Gần đây, các cụ chắc được nghe liên tiếp về các vụ cháy xe từ 2B đến 4B của đủ mọi loại xe, hãng xe. Chưa có năm nào số vụ cháy xe lại nhiều như năm nay.
Em thực sự bị shock khi nghe thấy các tin cháy xe xuất hiện ngày càng nhiều.
Em không phải dân kỹ thuật nhưng em nhận thấy thế này:
1. Cháy xe vào mùa đông, tiết trời hanh khô.
2. Cháy nhiều loại xe, hãng xe, xe Honda cháy nhiều nhất đơn giản vì số lượng xe Honda so với xe khác nhiều hơn.
3. Chất lượng xăng ở VN được coi là thấp và khó kiểm chứng.
Và nhân có bài của cụ anycar ở đây:
1. Tĩnh điện sinh ra như thế nào?
Sự ma sát, áp lực, sự tiếp xúc hay tách rời là những nguyên nhân chính gây ra tĩnh điện. Ảnh hưởng của tĩnh điện được dễ dàng nhận biết qua hiện tượng bị giật khi mở cửa xe hơi sau khi dừng xe lại. Loại vật liệu, cấu tạo vật liệu, lực nén, lực tách rời, độ ẩm liên quan xác định độ lớn của tĩnh điện.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ lớn của tĩnh điện:
3. Tác hại của tĩnh điện trong sản xuất
Tĩnh điện trên bề mặt của vật thể, khi lớn đến mức độ thích hợp (khoảng 3000 volt) sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện, từ trường này sẽ tác động gây ra sự phân cực của các vật thể khi các vật thể này lọt vào trường tĩnh điện, việc phân cực này tạo ra lực hút Culon đủ lớn để hút cưỡng bức các vật thể này vào bề mặt của vật mang tĩnh điện.
Hiện tượng hút bụi này ảnh hưởng tới chất lượng của các qúa trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn, xi mạ và các qui trình sản xuất điện tử …v.v..
Bởi vậy, trong sản xuất chúng ta thường gặp phải các vấn đề khó chịu:
- Màng film, chai lọ bị bám dính bụi, tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Các bao bì làm ra không thể xếp ngay hàng
- Tĩnh điện cao gây ra tia lửa điện dẫn đến cháy nổ. Hỏa hoạn từ những nơi dễ cháy như dung môi in
- Mực in bị lem ( vết chân chim, kéo râu…)
- Công nhân bị điện giật gây tai nạn lao động
- Phế phẩm tăng do người công nhân không muốn lại gần màng film…
- Quy trình đóng rót bị hút bụi, miệng túi bị hở
- Các sản phẩm nằm không đúng vị trí vì đẩy nhau do nhiễm tĩnh điện gây phế phẩm
- Kẹt màng vào các trục cuốn của máy
- Và nhiều tác hại khác
***
Trong mấy ngày gần đây, trời càng hanh khô tỉ lệ em bị giật điện khi sờ tay vào vỏ xe 4 bánh ngày càng nhiều, ngay cả bạt phủ xe 4 bánh khi em tháo ra sờ vào cũng bị giật đến đau cả tay. Em nhắc lại là giật đến mức đau cả tay và nổ tanh tách liên tục, tai em nghe được. Nếu như có khí gas, hơi xăng đậm đặc ở cạnh tay em em nghĩ hoàn toàn có khả năng gây ra cháy.
Kết luận:
Trừ những vụ cố ý mang tính chất hình sự, các trường hợp cháy xe còn lại em phán đoán chủ quan rằng:
1. Nguyên nhân chính các vụ cháy xe gần đây phần lớn là do tĩnh điện.
2. Các nguyên nhân phụ khác như: Quên đóng nắp bình xăng, chất lượng
xăng thấp, nhà sản xuất chưa tính hết yếu tố an toàn trong thiết kế v.v...
Giải pháp:
Theo em, giải pháp tạm thời ta có thể thực hiện để phòng chống cháy là:
1. Đóng chặt nắp bình xăng sau khi đổ xăng, thường xuyên kiểm tra xem có bị rò rỉ hay không.
2. Đổ xăng tại những cây xăng uy tín.
3. Loại bỏ tĩnh điện trong mùa hanh khô (Làm thế nào em chưa biết, mong cụ nào có chuyên môn góp ý giúp).
*****
Vài ý kiến chủ quan, mong các cụ góp ý thêm.
*****
Updated: Qua thực tế những vụ cháy nổ từ lúc em post bài và có bài này ở đây thì có thể khẳng định 99% nguyên nhân như nhiều cụ đã nhận định, đó là XĂNG DỎM!
Em thực sự bị shock khi nghe thấy các tin cháy xe xuất hiện ngày càng nhiều.
Em không phải dân kỹ thuật nhưng em nhận thấy thế này:
1. Cháy xe vào mùa đông, tiết trời hanh khô.
2. Cháy nhiều loại xe, hãng xe, xe Honda cháy nhiều nhất đơn giản vì số lượng xe Honda so với xe khác nhiều hơn.
3. Chất lượng xăng ở VN được coi là thấp và khó kiểm chứng.
Và nhân có bài của cụ anycar ở đây:
1. Tĩnh điện sinh ra như thế nào?
Sự ma sát, áp lực, sự tiếp xúc hay tách rời là những nguyên nhân chính gây ra tĩnh điện. Ảnh hưởng của tĩnh điện được dễ dàng nhận biết qua hiện tượng bị giật khi mở cửa xe hơi sau khi dừng xe lại. Loại vật liệu, cấu tạo vật liệu, lực nén, lực tách rời, độ ẩm liên quan xác định độ lớn của tĩnh điện.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ lớn của tĩnh điện:
- Các loại vật liệu khác nhau khi ma sát tạo ra lượng tĩnh điện khác nhau. Những vật liệu có khả năng sinh lượng tĩnh điện lớn khi ma sát là: nhựa, giấy, lông thỏ hoặc các chất cách điện khác.
- Độ lớn của tĩnh điện phụ thuộc vào lực ma sát. Lực ma sát càng lớn thì lượng tĩnh điện càng lớn và ngược lại
- Lượng tĩnh điện tỹ lệ nghịch với độ ẩm trong không khí. Do đó, cùng 1 hiện tượng tĩnh điện của cùng vật thể với lực giống nhau lượng tĩnh điện phát sinh ở mùa khô sẽ lớn hơn mùa mưa
3. Tác hại của tĩnh điện trong sản xuất
Tĩnh điện trên bề mặt của vật thể, khi lớn đến mức độ thích hợp (khoảng 3000 volt) sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện, từ trường này sẽ tác động gây ra sự phân cực của các vật thể khi các vật thể này lọt vào trường tĩnh điện, việc phân cực này tạo ra lực hút Culon đủ lớn để hút cưỡng bức các vật thể này vào bề mặt của vật mang tĩnh điện.
Hiện tượng hút bụi này ảnh hưởng tới chất lượng của các qúa trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn, xi mạ và các qui trình sản xuất điện tử …v.v..
Bởi vậy, trong sản xuất chúng ta thường gặp phải các vấn đề khó chịu:
- Màng film, chai lọ bị bám dính bụi, tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Các bao bì làm ra không thể xếp ngay hàng
- Tĩnh điện cao gây ra tia lửa điện dẫn đến cháy nổ. Hỏa hoạn từ những nơi dễ cháy như dung môi in
- Mực in bị lem ( vết chân chim, kéo râu…)
- Công nhân bị điện giật gây tai nạn lao động
- Phế phẩm tăng do người công nhân không muốn lại gần màng film…
- Quy trình đóng rót bị hút bụi, miệng túi bị hở
- Các sản phẩm nằm không đúng vị trí vì đẩy nhau do nhiễm tĩnh điện gây phế phẩm
- Kẹt màng vào các trục cuốn của máy
- Và nhiều tác hại khác
***
Trong mấy ngày gần đây, trời càng hanh khô tỉ lệ em bị giật điện khi sờ tay vào vỏ xe 4 bánh ngày càng nhiều, ngay cả bạt phủ xe 4 bánh khi em tháo ra sờ vào cũng bị giật đến đau cả tay. Em nhắc lại là giật đến mức đau cả tay và nổ tanh tách liên tục, tai em nghe được. Nếu như có khí gas, hơi xăng đậm đặc ở cạnh tay em em nghĩ hoàn toàn có khả năng gây ra cháy.
Kết luận:
Trừ những vụ cố ý mang tính chất hình sự, các trường hợp cháy xe còn lại em phán đoán chủ quan rằng:
1. Nguyên nhân chính các vụ cháy xe gần đây phần lớn là do tĩnh điện.
2. Các nguyên nhân phụ khác như: Quên đóng nắp bình xăng, chất lượng
xăng thấp, nhà sản xuất chưa tính hết yếu tố an toàn trong thiết kế v.v...
Giải pháp:
Theo em, giải pháp tạm thời ta có thể thực hiện để phòng chống cháy là:
1. Đóng chặt nắp bình xăng sau khi đổ xăng, thường xuyên kiểm tra xem có bị rò rỉ hay không.
2. Đổ xăng tại những cây xăng uy tín.
3. Loại bỏ tĩnh điện trong mùa hanh khô (Làm thế nào em chưa biết, mong cụ nào có chuyên môn góp ý giúp).
*****
Vài ý kiến chủ quan, mong các cụ góp ý thêm.
*****
Updated: Qua thực tế những vụ cháy nổ từ lúc em post bài và có bài này ở đây thì có thể khẳng định 99% nguyên nhân như nhiều cụ đã nhận định, đó là XĂNG DỎM!
Chỉnh sửa cuối: