- Biển số
- OF-7171
- Ngày cấp bằng
- 17/7/07
- Số km
- 30,991
- Động cơ
- 5,997,309 Mã lực
Cứ khi nào em kết rực người là tạch cụ êyChắc cụ kết rực người mới cam chịu vậy nhỉ
Cứ khi nào em kết rực người là tạch cụ êyChắc cụ kết rực người mới cam chịu vậy nhỉ
Síp Bơ cạnh tranh bục mặt chứ đâu ra đôi cục củ hở kụTrả lời dùm đoạn này.
1. Em nghĩ vậy nhưng ck ko nghĩ vậy. Họ là ae máu mủ, còn em với ck chỉ liên kết bằng tờ giấy thôi. Đặt hoàn cảnh ngược lại, em ruột em khó khăn, em có giúp ko?
2. Vài ba trăm K thì vay mượn gì. Bạn bè cho nhau còn được nữa là ae.
3. Hãy chia sẻ trực tiếp với ck, đừng bóng gió. Chú khó khăn thì mình phải giúp đỡ. Kéo chú lên HN làm shipper tháng cũng đc đôi chục.
Mợ cố gắng, đất trời không để cho ai thua thiệt bao giờ đâu.Nói ra thì còn nhiều chi tiết tăng xông lắm cụ ạ.
Đầu năm 2023 thì chú xin lặt vặt, kiểu đi đường thủng lốp,... chồng e sau mấy lần cũng bực cũng góp ý cho chú, định hướng nghề nghiệp để tốt hơn. Đến giữa năm thì chú lấy bài là góp tiền nuôi con còn thiếu mấy trăm, nhờ anh. Chồng em chuyển thẳng cho mẹ con bé (kiểu ông ý cũng ko tin tưởng em zai lắm) thì chú bảo là chồng em ko dc như thế, mà phải chuyển cho chú, rồi chú chuyển. Chồng e bực bảo là chồng cho cháu ko p cho chú. Mấy tháng sau thì chụp màn hình của em dâu cũ nhắc gửi tiền gửi cho chồng em. Chồng em cáu bảo là tóm lại là giờ mỗi tháng phải góp bao nhiêu (ví dụ x đồng), chồng e sẽ cho 500k, chú chuyển chồng e x-500k rồi chồng em chuyển cho cô. Thì chú dỗi.
Đấy, tiền cho đi không tiếc vì anh em lọt sàng xuống nia thôi nhưng ức chế thái độ ạ. Chưa kể còn nhiêuc cái ứng xử khác điên ruột lắm ạ. Dĩ nhiên cũng là do cách chồng em ko kiên quyết, ko có nguyên tắc mà phần lớn ứng xử theo cảm tính. Nhưng góp ý thì rất khó, ko tế nhị là vợ chồng căng thẳng, mất tình anh em.
Em cũng thương chồng em nữa, ông ấy đi làm cũng phải cày cuốc, chứ có phải vẽ ra tiền đâu, ông ấy còn phải đi vay làm ăn, lãi suất mấy chục %, em buốt cả ruột. nhà chúng em mua cũng vay mượn (nhà ngoại là chủ yếu) nhưng em cảm giác họ hàng nhà chồng (trừ bố mẹ chồng hiểu chuyện) lại cứ nghĩ chồng em làm tất, kiếm được, phát đạt, nên cũng có vài đồng chí nói chuyện như trên trời, bảo nhà e sắm thêm cái nọ cái kia đi, nói chuyện tiền chục triệu mà nhẹ tựa lông hồng.
Vợ cũng có anh em ruột, cũng có bố mẹ.Thế nên vợ cũng đối với cụ như quần áo thôi
Đặt vào hoàn cảnh của nhau thì cũng vậy cả thôi!Vợ cũng có anh em ruột, cũng có bố mẹ.
Cụ nói được thế này chắc cụ con một nhở?Nhớn rồi, có chân có tay nên tự kiếm mà tiêu. Cho hoài nó ỷ lại.
Đọc còm của cụ nó đời thực, thật thấm nhân văn, tình người. Đa số phụ nữ do phải đảm trách việc nhà nên họ thường chỉ li hơn cánh đàn ông tụi mình, nếu các ông ck chịu khó để ý, nhận biết đến cảm xúc của chị em để điều chỉnh hành vi của mình thì gia đình sẽ êm ấm hơn, tránh những muộn phiền không đáng có.Mợ cố gắng, đất trời không để cho ai thua thiệt bao giờ đâu.
Cùng với thời gian, sau này nhìn lại, sẽ thấy những chuyện này so với cả đại gia đình của mợ, cuộc đời mợ...cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi.
Chồng mợ là người tốt, mợ có làm gì đi chăng nữa, cũng không thay đổi được gì đâu, ảnh tốt với người thân ruột thịt thì mới tốt với vợ con được, đàn ông có trách nhiệm, có lòng tốt, không thể đòi hỏi họ ứng xử khác được đâu. Do chữ ruột thịt, mà khi no đủ, để người thân mình khó khăn, đói rách, cũng không đàn ông tử tế nào an được lòng. Có bực với cậu em thế nào đi nữa, cũng khó mà ngoảnh mặt đi được.
Hôn nhân luôn là vậy, 90% là chuyện của tương cà mắm muối, lông gà vỏ tỏi, tranh cãi hơn thua, nhà anh nhà tôi. Nhà nào cũng cho người nhà mình là thua thiệt, ai cũng là nạn nhân trong câu chuyện của mình là vì thế, bi kịch của ai cũng là lớn nhất là vì thế...
Mợ thử bình lắng lại, chỉ cần nhìn rộng hơn quá ba nóc nhà hàng xóm hoặc điểm quá 3 người bạn hay đồng nghiệp, sẽ thấy những từ khoá thấp thoáng nổi lên như "ngoại tình", "ung thư", "nghiện hút", "cờ bạc", "lô bóng", "đột quỵ"..... , rồi hãy đặt cạnh chuyện mà mợ đang nộ máu xung thiên, sẽ thấy quý giá những thứ mình đang có kể cả những cái đang bức xúc.
Chúc mợ một năm mới, nhiều chuyện vui mới, thêm từ bi, thêm khiêm hạ, thêm kính Phật, thêm làm việc thiện, mỗi ngày bớt nỗi bực dọc, mỗi ngày bớt sự phát xét chê bai....
Đời vẫn rất đẹp !, như nắng xuân rực rỡ hôm nay ! Mợ hãy dành thời gian lễ chùa, du xuân cùng gia đình.
THÂN !
Em thì ko nghĩ ý các cụ ý là vợ chồng như quần áo thật, mà ý câu đó là anh em ruột thịt rất khó bỏ đc nhau, còn vợ chồng, nhất là những lúc thời chiến hay loạn lạc ngày xưa, cũng nhiều trương hợp không phải ở với nhau mãi mãi vì nhiều lý do.Em chả bao giờ dám nghĩ vợ chồng như quần áo . Vợ lúc giàu hay nghèo , khó khăn hay vinh hoa , khỏe mạnh hay ốm đau đều ở bên mình . Cụ nào coi vợ như quần áo thì đúng là nên bỏ vợ sớm đi cho nhẹ đầu .
Chuyện ko đáng phải bàn, chỉ thêm nát nhà vì những chuyện ko đâu với đâu.vợ chồng em lấy nhau cũng mới dc 2-3 năm. Cũng gom góp mua nhà rồi (cũng phải vay ạ), thu nhập 2 vc cũng đủ chi tiêu và tiết kiệm nho nhỏ. Chồng em là người tốt tính, yêu thương và có trách nhiệm với gia đình.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như ông ck e ko đèo bòng. Số là có chú em chồng cũng ko hư nhưng ko học hành, ko bằng cấp, lao động phổ thông nhưng c ko phải là người chăm chỉ. 30 tuổi, 1 con và đã ly hôn, con ở với vợ, chú góp tiền nuôi.
Vợ chồng e đã tư vấn học nghề, kiếm việc ở quê hoặc ông chồng e c lo dc cho công việc ổn định nhưng cứ lần lữa đến nay 2 năm rồi vẫn dặt dẹo chở hàng thuê. Chú bằng lòng với thu nhập 5-6tr/tháng.sẽ chẳng có gì nếu chú tự làm tự tiêu, nhưng ko, tiền nuôi con còn chẳng đủ, tháng nào cũng gọi anh trai vay 100k, 300k, 500k... (và ko bao giờ trả). số tiền không phải là lớn, vợ chồng em cho được nhưng nó chẳng có nguyên tắc gì. Chưa kể toàn xin dấm dúi ông anh trai (nhưng bằng giác quan phụ nữ, em vẫn biết) mà toàn lôi con bé cháu ra làm lý do xin. Ví dụ như trc tết, xin ông anh mấy củ rồi (nhiều hơn cả tiền vợ chồng e biếu ông bà ăn tết) đến chiều 30 lấy cớ đưa con đi sắm tết, bắt ông anh đưa 1 củ. Trong khi, tiền lo tết, em phải lo bằng lương của em, chồng đến chiều 30 mới có tiền về, quần áo của em, em còn chẳng sắm đến 500k/bộ .
Chồng em c không phải không hiểu nhưng ông ấy thấy số tiền nhỏ thì c kiểu tặc lưỡi cho anh em, theo kiểu anh em phải giúp đỡ nhau. Nhưng e thấy ko ổn, vì một vài lần còn nhắm mắt dc nhưng cả năm như thế thì em ấm ức. Trước khi vợ chồng emlấy nhau, em chồng cũng kiểu ăn tiêu nhiều hơn kiến được như thế nên nợ đìa ra, bố mẹ chồng em phải bán 1 suất đất, ông anh trả hộ 200tr rồi.
về tài chính e quan điểm như thế này:
1. E chỉ có trách nhiệm với bố mẹ và con em đẻ ra, còn lại anh en họ mạc, chỉ là tình thân, có điều kiện thì giúp đỡ, chứ ko phải là trách nhiệm, em còn đang đi cày trả nợ đây thì làm sao đi nuôi báo người khác đc. Mà e còn đang bầu bì, treo chân xác định nghỉ không lương mấy tháng, nghỉ đẻ 6 tháng coi như năm 202, em ko có thu nhập.
2. Vay ra vay, xin ra xin. Vay thì phải trả
3. Mọi khoản vay, xin phải xem đối tượng. Nếu đầu tư làm ăn, học hành, phát triển bản thân thì sẽ xem xét chứ ăn tiêu thì em ko đồng ý
Hiện tại chồng em ko biết em biết chi tiết, em có đôi lần nói thì nói bóng gió thôi, thì chồng em bảo em nhỏ nhen. Các bác cho em hỏi:
a. Em đúng hay em ích kỷ thật?
b. Nếu em đúng, em nên làm gì để chồng e hiểu và thay đổi hành vi.
Quan điểm của em hơi khác cụ một chút.1.Vấn đề ở thu nhập của chồng thôi. Mỗi tháng cứ tống "một quyển" vào mõm thì có mà mừng quẫy đuôi.
Lúc đó thì:
-CK Làm gì cũng đúng!
-ck đưa cho chú ít thế, anh em phải đùm bọc chứ! bla bla.
2. Lại là ông chồng; của cho không bằng cách cho; bố mẹ cho con còn phải dấm dúi; đằng éo nào cũng mất tiền thì mất sao cho nó vui vẻ.
Đơn cử Tết: vk ck em về nhà nội; ngoài mặt thì mừng tuổi, nhưng sau lưng, em cũng dấm dúi cho bà nội thêm mấy đồng. Không phải dấu vợ mà cho đỡ phải áy náy: "bà ngoại thì sao?" (Tất nhiên, bà ngoại thì vợ em cũng thế).
Thế nên, mợ dặn ck: cho thì dặn chồng cho khéo một tý, ra quán bia mà cho.
3. Cổ nhân có câu: anh em như chân tay, vợ chồng như quần áo.
Người đàn ông thương anh em hơn vợ, mợ phải chấp nhận việc đó, tiền vẫn bị mất thôi, tốt nhất là bịt mặt, không nghe không thấy cho đỡ đau đầu
Việc lớn mình quyết, nhưng cũng nên trao đổi trước người gối ấp tay kề với mình.Dại của ông chồng là cho tiền em để vợ biết tiền làm ra cho anh em cha mẹ mình mà cũng bị phán xét. Đời đúng khổ, e là tiền e kiếm bao nhiêu khỏi ai biết, cứ lúc nào đổi nhà đổi xe là e mua xong mới báo. Việc lớn ko nên để phụ nữ can dự vào khó thành.
Cái này là liên quan tới công sức đóng góp tài sản nhóe, ko phải vấn đề máu mủ huyết thống!!!Chồng coi anh em như tay chân, vợ cũng coi anh em như tay chân. Cả vợ cả chồng cùng coi bên kia như quần áo thì lấy nhau làm gì nhể. Tự nhiên em nghĩ thế hi hi. Tại sao luật nó để hàng thừa kế thứ 1 là: bố mẹ đẻ, vợ/chồng, con. Em nhớ ko nhầm thì anh, em còn ở hàng thứ 3 cơ. Với các quý vị làm luật, 3 chủ thể trên quan trọng ngang nhau, anh em chưa đến lượt.
Công sức đóng góp tách riêng rồi cụ nhé. Nói đến hàng thừa kế là nói đến những ng đc hưởng tài sản của riêng ng chết. Tỉ dụ chồng chết, tài sản chung về nguyên tắc chia đôi, 1/2 của ông chồng đã chết. Chia ở 1/2 này, liên quan gì đến công sức đâu. Luật lấy quan hệ hôn nhân, nuôi dg, huyết thống làm cơ sở để tính các hàng thừa kế.Cái này là liên quan tới công sức đóng góp tài sản nhóe, ko phải vấn đề máu mủ huyết thống!!!
Về gia đình, thì thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.Đổi nhà đổi xe chỉ cần thăm dò ý kiến thôi chứ mình quyết cho nhanh cụ ơi. Còn quan điểm cụ là phải hỏi vợ mới tôn trọng thì riêng cá nhân thôi.