Hàn dân quốc"



Cổ kim Đông Tây y kết hợp. Đại Đồng Môn là sản fẩm của vương triều Koryo. Sau lưng nó là Tháp Juche (Chủ Th



Cầu dành cho người đi bộ nối phố Saesallim và phố Chongnyon. Giá kể xây mấy cái cầu này ở Vn nhiều nhiều chút cũng đỡ tắc đường vì dân Bắc Hàn không đông mà xe cộ thì cũng ít, hơi fí



Phố Munsu Đông (giống kiểu Nanjing Donglu và Nanjing Xilu ở Thượng Hải). Dòng người xếp hàng 1 cách nhẫn nại trèo lên chiếc xe điện cũ kĩ để được về nhà, các khu tập thể ở Bắc Hàn rất cao, ít nhất là 20 tầng



TCái búa: đại diện cho tầng lớp công nhân. Cái bút: đại diện cho tầng lớp trí thức. Cái liềm: đại diện cho tầng lớp nông dân. Anh bạn đi cùng cứ phì cười vì cái hình bàn tay cầm cái bút (thì rõ là cái bút nhưng anh ý cứ hiểu sang là "cái bút" kia,hehe), nên anh đặt là :"Tượng đài..."



Bên trong Cửa hàng bách hoá Đông Bình Nhưỡng, ở đây chủ yếu chỉ bán những đồ gia dụng được nhập khẩu từ TQ, giống Bách Hoá Tràng Tiền cách đây 20,25 năm



Những cái cột đá như thế này thường xuất hiện ở mỗi quận huyện tại Bắc Hàn, dòng chữ trên được dịch là: "Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành đời đời sống mãi với sự nghiệp cách mạng của chúng ta"



Nhà trẻ trên phố Songyo Kangan, dòng chữ được dịch là:" Ngàn lần cám ơn Tướng quân đáng kính Kim Chính Nhật (Kim Jong Il)". Ngôi nhà theo kiến trúc Nhật bản vẫn còn tồn tại đến bây giờ ở Bình Nhưỡng là cực kì hiếm



Xe điện trên phố Chongyon



Bảng cấm đi xe đạp. Buồn cười là với 1 mật độ giao thông vắng vẻ hiếm có trên thế giới nhưng những con fố chính ở Bắc hàn người ta cũng cấm xe đạp và thậm chí trong ảnh này còn cấm cả đi xe đạp trên vỉa hè nữa cơ


Nhìn thấy anh chàng này fải dắt bộ chiếc xe đạp của mình chưa



Đằng sau vẻ bề thế nhưng không lấy gì làm hào nhoáng của những khu nhà cao tầng ở Bình Nhưỡng là những căn lều lụp xụp như thế này, dân fải đốt than bùn để sưởi qua mùa đông. Thực ra thì ở Thượng Hải cũng có những khu như thế


Nữ cảnh sát giao thông xinh đẹp Bắc Hàn
 

Neo scooter

Xe tải
Biển số
OF-70994
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
265
Động cơ
430,400 Mã lực
Công nhận là anh BTT này nghèo thật, rưng có lẽ an ninh trật tự, nhất là vấn đề ý thức giao thông ngon hơn ở VN mình.
"Việt Nam có Bác Hồ" thì ở BTT có Kim Nhật Thành & bây giờ là Kim Chính Nhật mà, nhưng công nhận cách làm của họ ... có khác ở mình nhỉ.
Tiếp nữa đi bác để bọn em được mở mang thêm tầm mắt với!!
 

IBST

Xe đạp
Biển số
OF-71334
Ngày cấp bằng
24/8/10
Số km
14
Động cơ
427,464 Mã lực
Nơi ở
Số 3 Điện Biên Phủ Hoàn Kiếm Hà Nội
Website
luxurywatchvip.vn
Mà sao em đọc một bài báo nước ngoài gì đấy nó bảo là bên ấy k cho nước ngoài chụp ảnh, quay phim. Bác chụp được nhiều ảnh thật đấy. Thanks nhiều nhé. Để biết thêm về BTT
 

Z4y

Xe đạp
Biển số
OF-25612
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
27
Động cơ
489,526 Mã lực
Đây là sân trước lăng Bác Kim, to và hoành tráng hơn lăng ở nhà mình
Đợt bố em đi Triều Tiên công tác có vào cái lăng bác Kim bảo là trong đấy nó thiết kế đường như mê cung, vào không có người dẫn đường cứ xác định ở trong đấy chơi với bác Kim luôn :))
 

benghe

Xe điện
Biển số
OF-25158
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
2,101
Động cơ
510,985 Mã lực
Nơi ở
Quán 217
Đợt bố em đi Triều Tiên công tác có vào cái lăng bác Kim bảo là trong đấy nó thiết kế đường như mê cung, vào không có người dẫn đường cứ xác định ở trong đấy chơi với bác Kim luôn :))
Báo cáo các cụ là Lăng cụ Kim to thì đúng 100 gian, vào cực kỳ hoành tráng, khách vào phải cúi làm lễvà bỏ dép đi chân đất. Cụ Kim con thì 50 gian,... trong đó có rất nhiều đồ lưu niệm của các cụ ý, nổi bật là chiếc xe Mẹc mạ vàng đời 196xx em không nhớ rõ và rất nhiều bảo kếm. Vào đó các cụ không theo guide thì có mà lạc sớm.. để rảnh em up ảnh Lăng hầu các cụ.
 

HorsePower

Xe container
Biển số
OF-40974
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
8,989
Động cơ
557,605 Mã lực
Xin đóng góp thêm mấy hình ảnh. Bài copy của cụ gì về BTT hay quá, tuy nhiên đọc thấy u ám, nhân đây có mấy hình thêm cho phong phú.
Cụ Kim con giữa tả hữu:

Hình này Như múa Cancan bên Miền tây nước Mỹ:

Rồi Bowling Starbowl Phạm ngọc thạch.

Stop! Cấm chụp Hình.

Hai miền TT nhìn từ trên trời. Như bác gì viết: Thiên đường và địa ngục nhìn buổi tối nó thế này đây a.
 
Chỉnh sửa cuối:

Neo scooter

Xe tải
Biển số
OF-70994
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
265
Động cơ
430,400 Mã lực
Há há, cái hình mấy cô bộ đội đá cao chân ấy hay phết các bác nhẩy? Cụ Horsepower chụp được quả ảnh quá hay.
Nữa đi cụ ới!!! \:D/
 

Inox75

Xe tăng
Biển số
OF-6790
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
1,562
Động cơ
557,080 Mã lực
Nơi ở
Trên quả đất này thôi
Hình này Như múa Cancan bên Miền tây nước Mỹ:

Dư thế lày thì lộ hết cả hàng:)):)):))
 

tuan5668

Xe hơi
Biển số
OF-68137
Ngày cấp bằng
11/7/10
Số km
130
Động cơ
432,860 Mã lực
sang ngay ấy chứ còn chờ gì nữa
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
đọc thấy hay lại coppy lại


Bắc Hàn - Đất nước kỳ dị nhất thế giới
Hãy tưởng tượng một đất nước mà khi tới đó điện thoại di động của quý vị bị tịch thu ở sân bay mà không có một lời giải thích hay xin lỗi, internet không hề tồn tại và người giám sát quý vị dõi theo từng động thái. Họ sẽ báo cho chính quyền nếu quý vị rời khách sạn một mình.

Đây là quốc gia chưa từng có chiến tranh trong nửa thế kỷ qua nhưng vẫn có một trong những lực lượng quân đội lớn nhất trên thế giới và nơi mà người dân phải thờ phụng vị chủ tịch đã qua đời cách đây 16 năm.

Đó không phải là một đất nước trong chương trình truyền hình hay trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell - đó là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong năm 2010.

Tôi đã tới Liên Xô thời Brezhnev và đã quay phim ở Miến Điện và Tây Tạng nhưng chưa có nơi nào tôi tới mà mọi thứ bị kiểm soát, theo dõi và mọi thứ được sắp đặt tới mức như vậy.

Những mô hình kiểu mẫu có mặt ở khắp nơi. Tôi đã tới thăm các trang trại kiểu mẫu, những làng kiểu mẫu, nhà máy kiểu mẫu, trường học kiểu mẫu, nơi mà chính những người giám sát cũng trông khá bẽ bàng khi tôi hỏi một học sinh kiểu mẫu trong lớp học tiếng Anh về người mà em ngưỡng mộ nhất trong các nhà lãnh đạo thế giới hiện đại và em trả lời: "Joseph Stalin và Mao Trạch Đông".

Với sự sùng bái cá nhân, những nhà độc tài và Thiếu niên Tiền phong đi diễu hành, Bắc Hàn hoàn toàn chìm trong Thế kỷ 20.

Một cụ bà ngơ ngẩn đẩy xe mua hàng dọc đường, một công nhân nhà máy mặc áo kiểu cổ tại công xưởng, và những người bán hàng rong bị đẩy nhanh khỏi ống kính camera vì sợ rằng họ sẽ làm hỏng hình ảnh gột rửa mà các quan chức muốn chúng tôi quay phim.

Người quay camera của tôi suýt khóc khi một đám trẻ em đang chơi bời rất tự nhiên bên vệ đường bị đẩy sang một bên.

"Chúng tôi muốn thấy những người dân bình thường," ngày nào chúng tôi cũng đề nghị với những người giám sát.

Nhưng sự bình thường và tự nhiên không có chỗ ở Bắc Hàn.


Ở Bắc Hàn có tới 500 tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành

Chủ tịch bất tử

Chiều hôm đó chúng tôi được đưa tới nhà hát để xem vở ballet viết mừng thắng lợi của việc xây dựng đập nước phục vụ nhà máy thủy điện.

Sáng hôm sau chúng tôi được đưa tới vườn trẻ kiểu mẫu ở Bình Nhưỡng.

Mỗi khi tôi tới lớp học trong ngôi trường rộng rãi và nguy nga, các em nhỏ ùa ra nắm tay tôi và đưa tôi tới xem lại một buổi diễn được chuẩn bị cẩn thận.

Những bé gái cười ngoác miệng và nhảy rất đều trong khi các bé trai mặc đồ vét đỏ và vẽ mặt, hát những bài ngợi ca Lãnh tụ Vĩ đại của đất nước.

Mọi thứ bắt đầu khá đáng mến nhưng những khuôn mặt như đeo mặt nạ và những nụ cười cứng nhắc làm cho cả trẻ em cũng trông có vẻ dối trá.

Nhiều em nhỏ cũng được điều tới để quét các bậc thềm dẫn tới tượng đồng cao gần 20 mét của Lãnh tụ Vĩ đại.

Ông Kim Nhật Thành qua đời cách đây 16 năm nhưng ông vẫn là chủ tịch của đất nước.

"Ông là người bất tử," hướng dẫn viên 24 tuổi giải thích. "Chúng tôi không tin rằng ông đã qua đời."

Khi tôi kéo câu chuyện về với thực tại và nói về thế giới hiện đại, cô tiết lộ cô chưa bao giờ từng nghe đến Nelson Mandela.

Sự thiếu liên hệ với thế giới hiện đại này thật nản lòng.

Bí mật quốc gia

Tôi đã gửi một "danh sách đề nghị" tới Bình Nhưỡng qua đại sứ quán Bắc Hàn ở London về những gì tôi muốn thấy và muốn làm khi tới nơi.

Tôi nghĩ có thể họ sẽ nghĩ là tôi lịch sự khi đề nghị quay phim đội tuyển bóng đá Bắc Hàn, đội đã lọt vào vòng chung kết World Cup lần đầu tiên kể từ năm 1966.

Người ta cho tôi cảm tưởng trước khi tôi rời London rằng đề nghị này cùng các đề nghị khác đã được chấp nhận.

Trong cuộc gặp đầu tiên với những người giám sát tôi ở Bình Nhưỡng, họ mới cho tôi biết sự thật. Không những tôi không được quay đội tuyển quốc gia mà, theo họ, trong suốt chín ngày tôi ở đó không có trận bóng đá nào diễn ra.

Bóng đã rõ ràng là bí mật quốc gia.

Một buổi sáng tôi thấy một cặp ngồi ăn sáng, tay cũng đeo băng nhà báo. Họ trông hoàn toàn như những kẻ bại trận.

Hóa ra họ là phóng viên bóng đá Brazil. Chính họ cũng đã đề nghị được tới Bắc Hàn để xem bóng đá và đã bay từ Rio tới London và tới Bình Nhưỡng qua ngả Bắc Kinh.

"Đi xem bóng đá à," sáng nào chúng tôi cũng tàn nhẫn hỏi họ.

"Không, chúng tôi tới nhà trẻ," họ trả lời. "Không, chúng tôi đi xem ballet" là câu trả lời cho một hôm khác.

Nhưng bất chấp sự điên cuồng, ít nhất tôi cũng đạt được một điều gì đó qua chuyến đi được dàn dựng công phu tới Bắc Hàn - qua những gì mà tôi được quay phim, Bắc Hàn đã chứng tỏ họ là nước kỳ dị nhất trên thế giới.

Người ta chỉ còn biết khóc khi nghĩ tới chuyện các phóng viên bóng đá Brazil đi xem ballet.
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
Đôi mắt cô gái Triều Tiên

Đăng ngày: 15:39 11-10-2007 Thư mục: Tổng hợp



Đã ngà ngà say với mấy chai rượu vang dưới hầm rượu Lê Văn Sĩ, đã gần 9 giờ tối rồi, vậy mà cụ Phan còn níu kéo đi uống nữa : "Tới chỗ này đi, hay lắm, độc nhất vô nhị ở Sài Gòn". Vậy là đi, từ quận 3 qua quận 1. Nơi này ngày nào cũng đi ngang, bên cạnh tiệm bán DVD quen thuộc, đối diện Nhà văn hóa thanh niên, vậy mà bây giờ mới biết...
Những cô gái da trắng như bông khép mình sau trang phục truyền thống Churumagi đã quá quen thuộc trong mấy bộ phim cổ trang Hàn Quốc chạy tới chạy lui phục vụ bàn, hầu hết thực khách đều nói tiếng Hàn, có gì lạ đâu ?. Người Hàn Quốc đi đầy ngoài đường kia mà. Cụ Phan chứng minh ngay sự uyên thâm trong làng rượu thịt khi rượu Soju được rót tràn ly : "Mấy cô này đều là người Bắc Triều Tiên chứ không phải Hàn Quốc đâu!".
Bán đảo Triều Tiên : Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên, vậy mà xa nhau một trời một vực. Thông tin về Hàn Quốc luôn tràn ngập trên các báo, đài. Chưa một lần đặt chân tới xứ Kim Chi, nhưng bạn bè ở trong báo và báo bạn đều đã đến Hàn Quốc như đi chợ. Còn hỏi ai đã đi Bắc Triều Tiên thì câu trả lời xa xăm như một màn sương. Một chiếc cầu sập ở Hàn Quốc ai cũng biết chính xác số người thiệt mạng, bộ trưởng nào từ chức...Thiên tai ở bắc Triều Tiên, hàng ngàn người chết, hàng triệu người đói, vậy mà thông tin cứ mờ nhạt...Người ta nói đó là hậu quả của chính sách đóng cửa thông tin của Bắc Triều Tiên từ 1/2 thế kỷ sau chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Mọi chuyện của phía bắc vĩ tuyến 38 đều khép lại sau một tấm màn bí mật...

Phút trò chuyện ngắn ngủi giữa Nam - Bắc Triều Tiên (ảnh Trần Việt Đức)
Phải công nhận các cô gái Triều Tiên thật đẹp, mà cái đẹp không dám nhìn lâu, bởi đôi mắt. Những đôi mắt thật lạnh!. Vừa thấy nở nụ cười, nhưng ánh mắt không cười. Vừa thấy nhẹ nhàng ân cần ghi thực đơn, nhưng sự nghiêm nghị như một cán bộ chỉnh huấn hiển hiện ngay trước mặt. Vừa đồng ý cho chụp một tấm ảnh quàng tay qua vai làm kỷ niệm, đã thấy ngay sự hiểm nguy khi định sờ vào tấm huy hiệu trên ngực áo có hình chủ tịch Kim Nhật Thành, giọng nói của cô gái Triều Tiên cũng lạnh như ánh mắt. Nhìn quanh, những vị thực khách Hàn Quốc cũng nhìn các cô gái đồng hương của họ với ánh mắt vừa tò mò, vừa ngại ngùng...Rượu đã say, vậy mà những giọng nói cứ thì thầm, có ai đó (chắc là say quá nên hoang tưởng) thì thầm: "Coi chừng, mấy cô này đều là gián điệp đó..., còn cái thằng cha ngồi sau quầy là chính ủy đó...".
Chẳng có gì hấp dẫn, chỉ có ánh mắt lạnh như băng, vậy mà ánh mắt ấy cứ ám ảnh, lại lần mò tìm đến lần thứ hai.
Không có gì thay đổi, cũng với phòng ăn đông nghẹt khách Hàn Quốc, cũng với những nụ cười mà ánh mắt không cười, cũng với nồi thịt chó to tướng với giá 300.000 ngàn đồng mà không dám gắp đũa. Hỏi thăm cô phục vụ người Việt, cô cho hay: "Mấy chị này sang đây lâu rồi, nhưng đều ăn ở tại nhà hàng và hầu như không đi chơi đâu cả...". Rượu Soju cô gái Triều Tiên rót không chút tràn ly, một nụ cười kèm ánh mắt không cười được ban ra như một ân huệ cho thực khách cũ. Tiền bo được kín đáo kẹp trong tờ hóa đơn được trả lại ngay lập tức kèm ánh mắt sắc như dao, ánh mắt nói "chúng tôi làm việc không phải vì tiền bo!", nhưng vẫn cúi rạp đầu khi khách ra về như kiểu chào truyền thống của người Triều Tiên...

Nồi thịt chó nấu kiểu Bắc Triều Tiên giá 300.000 đồng (ảnh Trần Việt Đức)
Ánh mắt của cô gái đến từ Bắc Triều Tiên cứ ám ảnh tôi suốt nhiều ngày, cuộc sống luôn tươi đẹp, cuộc sống có muôn màu, cuộc sống cần có nụ cười...vậy mà sao nụ cười của em không như những nụ cười mà tôi đã gặp, ánh mắt của em mang một màu băng giá...Có ai cho tôi biết vì sao...
 

HaTrang

Xe tải
Biển số
OF-45971
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
476
Động cơ
466,860 Mã lực
Nghe cụ nói mà thấy chạnh cả lòng. Nhớ ngày trước vào những năm 80 đất nước ta vẫn đang trong cảnh bao cấp, lần đầu tiên được ăn sữa đặc hết date hàng trợ cấp của Xô viết mẹ cháu luộc lên cho đảm bảo, nó biến chất keo đặc lại mà ăn vẫn thấy ko có j ngon hơn. Bg xem topic của cụ cháu lại thấy cái tình cảnh thê thảm ấy đối với trẻ em BTT. Có lẽ mấy gói mì tôm của anh cụ cũng đã là sơn hào hải vị của một vài đứa trẻ may mắn hơn cụ nhỉ.
Nghĩ mà thấy tội cho người dân BTT quá
chuẩn đó bác, cái này em đọc lâu rồi, nó nói lên tất cả:
Các nhà khoa học CHDCND Triều Tiên cho biết vừa sản xuất một loại mì giúp người ăn lâu thấy đói.

Theo nhật báo Choson Shinbo (Nhật), loại mì này được làm từ ngũ cốc và đậu nành. Nó chứa nhiều protein hơn các loại mì thông thường gấp hai lần, đồng thời nhiều chất béo hơn gấp năm lần, giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn và được cho là một sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ.

Cũng theo tờ báo này, mì “no lâu” sẽ sớm được bán rộng rãi trên thị trường CHDCND Triều Tiên.

CHDCND Triều Tiên đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực gần 10 năm qua và hiện đang nhờ vào viện trợ lương thực của nước ngoài. Tháng trước, Chương trình lương thực thế giới cảnh báo 6 triệu người tại CHDCND Triều Tiên đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp sau đợt lũ lụt nghiêm trọng vào năm ngoái
.
 

Open_Mind

Xe đạp
Biển số
OF-72490
Ngày cấp bằng
9/9/10
Số km
12
Động cơ
425,720 Mã lực
Cám ơn phóng sự của bác chủ thớt, đọc rất hấp dẫn và nhiều cảm xúc ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top