Trường hợp này, đầu tư 2 bơm, thành 2 hệ thống riêng biệt là hiệu quả nhất
1. Hệ thống bơm từ bề ngầm lên bể trần: Làm như hầu hết tất cả các nhà người ta đang làm. Cái bơm tầm trên 2 củ, cái van 1 chiều ở đường hút, cái phao mức để đóng mở rơ le. (cái này gọi là bơm 1)
2. Hệ thống hút vào bể. Vướng mắc hiện nay là cái van phao khi đầy nó đóng không kín, không ngắt được bơm, hoặc nước nguồn chảy khỏe quá làm tràn nước ra bể. Thực tế đòi hỏi/mong muốn cái van phao cơ nó đóng kín thì hơi khó, kể cả van xịn. Thế nên làm như sau
+ Chống tràn ở bể ngầm: Dùng van điện (van 1), và cái phao mức+ rơ le như ở bể trần, khi bể đầy thì đóng điệ để van điện từ đóng nguồn vào bể. Van điện kiểu này đóng kín gần như tuyệt đối, không sợ tràn.
+ Bơm từ đường ống vào bể ngầm: Làm một cái bơm riêng (cái này gọi là bơm 2), dùng loại lưu lượng lớn, không cần cột áp ớn, và dùng loại có cảm biến dòng chảy. Van điện 1 lắp trên đường ra của bơm này. Đường vào của bơm van tay thường mở.
Khi đó hệ thống hoạt động như sau
Bể ngầm cạn nước xuống dưới mức đặt của phao; van 1 có điện để mở van số 1. Nếu nước nguồn TP không có, trên đường ống vào bể (đi qua bơm) không có dòng chảy thì bơm 2, bơm 2 không chạy; Thế là không lo bơm chạy không nhé. Khi nguồn TP có nước thì bơm 2 chạy. Các này không giải quyết được việc nước nguồn mạnh thì tự chảy không cần bơm, nhưng dù bơm 2 này luôn chạy, nhưng nó là bơm lưu lượng nên nước TP càng mạnh thì thời gian đầy bể ngầm càng nhanh mà thôi. Không tốn điện hơn phương án ngắt bơm cho nước tự chảy là mấy đâu. Để bơm 2 này chạy trong cả điều kiện nước nguồn quá yếu thì đặt lại cái cảm biến dòng chảy thấp xuống, để chỉ cần có hơi nước (bốc phét tý thôi) là nó đã chạy rồi.
Để đảm bảo an toàn từ hệ thống bơm 2, thì ta dùng loại điện áp 24V cho hệ thống này, điện 24V giật không chết người đâu. Biến áp 220V-24V cũng rẻ bèo mà.