Em đi bảo tàng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam !!!

Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
215
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Cấu tạo xe tăng : :6:






1.Khái quát :



Xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường là vào ngày 15/9/1916,vào năm thứ 3 của cuộc thế chiến I, phe sử dụng là Anh ( 49 chiếc) , trong trận ra mắt này chỉ cần vài giờ ( từ sang sớm đến 10h sang) quân Anh đã chiếm lĩnh trận địa phòng ngự có chiều sâu 5km của quân Đức dọc sông Sein (Xen) trên đất Pháp…….
……Đến thế chiến II, trên chiến trường châu Âu càc nước tham chiến đều muốn đè bẹp đối phương bằng tank , trận đấu tank nổi tiếng thời đó là trận Kurk…..Hồi Gulf War I, Iraq dùng khoảng 5.600 tank.




2. Vài vấn đề liên quan tới bánh xích và dây xích:




-Vì sao tank có hai vòng bánh xích sắt vừa to và rộng, vì sao tank chạy được trên mặt đất sình lầy, cơ cấu xích:
-Tank nặng vài chục tấn , thấy cồng kềnh vậy nhưng lại chạy rất nhanh, các tank hiện đại có speed tối đa tới 70km/h, tốc độ trung bình khi chạy trên đị hình nền đất cứng nông thôn cũng khoảng 30-55km/h. Sức cơ dộng của tank là nhờ vào động cơ diesel tăng áp hay turbine khí , các cơ cấu treo và truyền động. Bộ bánh xích tank gồm:
-Bánh chủ động (Main wheel)
-Bánh chịu tải (Road wheel)
-Bánh chuyển hướng (Drive wheel)
-Bánh đỡ xích(Track return roller)
-Tác dụng của hệ thống bánh xích là làm bệ đỡ cho tank, đẩy tank chạy. Vòng xích( dây xích) là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Thông thường nó có bề ngang xê xích trong khoảng 500mm, bề ngang của dây xích to làm cho áp lực trung bình của tank lên mặt đất giảm..Thông thường tổng diện tích tiếp xúc của dây xích với mặt đất là 3-4m2 ( rông hơn nhiều so với so với bánh xe hơi (ô-tô). Áp lực của bánh xích tank lên mặt đất không lớn, ( tank T80U, nặng khoảng 46 tấn nhụng áp lực bánh xích chỉ có 0.925kg/cm2, tank M1A1 63 tấn có áp lực bánh xích 13.8pound/inch vuông tức khoảng 2.44kg/cm2), áp lực này thấp hơn áp lực lên mặt đất của xe tải hạng trung do vậy mà tank co thể chạy nhanh trên vùng đất sình lầy, còn xe tải tuy nhẹ hơn tank nhiều nhưng do diện tích tiếp đất của bánh là nhỏ nên áp lực trở nên lớn nên thường hay bị mắc lầy. Về mặt lý thuyết thì thiết bị vận hành bánh xích của tank là vượt mọi loại đường, nhưng trong thực tế thì kiểu ruộng sình như ruộng lúa nước thì ….thua
- Nằm trong vòng dây xích có các bánh sắt kích thước khác nhau, chúng có vị trí và chức năng khác nhau.
Bánh chủ động (Main Wheel): Thông qua sự ăn khớp ( sprocket) giữa bánh răng và dây xích để truyền động lực từ động cơ sang dây xích làm cho xe tăng chuyển động, bánh này nằm ở vị trí sau chót đuôi xe.
Bánh chuyển hướng( Drive wheel): Đây là một bánh răng bị động nằm vị trí đầu tiên tính từ phía trước , có tác dụng xác định phương hướng của xích, nó còn có tác dụng chỉnh cho dây xích căng hay chùng





Bánh đỡ xích (track return roller): Nằm ở vị trí cao nhất tính từ duới mặt đất trở lên, nó có tác dụng nâng đỡ phần trên vòng dây xích, giảm bớt sự lắc động của xích( T-72 có 3 ku này), nhưng không phải ku tank nào cũng có bánh đỡ, tank hạng nặng không có nó .
Bánh chịu tải ( road wheel): Thằng ku này cực nhất gánh gần như toàn bộ trọng luợng tank và đồng thời làm cho tank di động theo vòng dây xích. Mỗi một bên tank có có ít nhất 5 ku này(T-54/55), thông thường là 6(T-72/80/90), thậm chí 7 ( ku M1A1). Bánh chịu tải được bố trí nhiều nhằm mục đích gỉam sức nặng phải gánh trên mỗi chiếc , áp lực lên mặt đất được dàn đều.
Tóm lại mỗi ku bánh xe to nhỏ khác nhau đều có tác dụng riêng và vô cùng quan trọng đối vói sự cơ động của tank.
Mắc xích đơn/ đôi,có/ không có bọc cao su : ( single/double- pin tracks, with/without rubber bushed):
-Loại tank xưa nhất mà tôi được biết có mắc xích đôi là loại tank hạng nhẹ M5 Stuart của Mỹ, còn loại bánh chịu tải có bọc cao su luôn thì hình như là M-41 là chiếc đầu tiên cũng của Mỹ (ai biếi rõ hơn xin bổ sung). Bánh chịu tải bọc cao su thì nhằm mục đích cho nó trơn tru chay êm , ít phát ra tiếng ồn do ma sát với xích khi di chuyển.
-Mắc xích đơn(single -pin track): Ta nói nôm na là cái mắc xích đó nó chỉ có liên kết dọc với các mắc khác tạo thành vòng xích, cấu tạo mắc xích là một miềng thép (spacer) mắc liên tiếp nhau theo bởi hai trục sắt, các trục sắt của hai mắc xích liên tiếp nhau được cố định với nhau bằng chốt tán
-Mắc xích đôi(Double-pin track): Ngoài việc liên kết dọc, mỗi mắc xích còn mắc vào một mắc xích khác y hệt nó theo chiều ngang, mục đích của mắc xích đôi là tăng diện tích tiếp xúc của vòng xích lên mặt đất, giảm áp lực đè lên mặt đất nên tank có khả năng cơ động cao..Xem hình minh hoạ:









Để ý kỹ trong tấm ảnh thứ ba thì cái cuối cùng trong ảnh là xích đơn
Tất nhiên là các bánh xe/răng trang bị kèm theo cũng phải là bánh xe/răng đôi:





Kết cấu mắc xích như trên được thấy hầu hết trên các model tank của các nước, khi các mắc xính được gắn các miếng su lên bề mặt ( cái này khó lắm nhe vì không hề dùng đinh ốc hay con tán gì hết, chả biết dùng cái gì gắn vào, ai biết đóng góp thêm ) nó tăng khả năng đi trn a hình tuyết và sình lầy
Có một điều lạ là trên model tank T-64, T-72 của Nga, người ta dùng kiểu mắc xích có bề ngang rộng để cấu thành kiểu xích đôi như tôi nói, nên khi nhìn trực diện vào ta vẫn có cảm giác nó như xích đơn, ưu điểm là tiết kiệm vật liệu





- Thứ nhất khi nói về các số luợng bánh xe/răng tôi nói trong bài trứoc là chỉ nói một bên xích của tank mà thôi, ví dụ khi nói T-72 có ba bánh đỡ xích -track return roller tức là mộị bên xích có ba bánh như thế.
-Thứ hai là khi nói không phải tank nào cũng có loại bánh này-cái này đúng, nhưng khi nói tank hạng nặng mói có thì e là chưa chính xác, bằng chứng là ku M41A3 trong thế chiến hai nặng chỉ có 26 tấn cũng có cái bánh đỡ xích này.


Xem hình:




Sau khi lục lọi tìm tòi, tôi tạm kết luận là tank có gắn bánh đỡ xích hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất ( mục đích của bánh đỡ xích để làm gì xin vui lòng xem lại bài cũ), khi không có bánh đỡ xích thì vị trí ( so với mặt đất) của bánh dẫn hướng và bánh chủ động tương đối thấp hơn tí chút khi tank có gắn bánh đỡ xích.Phần lớn tank hiện đại ngày nay đều có loại bánh này.Bây giờ nói thêm vì sao tank có khả năng vượt được hào sâu và leo dốc hơn hẳn xe hơi(ô tô ):
- Tank có khả năng leo dốc 30-45 độ đi được trên mặt đường nghiêng 25-30 độ, vượt tường cao 0.8m-1.2m. Điều này không phải xe ô-tô việt dã nào cũng làm được.
-Như tôi đã nói trong phần trên, diện tích tiếp xúc đất của xích tank là khá lớn, vệt xích để lại trên mặt đất là do trọng lượng nặng nề của nó gây ra, do vậy mà giữa xích và mặt đất có lực ma sát lớn, khó trơn trượt.Ngoài ra. tank có bộ máy công suât lớn ( trên M1A1 là 1500hp) nên khả năng leo dốc hơn hẳn ô tô.
Hẳn mọi người còn nhớ tới bánh răng/xe dẫn hướng tôi nói ở phần đầu, bánh răng này có tâm ở vị trí khá cao so với mặt đất, do vậy mà gặp chướng ngại vật có độ cao không vượt quá góc cao của bánh răng này, tank đều có thể vượt qua dễ dàng.
-Khả năng vượt hào sâucủa tank có liên quan có liên quan tới độ dài thân xe và vị trí trọng tâm của xe , ta thấy rằng thân xe tank khá dài và độ dài của xích gần bằng với độ dài thân xe, trọng tâm xe cách khá xa hai đầu mút dây xích nơi có hai bánh chịu tải đè lên, do vậy chỉ cần chiều rộng của đường hào nhỏ hơn khoảng cách này thì tank vượt qua được., khi tank vượt hào, phần trước tank ban đầu sẽ treo lơ lửng trên hào, khi trọng tâm xe tiếp cận mép hào phí sau thì phí trước xe tank chạm mép hào phí trước, nên tank chạy tới cho đến khi đuôi xe rời mép hào sau.Nếu trọng tâm xe lúc này đã đi qua mép hào sau, tank vượt hào dễ dàng, ngược lại tank sẽ tụt xuống hào. Như vậy khả năng vượt hào của tank là có giới hạn nhất định. Trong thực tế thì với hào rộng bằng 40%-60% độ dài thân xe thì tank vyựơt qua được, tank hiện đại vượt được hào có độ sâu từ 2.5m-3.15m.Nếu độ rộng của hào vượt quá khoảng cách từ bánh chịu tải thứ nhất phía trước cho đến trọngg tâm xe thì phần bánh xích phí trước sẽ tụt xuống hào.</strong>Vì vậy để ngăn chặn sự tiến công của tank trên chiến trường, ta có thể đào hào rộng cỡ 6m (tối thiểu), sâu khỏang 3.5m trở lên.
Hình tank T80 đang vươt chướng ngại vật:









Tìm hiểu kỹ thì thật ra miếng đệm cao su đó được đúc trong khuôn rời, và có "thể tíchlớn hơn một cách hợp lý"[/u] so với thể tích của " cái khung" định hình gắn miếng cao su trên xích tank, <strong>xem hình để ý hai cái gờ định hình nhô cao








-Sau đó người ta dùng một thiết bị có cơ cấu thủy lực để gắn miếng cao su lưu hoá ấy vào, nên nhớ cao su có tính đàn hồi, do vậy khi đã lọt vào cái khung, miếng đệm cao su ấy sẽ bung ra do nó có thể tích lớn hơn một chút như đã nói và tự động ôm cứng ngắt trong khung định hình đó, công nghệ này gọi là QUICK FIT, nó cho phép người ta có thể thay thế các miến đệm cao su trong vòng vài phút khi cần thiết ( cũng bằng thiết bị thuỷ lực đó). Đó là cách hiện đại ngày nay.
-Khi xưa thì miếng đệm cao su được gắn vào xích bằg bù lon:







-Nhân tiện nói luôn về ICE CLEAT, cái này dùng để tăng độ bám khi xe tank chạy trênn địa hình băng tuyết, nó là một miếng thép được cố định vào xích bằng bù lon dùng chung cái khuôn của miếng đệm cao su.





-Miếng cao su lắp phía ngoài cùng, khi xe di chuyển trong địa hình băng tuyết thì người ta tháo nó ra theo cách tôi đã nói ở trên.
Hình cấu tạo hai mặt của ICE CLEAT:





Hệ thống truyền động:





-Theo thống kê trong Thế chiến 2, trong số các tanks bị phá hủy hoặc mất khả năng tác chiến thì các vị trí bị trúng đạn trên xe như sau:
+ Thân xe 55% trong đó phía trước xe 25%, hai bên sườn (hông) xe 17%, phần dưới hai sườn-xích xe 11%, phía sau 2%, <strong>trúng đạn ở tháp pháo chiếm 45%,trong đó tỷ lệ phía trước của tháp pháo (turret) bị trúng đạn cao nhất.
-Do đó sau thế chiến 2, các quốc gia đều nghiên cứu về tình trạng trúng đạn trên các vị trí của tank nhằm mục đích thiết kế tối ưu độ dày vỏ giáp cho từng vị trí của tank, hình dáng bên ngoài, cấu tạo giáp kiểu mới để nâng cao khả năng chống đạn .
-Theo số liệu trên thì dễ nhận thấy rằng mặt trước tank dễ bị “ăn đạn” nhất nên nó có cấu tạo giáp dày nhất. Đơn cử như tank T-54A có giáp phía trước dày 100mm trong khi hai bên sường chỉ dày 80mm, phía sau thì còn mỏng hơn nữa chỉ từ 30mm-45mm mà thôi.Tấm vỏ giáp ở phía trước có góc nghiêng 60 độ so với phương thẳng đứng, phía dưới của mặt giáp trước có góc nghiêng 55 độ.Thết kế này nhằm làm đạn pháo chống tank sẽ bị “trượt qua” khi tiếp xúc . Đồng thời vỏ giáp nghiêng còn có giá trị tương đối làm tăng độ dày nhằm chống lại đạn xuyên. Thí dụ tấm vỏ giáp dày 100mm và nghiêng 60 độ có giá trị tự bảo vệ như vỏ thép dày 200mm đặt thẳng đứng.Do đó, góc nghiêng càng lớn thì khả năng chống đạn càng cao( ví dụ minh họa T-72 có vỏ giáp hợp kim phía trước dày 204mm, nghiêng 68 độ). Về phần tháp pháo trên các lớp tank hiện đại ngày nay thường được đúc nguyên khối và có độ cao thấp.



Nga đã đưa vào trang bị thế hệ xe tăng T-90 cải tiến mới nhất. Về cơ bản tăng T-90 được thiết kế trên cơ sở xe tăng T-72B. Đầu xe dốc, nhỏ, phía trên vị trí của lái xe có lỗ quan sát bằng hệ thống kính quang học góc nhìn rộng. Tháp của xe thấp, rộng, phía phải của tháp là vị trí của trưởng xe. Kíp xe 3 người; gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ. Để chống nóng, nòng pháo 125mm được thiết kế theo kiểu tản nhiệt. Hai bên tháp pháo có chứa các bình khí hỗn hợp tạo khói mù. Hệ thống phát nhiễu tích cực của xe tăng T-90 có chức năng gây nhiễu hệ thống điều khiển bắn, dẫn đến làm lệch hướng đường đạn bắn ra từ xe tăng của địch. Ngoài ra, tăng T-90 còn được trang bị hệ thống cảnh báo và điều khiển bắn, máy đo xa la-de, vì thế có thể tiêu diệt được nhiều xe tăng và máy bay trực thăng của địch ở cự ly cho phép kể cả vào ban đêm. Tăng T-90 nặng 48 tấn, dài 9,6m, cao 2,6m, rộng 2,2m, vận tốc tối đa 70km/h và có thể chạy xa được 550-650km. Tăng T-90 có thể vượt qua được các hồ nước sâu 1,6m, rộng 3m và các ụ gồ ghề cao 0,8m. Xe được trang bị 1 pháo 125mm với cơ số đạn 40 quả, tầm bắn xa 4.000m, 1 súng phòng không 12,7mm với 300 viên và 1 súng máy 7,62mm với cơ số 2.000 viên





Xe tăng T-95 có trọng lượng 50 tấn, chiều dài và rộng cơ bản như xe tăng T-72 và T-80, trang bị pháo nòng trơn 135 mm. Xe sử dụng động cơ tua-bin khí CTD-1250, công suất lớn, bảo đảm cơ động ổn định với tốc độ cao trên mọi địa hình khác nhau. Xe được thiết kế, bố trí các bộ phận theo kiểu ngăn cách các khoang. Pháo chính bố trí trên tháp pháo không người điều chỉnh có diện tích, kích thước nhỏ. Hệ thống điều khiển hoả lực tự động hoá kiểu mới được sản xuất theo mô hình của các loại xe tăng hiện đại nhất của các nước hiện nay. Kíp lái 5 người, tất cả đều làm việc trong khoang chiến đấu nằm giữa khoang nạp đạn và tháp pháo. Việc bố trí như vậy sẽ giảm độ cao của xe, nâng cao năng lực phòng thủ, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong kíp lái.
T-95 lắp thiết bị gây nhiễu quang điện CT-1 để đối phó với các loại tên lửa chống tăng của đối phương, giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa năng lực phòng thủ và năng lực cơ động. Thiết bị gây nhiễu không chỉ nâng cao tính năng tàng hinh của xe mà còn có thể thực hiện gây nhiễu các loại đạn pháo và các loại đầu đạn tên lửa có hệ thống dẫn đường của đối phương. T-95 còn trang bị hệ thống phòng thủ chủ động Ka shtan-1 có khả năng ngăn chặn các loại tên lửa chống tăng bay với tốc độ 700 mét/giây ở mọi góc độ. T-95 còn trang bị hệ thống kiểm soát hoả lực loại mới hiện đại. Các thông tin về mục tiêu sẽ được thu thập qua hệ thống thu sóng quang học, hệ thống màn hình, hệ thống tia hồng ngoại, các thiết bị khác và các thiết bị này sẽ liên kết hoạt động với hệ thống phòng thủ chủ động toàn bộ Ka shtan-1. Thời gian từ khi phát hiện mục tiêu đến khi tấn công mục tiêu của T-95 rất ngắn nhưng độ chính xác rất cao
Xe tăng MK4 của I-xra-en được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở xe tăng MK1, MK2, MK3 của Mỹ, nhưng nó có tỷ lệ nội địa hoá rất lớn, chỉ có động cơ là do Mỹ sản xuất.
Xe tăng cao 2,66m, kích thước của tháp pháo nhỏ, khoảng cách từ khoang ngồi đến tháp pháo là 90cm. Vỏ xe được thiết kế là loại giáp kép và giáp nhiều tầng, có khả năng phòng thủ rất tốt cả ở mặt trước, mặt sau và hai bên xe, khả năng chống mìn rất tốt.
So với các loại xe tăng truyền thống thì MK4 được trang bị hệ thống vũ khí hỗn hợp kiểu mới gồm một pháo nòng trơn 120 mm sử dụng đạn xuyên giáp, phá giáp; một súng máy 7,62 mm, 2 pháo cao xạ, một giàn pháo phản lực 60 mm. Hệ thống kiểm soát hoả lực gồm một kính ngắm bằn tia la-de, một thiết bị đo xa la-de, hệ thống máy tính, kiểm soát hoả lực, thiết bị cảm biến, thiết bị điều khiển ổn định hướng và thiết bị bám đuôi mục tiêu tự động, có thể tự động định vị chính xác mục tiêu (đây là thiết bị tương ứng như thiết bị trên xe tăng chủ chiến T90 của Nhật).
Xe tăng MK4 sử đụng động cơ đi-ê-đen 1500 mã lực, tính năng cơ động cao. Vũ khí trên xe sử dụng nhiều loại đạn khác nhau được chứa tiếng các khoang nhỏ. Các hòm chứa đạn được làm bằng nhiên liệu phức hợp, có thể cách nhiệt, chống việc tự phát nổ. Với các thiết bị bảo vệ được trang bị, xe tăng MK4 được coi là xe tăng an toàn nhất cho các thành viên trong kíp chiến đấu
Trước khi nói về cấu tạo vỏ giáp cần tìm hiểu khả năng xuyên giápcủa đạn chống tank , điểu này phụ thuộc nhiều thứ :
+ Góc chạm nổ khi đạn tiếp xúc mặt giáp (Angle of impact),
+ Góc trượt gây bởi độ nghiêng của giáp
+ Vận tốc tại từng thời điểm sau khi bắn(Remainning
velocity)
+ Mật độ đậm đặc của khối thuốc nổ, hình dáng khối thuốc
nổ trong đầu đạn khi tiếp xúc ( hehe, xem thêm bài teo
post bên mổ xẻ tên lửa có điều khiển , phần đầu nổ đó )
- Đừng tưởng bở kiểu vận tốc đạn càng cao thì khả năng xuyên giáp càng lớn, thực tế cho thấy khi vận tốc đạn là trong khoảng 3km/giây sẽ gây thiệt hại nhanh hơn là vận tốc đạn 7km/giây.,đó là do đạn có vận tốc thấp thì đạn không bị phá thành nhiều mãnh vụn như đạn có vận tốc cao, do vậy mà khả năng xuyên gíap của nó là sâu hơn đạn có vận tốc lớn( sau này thì người ta dùng APDS để khắcc phục nhược điểm này, tức là đạn vẫn có vận tốc cao nhưng do dùng kim loại nặng nên không bị phá tan thành mảnh vụn, vẫn xuyên tốt khi chạm mục tiêu. Biểu đồ mối liên quan giũa đường kính đạn và vận tốc khi đạn tiếp xúc giáp trong đó đường kính đạn thể hiện theo truc dọc, còn vận tốc đạn theo trục ngang :





-Bây giờ ta nghiên cứu khả năng xuyên giáp của đạn để hiểu lý do tại sao giáp phải có độ nghiêng là bao nhiêu độ nhằm tối ưu khả năng chống lại nhiều loại đạn chống tank.
-Về hình dáng viên đạn có hai loại diển hình: đầu tù (blunt) và đầu nhọn (shape), về lý thuyết thì đầu đạn tù ít khả năng xuyên phá hơn, nhưng trong thực tế thì ngược lại , đầu đạn tù có khả năng xuyên cao đối với các mặt giáp nghiêng , nôm na là vì đầu đạn tù sẽ đổi dường đạn khi tiếp xúc với bề măt giáp .
Hình mô tả hướng xuyên giáp của đầu đạn tùDo khi tiếp xúc đường đạn bị đổi hướng do đó ta thấy độ dày thực tế vỏ giáp mà đầu đạn cần phải xuyên là gần bằng độ dày thực của giáp.






Hình mô tả hướng xuyên giáp của đầu đạn nhọn:
Dễ thấy độ dày thực tế mà đầu đạn cần xuyên qua là cao hơn độ dày cấu tạo vỏ giáp




Chóp của đầu đạn tù bọc một một loại kim loại “mềm” có độ ma sát cao.Khi tiếp xúc giáp do có độ ma sát cao nên nó gây cản trở hướng lực ban đầu làm đổi hướng viên đạn , khi ấy trục của viên đạn sẽ tao với mặt phẳng giáp một góc 90 độ. Nga gọi cái hiệu ứng này là “chuẩn hoá” ,đạn nhọn phá giáp thẳng đứng (vertical armor) khá hơn đạn tù .




Bây giờ tìm hiểu chiều dày thực tế mà đạn chống tank cần phải xuyên qua nhé qua thí du cụ thể là đạn ( chống tank) nhọn của Nga




Nói về giáp nhiều lớp thực ra mổi lớp giáp đều có 1 nhiệm vụ riêng và đặc tính riêng cũng như thành phần cấu tạo riêng . Thậm chí có thể cùng thành phần cấu tạo là 1 loại thép nhưng được chia làm 2 lớp chứ không làm thành 1 khối duy nhất .
Lý do của việc chia giáp thành nhiều lớp có nhiều lý do :
Chống đạn HEAT : đạn HEAT có 2 kiểu :
Shaped charge : kiểu thiết kế này khiến luồn xuyên sau khi đi qua lớp giáp thứ nhất thì khoảng không nhỏ ở giửa 2 lớp có áp suất và mật độ thấp nối giửa 2 lớp là 1 mạng lớp các khe nên luồn xuyên sẻ bị phân tán ra đến lớp thứ 2 luồn xuyên không còn đủ tập trung và đủ mạnh.
Đạn mảnh phá : đạn này có đặc điểm là khi bắn trúng nó sẻ dính vào vỏ giáp ,dùng vỏ giáp như là vỏ của quả đạn và nổ xé vỏ giáp bắn các mảnh giáp vào trong ,khi là 1 khối giáp thì sẻ bị xé tan nhưng khi chia ra thì xé lớp ngoài các lớp trong sẻ hứng lấy các mảnh giáp vụn.
Chống Sabot : đạn sabot sau này có thiết kế cho hiệu ứng hiệu chỉnh giúp góc xuyên của đạn gần 90 độ hơn , nếu là 1 khối duy nhất thì hiển nhiên là nó xuyên qua luôn nhưng nếu là nhiều lớp thì sau khi qua lớp thứ nhất thì hiệu ứng hiệu chỉnh sẻ giảm đi .

Về các lớp giáp

Chống NBC: nuclear bio chemist .

Lớp này gồm composite là chính pha thêm 1 số chất gì nửa thì là bí mật. Mục tiêu là chống lại bức xạ notro . Còn bio và chemist thì đối phó bằng hệ thống lọc khí và các cao su bịt kín lại các khe hở của xe tăng .Khi hệ thống báo động thấy nồng độ không khí có nguy hiểm lập tức khí nén được bơm vào và các túi cao su sẻ bịt kín khoang lái .Hệ thống này cũng được áp dụng cho việc xe tank chạy ngầm dưới đáy sông . Về khoảng này phải gắn thêm 2 cái ống thông gió ,1 cho lính lái và 1 cho động cơ ,ống này chỉ dài thêm khoảng 3-4m và đó là độ sâu tối đa tank đi ngầm được
Theo phân tích của các nhà quân sự, bước vào đầu thế kỷ 21, xe tăng thế hệ thứ ba vẫn chiếm vị trí chủ yếu trên chiến trường. Nhưng đến năm 2015, xe tăng thế hệ thứ ba sẽ mất dần ưu thế và trở nên lạc hậu, nhường chỗ cho những xe tăng mới, hiện đại và có những tính năng ưu việt hơn. Điều này dựa trên cơ sở hàng loạt các nước có nền công nghiệp quân sự phát triển đã tìết lộ những dự án chế tạo xe tăng mới. Trước hết là Mỹ, sau năm 2010 sẽ đưa vào trang bị loại xe tăng truyền động bằng điện, kíp xe 2 người do hãng General phát triển. Đặc điểm của xe tăng trong dự án của hãng General là hình dáng nhỏ, gọn, thấp, trọng lượng chiến đấu toàn bộ không lớn hơn 40 tấn. Xe tăng ứng dụng kỹ thuật phòng hộ chủ động và kỹ thuật điện-nhiệt hoá hoặc kỹ thuật điện-từ. Nhật Bản cũng đã bắt đầu triển khai phát triển xe tăng thế hệ thứ tư bằng việc nâng cấp xe tăng kiểu K90 với hệ thống tự động bắt bám mục tiêu tiên tiến. Tăng K90 còn trang bị pháo 140 mm, thiết bị truyền động điện và hệ thống phòng hộ chủ động. Tuy nhlên, mẫu xe tăng K90 mới của Nhật Bản còn chưa được hoàn chỉnh mà cần phải có bước nghiên cứu phát triển tiếp theo.
Đặc điểm nổi bật của xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư là giảm trọng lượng chiến đấu xuống dưới 40 tấn. Hiện nay, xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba có trọng lượng chiến đấu thường là từ 50 đến 60 tấn. Việc giảm trọng lượng xe tăng bằng cách sử dụng vật liệu mới bền, nhẹ, thiết kế hầu như không có tháp
pháo, khả năng cơ động cao, không cần nhiều người điều khiển. Vũ khí trên xe tăng thế hệ thứ tư cũng dựa trên những khái niệm và nguyên lý hoạt động mới như pháo điện-từ, pháo điện-nhiệt và điện-nhiệt-hoá. Xe tăng sử dụng hệ thống truyền động điện, hệ thống điều khiển hoả lực tiên tiến, đặc biệt là hệ thống bắt, bám mục tiêu cho phép phát hiện mục tiêu từ cự ly xa và bắn tiêu diệt mục tiêu chính xác. Với hệ thống vũ khí mới, uy lực chiến đấu của xe tăng nâng lên rất cao, giúp xe tăng không chỉ tiêu diệt mục tiêu cố định mà còn tiêu diệt hiệu quả mục tiêu di động, thậm chí cả máy bay lên thắng với tốc độ cao. Các hệ thống điện tử trang bị trên xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư được liên kết chặt chẽ với nhau theo hướng tích hợp và tổng hợp hoá, ứng dụng kỹ thuật số trong quá trình hiệu chỉnh, tính toán đường đạn và điều khiển bắn.
Phòng hộ tổng hợp và chủ động là yêu cầu chủ yếu đặt ra cho xe tăng thế hệ thứ tư. Nâng cao khả năng sống còn của xe tăng trên chiến trường trước các loại vũ khí công nghệ cao, tiến công chính xác mà đốỉ phương sử dụng được các nhà thiết kế chế tạo xe tăng chú ý. Vì thế kỹ thuật phòng hộ cho xe tăng phát triển rất mạnh và toàn diện. Công nghệ tàng hình ứng dụng cho xe tăng không còn là vấn đề xa lạ. Dự án chế tạo các loại xe tăng mới của Mỹ, các nước NATO, Nga...đều đặt yêu cầu là tạo được khả năng tập kích bất ngờ, khó bị đối phương phát hiện. Những giải pháp để ''''tàng hình'''' cho xe tăng là giảm bức xạ hồng ngoại, nhất là ở các bộ phận động cơ, khí thải, nòng pháo phát nhiệt khi bắn. Xe tăng mới sẽ lắp đặt các loại động cơ kiểu cách nhiệt, các bộ phận khác của xe được thiết kế không có nhiều góc cạnh, thiết kế về hình dáng và các bộ phận tiếp xúc nhau hợp lý nhằm làm giảm đến mức tối thiểu bức xạ nhiệt. Ngoài ra, để xe tăng ''''''tàng hình'''', các nhà thiết kế xe tăng còn tìm các biện pháp làm giảm tiếng ồn, sơn phủ nguỵ trang lên xe và sử dụng màn khói để che giấu xe tăng.
Vỏ giáp cho xe tăng thế hệ thứ tư cũng có sự phát triển đặc biệt. Ngoài giáp phản ứng nổ (EAR), xe tãng còn được mang treo các loại giáp đặc biệt như giáp điện, giáp điện từ, giáp điện nhiệt...Mỹ đang phát triển xe tăng hiện đại FCS chạy điện hoàn toàn nhằm để thay thế xe tăng M1 sẽ đưa vào trang bị năm 2015. Quân đội Anh cũng có chương trình phát triển xe tăng chủ lực thế hệ mới Modifier sử dụng thiết bị truyền động điện, pháo điện từ và lớp giáp điện, dự kiến đưa vào trang bị năm 2020. Giáp điện từ được Liên Xô (trước đây) đã nghiên cứu từ cuối những nãm 1970, hiện nay, Nga tiếp quản chương trình này và đang tiếp tục triển khai nhằm không bị tụt hậu so vớí Mỹ, NATO...Các loại giáp điện qua thí nghiệm đều cho hiệu quả chống lại luồng phụt phá giáp của lượng nổ định hình, làm cho uy lực phá giáp của các loại đạn chống tăng mất hiệu lực. Khi đạn bắn vào xe tăng, dòng điện sẽ tác động làm cho lõi đạn xuyên giáp bị chấn động, không ổn định dẫn dến gãy vỡ hoặc làm cho đạn nổ trước khi tạo khả năng xuyên giáp. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, giáp điện sẽ có thể chế tạo được hàng loạt. Tuy vậy, giá thành chế tạo các loại giáp điện rất cao, chi phí cho bảo dưỡng tốn kém. Xe tăng thế hệ thứ tư trong tương lai sẽ trở thành hiện thực, nhưng nó không thật phù hợp với các nước nghèo
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
215
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
1. Giáp RHA (Rolled Homogeneous Armor):


Có thể nói đây là loại giáp sơ khởi của tank, nó thực ra có cấu tạo gồm nhiều lơp thép đồng nhất chồng dày lên nhau mà thôi, bây giờ người ta dùng khái niệm <strong>RHA </strong>để làm chuẩn đánh giá độ xuyên giáp, thí dụ như ta nói khả năng xuyên giáp của đạn pháo loại lớn là 350mm RHA (Tuy nhiên khối Nato dùng chuẩn khác gọi là “ NATO Triple Heavy” ). Thuở sơ khai thì khả năng sống còn của tank phụ thuộc nhiều vào độ dày vỏ giáp, giáp càng dày thì càng an toàn nhưng giáp không thể dày vô hạn vì phụ thuộc vào hiệu suất động cơ, do đó người ta mới nghiên cứ mặt giáp nghiêng để tăng chiều dày giáp thực tế mà viên đạn phải phá
<em>Xem thử độ dày giáp và độ nghiêng của giáp trên môt ku Tiger-PzKw6, lưu ý các số trên hình là inch (in), một inch xấp xỉ = 2.54cm.

Hình:



Theo một số tài liệu thì nhằm chống lại các loại sung trường chống tank bắn đạn 14.5mm lõi Tungsteng của Nga, Đức quốc xã phát triển giáp Schurzen cho lớp tank Panzer,cái này chẳng qua là bên ngoài lớp giáp người Đức dùng những tấm thép mỏng 5mm bọc xung quanh vỏ, còn tháp pháo thì dày hơn tí chút khoảng 8mm, các tấm thép này là kim loại “mềm” hay thậm chí chỉ là những dây thép quấn xung quanh theo hình mắt cáo, có nhiều bàn cãi xung quanh việc này có hiệu quả hay không, có tài liệu cho là ý tưởng này ra đời dùng để chống đạn sức ép HE vì khi đạn chạm vào,lớp giáp mềm này sẽ thu hút phần lớn lực xuyên, một số thì cho là chỉ để chống ATR 14.5mm nói chung ( anti tank rifle), qua khảo sát thấy cũng có hiệu quả ít nhiều theo kiểu giảm sức công phá của đạn lên vỏ thép chính hay làm tăng độ tản mát của đạn.Dù sao đi nửa cái này có thể nói là ý tưởng đi trước thời đại của người Đức


2.Giáp phản ứng nổ:ERA



-Phát minh năm 1969 bởi một khoa học gia người Na Uy tên là Manfred Held Đây là loại giáp cơ bản nhất dùng trên tank đời thứ hai trở đi ( tạm cho các tank trong WW II cho tới các tank trước khi có lớp vỏ giáp này là đới thứ nhất). Nó có tác dụng làm giảm sự thiệt hại gây ra từ vụ nổ bởi: Đầu nổ tên lửa, đạn pháo, lựu đạn chống tank, hoặc bom.Nó có cấu tạo là các khối thuốc nổ định hướng nhạy chứa trong hôp chứa bằng kim loại, hình dáng như viên gạch gắn lên phía ngoài vỏ giáp cần bảo vệ, khi bất kỳ thứ vũ khí diệt tank nào chạm vào một trong các “viên gạch” này, các viên gạch đó sẽ phát nổ , lực nổ có tác dụng phân tán , thay đổi hướng của vũ khí diệt tank, làm giảm hiệu qủa công phá và phản lực của vũ khí diệt tank trước khi nó có thể tiếp xúc với vỏ chính bên dưới. Do vậy thứ giáp này đặc biệt hữu dụng dùng để chống đầu đạn lõm- Shaped charge, đó là chuyện sau này khi ERA đã được cải tiến nhiều, còn ở các thế hệ đầu nó chỉ có tác dụng tuơng đương cỡ 350mm-400mmRHA, vẫn chưa phải là an toàn lắm khi đối đầu với luồng phản lưc đạn HEAT bắn từ mấy em khó chơi là RPG. Loại giáp này lần đầu được Israel áp dụng thực tế năm 1978 trên mấy ku M60A1 và M48A3 do sự đe doạ của đạn sabot xuyên gíap APFSDS M111 “ Hetz”, sau đó được áp dụng vào các phiên bản nâng cấp của T-55 như Ti-67s (Israel), có tác dụng cũng khá ấn tượng trên chiến trường Lebannnon (Liban). Sau kinh nghiêm này Nga mới nghiên cứu một thứ gọi là : Elementy Dinamicheskoi Za****y – có thể hiểu nôm na là “ Các yếu tố bảo vệ bằng động lực” .Từ đó phát sinh ra thứ ERA đầu tiên của Nga gọi là Kontakt EDZ áp dụng trên T-80BV năm 1983, sau đó mới quay lại trang bị cho các đời T-72A/B, T-62M,T-55AM1. Nhưng công bằng mà nói thì cũng phải khen các chú Nga là họ không hoàn toàn copy cái này, mà họ chia làm hai thứ: Đối với giáp trước và hai bên hông thì ERA có dạng viên gạch như đã nói, nhưng xung quanh tháp pháo nó có dạng như cái nêm hay gọi là tam giác cân cũng được, cái này tăng hiệu quả bảo vệ hơn hình dáng viên gạch khi trang bị quanh tháp pháo. Đến năm 1985 thì tất cả tank Nga đồn trú ở Đông Đức đều có trang bị Kontakt EDZ. Hình Kontakt trên T-55:



Kontazt trên T-72:



-Loại hình hiện đại của Nga cho giáp này là Kontakt-5 , ngoài khả năng phòng chống phản lực đầu đinh lõm shaped charge, nó còn chống được đạn sabot xuyên giáp APFSDS, nó có tính năng tương đương 300mmRHA khi chống lại sa bot APFSDS và 600RHA khi đối đầu HEAT, trang bị trên T-80U lần đầu tiên vào 1985 nó giúp cho khả năng tự vệ vỏ giáp T-80U tăng 160% ( tươngđương 720mm đọ dày võ giáp). Có nhiều phán đoán khác nhau, nhưng nhiều khả năng Kontakt-5 cấu tạo là các khối thuốc nổ ngang 10.5cm, rộng 23cm, dày 7cm và nặng 10.35kg, tổng cộng toàn bộ “mạng lưới’’ bảo vệ này nặng cõ 2.8 tấn -3tấn
Hình T-80 trang bị Kontakt-5:






Electric Reactive Armour :
Gần đây người ta phát minh ra loại giáp phản ứng điện: dựa trên ý tưởng duy trì hai nguồn điện áp cao trên hai lớp vỏ giáp và cách điện với nhau ( tức mạch diện hở).Khi viên đạn bắn xuyên vào coi như mạch điện được đóng lại, một cú “sốc” điện cực mạnh xảy ra có thể làm bốc hơi một phần chất nổ và trên vài phương diện nó có tác dụng làm giảm hiệu quả xuyên giáp. Hiện nay chưa có thông tin tin cậy cho biết giáp này có hiệu quả với cả hai loại đạn động năng xuyên phá cao KE và đầu đạn lõm Shaped charge hay chỉ có tác dụng với riêng loại đạn lõm. Kỹ thuật này chỉ vừa giới thiệu trên vài mẫu thử nghiệm mà thôi.
3.Giáp Composite (composite armor):
Là loại vỏ giáp gồm nhiều lớp vật liệu có cấu tạo khác nhau chồng lên như: thép, nhựa (plastic),gốm sứ ceramic hoặc không khí . Giáp composite đa phần nhẹ hơn giáp thép thông thường có cùng tính năng. Người ta có thể chế tạo giáp composite vừa nhẹ hơn , vừa chắc hơn mà lại mỏng hơn giáp thép đơn thuần có cùng khả năng chống đạn.Tuy nhiên giáp này có giá thành cực đắt, chỉ dùng để bảo vệ vài chỗ dễ bị tổn thương trên xe mà thôi.
Loại composite armor thông dụng nhất ngày nay là Chobham nguyên thủy từ Anh quốc trên lớp tank Challenger vào thập niên 1970. Nó gồm một lớp gốm ceramic kẹp giữa hai lớp thép khác bên ngoài theo kiểu “ bánh mì kẹp thịt’. Kỹ thuật này tăng khả năng chống lại loại đạn HEAT-High explosive anti tank. Sau này kỹ thuật này được mấy ku Mỹ copy và cải tiến trên tank M1A1.Lúc mới ra đời thỉ kỹ thuật bảo vệ này là bí mật nhưng ngưới ta tìm hiểu rằng nó có tính năng tương tự kiểu giáp phản ứng nổ. Khi vỏ giáp bị tấn công bởi đạn HEAT thì lớp vỏ gôm sẽ bể vụn ra ngay tại điểm tiếp xúc tạo nên một đám bụi có áp lực cao, đạn HEAT cháy xuyên lớp vỏ ngoài chạm tới lớp gốm, lớp bụi này sẽ bay trở lại vào lỗ đạn làm chậm lại luồng phản lực.Người ta nghĩ đến việc dùng ceramic lót phía trong giáp tank do đặc tính nhẹ, độ nóng chảy và độ cứng cao, không bị ăn mòn.Trong quá trình nghiên cứu đã sủ dụng nhiều loại ceramic khác nhau: từ loại gốm thông thường làm từ đất sét, gốm có gốc oxuýt kim loại (ferrite compound), gốm sợi thủy tinh-glass ceramic, cụ thể vài loạị hỗn hợp sứ:Boron Carbide (B4C): nóng chảy ở 2450 độ C, độ cứng 3200kg/mm2.
Boron Nitride (BN) : nóng chảy: 2700 dộ C (loại B là 3027 độ C)
Tungsten Carbide (WC) : nóng chảy 2777 độ C, độc cứng 2400kg/mm2
Titanium Diboride (TiB2):
Alumina (Al-sO3) 25
Zirconia (ZrO2) 29
Silicon Carbide (SiC) 36
">-Tank ngày này luôn phải đối đầu bởi mối đe doạ từ đạn động năng cao KE, ceramic không đủ khả năng phòng vệ cao trước ku này nên trên nhiều lớp tank hiện đại người ta thêm và giáp một lớp kim loại nặng (Heavy metal ) để tăng mật độ phòng vệ xét trên bình diện toàn bộ vỏ giáp. ( Mở ngoặc đơn nhắc cho mọi người nhớ kim loại nặng là loại nằm giữa đồng ( Cu ) và mercury trong bảng tuần hoàn Meldeleev). Ngoài ra thì<strong> Tungsten cũng được sử dụng
-Giáp tăng ngày càng dày và nặng để chống lại vũ khí diệt tank ngày càng hiệu quả cao làm cho trọng luợng tank tăng lên nhiều , rất bất lợi . Do vậy cần phải làm thế nào để giảm trọng lượng tank càng nhiều càng tốt mà vẫn bảo đảm tính tự vệ cao</strong>. Ngoài việc dùng ceramic người ta còn kim loại nhẹ hơn như là <strong>Titanium</strong>. Titanium đem lai nhiều ưu điểm, ít bị ăn mòn, cứng và nhẹ,dễ định dạng , tái chế dễ dàng , hịên nay vẫn được sử dụng rộng rãi để làm giáp bảo vệ cho các phương tiện quân sự nói chung (Trên Su-25 và A-10 buồng lái được bọc titanium để bảo vệ pilot).
<strong>T-rong M1A1 giáp của nó là complex, multi-layered armor systems</strong> ( tạm dịch: Giáp phức hợp, nhiều lớp giáp cấu tạo bởi các vật liệu khác nhau) kỹ thuật sử dụng gồm giáp Titanium và Chobham kết hợp thêm một lớp kim loại nặng là DU-Uranium giảm xạ ( là thứ thu được sau khi tách dồng vị U-235 ra khỏi Uranium để chỉ còn lại phần lớn là U-238).
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
215
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Lịch sử phát triển của xe tăng



Xe tăng đầu tiên


Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh trận địa điển hình hay còn gọi là chiến tranh chiến hào là loại chiến tranh mà "dễ phòng thủ, khó tấn công". Quân đội hai bên cố thủ trong hệ thống chiến hào nhiều tầng lớp, dầy đặc dây thép gai và bãi mìn. Lúc đó chưa có phương tiện hiệu quả để tiến công sắc bén.


Để đánh chiếm một đoạn tuyến phòng thủ của đối phương quân tấn công phải chịu thương vong rất lớn và cũng không thể phát triển tấn công nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại quân phòng ngự có thể nhanh chóng tái lập phòng tuyến mới phía sau chiến tuyến của mình. Chiến tranh có hình thức giằng co hai bên ép dần chiến tuyến của nhau, chiến tuyến thay đổi chậm chạp, ổn định. Đánh nhau rất ác liệt thương vong lớn nhưng ít có các trận đánh quyết định thắng bại dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của xã hội các nước đối kháng đối với gánh nặng của chiến tranh...
Năm 1916 người Anh nghĩ ra loại xe tấn công đầu tiên mà để giữ bí mật khi sản xuất và vận chuyển vũ khí mới họ gọi là "tank" (cái thùng sắt) đó là các mẫu xe tăng Mark I, Mark II, Mark III, Mark IV mỗi loại xe được sản xuất theo 2 phương án: "xe đực" có pháo (nòng pháo nhô ra nên gọi là "đực"), và "xe cái" không có pháo chỉ có lỗ châu mai để bắn súng máy nên gọi là "cái".


________


_

__Xe tăng "Little Willie" loại Mark I của Anh trong thế chiến I – phiên bản "xe cái" – trên hình thấy rõ 2 lỗ châu mai ở phía trước và vỏ thép ghép lại bằng rivê đinh tán. Xe thực sự giống như "cái thùng sắt" di động – "tank".____
Xe tăng đầu tiên lấy động cơ từ các động cơ ô tô đương thời nhưng chuyển động bằng xích cho phép xe đi được trên các địa hình phức tạp nhưng chậm hơn người đi bộ, vỏ thép thì dùng đinh tán. Các mẫu xe đầu tiên có hình dạng kết cấu rất khác xa so với xe tăng bây giờ: Xe đực Mark I đến mark IV chưa có tháp pháo, pháo lắp 2 bên sườn xe với khung xích hình quả trám rất cao để bò qua các vật cản cao. Điều thú vị là tuy xe tăng là vũ khí lục quân nhưng việc nghiên cứu phát triển xe tăng đầu tiên lại do Bộ Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành với sự chỉ đạo của Bộ trưởng Winston Churchill. Lần đầu tiên người Anh đem xe tăng ra chiến trường là tại trận sông somme tại miền Bắc nước Pháp ngày 15 tháng 9 năm 1916. Do xe tăng đầu tiên còn quá thiếu độ tin cậy nên trong số 49 xe để chiến đấu 17 chiếc trục trặc không xuất phát, trong số còn lại 5 chiếc bị sa xuống bùn, 9 chiếc trục trặc kỹ thuật trước khi tấn công, tổng cộng chỉ còn 18 chiếc thực sự tấn công và đã thành công lớn gây hoảng loạn cho quân Đức phòng thủ, cuộc tấn công trong ngày tiến lên chiếm được 5 km chiều sâu chiến tuyến với số thương vong cho binh sỹ thấp hơn mức trung bình là 20 lần. Tuy Trận sông Somme năm 1916 vì nhiều lý do khác nhau cũng lại có kết cục không dứt khoát nhưng xe tăng đã trở thành vũ khí tiến công rất có triển vọng.




Tăng Mark 4 của Anh



Ngay sau đó người Pháp cũng chế tạo xe tăng và năm 1917 họ đã sản xuất ra xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 đây là xe tăng đã cực kỳ hoàn chỉnh đến mức nó còn được quân đội Pháp và Ba lan dùng cho đến đầu thế chiến 2. Xe Renault FT17 đã có bố trí cấu tạo về cơ bản rất giống với xe tăng ngày nay với tháp pháo có thể quay nhanh và nâng hạ góc bắn, xe có tốc độ cao, tính cơ động tốt, khả năng việt dã tốt với các thông số như sau: Hoả lực súng máy Hotchkiss hoặc pháo 37 mm. Động cơ xăng Renault tốc độ 6–7 km/giờ leo dốc đến 35 độ, vượt hào rộng 1,8 m. Vỏ thép 6–22 mm. Kích thước xe: dài × rộng × cao: 5 × 1,74 × 2,14 m.




Xe Renault FT17


Trước và trong thế chiến II


Trước và đặc biệt trong thế chiến II xe tăng có những bước phát triển rất nhanh, mạnh trong cả kỹ thuật chế tạo xe và chiến thuật sử dụng chúng. Trước chiến tranh các cường quốc thế giới đã nhận thức được vai trò của xe tăng trong chiến tranh và ra sức xây dựng một lực lượng xe tăng mạnh.
Về kỹ thuật: Trong thời gian này nhà kỹ thuật người Mỹ George christie đã ứng dụng hệ thống treo cho xe tăng đã nâng cao độ tin cậy tác chiến của xe tăng: tháp pháo nhờ hệ thống này vẫn giữ nguyên vị trí khi xe chuyển động cho phép xe tăng có thể ngắm bắn khi đang chuyển động. Các loại xe tăng của Liên Xô ngay trước đại chiến II lần đầu tiên trên thế giới được lắp động cơ Diesel. Các xe tăng được trang bị radio liên lạc, hỏa lực được nâng cao (cỡ nòng từ 30–40 mm của thế chiến I nâng lên 70–80 mm đầu thế chiến II và cuối thế chiến II có loại mang pháo 122 mm). Vỏ thép được gia cường rất nhiều để chống lại các loại vũ khí chống tăng của đối thủ. Các loại xe tăng tốt nhất của thời kỳ này là của hai cường quốc lục quân Liên Xô và Đức Quốc xã kết quả của các đối chọi của quân đội hai nước này trên chiến trường.

Nhưng trong thời kỳ này có sự đánh giá rất khác nhau (ở các nước và trong một nước) trong quan niệm về vai trò của xe tăng trong chiến tranh dẫn đến sự phát triển xe tăng theo các hướng và phát sinh nhiều hạng xe tăng khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau mà sau này chiến tranh thế giới thứ 2 đã loại bỏ tất cả các loại xe không thích hợp chỉ còn một vài loại được khẳng định qua chiến tranh. Một số nước như Pháp, Liên Xô coi trọng chức năng trợ chiến cho bộ binh nên chế tạo một số loại xe vỏ thép rất nặng, hỏa lực rất mạnh, cơ động rất kém, thậm chí có vài tháp pháo cho nhiều loại pháo đây là loại xe thực sự là "ụ pháo biết đi" để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh và chống xe tăng địch ví dụ xe tăng T-35 của Liên Xô với 5 tháp pháo rất nặng nề và loại xe tăng nặng đến 70 tấn Char 2C của Pháp các loại xe này trong thực tế chiến đấu là vô dụng và nhanh chóng chết yểu.
Thời gian này có sự chạy đua giữa hỏa lực và vỏ thép trong chế tạo xe tăng. Các cường quốc chạy đua tăng cỡ hỏa lực và đương nhiên tăng độ dày của vỏ thép sự chạy đua của các tính năng mâu thuẫn lẫn nhau này làm cho xuất hiện rất nhiều hạng xe tăng:



Xe tăng hạng trung T-34-85 của Liên Xô trong thế chiến II



* Xe tăng hạng nhẹ: (xe nhẹ – vỏ thép dưới 40mm, cơ động tốt nhưng hỏa lực dưới 50mm, vỏ thép yếu) dùng chủ yếu để trinh sát rất điển hình là xe tăng БТ-7 của Liên Xô. Trong chiến tranh loại xe này tỏ rõ tính không hiệu quả.
* Xe tăng hạng trung hay còn gọi là xe tăng hành trình (theo tiếng Anh "Cruiser tank"): là kết hợp hợp lý của vỏ thép 40–70 mm, hỏa lực 70–90 mm, tính cơ động tốt) đây là hạng xe tăng tối ưu được thực tế chiến tranh khẳng định mà các mẫu xe tốt nhất là của Đức và Liên Xô điển hình là loại xe tăng Panzer TIV của Đức và T-34 của Liên Xô trong đó có chủng T-34-85. Một thành công trong thiết kế của loại T-34 này là vỏ thép không thật dày nhưng bố trí hình dạng vát nghiêng đã tăng hiệu quả chống trái phá lên rất nhiều, kinh nghiệm này sẽ có mặt trong các thiết kế sau này. Sau chiến tranh xe hạng trung sẽ xóa nhòa các hạng khác và phát triển thành xe tăng chiến đấu cơ bản (tiếng Nga: Основной боевой танк, viết tắt ОБТ; tiếng Anh: main battle tank, viết tắt MBT).
* Xe tăng hạng nặng (tiếng Anh còn gọi là infantry tank – Xe tăng bộ binh): vỏ thép rất nặng từ 80 đến trên 100 mm, hỏa lực mạnh đến 100 mm, cơ động chậm chạp nặng nề độ tin cậy kém. Loại xe này tuy để yểm trợ bộ binh nhưng thực tế chỉ thích hợp để chống tăng (giống chức năng của pháo tự hành chống tăng) ví dụ loại Tiger (con cọp) và King Tiger (cọp vua) TVI của Đức và Iosif Stalin ИС-2, ИС-3 của Liên Xô. Sau chiến tranh các loại xe hạng nặng như vậy cũng tuyệt chủng.



__________

Cấu tạo bên trong xe tăng Tiger



Về chiến thuật: Đây là thời kỳ của những tư tưởng táo bạo của chiến thuật sử dụng xe tăng mà các tướng lĩnh Đức Quốc xã đã đi đầu và tạo nên cuộc cách mạng trong nghệ thuật chiến tranh. Các chiến thắng vũ bão của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường trên bộ đánh tan nhanh chóng quân đội các cường quốc địch thủ tại châu Âu trong chiến lược chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) là nhờ các sáng tạo chiến thuật chứ không phải là nhờ chất lượng hơn hẳn của xe tăng Đức. Tuy trước chiến tranh tại nhiều nước đã có các trường phái lý luận quân sự đặt nền móng cho chiến thuật chiến tranh cơ động như Hobart tại Anh, Guderian tại Đức, Chaffee tại Hoa Kỳ, De Gaulle tại Pháp, và Tukhachevsky tại Liên Xô, các nhà tư tưởng quân sự này đã cùng đi đến một kết luận như nhau về kịch bản của chiến tranh hiện đại, nhưng chỉ dừng lại ở ý tưởng lý thuyết. Chỉ có tại Đức các lý luận này được cấp lãnh đạo cao nhất của quốc gia là Adolf Hitler thực sự tin tưởng và ủng hộ và với quyết tâm cao đưa vào thực tế xây dựng quân đội. Quân đội Đức thay vì sử dụng xe tăng một cách xé lẻ biên chế vào các đơn vị bộ binh như các phương tiện hỗ trợ chiến đấu như ở các nước khác, đã tập trung lại thành các sư đoàn, tập đoàn quân xe tăng xung kích, phát triển một loại bộ binh mới là bộ binh cơ giới có chức năng đi kèm xe tăng cho các hành động chiến đấu cơ động tấn công, Phát triển các ngón đòn liên hoàn cho chiến thuật kết hợp mũi nhọn xe tăng cùng không quân. Tất cả đều lấy xe tăng làm vai trò trung tâm của chiến thuật tấn công theo sơ đồ các mũi nhọn thiết giáp thọc sâu, chia cắt, hợp vây và tiêu diệt các khối lớn các đạo quân phòng thủ của địch. Sau này chiến thuật tương tự được phía Liên Xô phát triển được gọi là chiến thuật chiến dịch tiến công chiều sâu. Các chiến thuật tiến công này đã đưa chức năng tấn công thọc sâu cơ động của xe tăng lên làm chức năng số một gây nên sự thay đổi lớn trong hình thức tác chiến của chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong quan điểm chế tạo xe tăng trong các giai đoạn kế tiếp sau này.


Xe tăng có lẽ bắt nguồn từ xe này:21:


 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
215
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Thời chiến tranh lạnh và hiện đại





Sau WW2 trên thế giới, việc cạnh tranh trong sản xuất xe tăng chỉ giữa 1 siêu cường Liên Xô và Mỹ. Cả hai đều thi nhau sản xuất ra như xe tăng ưu việt nhằm đối chọi với nhau. Tuy nhiên trận chiến thật sự là giữa các đồng minh của họ.



Sau đại chiến II có thể phân ra 3 giai đoạn phát triển xe tăng:


* Giai đoạn thứ nhất là ngay sau chiến tranh và trong thập niên 1950: việc thiết kế, sản xuất xe tăng trong giai đoạn này vẫn theo các tiêu chuẩn của chiến tranh thông thường, theo xu hướng tăng cỡ nòng hoả lực và tăng vỏ thép. Sau chiến tranh loại xe tăng hạng nặng không còn chỗ đứng và tuyệt chủng, xe tăng hạng nhẹ vẫn còn vai trò hạn chế trong trinh sát vì nó nhẹ thuận tiện cho vận chuyển đổ bộ đường không nhưng rồi cũng hết vai trò và nhanh chóng tuyệt chủng. Các loại xe tăng hạng trung được nâng cao tính năng và biến đổi thành xe tăng chiến đấu cơ bản. Cơ cấu pháo về cơ bản ít thay đổi nhưng có thay đổi nhiều về đạn dược, hệ thống máy móc động cơ có nhiều hoàn thiện lên: động cơ Diesel thay thế hoàn toàn động cơ xăng tuy vẫn nhỏ gọn nhưng công suất mạnh hơn rất nhiều, hệ thống treo được hoàn thiện... Các xe tăng tiêu biểu của giai đoạn này là T-54, T-55, T-62 của Liên Xô, M-46, M-48 của Mỹ, AMX của Pháp, trong đó xe tăng T-54, T-55 được đánh giá cao nhất và được sử dụng lâu nhất, vẫn còn được tìm thấy trong lực lượng vũ trang ở một số nước đến tận cuối thế kỷ 20.


____

T-54





M-48



_
Ở thời kỳ này để đáp ứng nhu cầu chở bộ binh cơ giới tấn công cùng xe tăng các cường quốc quân sự thế giới phát triển một loại xe đặc biệt là xe bọc thép cũng có thể được phân loại như xe tăng: xe bọc thép cũng chạy bằng xích, có tính năng cơ động rất tốt nhưng hỏa lực và vỏ thép yếu, có thể có hoặc không có tháp pháo. Vũ khí có thể là loại pháo cỡ nhỏ (dưới 40 mm) nhưng chủ yếu là súng máy, các xe bọc thép hiện đại thường có trang bị thêm tên lửa chống tăng. Vỏ thép yếu thường chỉ chống được đạn súng máy không chống được trái phá, có loại có vỏ rất nhẹ bằng hợp kim nhôm như loại xe bọc thép lội nước M-113 của Hoa Kỳ sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng đặc trưng cơ bản phải có của xe bọc thép là có khoang rộng để chở bộ binh cơ giới, thường một xe cho một tiểu đội trên dưới 10 người. Thông thường trong tấn công hành tiến bộ binh cơ giới ngồi trong xe bọc thép trong đội hình đi kèm xe tăng, khi gặp tuyến cố thủ của bộ binh địch thì bộ binh cơ giới triển khai ra bên ngoài chạy cùng xe tăng tấn công để khắc phục nhược điểm tầm quan sát kém và khả năng đánh gần kém của xe tăng. Và khoang xe bọc thép còn có thể được sử dụng để bố trí các loại hỏa lực phụ trợ đi kèm rất lợi hại của bộ binh như súng cối, súng phun lửa, hoặc súng máy phòng không...




M-113



* Giai đoạn thứ hai là những năm 1960–1970: Đây là giai đoạn mà xe tăng tuy về kết cấu cơ bản không thay đổi nhiều nhưng tính năng được hoàn thiện cao chủ yếu nhờ vào công nghệ mới: độ bảo vệ của xe không phải do tăng độ dày của vỏ thép mà nhờ áp dụng các vật liệu mới siêu nhẹ, siêu bền vì với sự phát triển của đầu đạn lõm xuyên thép thì chạy đua bằng cách tăng mãi độ dày của vỏ thép trở nên vô nghĩa, do đó vỏ thép, trọng lượng không tăng lên mấy nhưng có thể chống lại mọi loại trái phá chống tăng thời đại chiến. Tính cơ động của xe tốt lên rất nhiều, xe có tốc độ rất lớn nên được gọi là xe tăng bay (xe Leopard – con báo của Đức). Đặc biệt xe tăng thời kỳ này được thiết kế để chiến đấu trong điều kiện chiến tranh có vũ khí huỷ diệt hàng loạt: vỏ xe bảo vệ được kíp chiến đấu khỏi bức xạ hạt nhân và xe được bảo đảm kín hoàn toàn với hệ thống tuần hoàn và lọc khí để bảo vệ khỏi bụi phóng xạ, vũ khí hoá học, vũ khí vi trùng. Thời kỳ này các loại vũ khí chống tăng phát triển mạnh nên xe tăng cũng phải thích nghi và chạy đua theo, xe tăng được trang bị các loại thiết bị điện tử và công nghệ cao: Về hoả lực độ chính xác rất cao nhờ máy tính đường đạn, máy đo xa bằng laze, máy nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn nhanh và giảm được 1 pháo thủ nạp đạn. Để chống lại các loại đầu đạn xuyên phá và tên lửa chống tăng của đối phương và các vũ khí dẫn đường chính xác, các xe tăng thời kỳ này (bắt đầu bằng loại xe T-55 của Liên Xô) đã trang bị hệ thống bảo vệ tích cực là các ống phóng lựu kết hợp cùng radar bảo vệ cục bộ chuyên dụng: Khi radar phát hiện có mục tiêu đang nhắm đến xe sẽ điều khiển hệ thống phóng lựu bắn lên các đầu đạn nổ mảnh tạo nên 1 đám mây mảnh kim loại khả dĩ phá huỷ vũ khí của đối phương hoặc làm nhiễu loạn độ chính xác của vũ khí địch, hệ thống này cũng dùng để bắn tạo màn khói ngăn cản các thiết bị ngắm bắn của đối phương, hệ thống bảo vệ tích cực này làm tăng sức sống của xe lên nhiều lần. Các xe tăng nổi tiếng và tiêu biểu của thời kỳ này là T-72 của Liên Xô, M-60 của Hoa Kỳ, Centurion của Anh, Leopard của Đức trong đó xe centurion của Anh được đánh giá cao nhất.





T-72




* Giai đoạn thứ 3 là thời kỳ những năm 1980 và tiếp diễn đến nay (2006) là giai đoạn mà các tính năng "cổ điển" của xe (như tính cơ động, hoả lực, vỏ thép) đã trở nên thứ yếu mà các tính năng công nghệ cao giờ đây có vai trò số một: như mức độ hiệu quả trong đấu tranh điện tử, độ bí mật về tiếng ồn và hồng ngoại (tia nhiệt), trong thời kỳ này xuất hiện xe tăng có động cơ tuốc bin khí (của Liên Xô – Nga và của Hoa Kỳ) làm xe có công suất máy cực mạnh, động cơ xe tăng thời kỳ này đều là đa nhiên liệu. Hệ thống bảo vệ của xe được cải tiến nhiều nhất và được coi là ưu tiên hàng đầu: trong thiết kế xe tăng hệ thống bảo vệ thụ động (vỏ xe) cũng vẫn được quan tâm hoàn thiện có loại xe được nhồi bằng vật liệu mật độ lớn như uranium nghèo để tăng độ chống xuyên phá của đầu đạn lõm của vũ khí chống tăng, một hướng khác lại dùng những vật liệu chất dẻo đặc biệt có cốt sợi đặc biệt siêu nhẹ, siêu bền để chế tạo xe tăng siêu nhẹ dùng cho đổ bộ đường không cho các lực lượng phản ứng nhanh. hệ thống bảo vệ tích cực được coi là bắt buộc, xe được sơn phủ bằng các lớp sơn và vật liêu hấp thụ sóng điện từ và chống hồng ngoại giúp xe khó bị máy bay và trực thăng địch phát hiện, hệ thống gây nhiễu dẫn đường vũ khí. Xuất hiện hệ thống bảo vệ bằng phản lực hay hệ thống bảo vệ Dinamit.
Hình dưới đây là xe tăng T-72 cải tiến của Nga trên bề mặt có thể thấy các mảnh thuốc nổ dinamit hình chữ nhật được dán trên vỏ xe.






-
Nguyên tắc của hệ thống này là: Khi trái phá (nhất là tên lửa chống tăng) của địch bắn vào vỏ xe trước tiên nó gặp lớp thuốc nổ Dinamit và kích nổ lớp thuốc nổ này trước khi đầu đạn trái phá hoặc tên lửa tự nổ. Sức nổ của dinamit sẽ tạo phản lực đẩy vào đầu đạn theo chiều ngược lại và hoặc là sẽ phá huỷ đầu đạn hoặc cân bằng với xung lực của đầu đạn làm giảm sức xuyên phá của nó, chí ít thì cũng hạn chế, triệt tiêu hiệu ứng đầu đạn lõm hệ thống bảo vệ này rất hiệu quả theo thử nghiệm trên thao trường nó làm giảm sác xuất bị huỷ diệt xuống 2 lần. Về hoả lực các loại đạn trên xe rất phong phú tinh xảo, các xe T-80, T-90 của Nga và Abrams chủng A2 (M1 A2 Abrams của Mỹ) có hệ thống pháo – tên lửa tích hợp (có thể phóng tên lửa qua nòng pháo). Các xe tăng tiêu biểu thời kỳ này là T-72 cải tiến, T-80, T-90 của Nga, Abrams của Hoa Kỳ, Leopard 2 của Đức.



_

T-72 cải tiến



-

T-80 MBT của Nga





Tăng M1A2 của Mỹ




-

Leopard 2A5 của Đức



-
Các xu hướng phát triển trong chiến tranh hiện đại
Trong thời đại ngày nay nhất là sau khi nguy cơ chiến tranh thế giới tổng lực không còn và với sự lên ngôi vai trò của không quân thì tương lai sử dụng xe tăng vẫn chưa rõ ràng:
* Một mặt với sự xuất hiện ngày càng nhiều và tích cực của máy bay và trực thăng thì xe tăng mất độc quyền trong việc tiến công cơ động: tốc độ cơ động và các khả năng cơ động với mọi địa hình, tính bất ngờ của máy bay trực thăng mang quân đổ bộ thì xe tăng không thể so sánh được. Ngày nay xe tăng khi tiến công rất dễ trở thành mồi săn cho các loại máy bay và trực thăng: để chống lại các mũi tiến công của xe tăng bên phòng thủ không cần phải duy trì một lực lượng thiết giáp mạnh để phản công mà hiệu quả hơn là dùng các đội trực thăng vũ trang chống tăng hoặc các loại máy bay yểm trợ mặt đất mà máy bay A-10 chống tăng của Hoa Kỳ là điển hình của tính hiệu quả. Máy bay và trực thăng chống tăng có thể bao phủ một khoảng rất rộng chiến trường hiệu quả diệt tăng rất cao do đó chỉ cần duy trì một lượng máy bay tương đối nhỏ là có thể thay thế cho một lực lượng xe tăng rất lớn trong phòng thủ, và bộ binh ngày nay cũng được trang bị các loại vũ khí chống tăng hữu hiệu nên bộ binh không còn quá yếu thế trước các lực lượng xe tăng đối phương. Do đó vai trò chủ lực của xe tăng như trong thế chiến thứ hai đã không còn và vai trò của xe tăng sẽ ngày càng suy giảm trong chiến tranh hiện đại. Trong chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất và thứ hai lực lượng xe tăng với số lượng khá hùng hậu của Irak được trang bị chủ yếu bằng loại xe tăng T-72 của Liên Xô và Nga đã tỏ ra bất lực vô vọng trước ưu thế trên không của liên quân và thực tế bị vô hiệu hoá nhanh chóng. Đó là khía cạnh suy giảm vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại.
* Mặt khác trong chiến tranh trong tương lai gần cũng có nhiều đặc điểm làm tăng khả năng sử dụng của xe tăng: Trong điều kiện ngày nay không còn các chiến tuyến phòng thủ chiều sâu chạy dài theo phân cách quân hai phía như trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai mà việc phòng ngự được tổ chức theo các trung tâm phòng thủ. Giữa các trung tâm đó là khoảng không gian lớn rất tiện dụng cho các hoạt động của xe tăng. Hơn nữa các cuộc chiến tranh và xung đột thường nổ ra giữa các nước không phải là các cường quốc vũ trang với lực lượng không quân hùng hậu mà là các quốc gia vũ trang trung bình hoặc yếu kém về không quân và khi đó xe tăng vẫn là một lực lượng xung kích hàng đầu. Với giá rẻ tương đối của loại vũ khí tấn công này nếu so với không quân làm cho xe tăng vẫn là vũ khí tấn công được ưu tiên.
Do các yếu tố trên nên một mặt lục quân của các cường quốc quân sự thế giới không đặt ưu tiên hàng đầu cho lực lượng tiến công vào lực lượng xe tăng thiết giáp nữa mà chọn các loại khác như bộ binh trực thăng vận (kỵ binh bay). Nhưng đồng thời các quốc gia dẫn đầu về chế tạo xe tăng vẫn tăng cường nghiên cứu và chế tạo các loại xe tăng ngày càng hiện đại cho quân đội của mình và bán cho các nước khác. Trong điều kiện hiện nay vẫn chưa thấy có xu hướng rời bỏ xe tăng, ngay như quân đội Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về các loại máy bay và trực thăng vẫn duy trì lực lượng xe tăng mạnh cho lục quân thông thường của họ.


A-10 sát thủ của xe tăng






Ngày nay xe tăng khi tiến công rất dễ trở thành mồi săn cho các loại máy bay và trực thăng: để chống lại các mũi tiến công của xe tăng bên phòng thủ không cần phải duy trì một lực lượng thiết giáp mạnh để phản công mà hiệu quả hơn là dùng các đội trực thăng vũ trang chống tăng hoặc các loại máy bay yểm trợ mặt đất mà máy bay A-10 chống tăng của Hoa Kỳ là điển hình của tính hiệu quả.
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
215
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Vũ khí trên xe tăng



Xe tăng ngoài vỏ giáp vững chắc để bảo vệ mình còn phải có vũ khí hữu hiệu để tấn công kẻ địch. Ban đầu chỉ là vũ khí sát thương bộ binh về sau xe tăng đã phát triển những loại đạn chủ yếu dùng để hủy diệt xe tăng đối phương hơn là tiêu diệt bộ binh





AP, Armour Piercing, đạn xuyên giáp

Ban đầu, xe tăng bắn đạn trái phá như pháo tự hành tấn công. Sau đó, xe bắn đạn xuyên bằng thép đúc, liều nổ phá giảm đi, khối lượng đạn nhỏ để có đường đạn tốt. Đạn này sau phủ lớp kim loại mềm ở mũi để giảm phân tán lực xuyên của giáp nghiêng. Những cải tiến tiếp theo phủ một lớp kim loại nhẹ mềm dầy mũi nhọn ở đầu, đằng sau là phần hợp kim thép cứng, đưa trọng tâm đạn ra sau, làm đường đạn bắn từ nòng xoắn tốt hơn.
APCR, Armour Piercing Composite Rigid, đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng
Trong cuộc chiến Maxcơva 1941 lần đầu tiên xuất hiện đạn lõi tỷ khối lớn do quân Đức sử dụng: một thanh vonphram được bọc trong vỏ kim loại mềm, khi gặp giáp vỏ mềm tụt ở lại ngoài giáp. Người Nga tìm thấy đạn này trong xác xe sau trận đánh, ngay lập tức, toàn thế giới tổ chức ngăn chặn nguồn cung vonphram của Đức, chủ yếu từ Trung Quốc và Nam Mỹ. Đạn được làm khối lượng nhỏ hơn AP, sơ tốc cao hơn, đường đạn tốt hơn. Tỷ khối lớn cho phép sức xuyên tăng. , So với đạn dưới cỡ nòng sau này, đạn APCR khi bay trong không khí mang theo cái vỏ bằng kim loại mềm nhẹ nên tổn thất vận tốc lớn.
Trong thế chiến cũng có súng chống tăng nhỏ nòng nón bắn đạn dưới cỡ nòng đơn giản không cần vỏ nhẹ.





APDS, Armour Piercing Discarding Sabot, đạn xuyên dưới cỡ nòng có guốc



Đạn lõi cứng này sau trở thành đạn guốc-sabot, đạn xuyên giáp xuất hiện lần đầu năm 1944 trong quân Anh. Đạn là một mũi tên xuyên (KE, kinetic energy penetrator ) có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, các guốc đỡ đạn trong nòng văng ra sau khi bắn, đạn không mang liều nổ mà chỉ có một liều cháy dẫn đường. Trong những năm 1960-1970, người ta hoàn thiện đạn sabot, sử dụng carbua-vonphram và DU. Carbua-vonphram là một trong những chất cứng nhất chế tạo được, tỷ khối 15,8 (thép là 7,8). Đạn Carbua-vonphram đạt tỷ khối trung bình 13,5. Đạn DU có vỏ là hợp kim 3/4 titan, 1/4 uran, trong là uran nén tỷ khối chung đạt đến 19,5. Đạn này có khả năng xuyên ổn định khi gặp các loại giáp phức tạp, sơ tốc rất lớn
(1700m/s-1850m/s), đường đạn tốt nhưng sức xuyên giảm mạnh theo tầm bắn. Các tăng hiện đại chỉ đấu sabot ở mặt trước được tầm dưới 2km.
APDS-FS là đạn xuyên nhưng có sát thương, có thể bằng một liều nổ nhỏ đi theo. APDS-T là đạn xuyên có dẫn đường. APDS-DU sau khi xuyên vào trong xe tan thành bột và cháy cho nhiệt lượng cao, sát thương lớn.




Đạn APDS được chế tạo và sử dụng nhiều từ sau Thế chiến 2 đến thập niên 1960. Khi nâng năng lực của đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, đạn APDS mài thành nòng dữ dội, giảm tuổi thọ. Ngày nay chỉ được dùng cho xe tăng cổ, các loại pháo chống tăng cổ.
APFSDS, Armour Piercing Fin Stabilised Discarding Sabot, đạn xuyên dưới cỡ nòng có guốc ổn định cánh đuôi

Do thanh xuyên KE có đường kính nhỏ và dài nên quán tính quay nhỏ, hiệu ứng con quay đạt được trong không khí nhỏ, người ta chuyển sang ổn định cánh đuôi thay cho ổn định con quay. Đạn APFSDS bắn từ súng nòng trơn, ổn định cánh đuôi, cánh đuôi có thể đặt hơi chéo, làm đạn quay chậm để bù các sai số chế tạo, đường đạn tốt hơn. Đây là đạn thanh xuyên chính được dùng hiện nay. Đạn cũng được bắn từ nòng xoắn, lõi cứng quay được trong guốc, nên không quay khi đi trong nòng. Đạn có sabot được dùng lần đầu trong súng phòng không, không phải để xuyên giáp, Đức hồi thế chiến 2.




HEAT, High Explosive Anti Tank, đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh, đạn lõm




Nhờ những chất nổ mới, ổn định và mạnh như HMX, người ta hoàn thiện đạn lõm, HEAT. Đạn lõm sơ tốc thấp, đường đạn cong, phân tán mạnh nhưng khi phát nổ nó tán rộng sức sát thương ra xung quanh như trái phá và sức xuyên không phụ thuộc nhiều vào tốc độ gặp giáp. Trong thế chiến 2, đạn này chưa được sử dụng bắn từ nòng xe tăng do thuốc nổ kém và không chống được phát nổ ngoài ý muốn.







ATGM, Anti Tank Guided Missle, tên lửa chống tăng có điều khiển

Từ thập niên 1960 có nhiều xe tăng bắn đạn tên lửa có điều khiển từ nòng chính mang đầu xuyên lõm ATGM. Đạn này cần hệ thống dẫn bắn và ổn định tháp pháo hiện đại. Đạn tên lửa có điều khiển dễ gây nhiễu, dễ bắn chặn bằng APS và dễ giảm sức xuyên bởi ERA. Hiện nay, hầu hết các đầu nổ lõm Nga và một số của phương Tây có hai tầng để chống lại ERA. Đạn cũng có khả năng sát thương lớn. Khi bắn được thì đạn có độ chính xác rất cao, ngày nay, đây là loại đạn duy nhất đưa tầm diệt mục tiêu thiết giáp hạng nặng đang chuyển động lên 4, 5km và còn hơn nữa. Một số xe tăng ngày nay cũng được trang bị thêm các ổ phóng ATGM ngoài nòng chính, tăng khả năng đối phó với các mục tiêu phức tạp và dùng nhiều loại đạn, khí tài.



Súng

Đầu Thế chiến 2 đánh dấu việc xe tăng bắt đầu sử dụng đại bác nòng dài bắn đạn xuyên, đó là một trong những đặc điểm chính phân biệt xe tăng với các xe trận tấn công khác. Lúc đó, đạn xuyên bắn từ xe tăng có sơ tốc khoảng 800m/s-900m/s, cá biệt có một số loại súng đạn đạt trên 1km/s một chút. Đường đạn thẳng, thời gian đạn bay đến mục tiêu ngắn, sức xuyên tốt là những yêu cầu cơ bản của súng chính trên xe. Sau này, khi nâng sơ tốc, súng nòng xoắn tỏ ra kém bền. Vì vậy, xe tăng hiện đại thường sử dụng đại bác nòng trơn. Đạn xuyên guốc (sabot) cho phép đổi chiều dài nòng lấy cỡ nòng, nên tỷ số chiều dài/cỡ nòng (cal) không cần quá cao, ngày nay thường ở khoảng 50/60. Các xe tăng hiện đại hiện nay bắn đạn xuyên guốc (sabot) sơ tốc 1750m/s-1850m/s. Việc ổn định tầm hướng của súng được nghiên cứu trong thế chiến, sau đó được hoàn thiện. Ngày ngay, các hệ thống động lực của T-80 và T-90 (Nga) ổn định được tầm hướng súng khi xe di chuyển tốc độ 70km/h-80km/h trên đường gồ ghề. Hệ thống nạp đạn tự động thủy lực đóng góp vai trò lớn cho xe. Nó nâng tốc độ bắn và giảm thể tích dành cho người nạp đạn.
Người Nga dùng băng đạn tròn liều rời, điều này thuận lợi cho việc sắp xếp băng đạn tròn sau này. Kiểu băng đạn này làm giảm thể tích trong xe, nhưng cũng làm hơi giảm tốc độ của hệ nạp đạn tự động. Tốc độ bắn của xe tăng Nga 6-8 phát phút.
Xe tăng Leclerc (Pháp) bắn hết băng đạn gần 30 viên khi chạy 50km/h trong khoảng 4km đường gồ ghề. Tốc độ bắn xe này đến 10-12 phát phút.
Quan sát, phát hiện, dẫn bắn
Sức tấn công của xe ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quang-điện tử. Nó bao gồm quan sát quang học trực tiếp, quang học-điện tử (camera), hồng ngoại thụ động, hồng ngoại chủ dộng (có chiếu sáng hồng ngoại), laser chỉ thị, laser đo xa, đo tốc độ quang hoặc laser, đo tốc độ doppler radar hoặc quang. Dựa trên dữ liệu của các thiết bị quan sát trên là hệ thống máy tính, quyết định phần tử bắn quá tốc độ, vị trí, hướng... của địch-ta-đạn-môi trường, đảm bảo bắn trúng bằng các loại đạn, thậm chí dẫn đường cho đạn bắn từ vũ khí khác. Máy tính tạo thành hệ thống quan sát thông minh, nhận ra và bám mục tiêu bằng các đặc điểm nhiệt độ, chuyển động và tiên tiến nhất đang phát triển là độ chói, hình dáng. Máy tính cũng cho phép sử dụng hệ thống thông tin số ví dụ như định vị hoặc quan sát qua phương tiện của đồng đội. Gần đây, các xe tăng và diệt tăng Nga đã có hệ thống radar băng sóng mm đủ nhỏ đặt trên xe (ví dụ hệ thống bắn tên lửa Khrizantema), trong khi các hệ thống này của các nước khác còn rất lớn. Radar này tăng vọt khả năng phát hiện-bám mục tiêu, chiến đấu mọi thời tiết.



Cấu tạo xe tăng


Xe tăng hiện nay thường gồm 1 thân xe được làm thấp đến nỗi người lái phải nằm gần như lái xe công thức 1 để giảm độ cao nhằm tránh phát hiện và trúng đạn. Thân xe thường được bọc thép chủ yếu phía trước để đối đầu trong các cuộc đấu tăng, tương đương 600mm đến 900mm chống động năng và hơn 1m chống đầu đạn xuyên hóa học.

Trong khi gầm xe, hai bên hông giáp mỏng hơn rất nhiều. Thân xe đặt trên hệ thống bánh xích, với 6 hoặc 7 bánh chịu lực và đảm bảo độ ổn định, 1 bánh truyền động từ động cơ ra xích, 1 bánh định hướng đặt cao hơn so với mặt đất để tạo moment lớn khi vượt chướng ngại vật. Áp suất xe xuống mặt đường thường xấp xỉ 1 kg/cm2 và nhỏ hơn áp suất của người đứng bằng chân trần, điều đó giúp xe chạy được trên nền đất yếu. Động cơ xe tăng thường từ 1000hp đến 1500hp (sức ngựa), rất khỏe để có thể đảm bảo độ cơ động cho khối lượng xe từ 40 tấn đến 70 tấn, và tốc độ tối đa như M1 của Hoa Kì lên đến 70km/h (bị giới hạn vì yêu cầu quốc hội)
Hai bên thân xe, phía ngoài xích thường có gắn các tấm giáp thép hoặc lưới thép chủ yếu để kích nổ các đầu đạn từ ngoài giáp chính hoặc cũng có thể chỉ là tấm cao su. Đối với yêu cầu tác chiến thành phố, các tấm giáp hai bên thường được đặc chế để chống lại đầu đạn CE dùng sức xuyên hóa học.
Trên thân xe đặt tháp pháo, nhằm nâng và xoay một khẩu pháo chính thường là nòng trơn (không có rãnh, trừ Challenger II của Anh) cỡ nòng chung khối Nato (Mĩ, Tây Âu) là 120mm và phương Đông là 125mm (Nga, Trung Quốc). Góc xoay quanh không bị hạn chế, góc nâng hạ nòng súng từ -10 đến 20 độ (phương Tây). Giống như thân xe, tháp pháo cũng chỉ được bọc giáp chủ yếu ở phía trước như một tấm khiên, độ bảo vệ tương đương phía trước thân xe, còn bên hông rất mỏng và thậm chí nóc tháp pháo chỉ tương đương 20mm thép. Trên tháp pháo có gắn rất nhiều thiết bị điện tử như kính hồng ngoại, các đơn vị thu thập tín hiệu, lọc khí,.. và chứa toàn bộ thành viên tổ điều khiển trừ lái xe. Một tổ điều khiển thường có 3 người (Nga, Trung Quốc, Pháp) với một tổ trưởng, lái xe và pháo thủ, với pháo được nạp đạn tự động bằng máy. Trong khi đó các nước Mĩ, Anh, Đức, Nhật, Israel.. sử dụng tổ lái 4 người với thêm một người nạp đạn, họ cho rằng một người nạp đạn được huấn luyện tốt sẽ nhanh hơn máy và giúp bố trí đạn thuận tiện hơn. Tuy nhiên kết cấu 4 người khiến thể tích xe lớn hơn, nặng nề hơn, cần nhiều giáp hơn, và trong các xu hướng phát triển đều bị thay bởi máy vì với các loại đạn tương lai nặng và lớn (dài tổng cộng 2m/viên và nặng hàng chục kg) thì người nạp đạn là không thể. Trong các xe tăng Anh, Mĩ, Đức thì khả năng sống sót sau khi trúng đạn là lớn hơn so với xe tăng Nga, do đạn được bố trí trong một khoang riêng và dễ dàng nổ bung ra mà không gây thương tích nặng.





Bên trong của xe tăng A7V Đức thời WW1





Bên trong của xe tăng Tiger Đức thời WW2





Bên trong của xe tăng T-34 Liên Xô thời WW2





Bên trong của xe tăng M1A2 Mỹ
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
215
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Giáp của xe tăng




Giáp ERA của tank T-72



Chiến tranh Thế giới 2 đưa ra đặc điểm cơ bản của tăng: giáp dầy, nghiêng và ưu tiên phía trước. Xe lúc đó cũng thường trang bị thêm một súng máy đồng trục với đại bác chính và một súng phòng không.

Tuy nhiên, chỉ đến gần đây, tầm quan sát của xe tăng mới tăng lên để sử dụng các vũ khí phụ đó hiệu quả hơn. Để giáp xe được dầy, cần làm thể tích trong xe nhỏ, xe T-34 rất bất tiện với tổ lái vì vậy. Xe thấp nhỏ cũng làm giảm kích thước mục tiêu khi địch ngắn bắn, giảm khả năng trúng đạn.
Ngày nay, giáp xe tăng là loại giáp liên hợp. Giáp bao gồm một lớp vỏ mềm dầy (tấm chắn trước của xe T-55 cải tiến gần 1 mét). Vỏ mềm gồm nhiều lớp mềm dầy nhưng tỷ khối thấp đặt giữa các lớp cứng tỷ khối lớn nhưng mỏng hơn. Sau các lớp này là giáp chính làm bằng hợp kim tốt. Bên trong giáp chính là lớp vật liệu mềm kín nguyên tử lượng cao "3 phòng chống"
(NBC-"nuclear biological chemical"-"sinh hóa phóng xạ"). Một số xe có lớp ngoài cùng là hộp gốm chịu nhiệt phân tán dòng khí nóng đạn lõm. Với giáp như vậy, đạn KE nghiêng đi khi đi qua các lớp liên hợp rồi gẫy khi gặp giáp chính. Đầu nổ lõm bị kích nổ ở xa giáp chính nên giảm sức xuyên.
Khả năng quan sát của tổ lái được tăng cường bởi thiết bị điện tử. Xe tăng hiện đại của Nga hoàn toàn không có người trong tháp pháo, tháp pháo hiện nay chỉ là súng chính và đạn dược. Tổ lái 4 chỗ ngồi (thường có 3 người ngồi) nằm giữa thân. Toàn bộ việc quan sát và điều khiển được thực hiện qua hệ thống điện tử với máy tính hỗ trợ. Các hệ thống tự động này là mấu chốt sức mạnh của giáp xe: không gian trong xe rất nhỏ, xe thấp nhỏ, giảm diện tích mặt ngoài, tăng độ nghiêng và độ dầy của giáp trong khi không cần tăng khối lượng xe. Xe ngày nay có khối lượng như IS-3 hồi cuối thế chiến, nhưng nhỏ hơn nhiều và giáp trước có khả năng chống đỡ cao gấp 3-4 lần.
Vũ khí phụ (chống bộ binh, máy bay...) đặt ngoài giáp được điều khiển điện tử từ trong xe cộng với khả năng quan sát cho phép xe an toàn, độc lập trong điều kiện phức tạp.



Vai trò của vũ khí chính xác tầm xa

Trên kia có ý kiến xe tăng sợ máy bay là không đúng. Trong Thế chiến 2, máy bay rất ít khả năng diệt được xe tăng. Máy bay không trang bị được đại bác bắn đạn xuyên hạng nặng, còn tên lửa không điều khiển và bom có độ chính xác rất thấp. Ngày nay, khi máy bay được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển thì máy bay mới gây thương vong đáng kể được cho xe tăng. Do đó, xuất hiện các máy bay trực thăng vũ trang như AH-64 Apache hoặc KA-50, Mi-35. Máy bay phản lực chống tăng như A-10, SU-25. Tuy nhiên, lúc này, hệ thống điện tử của xe tăng cũng hoàn thiện để chống lại máy bay, tên lửa chống tăng. Nhưng ngày nay, xe tăng, máy bay hay bất cứ binh chủng nào cũng không còn là quyết định độc nhất của chiến trường nữa.
Tên lửa chống tăng có điều khiển mở ra một khả năng mới, hiện nay nó là thứ vũ khí đưa tầm bắn đạn diệt tăng hạng nặng của xe tăng và các xe cơ giới khác lên 4-5km. Đặc biệt, những tên lửa dùng cho bộ binh vác vai hoặc đặt trên giá nhẹ cũng bắn được nhiều km. Hiện tại, phổ biến sử dụng những tên lửa được điều khiển trực tiếp từ nơi bắn hoặc gián tiếp, qua con người hoặc chí ít phát hiện mục tiêu bằng con người. Nhưng đã xuất hiện một số tên lửa tự tìm mục tiêu ở Nga, Đức. Điều này cho phép các giàn pháo bắn tăng với tốc độ rất cao từ hàng chục km.
Tên lửa chống tăng có điều khiển được người Việt Nam vinh dự sử dụng lần đầu tiên trên thế giới. Đó là Quảng Trị, cuối năm 1972, đầu 1973. Người Việt Nam cũng thể hiện tên lửa chống tăng không điều khiển là vũ khí diệt nhiều xe tăng nhất sau thế chiến, buộc các cường quốc kinh tế-kỹ thuật phải thay đổi phương hướng thiết kế và sử dụng các loại xe bọc thép.





.


Tên lửa chống tăng hiện đại bắt buộc xe tăng
phải ngày càng hoàn thiện khả năng bảo vệ
.








ERA, vỏ phản ứng nổ


ERA là các liều nổ lõm xếp ngoài giáp, khi đạn bắn vào nó, sức nổ đẩy ra một tấm mang năng lượng cao. Các đầu đạn lõm 1 tầng gần như mất sức xuyên khi gặp ERA. Đạn KE bị đẩy nghiêng đi, do đó, ERA hiện đại như Kontac-5 của Nga đặt xa giáp để độ nghiêng thanh xuyên tăng lên, tăng khả năng đạn thanh xuyên gẫy phân tán năng lượng.


APS, hệ thống phòng thủ tích cực



APS là hệ thống phòng thủ tích cực. Đây là hệ thống phòng không cực nhỏ và nhậy. Nó dùng laser, hoặc hồng ngoại, radar phát hiện và tính toán đường đi của đạn bắn tới. Sau đó hệ thống này bắn hỏng đầu đạn trước khi chạm xe tăng. APS chủ yếu dùng để chống tên lửa chống tăng, có tốc độ thấp. Tuy nhiên, thế hệ Arena-E bắn chặn tên lửa 700met/s, nhịp độ 0,2s-0,4s.



Tàng hình, gây nhiễu

Nòng xe được lắp gốm chống phát xạ hồng ngoại cùng hệ thống tản nhiệt động cơ, giảm khả năng địch phát hiện-bám bằng hồng ngoại chói, hồng ngoại đo nhiệt độ, hồng ngoại định tâm. Để chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM xe tăng ngày nay có "Hệ thống gây nhiễu" bao gồm các ống phun khói, máy gây nhiễu hồng ngoại, máy gây nhiễu laser. Hệ thống Shtora trang bị trên các xe T-80 phát hiện và phân tích tên lửa bắn tới, phát hiện tín hiệu dẫn bắn laser. Khói trùm kín xe, mục tiêu giả laser và hồng ngoại được các đèn chiếu tạo ra cùng pháo sáng cực mạnh ngay lập tức gâu nhiễu các phương tiện dẫn bắn cùng mắt xạ thủ đối phương. Xe tăng thử nghiệm T-95 có vỏ tàng hình bằng công nghệ hấp thụ đối phó với việc sử dụng radar trong quan sát, dẫn bắn.



EMPS, Chống mìn




Mìn diệt tăng được kích nổ bằng động lực (gạt, đè, chấn động) và điện từ. Để chống mìn động lực, xe tăng trang bị các "cày mìn sâu" là các lưỡi cày và bánh xe ép phía trước. Để chống mìn điện từ, tăng sử dụng hệ thống bảo vệ điện từ ElectroMagnetic Protection System (EMPS).





Các điểm mạnh, yếu và chiến thuật sử dụng xe tăng






Tank M1A2


Điểm mạnh


Xe tăng có các điểm mạnh thể hiện ở 3 chức năng chiến thuật: chức năng tấn công thọc sâu, chức năng chống tăng và chức năng trợ chiến bộ binh.

* Chức năng tấn công thọc sâu: Xe tăng là xe vũ trang mạnh di chuyển bằng xích, thực tế là loại xe việt dã chạy mọi địa hình không cần đường xá, xe có thể vượt các chướng ngại và các địa hình, địa chất phức tạp với vận tốc khá cao, có hoả lực mạnh, độ bảo vệ tốt và tương đối độc lập trong hoạt động do đó xe tăng là loại vũ khí tấn công thọc sâu cơ động tiện dụng, phổ biến nhất của lục quân: bên tấn công tung các đơn vị xe tăng đánh vào khoảng không gian chiến thuật phía sau tuyến phòng thủ của đối phương, thọc sâu chia cắt các đơn vị của địch phá vỡ hậu tuyến phòng ngự và các cơ cấu liên lạc, hậu cần, chỉ huy của đối phương làm đối phương tan vỡ hoảng loạn hoặc bị rơi vào vòng vây, nhất là khi quân tấn công dùng nhiều mũi xe tăng kết hợp bộ binh cơ giới đánh chia cắt và hợp vây quân phòng thủ. Đây chính là các kịch bản của chiến tranh chớp nhoáng của quân đội Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới lần thứ hai với các đơn vị xe tăng thiết giáp tập trung cấp sư đoàn, tập đoàn quân xe tăng đánh thọc sâu chia cắt đã tạo các chiến thắng vang dội nhanh chóng, hiệu quả rất lớn trong giai đoạn đầu của chiến tranh trên bộ tại chiến trường châu Âu.



.


Tấn công chớp nhoáng bằng tank - Blitzkrieg- giúp quân Đức chiếm gần hết châu Âu



.
* Chức năng chống tăng: Cũng chính vì khả năng thọc sâu cơ động cực kỳ nguy hiểm trong tấn công của xe tăng nên để đối phó lại, quân phòng ngự cũng phải duy trì một lực lượng xe tăng thiết giáp hùng hậu, tập trung tại hậu tuyến phòng ngự của quân mình làm lực lượng dự bị để cơ động phản công chống lại và hoá giải các mũi thọc sâu của xe tăng đối phương. Đây chính là kịch bản của trận Vòng cung Kursk nơi có trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Như vậy sức mạnh chủ yếu của xe tăng là sức mạnh tiến công cơ động và nhờ sức tiến công cơ động đó xe tăng cũng được dùng làm phương tiện chủ yếu để phòng thủ tích cực phản công chống lại sức tấn công cơ động của đối phương.



.

Trận Kursk nơi tăng Nga chịu tổn thất nặng nề nhưng dành chiến thắng




* Chức năng trợ chiến cho bộ binh: Xe tăng cũng có thể dược sử dụng như các ụ pháo di động để trợ chiến cho bộ binh trong việc đánh quân địch phòng ngự trong công sự và trận địa kiên cố liên hoàn. Nhưng chỉ nên dùng chức năng này khi thật cần thiết không nên lạm dụng vì có thể gây tổn thất lớn cho lực lượng xe tăng vì không phát huy được các điểm mạnh mà còn dễ bị quân phòng ngự khai thác các điểm yếu của mình.


Điểm yếu


Điểm yếu rất quan trọng của xe tăng là tầm quan sát của kíp chiến đấu kém, vũ khí đánh gần kém, bất lực trước máy bay và trực thăng của đối phương.
* Xe tăng hoàn toàn bất lực trước máy bay, trực thăng của đối phương vì tầm quan sát rất kém và vũ khí của xe tăng không phải là để chống lại mục tiêu trên không. Do đó để tránh thương vong cho xe tăng khi tác chiến phải có lực lượng không quân yểm trợ hữu hiệu hoặc lực lượng phòng không đủ mạnh để bao bọc bảo về khoảng không cho xe tăng tác chiến, lực lượng phòng không này vừa phải chống máy bay hiệu quả vừa phải có sức cơ động cao đi kèm xe tăng do đó tại các cường quốc quân sự thế giới đã chế tạo các loại xe tăng phòng không trang bị radar và tên lửa, pháo phòng không để đi kèm trong đội hình tấn công của xe tăng ví dụ như СЗAУ (Самоходнo Зенитно – Артиллерийская Установка) của Liên Xô.



.


Trực thăng- sát thủ chủ yếu của xe tăng trong chiến tranh hiện đại




* Xe tăng kém hiệu quả tác chiến ở nơi rừng núi và thành phố: Tại nơi có rừng, núi, thành phố, pháo của xe tăng sẽ khó xoay trở vì vướng địa hình. Điển hình là trong thành phố khi bộ binh đối phương ở trên nhà cao tầng khiến pháo chính không nâng bắn lên cao được (góc nâng nhỏ -15 đến 30 độ). Xe tăng bị quân địch ẩn nấp dễ dàng tiếp cận tiêu diệt bằng vũ khí nhẹ vào các điểm yếu: nóc, hông..
* Yếu kém trong đánh gần: vì tầm quan sát yếu và vũ khí xe tăng không hiệu quả khi bị bộ binh địch áp sát nhất là ngày nay khi bộ binh được trang bị các vũ khí chống tăng cá nhân rất hiệu quả là súng phóng lựu chống tăng.
Chiến thuật sử dụng xe tăng
Vì các điểm mạnh yếu nêu trên cho nên cần phải sử dụng xe tăng hợp lý theo đúng chiến thuật:
* Dùng lực lượng xe tăng tập trung theo các nhiệm vụ tác chiến độc lập và đúng chức năng là lực lượng tấn công cơ động thọc sâu, hạn chế dùng đơn lẻ phân tán làm các nhiệm vụ phụ trợ cho bộ binh.
* Xe tăng tấn công trong đội hình có bộ binh hoặc bộ binh cơ giới đi kèm để khắc phục tầm quan sát kém và có bảo vệ từ trên không.
* Không nên sử dụng xe tăng trong việc đánh các mục tiêu trong thành phố, rừng núi, sẽ dễ dàng bị bộ binh địch áp sát và tấn công (Quân đội Nga phải chịu tổn thất lớn về thiết giáp khi sử dụng xe tăng trong Chiến tranh Chesnia lần thứ nhất, 1994–1996), tránh dùng xe tăng đánh các tuyến phòng thủ kiên cố của địch vì xe tăng không phát huy được tính cơ động của mình vì các hệ thống vật cản và mìn chống tăng địch dăng sẵn và là nơi tập trung các lực lượng chống tăng của địch.
* Tốt nhất chỉ nên sử dụng xe tăng vào chức năng thọc sâu và chống tăng: Theo kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại nhất là trong thế chiến thứ hai thì nhiệm vụ đánh chọc thủng các vỏ cứng của tuyến phòng thủ kiên cố của đối phương nên được thực hiện bởi bộ binh với mật độ tập trung cao của pháo binh và với sự giúp đỡ của không quân. Sau khi đã chọc thủng được tuyến phòng thủ, đã mở ra khoảng không gian chiến thuật thì lúc đó mới giao nhiệm vụ phát triển tấn công đánh cơ động thọc sâu cho các lực lượng xe tăng thiết giáp có sự yểm trợ từ trên không của không quân và có bộ binh cơ giới đi kèm.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

XE TĂNG CHIẾN ĐẤU CHỦ LỰC T-80U của Nga :6:









Mô tả chung

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U là một biến thể của dòng xe tăng sử dụng động cơ tua bin khí T-80. Xe được lắp động cơ cải tiến, pháo chính, thiết bị ổn định pháo chính, hệ thống điều khiển vũ khí tích hợp (ngày/đêm) giữa kính ngắm/kính trinh sát của trưởng xe với pháo thủ cùng hệ thống điều khiển hỏa lực đồng bộ.

Pháo chính của T-80U là loại 2A46M-1 nòng trơn, có bọc lớp điều ổn nhiệt, cỡ nòng 125mm, ổn hướng 2 trục, nạp đạn tự động với khay tiếp đạn cơ số 28 viên trên tổng số đạn pháo 45 viên, có tốc độ bắn từ 6 đến 8 viên/phút, bắn đạn sa-bô xuyên giáp mang cánh ổn hướng, đạn nổ mạnh chống tăng, đạn nổ mạnh phá mảnh và đạn tên lửa chống tăng có điều khiển của tổ hợp 9K119 Reflex (AT-11 Sniper). Đạn tên lửa chống tăng 9M119 là loại điều khiển bán tự động bám chùm la-de mang đầu nổ lõm, liều đúp, có khả xuyên phá giáp tới 750mm, chuyên dùng để chống xe tăng mang giáp phản ứng nổ và máy bay trực thăng tầng thấp trong phạm vi hỏa lực từ 100m tới 5.000m. Ngoài ra, pháo chính còn được trang bị bộ phận căn chỉnh đồng bộ thước ngắm pháo thủ và bộ phận tháo gá nòng nhanh phù hợp với điều kiện chiến đấu trên chiến trường.



Đặc điểm



Khả năng tự bảo vệ cao do thân xe và tháp pháo được bọc giáp liên hợp có phủ các khối giáp phản ứng nổ. Lớp giáp bảo vệ phía trước xe có thể đối phó hiệu quả trước sức công phá của các loại đạn chống tăng xuyên giáp và đạn nổ mạnh. Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống tự động phòng vệ xạ-sinh-hoá và chữa cháy khẩn cấp. Phần trước của tháp pháo và phần ngang thân xe được gắn các phiến nhựa tổng hợp bọc thép giúp tăng cường khả năng phòng vệ trước các loại đạn chống tăng của đối phương.

Động cơ tua bin khí dùng được nhiều loại nhiên liệu GTD-1250 công suất 1.250 mã lực giúp xe có khả năng cơ động và tăng tốc cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, xe còn được trang bị bộ máy phát GTA-18A để vận hành các hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống ổn định pháo chính, thiết bị thông tin liên lạc, v.v, khi không phát động máy chính.

Tăng T-80U được trang bị hệ thống tạo màn khói ngụy trang từ khói xả động cơ và đạn khói, thiết bị tự vùi và rà phá mìn. Theo yêu cầu của khách hàng, xe có thể được lắp thêm hệ thống cảnh báo và đối kháng quang điện tử TShU1-7 Shtora-1 (bao gồm: 2 thiết bị gây nhiễu dẫn bắn hồng ngoại tuyến, 4 thiết bị cảnh báo bị ngắm bắn la-de, thiết bị tích hợp phóng đạn khói 902B Tuchia), hệ thống điều hòa nhiệt độ, tấm lót xích khi vận hành trên đường nhựa.



Thông số kỹ thuật cơ bản:



Trọng lượng chiến đấu (tấn): 46
Kíp chiến đấu (người): 3
Áp lực xích lên mặt đất (kg/cm2): 0,93
Tốc độ tối đa trên đường (km/h): 70
Tầm hoạt động (km): 500
Tỷ lệ công suất động cơ trên trọng lượng (sức ngựa/tấn): 24,7
Động cơ tua bin khí dùng nhiều loại nhiêu liệu GTD-1250:
- Công suất (sức ngựa): 1.250
Khả năng vượt chướng ngại vật:
- Leo dốc (độ): 32
- Sống trâu (độ): 30
- Vách đứng (m): 1,0
- Hào rộng (m): 2,85
- Vượt sông, không chuẩn bị/với ống thông hơi (m): 1,8/5
Vũ khí:
Pháo nòng trơn/phóng tên lửa qua nòng 2A46M-1:
- Cỡ nòng (mm): 125
- Cơ số đạn (viên): 45 (28 viên trong máy nạp đạn tự động)
Súng máy đồng trục:
- Cỡ nòng (mm): 7,62
- Cơ số đạn (viên): 1.250
Súng máy phòng không:
- Cỡ nòng (mm): 12.7
- Cơ số đạn (viên): 500
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển 9K119 (AT-11 Sniper)
Hệ thống ổn hướng 2 trục 2E42
Hệ thống điều khiển hỏa lực đồng bộ cùng máy tính đường đạn.
Giá bán ước tính: US$ 4.000.000
























C
hiến sĩ làm nhiệm vụ quan sát trên một chiếc xe tăng T-80U. Loại thiết giáp này có tầm hoạt động 335 km và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 70 km/h.






Một chiếc T-80U đang di chuyển nhanh, bỏ lại phía sau một lớp bụi mù mịt. Ngoài Nga, quân đội các nước khác có sử dụng xe tăng T-80U gồm Ukraina, Belarus, Síp, Pakistan và Hàn Quốc.






Chuyển đạn lên một chiếc T-80U trước khi tập trận bắn thật.






Những quả đạn cỡ lớn chứa đầy thuốc nổ được các chiến sĩ đưa vào bên trong xe tăng một cách cẩn trọng. Mỗi "cỗ máy chiến tranh" T-80U nặng 46 tấn, dài 7,1 mét, rộng 3,60 mét và cao 2,20 mét.





Chiến sĩ có nhiệm vụ nạp đạn bên trong xe tăng T-80U. Mỗi chiếc chiến xa này có biên chế 3 người gồm chỉ huy, lái và thợ máy kiêm nạp đạn.




Hai chiến sĩ làm nhiệm vụ ra lệnh bắn cho xe tăng.





Những chiếc T-80U lập đội hình trước khi diễn tập bắn đạn thật. Loại xe tăng hạng nặng này là phiên bản nâng cấp của xe tăng T-64 ra đời từ thời Liên Xô và bắt đầu được triển khai năm 1976.





Chiếc T-80U giật mạnh để nhả đạn. Đây là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới trang bị động cơ turbine khí.




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Hình ảnh xe tăng T80 :6:
















































 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion–P" của Nga đã xuất sang Vịt ta :6:




Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion–P" ,với các tên lửa siêu thanh chống tàu được cải thiện từ MZKT chassis của Belarus phát triển .

Báo cáo cho biết hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển phức tạp này PBRK K300P "Bastion-P" là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động chức năng chủ yếu là tấn công các tàu mặt nước trên biển , và các mục tiêu trên mặt đất có tầm bắn khoảng 300 km .










Thông số kỹ thuật tên lửa "Bastion – P" :

Kiểu tên lửa: 3M55 Yakhont
Nơi thiết kế: NPO Mash
Dài: 8.0 m
Đường kính: 0.7 m
Sải cánh: 1.7 m
Khối lượng: 3,000 kg
Tầm bắn: 300 km (hi-lo), 120 km (lo)
Tốc độ hành trình: Mach 2.5
Dùng động cơ với nguyên liệu rắn.
Dẫn đường: Inertial + active or passive radar terminal homing
Khối lượng đầu đạn: 200 kg HE
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
LỰU PHÁO 155mm M114









Loại: Lưụ pháo hạng trung
Nước SX: Hoa Kỳ
Nòng : 155mm
Dài nòng: 3564mm
Nặng: 5 600 kg
Tổ đội: 11 người
Góc bắn:-2 tới +63 độ
Góc quay ngang: 25 độ
Tốc độ bắn: 4 viên 1 phút
Sơ tốc đạn:563 m/s
Tầm bắn xa nhất: 14 600 m


Lựu pháo M114 là loại lưụ pháo nòng 155mm do Hoa Kỳ sản xuất và được sử dụng rộng rãi như loại pháo hạng trung cuả quân đội Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần 2,chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Đây là loại pháo xe kéo khá cơ động, có thể tác chiến trên các điạ hình khó khăn như rừng rậm, đất bùn lầy . Tầm bắn cuả pháo xa cỡ 14000 m. Pháo được quân đội Hoa Kỳ và đồng minh là quân đội VNCH sử dụng khá rộng rãi trong chiến tranh việt Nam, dùng để yểm trợ các cuộc hành quân càn quét , thường được bắn từ các cứ điểm hoả lực gần khu vực tác chiến. Pháo 155mm thường có mặt trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Cedar Fall, Juinction City , Lam Sơn 719, Quảng trị....
Tuy có cỡ nòng lớn hơn và hoả lực mạnh hơn loại pháo M-46 130mm cuả quân đội ND Việt Nam nhưng nó lại có tốc độ bắn chậm hơn và tầm bắn kém hơn , chính vì vậy trong các cuộc đấu pháo, yểm trợ, pháo 155mm thường bị thua thiệt. Sau chiến tranh Quân đội ND Việt Nam tịch thu khá nhiều loại pháo này và còn sử dụng trong Chiến tranh biên giới tây Nam
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lựu pháo nòng dài 122mm D-30








Nước sản xuất: Liên Xô
Cỡ nòng: 122mm
Dài nòng: 4,8m
Khẩu đội: 8 người
Góc bắn: -7 độ tới 70 độ
Góc quay ngang : 360 độ
Tầm bắn hiệu quả: 15 km
Tầm bắn tối đa: 22km


Lựu pháo 122mm D-30 là loại lựu pháo nòng dài được Liên Xô phát triển vào những năm 1960 để thay thế loại lưụ pháo cũ M-30 122mm. Nó được lắp đặt trên 1 khung pháo đặc biệt có 3 chân chống , cho phép súng có thể quay 360 độ, đó là 1 cải tiến đan1g kể cuả loại pháo này,khi kéo, nó được kéo bằng chính mũi súng , các chân chống đặt song song nằm dưới nòng súng.Khi vào vị trí bắn, các pháo thủ hạ các chân chống(giá đỡ) xuống, nâng bánh xe pháo lên cao khỏi chân giá đỡ và mở các chân chống ra 120 độ mỗi bên.
Súng có 1 khiên hình hộp bảo vệ hệ thống thu hồi nhiệt năng phiá trên nòng súng và 1 khiên bảo vệ nhỏ giưã 2 bánh xe. Mũi súng có bộ phận hãm phanh giảm giật có các lỗ thoát khí thuốc liều phóng ở 2 bên. (các mẫu sau cải tiến chỉ còn 2 lỗ) . Pháo D-30 với nòng dài hơn M-30 nên tầm bắn cũng xa và chính xác hơn, có thể lên tới 15,3km . Pháo D-30 còn có khả năng chống lại xe tăng rất hiệu quả khi xài đạn HEAT ở chế độ bắn định hướng mục tiêu do có thể xoay 360 độ và có thể đặt góc bắn cao hay thấp tuỳ ý,đạn HEAT có thể xuyên thép dày tới 460 mm nên D-30 thường được trang bị để hỗ trợ cho các trung đoàn bộ binh cơ giới và các đơn vị thiết giáp! D-30 còn dùng để yểm trợ bộ binh khi dùng đạn HE phá mảnh ( FRAG-HE) .D-30 còn được trang bị đèn IR hoặc thiết bị nhìn đêm hồng ngoại khi bắn định hướng.
Pháo D-30 được hơn 50 quốc gia sử dụng , trong đó có các nước trong khối Warsaw và các quốc gia khác như Ai Cập,Iraq, Trung Quốc...
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lựu PHÁO NÒNG DÀI 152mm D-20


















Loại: Lưụ pháo nòng dài
Nước SX: Liên Xô, Trung Quốc
Nặng: 5,7 tấn
Dài nòng: 5.195 m
Cỡ nòng: 152mm
Tổ pháo: 8 người
Góc bắn: Từ-5° tới 63°
Tốc độ bắn: tối đa từ 5 tới 6 phát/ 1 phút
Sơ tốc đạn:650 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 17,4km
Tầm băn tối đa: 24km


Lựu pháo 152mm được Liên Xô chế tạo sau chiến tranh thế giới lần 2 và ra mắt trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1955. Pháo 152mm D-20 được chế tạo để thay thế loại pháo 152mm ML-20 cũ nặng nề và kém uy lực hơn .Nó trở thành pháo 152mm chính yếu cuả Hồng quân Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw , được phiên chế thành pháo cấp chiến dịch và tăng cường cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn, các lữ đoàn bộ binh tăng thiết giáp hỗn hợp. Nó có phiên bản Pháo tự hành 2S2 được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp.
Pháo 152mm D-20 khá nặng nề và khó kéo theo trên trận địa, nhưng bù lại cho khuyêt1 điểm đó là tầm bắn cuả nó có thể đạt tới 17,4 km. Pháo D-20 sử dụng chung 1 khung với loại pháo mặt đất nòng dài D-74, được tăng cường 2 bánh xe nhỏ sau chân giá đỡ để có thể di chuyển cơ động hơn và xoay ngang súng dễ dàng hơn. Súng cũng có 1 khiên bảo vệ cho tổ pháo. Nòng pháo ngắn hơn D-74, đường kính lớn hơn , cỡ nòng 152mm và có 1 đầu giảm giật(muzzle brake) 2 lỗ thoát khí thuốc liều phóng. Pháo D-20 cũng có hệ thống hãm giật 2 xi-lanh phiá trên nòng pháo như D-74 và cả 2 loại pháo này đều sử dụng khoá nòng xoắn bán tự động. Pháo được trang bị hệ thống ngắm khi bắn định hướng(bắn thẳng) cả ban ngày lẫn ban đêm cung cấp cho pháo khả năng chống xe tăng đáng kể.
Pháo bắn đạn FRAG-HE, OF-540 với tốc độ bắn có thể đạt tới 5,6 phát 1 phút. Pháo có thể kéo bằng xe bọc thép hay xe tải hạng nặng.
Pháo D-20 được TQ chế tạo lại với phiên bản Type 66 và viện trợ cho quân đội Nhân dân Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ , loại pháo này trở thành pháo cấp chiến dịch cuả quân đội nhân dân Việt nam, góp phần làm nên nhiều chiến thắng trong các chiến dịch lớn.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Pháo mặt đất nòng dài D-74 122mm





















- Nước sản xuất: Liên Xô, Trung Quốc
- Năm trang bị: 1958
- Khối lượng chiến đấu (tấn): 5,5
- Khối lượng đầu đạn (kg): 27,3
- Tầm bắn (km): 23,9
- Sơ tốc đạn (m/s): 885
- Tốc độ bắn (phát/ph): 5-6
- Khẩu đội (người): 8
 

nguyenanhson113

Xe tăng
Biển số
OF-28964
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
1,214
Động cơ
494,970 Mã lực
Nơi ở
Vùng ven Hà Nội

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
PHÁO MẶT ĐẤT NÒNG DÀI M-46 130mm





























Pháo 130mm M-46 cuả quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Quảng Trị 72







Loại: Pháo mặt đất nòng dài
Nước SX: Liên Xô
Dài: 11,73 m
Nặng: 7,7 tấn
Cỡ nòng: 130mm
Góc bắn: -2,5 độ tới 45 độ
Góc quay ngang súng: 50 độ
Tốc độ bắn : trung bình cỡ 6 viên 1 phút
Sơ tốc nòng: 937m/s
Tầm bắn: 27,5km


Pháo M-46 là loại pháo mặt đất nòng dài dùng yểm trợ cấp chiến dịch do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng năm 1954, cũng như các loại pháo xe keó khác, nó được gắn trên 1 khung có 2 bánh xe bọc cao su , có thể kéo đi bằng xe tải hay xe thiết giáp. Hệ thống hãm giật 2 xilanh được đặt trên và dưới nòng pháo, pháo có 1 khiên chữ V bảo vệ tổ pháo , tuy nhiên khả năng bảo vệ cuả khiên này khá hạn chế và tổ đội dễ bị tổn thương trước đạn đối phương. M-46 là loại pháo nòng dài ,nòng súng dài và mỏng , bắn góc thấp, cho phép tầm bắn xa (có thể tới 27,5 km) , sơ tốc đạn lớn nên khả năng bắn ko định hướng cuả súng rất tốt , chính vì khả năng này nên súng được trang bị trong các trung doàn pháo binh ở tuyến đầu hay làm pháo yểm trợ tầm xa cấp chiến dịch, ngoài khả năng yểm trợ bộ binh, súng còn được sử dụng để đấu pháo rất lợi hại. Súng cũng có khả năng chống tăng cực kỳ lợi hại với khả năng xuyên giáp đáng kinh ngạc. Súng được trang bị hệ thống hồng ngoại nhìn đêm để hỗ trợ khả năng bắn định hướng.
Sau này pháo M-46 được thay thế bởi các loại pháo hiện đại hơn cuả LX nhưng nó vẫn được hơn 25 quốc gia sử dụng. Trung Quốc cũng chế tạo lại pháo M46 với phiên bản Type 59.
Pháo M-46 130mm được LX và TQ trang bị cho Quân đội NDVN trong những năm kháng chiến chống Mỹ và được biên chế làm Pháo yểm trợ tầm xa cấp chiến dịch, tham gia hầu hết các chiến dịch lớn trong chiến tranh Việt Nam như Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Quảng Trị, Chiến dịch Hồ Chí Minh.... Pháo 130mm M-46 đã tạo cho Quân đội NDVN một ưu thế vượt trội về pháo binh so với quân đội VNCH , với tầm bắn xa hơn, pháo M46 luôn chiếm ưu thế so với các loại pháo cuả Mỹ cung cấp cho quân lực VNCH trong các cuộc đấu pháo (pháo 155mm cuả Mỹ tầm bắn chỉ có 13km so với 27km cuả M-46, còn Vua chiến trường tầm bắn cũng cỡ 30km nhưng tốc độ nạp đạn lại chậm hơn và khả năng bắn ko định hướng cũng ko bằng M-46). Hiện nay pháo M-46 130mm vẫn là 1 trong những loại pháo chủ lực cấp chiến dịch cuả Quân đội NDVN.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Xe tăng lội nước PT-76




PT-76 (PT = Plavayushtshiy Tank - Amphibious Tank) là loại xe tăng lội nước hạng nhẹ được chế tạo và sử dụng bởi quân đội Liên Xô, mẫu PT-76 được phát triển vào khoảng những năm 1949-1951 dưới sự chỉ đạo của Z.Y. Kotin. PT-76 được đưa vào phục vụ từ năm 1954 với khả năng lội nước mà ko cần phải thực hiện các thao tác chuẩn bị như các loại tăng khác( T34,T54) . Mặc dù PT-76 có giáp mỏng và được vũ trang ko đủ tiêu chuẩn như 1 xe tăng hiện đại như khả năng lội nước của nó lại bù đắp giá trị của những hạn chế này. Nó được sử dụng rất rộng rãi trong quân đội các nước thuộc Liên Bang Soviet , các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw và một số quốc gia đồng minh khác của LX.Đã có hơn 7000 xe tăng PT-76 được sản xuất và hơn 2000 chiếc xuất khẩu, có hơn 25 quốc gia sử dụng. PT-76 vũ trang súng chính 76mm với tầm bắn hiệu quả tối đa độ chừng 1500m. Tổ lái gồm 3 người , PT-76 cũng được dùng để vận chuyển bộ binh. PT-76 là loại xe tăng lội nước hạng nhẹ nên thiết kế mũi xe tăng dẹt,phẳng , có hình dáng như mũi tàu .Xích xe có 6 bánh chạy và ko có trục lăn đỡ xích. Tháp pháo hình chóp cụt ,nằm trên vị trí bánh thứ 2,3,4 có 2 cửa dành cho Xa trưởng và Lính nạp đạn, cửa dành cho Lái xe đặt ngay dưới súng chính .

PT-76 được sử dụng như xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Nga và quân đội Khối hiệp ước Warsaw .Mặc dù sau này nó đã được thay thế ở các đơn vị chủ lực tuyến đầu bời các loại Xe chiến đấu khác như BMP-1, BMP M1976 nhưng nó vẫn được sử dụng ở 1 số đơn vị trinh sát, bộ binh hạng nhẹ,và các đơn vị đổ bộ đường biển. Bên cạnh vai trò trinh sát, nó còn được sử dụng đề vượt qua các chướng ngại vật do đối phương dựng nên trên mặt nước trong đợt tấn công đầu tiên của các cuộc đổ bộ đánh chiếm bãi biển.Động cơ V-6 240 mã lực làm mát bằng nước của PT-76 tạo cho nó tốc độ 44km/h khi tuần tra với quãng đường khoảng 260km, hệ thống đẩy thủy lực của nó giúp nó rẽ nước với tốc độ 10km/h trên mặt biển với quãng đường 100km.Súng chính 76mm, bắn đạn HVAP HEAT, đủ sức chống lại các phương tiện cơ giới bọc thép hạng nhẹ , APC( xe bọc thép).PT-76 là 1 phương tiện cơ giới trinh sát đáng tin cậy, cơ động cao và là 1 phương tiện cơ giới lội nước hiệu quả nhưng có nhiều hạn chế nếu xét trên phương diện 1 phương tiện cơ giới chiến đấu.










Như hầu hết các loại xe tăng của Liên Xô Sản xuất, PT-76 bị hạn chế khả năng hạ thấp súng chính và vì thế nên gây trở ngại cho việc bắn tỉa từ khu đất cao.Kiểu thiết kế lội nước của PT-76 làm kích thước của nó lớn ko cần thiết đối với trọng lượng cùa dòng tăng hạng nhẹ dẫn đến làm giảm vỏ thép bảo vệ của nó mỏng hơn các loại tăng hạng nhẹ khác. Chính vì lớp giáp tương đối mỏng cùa PT-76 làm nó rất dễ bị tổn thương bởi mảnh đạn pháo và bởi đạn .50 cal(12,7x99mm).Thêm vào đó,chỉ huy vừa là xạ thủ đồng thời vừa là người điều khiển Radio , điều này làm hạn chế khả năng quan sát của anh ta. PT-76 cũng bị tụt hậu so với các thế hệ xe cơ giới chiến đấu của Liên Xô bởi ko có thiết bị quan sát ban đêm và hệ thống bảo vệ NBC( hệ thống bảo vệ trước vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học) cho tổ lái.

Trong chiến tranh Việt Nam, PT-76 được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng lần đầu tiên ở trận Làng Vây, Khe Sanh, dùng để bao vây tiêu diệt căn cứ của Lực lượng Đặc biệt Mỹ (SOG) được đồn trú bởi chủ yếu là người Thượng và 24 lính Mỹ. Trong trận Làng Vây, PT-76 đã làm tốt vai trò tấn công thọc sâu, yểm trợ bộ binh xung phong , làm giảm thiểu thương vong đáng kể cho bộ binh , gây thiệt hại nặng cho phe phòng thủ (trên 200 Lính đặc nhiệm người Thượng bị tiêu diệt, 7 lính Mỹ chết), tuy nhiên phe QđND VN cũng chịu thiệt hại nặng là 5 trong số 12 xe bị phá hủy bởi súng không giật DKZ và súng chống tăng M72 LAW nhưng cuộc tấn công đã giành thắng lợi, tiêu diệt được cứ điểm Làng Vây. Sau đó PT-76 được QĐ ND VN sử dụng rộng rãi suốt cuộc chiến tranh trong các trận đánh hiệp đồng binh chủng, PT-76 chỉ tham gia 1 trận đấu tăng duy nhất tại Bến Hét ngày 3/3 /1969 gần biên giới Lào, trong trận đánh 2 xe tăng PT-76 đã bị bắn cháy bởi 1 xe tăng hạng trung M48A3 của Quân đội Mỹ. Sau này PT-6 được phiên chế vào Qđ NDVN thời nay , trang bị cho các đơn vị thiết giáp , bộ binh cơ giới và Lực lượng Hải quân đánh bộ.








Thông số kỹ thuật
Loại: Xe tăng lội nước hạng nhẹ
Nước Sản xuất:Liên Xô
Nặng: 14 tấn với PT-76
15,4 tấn với PT-76B
Chiều dài(ko tính súng chính): 6,91m
Cao: 2,26 m
Rộng: 3,15m
Tổ lái: 3 người
Giáp trước : dày nhất 14mm
Giáp tháp pháo:Dày nhất 20mm, mỏng nhất 17mm
Vũ khí: SÚng chính 76mm D-56T 40 viên
1 súng máy đồng trục 7,62mm loại SGMT hoặc PKT
Động cơ: V-6B Diesel 240 mã lực
Tầm hoạt động:260 km trên cạn và 60 km dưới nước
Tốc độ: 44 km/h trên cạn và 10,2 km/h dưới nước


Xe tăng PT-76 của Việt Nam trong .. viện bảo tàng


Tượng đài chiến thắng làng Vây, Khe Sanh, Quảng Trị




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Xe tăng T-54 và T-55


Cách bố trí của T-54 theo kiểu xe tăng quy ước, với vũ khí chính gồm một khẩu súng có rãnh xoắn 100mm. T54 được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại tăng nào khác từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. T-55 gồm một khẩu súng tốc độ cao với nòng súng dài khác thường. T-55 có bánh xích, chasis năm bánh với một thân ngắn và tháp pháo hình tròn. Tăng T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như loại thay thế cho chiếc T-34 thời thế chiến II. Nguyên mẫu T-54 đầu tiên được hoàn thành năm 1946 và được chế tạo lần đầu năm 1947. T-54 liên tục được sửa đổi và cải tiến, và sau khi đã được sửa khá nhiều, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự tinh xảo và cải tiến của serie T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và hay vẻ ngoài. T-55A xuất hiện đầu thập kỷ 1960. Sự sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (kiểu 59), Tiệp Khắc và Ba Lan. Một số lượng lớn loại này vẫn còn được sử dụng, mặc dù đến thập kỷ 1980 T-54/55 đã bị thay thế bằng loại T-62, T-64 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô.







Nó là lựu lượng xung phong tuyến đầu trong các trận đánh của Quân đội ND VN.Tham gia rất nhiều trận đánh lớn trong chiến tranh Việt Nam : Đường 9 Nam Lào, Đắc Tô-Tân Cảnh T54 bắn cháy nhiều xe tăng M41 và M48 của quân đội VNCH tiêu diệt lực lượng thiết giáp của QđVNCH trên đường giải vây Tan Cảnh, Chiến dịch Nguyễn Huệ, Chiến dịch Trị Thiên năm 1972 đều có sư góp mặt của T54, nhưng đặc biệt trong trận An Lộc năm 1972, T54 đã bị thiệt hại nặng do tấn công vào đô thị mà thiếu sự yểm trợ của bộ binh , rất nhều T54 bị bắn cháy bằng súng phóng lựu M72 và hỏa tiễn TOW trên trực thăng AH-1 Cobra , quân đội VNCH sử dụng những chiếc T54 chiến lợi phẩm sung vào lực lượng tăng của họ. Đến năm 1974, T54 lại lần nữa tham gia chiến dịch Phước Long, và lần này Quân đội NDVN đã rút kinh nghiệm ở An Lộc, tăng cường cho T54 các bao cát ở sườn xe và giáp trước để M72 ko đục thủng được, T54 đã làm nên chiến thắng Phước Long vang dội , chiếm được tỉnh Phước Long và QĐVNCH ko thê chiếm lại được. Đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, T54 đã làm nên sứ mạng lịch sử, đánh bại các lực lượng Thiết giáp của VNCH ở Tây Nguyên,Đông Nam Bộ có trang bị M48 của Mỹ tiến sát đến Sài Gòn, chiếc T54 mang số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập , buộc Chính quyền SG đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt cuộc chiến tranh 20 năm, thống nhất đất nước.



Thông số kỹ thuật
Xuất xứ:Liên Xô.
Nước sản xuất:Liên Xô,Trung Quốc,một số nước XHCN khác
Thiết kế:Morozov Design Bureau
Số lượng sản xuất: 86000-100000
Nặng:36,7 tấn
Dài: 6,5m
Rộng:3,37m
Cao:2,4m
Tổ lái: 4 người(xa trưởng, xạ thủ, nạp đạn, lái xe)
Giáp: 203mm trước tháp pháo
150mm 2 bên hông tháp pháo
64mm mặt sau tháp pháo
39mm đỉnh tháp pháo
100mm giáp trước
79mm sườn xe
46mm đuôi xe
20mm gầm xe
Vũ khí: Súng chính 100mm D-10T , 34 viên-45 viên
1 đại liên 7,62mm đồng trục loại SGMT hoặc PKT
1 đại liên 7,62mm gắn trước thân xe
1 đại liên 12,7mm DKSh gắn trên đỉnh tháp pháo
Động cơ: V-54 Diesel 12 xi-lanh dung tích 38,88 lít làm mát bằng nước
523 mã lực(T54) 581 mã lực với T55
Sức kéo: 13,2 mã lực/tấn(T54)
14,6 mã lực/tấn(T55)
Tầm hoạt động: 401 km và 600km nếu có thêm thùng nhiên liệu phụ
Vận tốc: 48km/h với T54 và 55km/h với T55


 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Xe tăng hạng trung T-55 chạy bánh xích, chasis năm bánh với một khoảng không gian giữa bánh thứ nhất và bánh thứ hai và không có những trục lăn hồi chuyển. Nó có thân ngắn, tháp pháo hình vòm nằm bên trên bánh xe thứ ba. Súng chính có rãnh xoắn cỡ 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng. Một súng máy đồng trục A7.62mm và một súng máy 7.62mm di chuyển vòng cung. Các mẫu T-55A về sau này không được trang bị súng đó. T-55 được phân biệt với T-54 vì nó không có vòm ở bên phải và quạt thông gió của tháp pháo được lắp phía trước so với quạt thông gió của T-54, và tất cả các mẫu T-55 đều có một bộ phận tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại dành cho pháo thủ lắp bên phải súng chính. Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm ánh sáng này không phải là một đặc điểm phân biệt, bởi vì nó cũng được trang bị thêm cho nhiều mẫu T-54 và T-54A.








T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một chassis rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên. T-55 có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/giờ. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra khỏi nước. Tất cả các xe T55 đều có hệ thống dò tìm bức xạ PAZ, và T-55A cũng có thiết bị chống bức xạ. Một số chiếc T-55 được trang bị một hệ thống bảo vệ tổng thể NBC (lọc không khí và quá áp suất). Một màn khói dày có thể được tạo ra bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào một hệ thống hút khí. Những chiếc T-55 có “áo giáp yếm”, áo giáp bán nguyệt lắp thêm, có lớp bảo vệ tháp pháo tăng cường lên đến 330mm (KE) và 400-450mm (CE). Một số cải tiến khác có thể được trang bị thêm gồm một đáy vỏ được tăng cường chống mìn, động cơ tốt hơn, xích bằng các miếng cao su, và ống bọc nhiệt cho súng. Ống nhòm 1K13 vừa dùng để quan sát ban đêm vừa quan sát bệ phóng ATGM; tuy nhiên nó không thể được dùng cho cả hai mục đích cùng một lúc. Các kiểu ống ngắm có thể lựa chọn và hệ thống kiểm soát lửa gồm cả El-Op Red Tiger của Israel và Matador FCS, ống nhòm NobelTech T-series của Thuỵ Điển, và Atlas MOLF của Đức. SUV-T55A FCS của Nam Tư, Marconi Digital FCS của Anh, SABCA Titan của Bỉ cho phép nâng cấp hoạt động. Một trong những cái tốt nhất là cái EFCS-3 của Slovenia được tích hợp với FCS. Rất nhiều kiểu ống ngắm nhiệt khác cũng có thể được trang bị. Gồm cả ống ngắm Nga/Pháp ALIS và Namut-type của Peleng. Có nhiều kiểu ống ngắm nhiệt có thể được trang bị cho phép phóng ATGM vào buổi tối. Hệ thống bảo vệ hoạt động tích cực (APS) đầu tiên, được gọi là Drozd, được phát triển ở Liên Xô giữa 1977 và 1982. Hệ thống này được lắp đặt trên khoảng 250 chiếc T-55A của cả thuỷ và bộ binh (sau đó được đổi tên thành T55AD) vào đầu những năm 1980, và được thiết kế để bảo vệ khỏi ATGM và lựu đạn chống tăng. Nó sử dụng các cảm biến vi sóng radar đầu tiên ở mỗi bên tháp pháo để dò tìm đạn đang bay đến. Một máy lọc bên trong bộ xử lý radar được dùng để đảm bảo rằng hệ thống chỉ phản ứng lại với các mục tiêu đang bay ở tốc độ đặc trưng của ATGM. Những mục tiêu đó sẽ bị một hay nhiều rocket có mang các đầu đạn nhiều mảnh (giống với đạn súng cối), được bắn ra từ bốn ống phóng xung quanh (mỗi phía của tháp pháo có một ống). Drozd chỉ cung cấp sự bảo vệ hướng ra phía trước 600 ở phần tháp pháo, hai bên cạnh và phía sau có thể bị tấn công. Kíp lái có thể thay đổi hướng của hệ thống bằng cách quay tháp pháo. Drozd bị tổn hại vì nhiều thiếu sót. Radar của nó không thể xác định đe doạ ở nhiều mức góc nâng một cách thoả đáng, và các rocket phòng vệ hầu như chắc chắn gây ra tổn hại ở mức độ không thể chấp nhận được ở hai bên - đặc biệt là đối với bộ binh đi theo.(nhưng không biết là Việt Nam có sở hữu các loại cải tiến này không)










Tuy là 1 loại xe tăng đươ8c5 sử dụng khá phổ biến nhưng loại tăng này có những nhược điểm hơi bị khó chịu:T-55 hiệu quả nhất khi chống lại các phương tiện bọc thép nhẹ và trung bình. Đạn nạp căn bản cho súng chính là 43 viên. Các đơn vị nhiên liệu bên ngoài làm cho xe rất dễ bị tổn hại, vì nó được bảo vệ bằng vỏ thép mỏng. T-55 có khả năng hạn chế trong việc hạ súng chính, gây trở ngại cho xe trong việc bắn tỉa từ trên khu đất cao. Hơn nữa ống ngắm đầu tiên của pháo thủ lại bị gắn với súng chính, không cho phép pháo thủ kiếm được các mục tiêu được bố trí dấu kín thân xe. Mặc dù tháp pháo hình nửa quả trứng của T-55 có các tính chất tốt của hình cầu, nó cản trở điều kiện làm việc của kíp lái, dẫn tới mức độ bắn thấp; và sự bảo vệ nhờ vào thân ngắn của nó (ngắn hơn 1m so với M60) lại làm cho mất thăng bằng vì sự bảo vệ vỏ thép kém của nó so với các tiêu chuẩn phương tây. Theo cùng một tiêu chuẩn, thiết bị kiểm soát súng của nó cũng còn thô thiển. Nó cũng có bất lợi của đa phần xe tăng Xô viết là có khả năng kém về hạ thấp nòng chính, vì thế không thể có khả năng bắn hiệu quả theo kiểu bắn tỉa mà bắt buộc phải thò cả thân ra để chiến đấu. Vũ khí và nhiên liệu được bố trí ở vị trí kém. Việc thiếu cái rổ tháp pháo làm cho việc nạp đạn khó khăn, và vì thế đạn dược sẵn sàng kém. Người lái, chỉ huy, và pháo thủ tất cả đều trên một hàng. T-55 không kín không khí. Dù các thành viên kíp lái được bảo vệ khỏi bụi phóng xạ bởi một hệ thống lọc, họ bắt buộc phải đeo mặt nạ bảo vệ cá nhân và mặc đồ chống chất hoá học và sinh học. Xe tăng vì thế phải đi qua những vùng bị ô nhiễm nhanh chóng và sau đó lại phải được tẩy rửa trước khi hoạt động trở lại. Xe tăng có thể được chế tạo kín nước để vượt qua chướng ngại nước với độ sâu lên đến 1,4m (5,5m với ống thông hơi). Tuy nhiên, có thể mất đến nửa giờ để chuẩn bị một đơn vị tăng trung bình để hoạt động được, và điểm vào và ra cũng cần được chuẩn bị.
Các biến thể của nó,khá nhiều:

Tăng T-54/55 từng được chế tạo với số lượng lớn nhất so với bất kỳ loại tăng nào khác trên thế giới. Sáu kiểu chính đã được sử dụng rộng rãi tại các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw và nhiều nước khác. Các mẫu T-54/55 từng được chế tạo tại Tiệp Khắc và Ba Lan cũng như ở Trung Quốc nơi nó được gọi là Kiểu 59. Hơn mười hai nước đã chế tạo các biến thể cải tiến của T-55 với khả năng bảo vệ và khả năng tấn công gần tương tự. Nhiều nước đã nâng cấp cho nó với súng chính lớn hơn.



T-54: Có nhiều khác biệt giữa xe T-54 thời kỳ đầu và thời kỳ sau, một số chiếc có giáp rộng hơn và tháp pháo bị cắt ngắn ở bên cạnh. Thỉnh thoảng chúng được coi là T-54 (1949), T-54 (1951) và T-54 (1953).T-54A: Kiểu này có máy hút khói cho súng 100mm, hệ thống ổn định và thiết bị lội sâu.T-54AK: Tăng chỉ huy (Kiểu của Ba Lan là T-54AD). Có thêm radio và tầm hoạt động của radio là 100 dặm.T-54M: T-54 được nâng cấp theo tiêu chuẩn của T55M.T-54B: Kiểu đầu tiên có thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm. Đây là kiểu được sử dụng ở những nước trên.T-55: T-54 với tháp pháo mới và nhiều cải tiến, các kiểu được chế tạo về sau này có một súng 12.7mm AA MG. Các cải tiến từ kiểu T-54 gồm một động cơ diesel làm mát bằng nước V12 lớn hơn và tầm hoạt động rộng hơn 500 thay vì 400km (600 với các xe tăng bổ trợ). Tầm hoạt động có thể tăng lên đến 715km với hai bình xăng phụ 200 lít ở hai bên xe. T-55 có tháp pháo hoàn toàn khác so với T-54, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là T-55 không có quạt gió nóc và thay vào đó là hai thanh nóc hình chữ D. Các xe T-55 đầu tiên cũng không có máy nạp đạn cho súng 12.7mm DShK AA MG cửa sập của máy nạp đạn hơi thò lên hay không thò lên khỏi xung quanh lớp giáp.T-55A được thêm hệ thống bảo vệ NBC. T-55A sử dụng một lớp chống bức xạ mới và hệ thống lọc hoá chất PAZ/FVU được cải tiến trên cùng tháp pháo. Lớp chống bức xạ làm tháp pháo dày hơn và không bằng với bề mặt tháp pháo. Các chi tiết đáng chú ý là sự chải lớn hơn ở cửa của chỉ huy và pháo thủ, và một chỗ phồng lớn ở cửa người lái. T-55A Kiểu 1970 bắt đầu có súng 12.7mm, nhưng ở vị trí khác với T54.T-55M có thêm hệ thống kiểm soát lửa Volna (với máy phóng ATGM), hệ thống ngắm và ổn định súng được cải tiến, động cơ tốt hơn, radio mới, và bảo vệ tốt hơn. Nó gồm váy hai bên, súng phóng lựu đạn khói, miếng đính bảo vệ, và bảo vệ lửa.T-55AM có thêm vỏ yếm, một vỏ bọc quanh tháp pháo và bảo vệ 180°. Sự gọi tên T-55AM thỉnh thoảng cũng dùng cho T-55A với súng 12.7mm DShK MG.T-55AM2B: Kiểu T55AMV của người Séc với kiểm soát lửa Kladivo.T-55AM2: Biến thể không có khả năng ATGM hay Volna FCS.T-55AM2P: Kiểu T55AMV của người Ba Lan nhưng có thêm Merida FCS.T-55AMD: Biến thể với Drozd APS thay vì ERA.T-55AD Drozd: Biến thể với Drozd chứ không phải Volna FCS và ERA.T-55AMV Phiên bản AMV cải tiến thay thế ERA cho lớp yếm bảo vệ. Các phiên bản kết thúc với việc thay thế động cơ w/V-46 engine từ chiếc T-72 MBT. Ukraina và Syria sẽ cải tiến theo tiêu chuẩn của T-55AMV.T-72Z Safir-74 – Một phiên bản cải tiến của Iran từ mẫu T-54/T-54 có thể được áp dụng cho các xe tăng T-54 của Iraq bị bắt trong chiến tranh Iran-Iraq. Nó có một số cải tiến gồm cả một súng tăng 105 mm M68 có rãnh xoắn, hệ thống kiểm soát bắn computer và động cơ diesel mới với hệ thống làm lạnh và chuyển số tự động




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,322
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Xe tăng hạng trung T-62



T-62 là bước kế tiếp của series T-54/55, được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1961 và được duy trì cho tới năm 1975. Nó trở thành loại MBT (main battle tank - xe tăng chiến đấu chủ lực) tiêu chuẩn của lực lượng Tăng thiết giáp và Bộ binh cơ giới LX, thay thế cho T-54/55. Phiên bản T-62 A lần đầu xuất hiện vào năm 1970. Vào khoảng thập niên 80 nó được thay thế bằng thế hệ tăng T-64/72/80 tiên tiến hơn.

Mô tả sơ bộ:
Tăng hạng trung T-62 là xe tăng bánh xích với 5 bánh dẫn động mỗi bên, 3 bánh đầu lắp sát nhau còn bánh thứ 3,thứ 4 và thứ 5 thì cách xa nhau khá rõ. Bách xích dẫn hướng nằm phía cuối còn bánh tĩnh thì nằm phía đầu xe. Xe T-62 không có bánh quay xích. Tháp pháo có hình tròn, được lắp ở khoảng trên bánh xích thứ 3, được đúc láng hơn và tròn hơn tiền bối T-54/55. Tháp chỉ huy nằm phía bên trái và được đúc liền vào thân chứ không táng ri-vê. Nắp của pháo thủ nằm bên phải




Súng nòng trơn 115-mm(bắn được ATGM) có nòng dài hơn và nhỏ hơn nòng pháo 100mm cuả T-54/55 (115 mà bé hơn 100 àh?) và cái bore evacuator ( một thiết bị có chức năng ngăn hơi thuốc bay ngược lại khoang lái) nằm ở khoảng 2/3 thân súng tính từ tháp pháo. Thêm vào đó là một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm cùng 1 đại liên 12,7mm phòng không thuộc quyền sử dụng của pháo thủ.

Tính năng:
Giống như T-55, T-62 được trang bị động cơ diesel V-12 làm mát bằng nước có công suất 580 sức ngựa.Tầm hoạt động trên địa hình xấu là 320 km ,trên đường bằng phẳng là 450km với thùng nhiên liệu bên trong.Nếu đeo thêm 2 thùng nhiên liệu dung tích 200l thì 450km đường xấu và 650km đường bằng phẳng.hệ thống xả khí, phát khói ngụy trang
và máy quét phóng xạ loại PAZ dùng cùng loại với T-54/55.Một số T-62 còn có khả năng trang bọ thêm hệ thống chống chiến tranh sinh hóa NBC. Hầu hết các model T-62 đều có kính ngắm hồng ngoại cho xa trưởng, pháo thủ và lái xe.

Sự cải tiến đáng giá nhất của T-62 so với T-54/55 là khầu pháo chính 115mm nòng trơn. Khẩu này có khả năng bắn loại đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên có cánh định hướng gắn cố định, sơ tốc đầu nòng cao vào khoảng 1,6 km/s. Loại đạn này có đạn đạo rất ổn định nên tầm hiệu quả tối đa vào khao3ng 1,6 km.1 cơ số đạn tiêu chuẩn của T-62 gồm 40 quả đạn, trong đó có 12 đạn HVAPFSDS xuyên giáp, 6 đạn nổ HEAT và 22 đạn nổ HE.T-62 còn có bộ phận hất vỏ đạn ra theo 1 đường rãnh thoát nằm cuối tháp pháo.

Các thành phần gia cố khác bao gồm giáp đáy xe chống mìn, bánh xích bọc cao su và mũi giảm chấn đầu nòng.Thêm vào đó là những thiết bị ngắm thermal cho phép phóng ATGM vào ban đêm. Thiết bị quan trắc K13 vừa là thiết bị nhìn đêm vừa là ống ngắm ban
đêm cho ATGM nhưng 2 chức năng này ko dùng song song được.










Hạn chế




T-62 cũng có những hạn chế giống T-55 : không gian chật hẹp của tổ lái, giáp mỏng, thiết bị điều khiển pháo thô lậu, góc hạ nòng súng thấp và khu vực chứa nhiên liệu đạn dược đễ bị tổn thương. Hệ thống tự động hất vỏ đạn cũng gây nên sự rò rỉ ngược khí CO2 và gây thương tổn vật lý khi vỏ đạn văng ra khỏi nòng cho thành viên tổ lái, thêm vào đó, lỗ hất vỏ đạn là một khe hở chết người của hệ thống NBC.

Mỗi khi bắn, khẩu pháo phải nằm đúng vị trí khe hất vỏ đạn, đồng thời tháp pháo cũng ko thể quay được khi đang thao tác nạp đạn. Việc quay tháp pháo bằng tay gây khó khăn rất nhiều cho việc tác xạ khi di chuyển và tốc độ bắn liên tiếp.Khi nắp ca-pô của tài xế mở ra, tháp pháo cũng ko thể quay được. Mặc dù xa trưởng có khả năng chiếm quyền của pháo thủ và quay tháp pháo nhưng anh ta ko thể bắn được pháo từ vị trí chỉ huy vì không có tầm quan sát.











Cuối cùng,để sử dụng khẩu 12,7mm pháo thủ phải leo ra ngoài tháp pháo




THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Tên:T-62M
Năm sản xuất:1983
Tổ lái: 4 người
Nặng 41,5 tấn
Dài 6.63m
Cao 2.4m
Rộng 3.52m
Động cơ: Diesel 620 sức ngựa
Tầm hoạt động :450/650km với thùng dầu phụ
Tốc độ: 50km/h trên đường nhưạ và 40km/h đường gồ ghề
Giáp:230 mm trước tháp pháo
153 mm sườn tháp pháo
97 mm sau tháp pháo
40 mm đỉnh tháp pháo
102 mm trước thân
79 mm sườn xe

46 mm đuôi xe
20 mm gầm xe
31 mm nóc xe
Pháo chính :115mm nòng trơn modle 2A20
Tốc độ bắn :3-5 viên/ phút
Nạp đạn: thủ công
Nòng dao động từ -5 tới 18 độ
1 đại liên 7,62mm đồng trục



Các phiên bản:

T-62A:bên cạnh khẩu đồng trục 7,62mm PKT có tầm bắn khoảng 100m, model này có thêm 1 khẩu 12,7mm DShK với tầm bắn khoảng 1500m.Model này cũng có hệ thống tự ổn định nòng súng giúp tăng độ chính xác khi tác xạ trong hành tiến.
T-62K:tank chỉ huy với hệ thống định vị và quan sát cao cấp.
T-62M có thêm giáp, FSC và khả năng băn ATGM
T-62D có hệ thống chống ATGM Drozd APS và giáp ERA
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top