Em đi bảo tàng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
kụ mig 29 phọt ảnh gì thía, lỗi roaiì kụ ơi :^)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Ảnh này em chụp cách đây 2 năm, không biết đã sửa chưa. Pháo phản lực diễn nôm thành "Jet gun" thì bố thằng Tây cũng chịu




em ko giõ tiếng của tụi khoai tây, theo kụ là nên viết dư lào ợ :6:


Không có máy bay bà già nhể :69:

sức chú không cưỡi được loại máy bay đó đâu, anh thề àh :)):)):))



Chiến thuật của mình là đánh du kích, máy bay bay thật thấp, không bật radar (vì khi bật radar thì máy bay địch phát hiện ra ngay);
Ở dưới đất sẽ có trung tâm theo dõi và truyền lệnh; khi đến thời điểm thích hợp thì đột ngột tăng tốc và tăng độ cao tiếp cận sát máy bay địch, bật radar bắt mục tiêu bắn ùm hai phát rồi chạy về chỗ có súng phòng không.
Nếu nói về chiến đấu hai bên xông lên giáp mặt oánh nhau tay bo thì máy bay nhà mình không có cửa. Nhưng oánh lén thì cũng được chả kém bố con nhà ai.


thế mới gọi là " du kích sông Thao " mờ kụ :21::21::21:
 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
905
Động cơ
517,282 Mã lực
em ko giõ tiếng của tụi khoai tây, theo kụ là nên viết dư lào ợ :6:
Bọn nó gọi là "MLRS- Multi Launch Rocket". Tỷ như con Grad MB-21 mình khá nhiều. Em thấy nhà mình dịch là "pháo phản lực bắn loạt". Dịch từ Tây sang Ta, rồi từ Ta sang Tây có khi lộn.

 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
905
Động cơ
517,282 Mã lực
nhìn sân cột cờ bây giờ sơ sác quá :'(:'(:'(





sao gọi là " con tằm " cụ nhể :^)
Em đùa các cụ tý ấy mà. Nếu em không nhầm thì bản sản xuất tại Nga La Tư thì phương Tây gọi là SS-N-2 Styx. Sang ông láng giềng đểu nhà ta thì có tên là CSS-C-2 SILKWOR

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
kụ dasaev có vẻ tinh thông về quân sự :41::41::41::41::41::41: nếu em ko nhầm kụ cũng có nick bên ttvn đúng ko ợ (b)
 

hieu0210

Xe buýt
Biển số
OF-18683
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
523
Động cơ
509,010 Mã lực
Nơi ở
Nhạc Vàng FANCLUB !
Em đùa các cụ tý ấy mà. Nếu em không nhầm thìbản sản xuất tại Nga La Tư thì phương Tây gọi là SS-N-2 Styx. Sang ông láng giềng đểu nhà ta thì có tên là CSS-C-2 SILKWOR



sức công phá của nó dư lào kụ :^)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
đủ dìm chết 1 cái tầu cỡ nho nhỏ
còn tầu cỡ to thì gây 1 cái lỗ cỡ 3m

cỡ 3m có vẻ bé quá chú nhể :^) tầm tầu to thì đối loại nào là vừa chú cho ví dụ xem lào :D
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Xe tăng T - 90 của Nga


Tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của tăng T-72B. Lúc đầu người ta dự tính sau khi biên chế vào quân đội, loại tăng cải tiến này sẽ được gọi là T-72BU. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, nó được đặt tên mới là T-90, đồng nghĩa với việc khẳng định chất lượng của nó khác hẳn với loại T-72 vốn đã phần nào lạc hậu.
Việc sản xuất hàng loạt T-90 bắt đầu vào mùa thu năm 1992. Song, do đơn đặt hàng của quân đội Nga ngày càng giảm, nên loại tăng hiện đại này không thể được đưa vào sử dụng rộng rãi. Đến năm 2000, bộ binh Nga mới được trang bị khoảng 200 chiếc T-90.








Thừa kế các ưu điểm của T-72, chiếc T-90 có cấu tạo kỹ thuật cao, nhưng cơ động hơn, linh hoạt hơn nên rút ngắn thời gian huấn luyện, giảm thiểu chi phí đào tạo ê-kíp lái. Một trong những khác biệt của T-90 so với T-72B là hệ thống thấu kính “Shtora-1-7”. Hệ thống này nhằm bảo vệ chiếc tăng khi đối phương sử dụng vũ khí laser (đạn, bom, hỏa tiễn…) bằng cách gây nhiễu bức xạ. Đồng thời giúp ê-kíp lái xác định và tránh các loại tên lửa chống tăng phổ biến như TOW, HOT, MILAN, M47 Dragon, hay các đầu đạn điều khiển bằng laser như Maverick, Hellfire, Copperhead. Ngoài ra, nó còn có hệ thống điều khiển vũ khí 1A45 “Yrtysh”, súng máy liên thanh điều khiển từ xa, súng bắn bom phá có độ chính xác cao…
Vũ khí chính của T-90 là nòng pháo 125 ly, có thể bắn đạn (tầm bắn 4.000m), phóng hỏa tiễn (5.000m), bom phá (10.000m). Nếu bắn thẳng đứng thì có thể hạ mục tiêu ở độ cao đến 2.120m. Trong chế độ tự động, T-90 có thể bắn 8 lần/phút, còn nếu điều khiển bằng tay thì 2 lần/phút. Nhờ các hệ thống định vị PNK-4S hay TKN-4S mà T-90 có thể tìm diệt các mục tiêu vào ban đêm và ban ngày trong khi xe vẫn đang chuyển động, trong bất kỳ thời tiết nào, trên băng tuyết hay sa mạc nắng nóng.












Khi bắn mục tiêu, hệ thống SUO bao gồm những thấu kính hiện đại, các bộ cảm biến kỹ
thuật cao đảm bảo tự điều chỉnh các tham số bắn, tự tính toán tốc độ di chuyển của tăng, tầm xa của mục tiêu, góc bắn, nhiệt độ, áp suất khí quyển và cả hướng gió. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển 9K119 “Reflex” (nhờ nó mà T-90 có tên gọi là tăng hỏa tiễn chứ không phải tăng pháo như thông thường) cho phép phóng hỏa tiễn bằng nòng pháo vào các mục tiêu cố định và di động từ khoảng cách 100m – 5.000m. Thực ra, trước đó vào năm 1985, 9K119 “Reflex” đã được lắp đặt cho tăng T–80U, T-80UD, T-72AG để phục vụ cho việc xuất khẩu.

Hệ thống kính ngắm mới cho phép T-90 tăng độ phát hiện mục tiêu trên chiến trường từ 1.500 – 2.500m (đạt chuẩn quốc tế hiện nay). Tuy nhiên, do chi phí để sản xuất hệ thống kính ngắm này tại Nga khá đắt, nên T-90 sẽ dùng loại Catherine do hãng Thales của Pháp cung cấp (hợp đồng vừa được ký giữa Rosoboronexport và Thales tại Russian Expo Arms-2008). Tới đây, Thales sẽ cung cấp hệ thống kính ngắm cho 25 chiếc T-90. Trước đó, Rosoboronexport từng mua hơn 1.000 hệ thống kính này lắp cho loại T-80 và T-90 xuất khẩu.
Để triệt hạ các mục tiêu mở và các loại xe bọc thép, T-90 được trang bị súng liên thanh 12,7 ly, súng tự động AKMS-74 ngay trên tháp tăng với khoảng 2.000 viên đạn. Phía trong khoang còn có súng ngắn và 10 trái lựu đạn loại F-1.







Tiếp tục hoàn thiện

T-90 có động cơ V-84MS, 12 xi-lanh chạy dầu diesel có công suất 840 mã lực. Khác với động cơ của T-72, V-84MS có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu từ diesel, xăng.

Chỗ ngồi của xa trưởng và xạ thủ pháo được bố trí ngay trên tháp quay của tăng, người lái ngồi riêng ở khoang phía trước mũi xe. Kích thước và trọng lượng T-90 hầu như không khác so với T-72 và T-80. Tuy nhiên, trục lăn của T-90 rộng hơn so với T-72B nên nó chịu tải lớn hơn và có thể dùng vòng xích loại cao su-sắt hỗn hợp, hoặc loại xích sắt có khớp nối. Do có vỏ bọc thép thuộc thế hệ thứ ba, T-90 có thể chịu được loại đạn 120 ly của các loại tăng hiện đại như M1 Abrams hoặc Leopard 2, cũng như các loại đạn khác được bắn từ phía trên xuống.
T-90 được thiết kế và phát triển thành 3 kiểu là T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến. Trong số này, T-90S phục vụ cho xuất khẩu, có động cơ V92S2 mạnh hơn. Các hệ thống kỹ thuật đều thuộc loại mới nhất và đây chính là chiếc tăng được giới thiệu tại Russian Expo Arms-2008.
Trong tương lai gần, phía Nga còn dự định nâng công suất động cơ của T-90 lên đến 1.400 mã lực. Và như vậy chiếc xe sẽ có vận tốc cao hơn, cơ động hơn trong tác chiến, vượt các loại tăng có cùng tính năng tương đương của nhiều quốc gia khác hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, hệ thống thấu kính, hệ thống điều khiển tự động, các vũ khí đi kèm cũng sẽ được hoàn thiện… Hiện T-90S được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá cao, cho rằng không hề thua kém các dòng tăng cùng loại của phương Tây nhưng giá lại rẻ hơn 40 – 50%. Loại tăng này được Ấn Độ ưa chuộng và quân đội nước này dự định sẽ trang bị 1.600 chiếc T-90S.
Cho dù T-90S đầy tiềm năng, nhưng Nga vẫn muốn tiếp tục cải tiến nó. Tại Russian Expo Arms-2008, lãnh đạo Rosoboronexport – ông Sergei Maev, thông báo tới đây T-90 sẽ được trang bị loại hỏa lực mạnh hơn với hỏa tiễn có tầm bắn đạt từ 6.000 – 7.000m. Hệ thống bảo vệ và hệ thống thông tin thế hệ mới nhất cũng sẽ được lắp đặt và vận tốc cao nhất sẽ là 95 km/giờ. Ê-kíp lái sẽ có thể tác chiến 24/24 giờ. Hơn thế nữa, cơ chế hoạt động sẽ được tự động hóa để tiến tới việc điều khiển tăng từ xa.









Theo kế hoạch của Rosoboronexport, từ năm 2020 – 2025, T-90 sẽ là vũ khí chính của quân đội Nga. Đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% tổng số tăng của Nga; 50% còn lại sẽ là các dòng cũ như T-72, T-80, hoặc loại T-95 hiện đại nhất
Russian Expo Arms-2008 diễn ra từ ngày 9 – 12.7 với sự tham gia của 500 nhà máy sản xuất vũ khí của Nga, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ, Belarus… Các nhà máy của Nga mang đến triển lãm này hơn 200 mẫu vũ khí, khí tài, trong đó có máy bay chiến đấu Su–24, Su–27, trực thăng Mi–24, Mi–35 cũng như các giàn tên lửa, xe thiết giáp kiểu mới nhất. Trong khuôn khổ triển lãm, các loại pháo, tên lửa, xe tăng, xe thiết giáp, cũng như các loại máy bay đã trình diễn bắn đạn thật vào các mục tiêu giả. Có đại diện của khoảng 47 quốc gia đến hội chợ để thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán vũ khí

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hình ảnh T 90









































Pháo nòng trơn 125mm là vũ khí chính của T-90


















tăng T-90 của Khựa

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m. Nếu bắn thẳng đứng thì có thể hạ mục tiêu ở độ cao đến 2.120m. Trong chế độ tự động, pháo của T-90 có tốc độ bắn 8 phát/phút, và 2 phát/phút nếu nạp đạn bằng tay. Nhờ các hệ thống đạo hàng PNK-4S hay TKN-4S mà T-90 có thể tìm diệt các mục tiêu vào ban đêm và ban ngày trong khi xe vẫn đang chuyển động, trong bất kỳ thời tiết nào, trên băng tuyết hay sa mạc nắng nóng.



Vũ khí phụ của T-90 gồm 1 súng máy đồng trục PKT 7,62 mm và 1 súng máy phòng không Kord 12,7mm để đối phó với các mục tiêu trên không và trên mặt đất. Súng máy phòng không Kord có cơ số đạn 300 viên, có thể được xạ thủ điều khiển bắn từ trong xe và có tốc độ bắn 650-750 phát/phút, tầm bắn 2 km. Ngoài ra, kíp xe T-90 còn được trang bị súng ngắn và 10 quả lựu đạn F-1 để ở trong xe.



Động cơ
T-90 được lắp động cơ diesel V-84MS, 12 xi-lanh có công suất 840 mã lực. Khác với động cơ của T-72, V-84MS có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu từ diesel cho tới xăng.





Đặc điểm kỹ thuật:

Trọng lượng: 46,5 tấn
Chiều dài: 9,53m
Chiều rộng: 3,78m
Chiều cao: 2,22 m.
Kíp xe: 3 người (chỉ huy, điều khiển súng, lái tăng)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Xe tăng T-90 là chiếc tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí của quân đội Nga, bắt đầu gia nhập vào biên chế năm 1993,phát triển trên mẫu thiết kế có kí hiệu là T-88. Trên thực tế nó được phát triển dựa trên chiếc T-72BM, kết hợp với nhiều đặc tính được lấy từ T-80. Đến năm 1996 đã có 107 chiếc T-90 đến phục vụ tại quân khu Viễn Đông. Hiện nay việc sản xuất T-90 vẫn được tiếp tục chủ yếu là để giữ giá thành, chiếc T-90 có lẽ vẫn sẽ tiếp tục được sản xuất ở mức độ thấp để giữ cho dây chuyền sản xuất được hoạt động cho đến khi thế hệ tăng mới ra đời. Vài trăm chiếc đã được sản xuất, bao gồm cả để xuất khẩu, với những ước tính từ 100-300 chiếc đang phục vụ trong quân đội Nga, chủ yếu là vùng Viễn Đông.

Chiếc xe tăng T-90S là tiêu biểu cho những giải pháp khoa học khá tiên tiến, về khả năng chiến đấu và những đặc tính kĩ thuật cho thấy nó không hề thua kém các loại tăng của các quốc gia khác, thậm chí còn vượt trôi hơn ở một số mặt.

Đầu những năm 1990, nhà máy Uralvagonzavod đã phát triển và đưa vào sản xuất loại tăng thế hệ mới T-90S, kết hợp những thiết kế mới và những đặc tính tốt nhất từ hai loại tăng T-72 và T-80. Họ đã phát triển chiếc T-90 dựa trên những phân tích và những quan điểm về sử dụng xe tăng trong môi trường tác chiến hiện đại, bên cạnh đó, bên cạnh đó các nhà chế tạo cũng đúc rút kinh nghiệm từ những chiếc T-72 được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả các thử nghiệm của họ trong các môi trường khắc nghiệt.

Chiếc T-90S mang đầy đủ những đặc điểm quen thuộc nhất của tăng Nga: Nhẹ, nhỏ nhưng hỏa lực mạnh và tính cơ động cao. Khối lượng chiếc tăng là 46,5 tấn với tổ lái 3 người.


T-90 được chế tạo vẫn trên nguyên lý những chiếc tăng cổ điển, tức là pháo chính đặt trên một tháp pháo xoay, động cơ và bộ truyền động đặt phía đuôi xe, vị trí kíp xe được đặt riêng rẽ: Trưởng xe và pháo thủ ngồi trong khoang chiến đấu, còn lái xe ngồi trong khoang lái.

Vũ khí chính của T-90 là khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A46M-2 có thể dễ dàng thay nòng trong thời gian ngắn. Khẩu pháo được cân bằng trên hai mặt phẳng và sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, trong đó khay đạn lắp sẵn 22 viên. Việc sử dụng hệ thống nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn lên 7-8 viên/phút, một ưu điểm đáng kể so với các loại tăng của nước ngoài. Hỏa lực mạnh của T-90 đạt được nhờ nâng cấp khẩu pháo mới với những đặc tính đạn đạo tối ưu hơn, ngoài ra nó cũng còn nhờ vào độ chính xác lẫn tầm bắn được nâng lên ( kể cả việc bắn ATGM ), sử dụng nhiều loại đạn mới, nâng cấp hệ thống kiểm soát bắn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại vũ khí có điều khiển điều khiển bằng laser là loại Refleks 9M119M AT-11 SNIPER-B, có khả năng xuyên 700mm RHA có giáp ERA ở khoảng cách max 5 000m sẽ nâng cao khả năng diệt các mục tiêu bay thấp hay các công sự, cho phép T-90 tiêu diệt các mục tiêu trước khi chúng có thể đến gần đe dọa nó, đạn ATGM sẽ được nạp tự động như các viên đạn pháo bình thường khác và bắn qua nòng.

Tên lửa 9K119M AT-11 SNIPER-B:



Ngoài pháo chính, T-90 còn một khẩu 7,62mm đồng trục và một khẩu 12,7mm có thể điều khiển từ bên trong bởi trưởng xe.

T-90S sử dụng động cơ diesel truyền thống, với những ưu điểm chủ yếu so với động cơ gas-turbine (đặc biệt là ở những vùng khí hậu nóng và nhiều cát):
• Hao phí ít hơn năng lượng ở những môi trường nhiệt độ cao
• Động cơ làm việc tốt hơn ở những vùng nhiều bụi cát
• Tiêu tốn ít nhiên liệu hơn ( 1,8 đến 2 lần )
Ngoài ra thì động cơ của T-90 giúp nó có thể đạt vận tốc 60km/h trên đường cao tốc và di chuyển một quãng đường xa 550km không cần tiếp nhiên liệu.



Hầu như mỗi thiết bị hoặc hệ thống trong chiếc tăng đều tích hợp những tính năng mới. Bước cải tiến lớn nhất chính là hệ thống kiểm soát bắn tự động, nó cho phép trưởng xe và pháo thủ kiểm soát việc nhắm bắn hiệu quả các mục tiêu ở xa khi sử dụng đạn pháo hay ATGM, khi xe đang hành tiến hay đứng yên, tiêu diệt các mục tiêu đang di chuyển hay đứng yên, bất kể ngày đêm, cũng như sử dụng khẩu súng máy đồng trục. Hệ thống FSC tự động này có những tính năng:
• Tăng tầm bắn hiệu quả.
• Tăng cường khả năng quan sát chiến trường, tăng khả năng nhìn và bắn đêm, quan trọng hơn cả là khả năng điều khiển pháo chính lẫn khẩu 12,7mm.
• Tăng cường khả năng nhìn đêm của pháo thủ, bao gồm cả việc sử dụng kính ngắm hồng ngoại.

Hệ thống FCS tự động này gồm những thành phần chính:
• Hệ thống dẫn đường laser cho vũ khí giúp T-90 có thể bắn ATGM qua nòng khi đang di chuyển tiêu diệt những mục tiêu cố định hay đang cơ động ở khoảng cách từ 100-5500 m trước khi xe tăng đối phương tiến tới.
• Hệ thống chế áp chống lại các loại tên lửa chống tăng điều khiển bán tự động.
• Hệ thống giám sát 360º và hệ thống nhận diện được sử dụng nhằm bảo vệ chiếc tăng khỏi các loại vũ khí chống tăng sử dụng đầu nhận dẫn đường laser, hệ thống sẽ tự động gây nhiễu thiết bị đo xa laser và nhận dạng mục tiêu của thiết bị điều khiển vũ khí đối phương.
• Một khẩu NSV 12,7mm ( hay Kord ) được điều khiển từ trong xe bởi trưởng xe, đảm bảo sử dụng hết công suất khẩu đại liên này để bắn mục tiêu máy bay hay trên mặt đất, trong khi người bắn vẫn được bảo vệ bởi giáp tăng.
• Giáp phản ứng nổ chống lại hiệu quả các loại đạn APFSDS và đạn đầu nổ lõm, sự kết hợp giữa ERA với giáp tăng tăng khả năng tồn tại trên chiến trường.









Hệ thống vi tính kiểm soát bắn và thiết bị đo xa laser, kết hợp với kính ngắm nhiệt ảnh của pháo thủ, cho phép T-90 khai hỏa các mục tiêu đang di chuyển và bắn đêm. Tuy vậy thì thế hệ đầu tiên của hệ thống này không hiệu quả được như các thiết bị của phương Tây hiện tại ( loại Agava-2 mới đã được sử dụng trên T-80U-M1 ).Người ta phân vân chiếc T-90 sẽ sử dụng loại kính nhiệt ảnh gì TPN4-49-23 Buran-PA hay loại Agava-2 mới hơn, nếu sử dụng loại Agava-2 thì trưởng xe cũng có một màn hình nhỏ giống như pháo thủ. T-90 có khung thân thấp giống như nhiều chiếc tăng Nga khác, với một tháp pháo tròn đặt giữa khung thân, cùng với việc kết hợp các biện pháp phòng thủ chủ động và bị động khiến T-90 là một trong những chiếc tăng được bảo vệ vững chắc nhất thế giới. Mặt trước cũng như tháp pháo được bảo vệ bởi giáp ERA thế hệ 2 Kontakt-5, trên nóc tháp pháo phía trước khẩu 12,7mm cũng được lắp các thỏi ERA nhằm chống lại các cuộc tấn công từ trên cao. T-90S là một trong 3 hoặc 4 chiếc tăng trên thế giới ( những chiếc khác là T-80UK/T-80UM Model 1995 MBT, T-84 Model 1995 MBT; thời điểm 1997 ) được bảo vệ “3 tầng”: Giáp cơ sở cải tiến tên “Combined” hay “Sandwich”, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống phòng thủ TShU-1-7 Shtora-1 DAS. Theo nguồn của tạp chí Jane thì khung thân và tháp pháo của T-90 chính là của T-72BM đã được chỉnh sửa, bao gồm phiên bản giáp Chobham của Nga trên tháp pháo, khung thân ngoài giáp cơ sở thì còn kết hợp thêm các lớp nhôm và chất dẻo.

Nhìn cận cảnh:



Tầng thứ hai là giáp ERA Kontakt-5, đây là giáp ERA thế hệ 2 của Nga, giáp thế hệ 1 đã được sử dụng trên T-80BV. Được biết tới vào năm 1989, và ra mắt cogn6 chúng lần đầu tiên tháng 9 năm 1994, Kontakt-5 thực và là bước tiến lớn khi đương đầu với các loại đạn chống ERA, theo phía Nga thì Kontakt-5 khá hiệu quả khi chống lại các loại đạn xuyên giáp bằng động năng APFSDS. Loại giáp này có thể được lắp đặt trên nhiều loại tăng như T-90/T-90S, T-80U, T-80UM, T-80UM Model 1993, T-80UK/T-80UM Model 1995, T-84 Model 1995, T-80UD, T-72BM. Thậm chí nó còn được lắp lên cả T-55!!



Một thiết bị mới trong hệ thống bảo vệ T-90 là hệ thống phòng thủ gây nhiễu quang điện tử TShU-1-7 Shtora-1 Defensive Aids Suite (DAS), nó được thiết kế để gây nhiễu sự kết nối giữa thiết bị đo xa laser và nhận dạng mục tiêu của hệ thống điều khiển điều khiển. T-90 còn được lắp hệ thống cảnh báo kíp xe khi chiếc tăng của họ bị chiếu tia laser. Shtora-1 là thiết bị gây nhiễu quang-điện, nó gây nhiễu các loại vũ khí chống tăng điều khiển theo phương thức SACLOS, máy đo xa laser và thiết bị nhận dạng mục tiêu. Shtora-1 thực chất là một phương thức bảo vệ “mềm”, nó thực sự hiệu quả nhất khi dùng chung với các hệ thống bảo vệ “cứng” như Arena. Tại hội chợ triển lãm vũ khí tổ chức tại Abu Dhabi năm 1995, hệ thống này đã được giới thiệu khi lắp trên các xe tăng Nga. Hiện nay Shtora-1 được lắp trên các loại T-80UK, T-80U, T-84 và T-90.



Thiết bị gây nhiễu gắn 2 bên tháp pháo:











Hệ thống Shtora-1 bao gồm 4 thành phần chính, đó là các thiết bị quan-điện tử bề mặt, bao gồm thiết bị gây nhiễu, bộ điều chỉnh và bảng điều khiển; thiết bị phóng điện lắp ở phía trước 2 bên tháp pháo có khả năng tạo một bức màn nhiễu tia laser; thiết bị cảnh báo tia laser chiếu tới; và một hệ thống điều khiển bao gồm bảng điều khiển, thiết bị xử lý dữ liệu và bảng điều khiển tay. Nó sẽ xử lý dữ liệu được gửi về từ các cảm biến và kích hoạt hệ thống tạo màn khói. Hai máy chiếu hồng ngoại, lắp đặt ở hai bên pháo chính sẽ phát chùm hồng ngoại công suất lớn gây nhiễu đạn tên lửa chống tăng của đối phương được xác định đang bay tới chiếc tăng. Nó có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ, khi đối phá với các loại ATGM sử dụng hệ thống dò IR thì đã nói ở trên còn đối với các loại ATGM sử dụng dẫn đường laser thì nó sẽ cảnh báo kíp xe và tự động tạo màn khói gây nhiễu hoặc chờ trưởng xe quyết định bắn đạn khói. Shtora-1 có tầm quan sát ngang 360º và tầm quan sát dọc -5º đến +25º, nó còn có 12 thiết bị phun tạo màn và năng 400kg. Màn nhiễu này mất chừng 3s để tạo lập và tồn tại chừng 20s, màn nhiễu cách tăng khoảng 50-70m.



Hệ thống đang được kích hoạt:










Việc lắp đặt các thiết bị mới giúp tăng khả năng tác chiến lẫn khả năng bảo trì, trong khi kích thước vẫn xấp xỉ phiên bản T-72S, chỉ khác một chỗ là nó nặng hơn người tiền nhiệm 2 tấn. Tuy vậy thì T-90S vẫn còn nhẹ hơn 8,1 đến 8,7 tấn so với loại Leclerc và Leopard-2, 10,7 tấn so với chiếc M1A1 Abrams và 16 tấn so với chiếc Challenger. Tính năng tác chiến tăng lên cũng đồng nghĩa với độ phức tạp của chiếc tăng cũng tăng lên, điều này sẽ dẫn theo những khó khăn trong tác chiến và bảo trì, sẽ mất thêm thời gian chuẩn bị cho một trận đánh và phải lắp thêm các thiết bị phụ trợ, nhưng những vấn đề này đã được giải quyết một cách ổn thỏa để đáp ứng tiêu chí “dễ xài, dễ bảo quản” của tăng Nga.

Những tính năng khác như lội nước sâu 1,2m không cần chuẩn bị, vượt vật cản cao 0,8m, vượt hào rộng 2,8m hay leo dốc 30º đi kèm với khả năng lắp giá quét mìn hay trong lượng không quá nặng giúp nó có thể được vận chuyển bằng nhiều phương cách.

Vượt vận cản:






Bên cạnh đó, một họ gia đình các loại xe thiết giáp hỗ trợ kĩ thuật cũng được phát triển tại nhà máy Uralvagonzavod lấy từ khung T-90, lẽ dĩ nhiên những chiếc xe công binh này cũng thừa hưởng những ưu điểm như tính cơ động, độ tin cậy và khả năng bảo vệ kíp xe tốt của T-90S. Do đó trong thực tế, những chiếc xe này được sử dụng trong các đơn vị tăng mà không có bất cứ sự dè dặt nào. Có thể liệt kê vài loại như:
• Xe bọc thép cứu kéo đa dụng BREM-1
• Xe quét mìn dọn vật cản IMR-3M
• Tăng bắc cầu MTU-90 với cầu MLC-50

Các phiên bản chính:
• T-90K: Phiên bản tăng chỉ huy của T-90 đời đầu
• T-90E: Phiên bản xuất khẩu của T-90
• T-90A: Phiên bản T-90 nâng cấp với tháp pháo hàn, động cơ V94S2 cà thiết bị nhiệt ảnh ESSA, phiên bản này còn có tên gọi là T-90 Vladimir, đặt theo tên thiết kế trưởng Vladimir Potkin
• T-90S: Phiên bản xuất khẩu của T-90A



MTU-90:




BREM-1:

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Xe tăng T - 72 của Nga















Xe tăng chiến đấu chủ lực T72 được đưa vào sản xuất năm 1971 và ra mắt vào năm 1977. T72 ko phải là mẫu cải tiến cuả xe tăng T64 mà nó là 1 mẫu tăng hoàn toàn mới thưà hưởng những tính năng tốt cuả T64 và bổ sung thêm những tính năng mới vượt trội.
T72 vẫn kế tục kiểu dáng thấp bé cuả các dòng tăng T55,T62 với cách bố trí bố cục quy ước.Nếu T64 chỉ được sử dụng trong quân đội Liên Xô thì T72 còn được sử dụng phổ biến trong quân đội các nước ngoài Khối Hiệp ước Warsaw, ngoài ra T-72 còn được các nước khác chế tạo những phiên bản cho riêng mình như CỘng Hoà Séc, Ba Lan,Ấn Độ... T-72 trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Liên XÔ những năm 1970 và là niềm tự hào cuả Bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết . T-72 tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: CHiến tranh Chechen 1 và 2, CHiến tranh Kosovo, chiến tranh Vùng Vịnh. Trong chiến tranh vùng Vịnh , T72 đã tỏ ra bất lực trước xe tăng M1A2 cuả Quân đội Mỹ, rất nhiều xe tăng T72 cuả quân đội Iraq bị bắn cháy bởi xe tăng M1A2 và trực thăng Apache, điều này nói lên rằng T-72 đã lạc hậu so với thế hệ xe tăng mới như M1A2 Abram, Challenger,Leopard , T80U..Tuy nhiên T-72 vẫn còn được nhiều nước sử dụng rộng rãi trong các đơn vị tăng chủ lực.


MÔ TẢ

Nhìn chung về bề ngoài, T-72 giống với T-64.T-72 có 6 bánh xích chạy bọc viền cao su và 3 bánh lăn hồi chuyển.Hệ thống nhìn đêm cuả xạ thủ gắn bên phải súng chính.Trên tháp pháo được trang bị 1 khẩu 12,7mm NSV có bệ xoay nhưng ko có hệ thống bắn tự động trong xe, ngoài ra còn 1 khẩu đại liên đồng trục 7,62mm .Ống thông hơi gắn bên trái tháp pháo. T-72 có khoang động cơ rộng hơn T-64 và bộ tản nhiệt nằm gần đuôi xe.

TÍNH NĂNG KỸ THUẬT

T-72 có tính cơ động cao hơn so với T-62, với động cơ V-12 Diesel có công suất lên đến 780 mã lực. Động cơ cuả T-72 được thiết kế rất tốt trong việc thải khói và chạy rất êm, giảm rất nhiều độ dằn xóc gây mệt mỏi cho tổ lái như ở mẫu T-62.Mặc dù có khoang động cơ lớn hơnT-64, nhưng do trọng lượng nặng hơn(41 tấn) nên T-72 được cho rằng có tốc độ gần như bằng T-64 .Mẫu T-72B1 còn được tăng cường động cơ V-12 pistone làm mát bằng không khí công suất tới 840 mã lực có thể chạy bằng 3 loại nhiên liệu:Diesel,Benzen,Kerosene.2 bình nhiên liệu phụ 200 lít có thể gắn sau đuôi xe.T-72 có thể gắn ống thở dùng cho việc lội nước qua nơi sâu, việc chuẩn bị lội nước mất khoảng 20 phút.


T-72 có hệ thống giáp bảo vệ tốt hơn T-62 nhờ sử dụng giáp nhiều lớp và thưà hưởng những đặc tính tốt từ T-64.Giáp tấm Composite trên mẫu T-72M và T-72M1 có thể chống đỡ được đạn 105mm trên M1 Abram từ khoảng cách trên 2000m.Phiên bản T-72M và T-72M1 còn được trang bị thêm thiết bị xác định tầm bắn bằng laser làm giảm thiệt hại khi trúng đạn ở khoảng cách 2000m và trở xuống .Tháp pháo được bọc giáp quy ước có độ dày 280mm, còn giáp trước có đọ dày lên đến 200mm. Bên cạnh hệ thống phát hiện phóng xạ PAZ, T-72 còn được trang bị hệ thống chống phóng xạ(trừ các phiên bản xuất khẩu), hệ thống bảo vệ NBC( bảo vệ trước vũ khí hạt nhân, sinh học, hoá học)

T-72 có thiết bị sinh khói giống như các mẫu T55,T62 , các ống phóng lưụ đạn khói được lắp ở 2 bên hông tháp pháo.

T-72 được trang bị vũ khí, đạn và hệ thống điều khiển hoả lực tương tự như T-64.T-72 được trang bị súng chính nòng trơn 125mm với hệ thống nạp đạn tự động gắn ở sau tháp pháo làm giảm số lượng tổ lái còn 3 người.Súng chính 125mm cuả nó có khả năng bắn thủng giáp cuả M1 Abram từ khoảng cách 1000 m.Đạn phá giáp BK-27 HEAT gần đây có thêm mũi 3 cạnh tăng khả năng xuyên giáp quy ước và giáp ERA.Đạn BK-29 với đầu đạn cứng dùng để đôí phó với giáp cảm ứng, đạn MP thì có thể vỡ mảnh dùng để sát thương bộ binh.Nếu đạn BK-29 HEAT-MP được sử dụng thì nó có thể thay thế hoặc bổ sung cho loại đạn Frag-HE (hiện đang được NATO dùng).




Thiết bị nhìn đêm cuả T-72 gắn bên phải súng chính thay vì bên trái như T-64. Thiết bị ngắm 1K13-49 có thể dùng cho 2 chức năng : nhìn đêm và làm thiết bị dẫn bắn tên lưả chống tăng qua nòng.T-72 còn có thể lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu bằng nhiệt, bao gồm Agava-2 cuả Nga , SAGEM-produced ALIS cuả Pháp , thiết bị naỳ có thể dùng để dẫn bắn tên lưả chống tăng vào ban đêm.

T-72 được đánh giá là mẫu xe tăng ưu việt nhất vào thời đó,vượt trội hơn hẳn so với các loại xe tăng cuả phương Tây cùng thời như M60A3 Patton cua Mỹ, Leopard 1 cuả Tây Đức hay Chieftain cuả Anh.



Xe tăng T-72 có một số tính năng nổi bật

Hệ thống vũ khí mạnh và được điều khiển tự động.


- Tính cơ động của xe trên các địa hình và độ ổn định của xe, cũng như bảo đảm ổn định việc điều khiển bắn.


- Khả năng tự bảo vệ mình trước đạn chống tăng của đối phương.


Xe tăng T-72 đã nhiều lần được cải tiến thành nhiều phiên bản khác nhau: T-72 – A; T-72 – B; T-72 – M1; T-72 – BM; T-72 – S. Phiên bản cuối cùng là T-72 – S có hệ thống điều khiển hoả lực tự động với bộ phận ổn định 1K13-2, máy tính 1V539M với bộ phận con quay và nhiều đầu cảm biến sensor, hệ thống điều khiển vũ khí 2A28M, có đo cự ly bằng la-de TPD-K, la-de báo động, la-de dẫn đường và ảnh nhiệt, kính nhìn đêm hồng ngoại, đảm bảo hoạt động tốt cả ngày lẫn đêm và điều kiện chiến trường có sương mù, khói bụi. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống gây nhiễu la-de - hồng ngoại Tsb U1-7 và hệ thống phòng thủ chống chiến tranh hạt nhân – vi trùng – hoá học (NBC




Xe tăng T-72 với thiết bị quét mìn lắp phía trước
Ngoài pháo nòng trơn 125mm (bắn thẳng đến 4 ki-lô-mét, bắn cầu vồng đến 9,4 ki-lô-mét) và súng máy, xe tăng T-72 còn được trang bị tên lửa chống tăng kiểu 3UBK-23-2 có thể xuyên thủng thép có độ dày 870 – 920mm ở cự ly từ 4 – 5 ki-lô-mét. Cũng như các loại xe tăng T-72 khác, xe tăng T-72 – S cũng có hệ thống giáp nổ tự bảo vệ bằng 155 miếng thuốc nổ phản ứng ghép vào thành xe và thành tháp pháo - hệ thống ERA (Explosive Re-active Armour) – trang bị nổ phản ứng.


Với những trang bị này, xe tăng T-72 – S đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu đối phương (ở cự ly 2000 mét, với mục tiêu cố định, sác xuất tiêu diệt mục tiêu là 90%; với mục tiêu di động là 81%) và khả năng tự bảo vệ với mức độ cao nhất. Với hệ thống giáp nổ phản ứng ERA, xe tăng T-72 – S được bảo đảm an toàn tới 50 – 70% phụ thuộc vào góc bắn của đạn đối phương. Xe tăng T-72 – S cũng có khả năng vừa vận động vừa khai hoả (ở tốc độ 25 ki-lô-mét/giờ).


Xe tăng T-72 – S còn được trang bị hệ thống lựu đạn khói và tạo khói nguỵ trang bằng chính khói xả của động cơ.





Mô tả kỹ thuật


Kíp chiến đấu: 3 người


Khối lượng chiến đấu (tấn): 44,5


Chiều dài tổng thể thân xe (mét) 6,91


Chiều cao tổng thể (mét) 2,19


Chiều rộng tổng thể (mét) 3,58


Áp lực lên mặt đất (kg/cm2) 0,90





Tính năng kỹ - chiến thuật




Động cơ: điêden 840 sức ngựa.


Tầm hoạt động (km) 500/ 900 với thùng dầu phụ.


Tốc độ (km/h): trên đường cực đại đạt 60; trên địa hình khác đạt cực đại 45.


Khả năng vượt nước: Lặn sâu (mét) 1,2 (tức thời) 5,0 khi có chuẩn bị thiết bị lặn.


Điện đài được trang bị các kiểu R-173 và R-134

Hệ thống bảo vệ




Độ dày vỏ thép thân xe/ mặt trước tháp pháo (mm) 520/950 chống đạn HEAT


Ngoài ra còn có các tấm thép gia cường ở hai bên thân xe, nóc tháp pháo, các tấm bảo vệ cao su.


Giáp nổ (Explosive Reactive Armor) Kontakt hoặc Kontakt-5 ERA

Vũ khí


Pháo chính: 125 mm nòng nhẵn kiểu 2A46M/ D-81TM


Tốc độ bắn (phát/phút) 4 – 6 nạp đạn tự động / 2 phát nếu nạp đạn bằng tay.


Góc nâng hạ pháo từ – 6 tới +14, khả năng bắn khi vận động lên tới 25 km/h.


Đại liên 7,62 mm (7.62x 54R) kiểu PKT lắp đồng trục trên tháp pháo, có khoảng các ngắm cực đại đạt 2.000 mét; tầm bắn hiệu quả cực đại ban ngày 1.000 mét; ban đêm 800 mét; hỗ trợ ngắm khi di chuyển và ngắm đêm. Trọng liên phòng không 12,7 mm (12.7x108) kiểu AA MG NSVT lắp trên nóc tháp pháo. Trọng liên có thể dùng để “xử lý” các mục tiêu mặt đất, tầm ngắm xa tối đa tới 2.000 mét; tác xạ hiệu quả tối đa 1.500 mét với các mục tiêu mặt đất; 1.000 mét với các mục tiêu trên không.


Hệ thống phóng tên lửa chống tăng kiểu 2A46M dẫn lade





THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Loại: Xe tăng chiến đấu chủ lực
Nước SX: Liên Xô
Nặng: 41 tấn với T72
41,5 tấn với T-72M
49,1 tấn với T-72B
Dài:6,9m
Rộng:3,6m
Cao: 2,2m
Tổ lái: 3 người
Giáp Composite
Vũ khí: Súng chính 125mm loại 2A46M nòng trơn
T-72B có thể bắn tên lưả chống tăng AT-11 Svir qua nòng pháo
1 đại liên 12,7mm trên tháp pháo loại NSV hay DKSh
1 đại liên đồng trục7,62mm
Động cơ :V-46-6 12-cylinder diesel với T-72 "Ural"
V-84 12-cyl. diesel làm mát bằng ko khí với T-72B and T-72S
Công suất 780 mã lực với T-72 và 840mã lực với T-72B
Sức kéo: 19,1 mã lực/tấn với T-72 và 20,5 mã lực/tấn với T-72B
Tầm hoạt động: 450km tới 460km, 600km tới 900km với bình dầu phụ tuỳ theo phiên bản
Tốc độ: 60km/h trên đường nhưạ và 45km/h trên đường gồ ghề




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hình ảnh các loại T - 72




T-72 MBT






Nặng: 44,5 tấn
Tốc độ tối đa: 60 km/h (đường tốt); 45km/h (đường địa hình)
Kích thước (Dài x Rộng x Cao): 9''530/6''860 x 3''460 x 2''226 (m)
Động cơ: diesel B841, 840 hp
Tổ lái: 3
Tỉ suất sức mạnh trên khối lượng(hp/t): 18,9
Quãng đường hoạt động: 500km/900km với thùng dầu phụ
Vũ khí
Pháo nòng trơn 2A46M/ D-81TM 125mm, cơ số 45 viên
Tốc độ bắn: 4-6viên/phút, 2v/phút ở chế độ nạp đạn bằng tay
Súng máy đồng trục 7,62mm, cơ số 2,000 viên
Súng máy 12,7mm, cơ số 300 viên


T-72 của Belarus:




Từ giữa những năm 60, thế hệ xe tăng thứ 2 sau Thế chiến đã được phát triển để thay thế những chiếc tăng hạng trung và hạng nhẹ dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến. Họ gia đình tăng T-72 là điển hình nhất và có số lượng sản xuất nhiều nhất trong thế hệ này. Nhóm thiết kế bắt tay vào công việc năm 1967 tại Cục thiết kế tăng ở Ural dưới sự chỉ đạo của L. Kartsev. Tuy vậy thì Kartsev đã không thể sống đến ngày chiếc tăng được sản xuất hàng loạt, công việc được tiếp tục dưới sự lãnh đạo của kiến trúc sư trưởng V. Venidiktov.

Việc thử nghiệm mẫu thiết kế, được phát triển tại thành phố Nizhny Tagil, đã khẳng định tính hiệu quả và độ tin cây của mẫu thử nghiệm. Năm 1973 chiếc tăng đã được đưa vào biên chế chính thức với tên hiệu T-72.

Tổ lái chiếc tăng gồm 3 người. Vị trí của lái xe trong T-72 đã được đặt ở giữa khoang lái chứ không còn lệch qua bên trái như các mẫu tăng trước, điều đó giúp lái xe có thể quan sát dễ dàng hơn. Vị trí của trưởng xe nằm trong khoang chiến đấu ở giữa chiếc tăng cùng với pháo thủ, nhưng nằm phía bên phải, còn pháo thủ ngồi bên trái khoang chiến đấu. Phần thấp hơn của khoang chiến đấu lắp đặt hệ thống nạp đạn tự động, nó được cho rằng sẽ làm giảm khối lượng chiếc tăng và diện tích phải bọc giáp bảo vệ nó, do đó nó có thể tăng cường khả năng bảo vệ mà không cần phải thay đổi nhiều về khối lượng thiết kế cũng như giảm khả năng buồng đạn bị đánh trúng. Khoang động cơ nằm ở đuôi xe, cùng với hệ thống làm mát bằng không khí cùng với các trục quay truyền động.



T-72M1 của Ba Lan:




Chiếc tăng T-72 khi đưa vào biên chế nó đã trở thành nền tảng để phát triển nhiều loại xe chức năng khác, như loại tăng chỉ huy T-72K và T72AK, xe sửa chữa cứu kéo BREM-1, xe bắc cầu MTU-72 hay xe dọn vật cản của công binh IMR-2. Ngoài ra, người ta còn phát triển hệ thống mô phỏng để huấn luyện cho lái xe hay hệ thống mô phỏng điện tử TKNT-3B dành cho trưởng xe và xạ thủ huấn luyện, giúp đảm bảo kíp lái tăng sẽ được huấn luyện trong khi tiết kiệm được số giờ hoạt động của xe tăng. T-72A bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1979 đến 1985. T-72A có một số điểm khác biệt so với mẫu T-72 cơ sở, đó là lắp đặt các loại kính đo xa laser TPDK-1, kính ngắm đêm TPN-3-49 của pháo thủ với đèn quét L-4, hệ thống bắn đạn khói ngụy trang 902B, pháo chính 125mm 2A46 thay cho pháo 2A26M2, thiết bị nhìn đêm TVNE-4B của lái xe và động cơ V-46-6. Phiên bản tăng xuất khẩu T-72M và T-72M1 của T-72A được sản xuất với một số lớp giáp tăng cường ở giáp trước xe và tháp pháo, những chiếc T-72 của series này đã được xuất khẩu tới các quốc gia khối Warsaw, Ấn Độ, Iran, Syria, Algeria, Kuwait, Libya, Phần Lan và Tiệp Khắc.










T-72 của Ấn Độ:







Mẫu T-72B bắt đầu được sản xuất từ năm 1985, phiên bản xuất khẩu của nó là T-72S. Khác biệt chủ yếu giữa T-72A và T-72B là T-72B sử dụng hệ thống ổn định nòng pháo với bộ điều khiển tầm (độ cao nòng pháo) thủy lực-điện và bộ điều khiển hướng (bộ phận quay nòng pháo) cơ-điện 2E42-2 thay cho hệ thống ổn định hai mặt phẳng thủy lực-điện 2E28M trên T-72A, hệ thống vũ khí điều khiển, lắp các lớp giáp ERA tùy chọn cũng như sử dụng động cơ V-84 thay cho động cơ V-46-6. Vũ khí chính của chiếc T-72B, khẩu pháo nòng trơn 2A46M có khả năng bắn được các loại đạn có điều khiển được thiết kế tăng chiều dài nòng và giảm độ giật. Nhờ vào những cải tiến của pháo, sự chính xác của mỗi phát đạn cũng được nâng lên. Hơn nữa, khẩu pháo còn có thể bắn các loại đạn điều khiển ở khoảng cách 4 000m (so với tầm 3 000m của M1A2 và Leopard và 3,400 m của Leclerc), với xác suất bắn trúng là 0,8. Một đặc điểm nữa là nòng pháo có thể nhanh chóng được thay thế trên chiến trường khi cần thiết. Đạn pháo chính sử dụng trên T-72 gồm loại đạn sơ tốc cao xuyên giáp (APFSDS), đạn HEAT, đạn nổ mảnh chống bộ binh và đạn tên lửa có điều khiển (ATGM). Đạn 3UBK-14 bao gồm tên lửa 9M119 và phần thuốc nổ đẩy. Nó có kích cỡ tương tự với các loại đạn pháo thông thường khác nên cơ cấu nạp đạn vào hệ thống nạp đạn tự động cũng không khác các loại đạn pháo kia là mấy. Đạn pháo mang trên xe có 45 viên, trong đó nạp sẵn trong hệ thống nạp đạn tự động là 22 viên. Hệ thống chỉ thị cho vũ khí đảm bảo khả năng đứng yên bắn liên tục (có một khoảng thời gian ngắn giữa các loạt đạn) vào ban ngày với tầm bắn từ 100m đến 4 000m. Nó được trang bị hệ thống điều khiển tên lửa bằng laser kháng nhiễu bán tự động. Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm tổ hợp ngắm bắn 1A40-1dựa trên thiết bị đo xa laser TPD-K1 của tăng T-72. Tầm quan sát của thiết bị này được ổn định trên hai mặt phẳng. Khi bắn đạn pháo ban đêm và sử dụng ATGM ban ngày thì hệ thống theo dõi 1K13-49 sẽ được sử dụng, nó sẽ được tích hợp vào hệ thống chỉ thị mục tiêu 9K120. Hệ thống có thể hoạt động ở cả hai chế độ là chủ động và bị động.

T-72 Gunsight:





T-72 của Ba Lan:






Bên cạnh khẩu pháo 125mm thì T-72 còn có một khẩu súng máy 7,62mm đồng trục và một khẩu NSVT 12,7mm ở cửa trưởng xe, khẩu đại liên này có thể được điều khiển từ trong chiếc tăng bởi trưởng xe. Cơ số đạn dược là 2,000 viên cho khẩu 7,62mm và 300 viên cho khẩu 12,7mm.

Khả năng bảo vệ của T-72, dĩ nhiên phải được thiết kế theo tiêu chí bảo vệ tổ lái khỏi những đòn tấn công của đối phương để hoàn thành nhiệm vụ. Giáp (bị động) của chiếc tăng là loại giáp gồm nhiều lớp giúp tăng khả năng chống chọi các loại đạn chống tăng, nó sẽ càng hiệu quả hơn nữa đối với đạn HEAT nếu được lắp phụ trợ thêm các loại giáp phản ứng nổ (ERA). Năm 1988, giáp ERA đã bắt đầu được sử dụng. Thân tăng T-72 là kết cấu hàn, tháp pháo được đúc, góc nghiêng của mặt trước tháp pháo có thể thay đổi được. Khả năng sống sót của T-72 dựa vào kết cấu khung thấp (2,226 mm), sử dụng các thiết bị tạo màn khói ngụy trang 902B Tucha, hệ thống bảo vệ khỏi tác hại của loại bom Napalm và hệ thống chữa cháy tự động 3ETs13 Iney. Hơn nữa, chiếc tăng còn có thể sơn ngụy trang để giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị phát hiện trên chiến trường. T-72 còn có thế lắp thiết bị đào công sự, cứu kéo và thiết bị của bộ quét mìn KMT-6.




T-72BM với giáp ERA thế hệ 2 Kontack-5:





Sự cơ động, ví dụ như khả năng di chuyển đến một khu vực xác định trong khoảng thời gian cho phép, thì điều đó sẽ phụ thuộc vào động cơ, hệ thống truyền động, bánh xích cũng như hệ thống giảm xóc. Khả năng cơ động đó đạt được chủ yếu là ở động cơ diesel làm mát bằng nước V-84-1, sức mạnh của nó có thể đạt tới mức 618 kW (840 hp). Động cơ này sử dụng nhiên liệu dầu diesel (DL, DZ, DA), nhiên liệu phản lực (T-1, TS-1, T-2) và các loại xăng (A-66, A-72). Để khởi động động cơ thì, ngoài cách thông thường là khởi động bằng điện, sau đó đến cách sử dụng hệ thống khí nén, thì người ta cũng có thể khởi động động cơ bằng cách kéo chiếc tăng đi hay sử dụng nguồn điện bên ngoài. Đường kính bánh dẫn động tăng lên đến 325mm (so với 285mm trên loại T-72A). Ngoài ra xích xe còn có thể gắn thêm các miếng cao su để tăng tuổi thọ xích, T-72 cũng sử dụng những con lăn hỗ trợ như trên T-64.

T-72 có thể lội nước sâu 5m và rộng 1 000m với dụng cụ hỗ trợ, ngoài ra với nước sâu 1,2m thì nó có thể lội tốt mà không cần chuẩn bị trong khi với mực nước 1,8m sẽ mất thêm 10 phút để chuẩn bị.



T-72 với thiết bị lặn:



Các phiên bản chính

• T-72: Phiên bản nguyên thủy ban đầu
• T-72A: Nó khác T-72 cơ sở ở hệ thống TPDK-1 LRF, lắp thêm các tấm giáp hông, tăng cường giáp phía trước tháp pháo và phía trên nóc, sử dụng ống bắn đạn khói, v.v…..
• T-72B: Có một số điểm khác T-72A như đã nói ở trên
• T-72BK: Phiên bản xe chỉ huy
• T-72BM: Phiên bản sử dụng giáp ERA Kontakt-5 giống như trên T-90
• T-72M: Mẫu T-72 được xuất sang các nước Ba Lan và Tiệp Khắc
• T-72M1: Mẫu nâng cấp từ T-72M của Ba Lan, sử dụng giáp ERA Kontakt còn được biết với tên gọi T-72AV /T-72 M1V, một số T-72M1 không có ống phóng đạn khói lẫn giáp hông, một số T-72/T-72M khác lại có.
• T-72S/Shilden: Phiên bản xuất khẩu của T-72A nâng cấp, được so sánh với mẫu T-72BM, nhưng giáp tháp pháo mỏng hơn, phiên bản này lúc đầu sử dụng giáp Kontakt
• T-72BV: Sử dụng các hộp ERA bọc hết toàn bộ hông lẫn tháp pháo.


T-72BM:










T-72 AG của Ukraine










T-72M1M






T72 của Ba Lan

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
anh cửu quên mất về 1 dòng xe là xương sống của các sư đoàn tăng Tinh nhuệ nhé T-80

đúng là nói đến T72 phải nói đến cả T80 một loại xe tăng chất lượng tốt đa từng làm mưa làm gió trên các chiến trường thời thập niên 70 và 80, nó là niềm tự hào của bộ đội tăng thiết giáp Liên Xô . Nhưng kể từ cuối thập niên 80 trở đi, chúng bắt đầu có dấu hiệu lạc hậu và đến thập niên 1990 và 2000, những dấu hiệu lạc hậu đó đã trở nên rõ ràng hơn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng Nga đang trải qua "khủng hoảng xe tăng". Yêu cầu phát triển những mẫu tăng thế hệ mới hơn là cần thiết và em T90 ra đời vào mùa thu năm 1992 :6:
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
anh nhầm ạ
t80 do nhà máy sản xuất chủ yếu nằm ở UKRAINA nên khi Liên xô tan rã thì ng ta biết đến T80 là UKRAINA hơn là NGA 9 mặc dù các chi tiết kỹ thuẫt chủ yếu vẫn sx tại NGA) sau này do có sự tan vỡ về chính trị thì buộc UKRAINA phải tự phát triển loại T80 UD riêng của mình chất lượng đương nhiên kém hơn.
T80 trước đến nay có số lượng không nhiều chỉ dành riêng cho lực lượng tinh nhuệ của Thiết giáp và rất ít đuọc xuất khẩu
hậu duệ sau này của T 80 là T84 và gần đây nhất chính là T 95 Black eagle
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top