[Funland] Dùng từ "mình chứng" có chuẩn không?

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
À, chữ nào nó cũng có thể có nhiều nghĩa và tùy tình huống để chọn nghĩa phù hợp. Tiếng nước nào cũng vậy thôi. Ví dụ "Hôm qua qua nói qua qua thì qua không qua hôm nay qua nói qua không qua thì qua qua"
Bác nên tìm hiểu lịch sử chữ viết của Việt Nam (Hán - Nôm - Quốc ngữ). Hán Việt là “mặt chữ Hán”, mang nghĩa gốc tiếng Trung, cách đọc Việt hoá theo Tiếng Việt.

Khi dùng Hán Việt, nên hiểu rõ nghĩa gốc từ tiếng Trung. Nghĩa của Hán Việt được sử dụng có quy tắc để đảm bảo sự chính xác của văn bản thời phong kiến, không phải tuỳ tiện, thích dùng thế nào thì dùng.

Sau khi “mặt chữ Hán” được thay thế bằng “mặt chữ Quốc ngữ”, dẫn đến tình huống dùng sai nghĩa. Cho nên các văn bản hiện nay, bắt đầu sử dụng lại các từ Hán Việt với nghĩa gốc ban đầu, ví dụ: Thừa phát lại, Vi bằng, Thu dung ...
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Minh chứng: Chứng cứ rõ ràng, minh bạch. Từ Minh bổ nghĩa cho từ Chứng. Vậy đây là một danh từ, chứ không phải đảo ngược của "chứng minh".
Minh chứng không xuất hiện trong mặt chữ Hán Việt thế kỷ 19 trở về trước. Cụ thể là đến năm 1895, vẫn chưa xuất hiện “Minh chứng” trong Đại nam Quấc âm Tự vị của Huỳnh Tịnh Của.

827CD970-6B44-4A7F-A5D0-E924CDC3024B.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Lemica

Xe tăng
Biển số
OF-420747
Ngày cấp bằng
5/5/16
Số km
1,741
Động cơ
232,916 Mã lực
Minh chứng là là danh từ; Chứng minh là động từ.
Yêu cầu ai đó đưa ra bằng cứ (chứng cứ) rõ ràng (minh bạch) thì vị trí đó phải là động từ "chứng minh".
 

ly xây chừng

Xe tải
Biển số
OF-726188
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
496
Động cơ
77,984 Mã lực
bên giáo dục giờ dùng nhiều từ này! chắc cụ nào bên trên viết luận, ở dưới cứ thế mà theo!
:))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
bên giáo dục giờ dùng nhiều từ này! chắc cụ nào bên trên viết luận, ở dưới cứ thế mà theo!
Muốn dùng Hán Việt cẩn thận, cách tốt nhất là Hán Việt đó đã được sử dụng trong các “văn bản quy phạm pháp luật”.
Hán Việt nào, hoặc tổ hợp Hán Việt nào, chưa xuất hiện trong “văn bản quy phạm pháp luật” thì nên thận trọng khi dùng, có thể không sai, nhưng không chắc chắn 100% là đúng.
 

khiconmtv

Xe buýt
Biển số
OF-201537
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
873
Động cơ
329,043 Mã lực
Dạ, niên hoàn ạ "Liên tiếp và tuần Hoàn" bản thân cái chữ "hoàn" là nó đã tròn rồi
Liên hoàn là liên tục, liên tiếp
Truyện tranh liên hoàn họa là truyện tranh liên tiếp, nếu như cụ nói thì không lẽ nó là truyện tranh vòng tròn
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Minh chứng không xuất hiện trong mặt chữ Hán Việt thế kỷ 19 trở về trước. Cụ thể là đến năm 1895, vẫn chưa xuất hiện “Minh chứng” trong Đại nam Quấc âm Tự vị của Huỳnh Tịnh Của.

827CD970-6B44-4A7F-A5D0-E924CDC3024B.jpeg
Mình chỉ nói minh chứng là một từ khác không phải là được tạo ra từ sự đảo ngược của từ "chứng minh" thôi, chứ không nói nó mới hay cũ, được dùng từ bao giờ.

Thực tế thì từ Hán Việt là từ tiếng Hán được đọc theo âm Việt, vì thế ta lấy bao nhiêu từ Hán ra làm Hán Việt cũng được. Vậy kiểm tra từ Hán Việt đúng hay sai, có hay không, cần kiểm tra từ điển tiếng Trung.
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Em có cháu gái năm nay vào đại học. Em xem thủ tục của nhiều trường thấy rằng họ dùng từ "minh chứng", em xin hỏi các cụ mợ dùng từ "minh chứng" có chuẩn xác trong ngữ cảnh này không, và em nghĩ thay dùng từ "chứng minh" hoặc "xác nhận" sẽ dễ hiểu hơn.
Em đọc văn bản khác ví dụ thủ tục liên quan đến công an, ngân hàng không bao giờ thấy từ "minh chứng".

Em gửi ảnh ví dụ
minh chứng là bằng chứng rõ ràng
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thực tế thì từ Hán Việt là từ tiếng Hán được đọc theo âm Việt, vì thế ta lấy bao nhiêu từ Hán ra làm Hán Việt cũng được. Vậy kiểm tra từ Hán Việt đúng hay sai, có hay không, cần kiểm tra từ điển tiếng Trung.
Kiểm tra Hán Việt đúng/sai bằng cách tra nghĩa tiếng Trung, chỉ có thể làm với những từ Hán Việt “cũ”, được sử dụng ổn định từ xưa đến nay.

Sau năm 1945, nhiều tổ hợp Hán Việt “mới” được tạo ra bằng cách ghép những chữ Hán riêng biệt, những tổ hợp này không có nghĩa trong tiếng Trung, ví dụ: Minh chứng, Sao kê, Nội đô, Ngoại ô ...
 

khiconmtv

Xe buýt
Biển số
OF-201537
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
873
Động cơ
329,043 Mã lực
Vầng, cứ có 1 xe đi thì không gọi là đường cấm cụ nhể?
Em lên google search "liên hoàn là gì" thì đa số là ra nôm na "Nối liền nhau như vòng dây chuyền" nên cứ chấp nhận nghĩa đó thôi.
Trong Tam Quốc có liên hoàn kế của Chu Du và Gia Cát Lượng dùng để đánh trận Xích Bích, nó liên nhiều kế nối tiếp nhau liên tục như gián điệp kế, li gián kế, khổ nhục kế...
Nghĩa sơ khởi của liên hoàn thì đúng là những cái vòng nối liền với nhau, nhưng nó là từ ghép LIÊN HOÀN, mỗi HOÀN là mỗi thành phần trong cái chuỗi LIÊN tục đó, một sợi dây thừng nó cũng là liên tục nhưng nó không có những thành phần rời như Hoàn
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vầng, cứ có 1 xe đi thì không gọi là đường cấm cụ nhể?
Em lên google search "liên hoàn là gì" thì đa số là ra nôm na "Nối liền nhau như vòng dây chuyền" nên cứ chấp nhận nghĩa đó thôi.
Ha ha ha, có thể vài chục năm nữa “liên hoàn” sẽ đồng nghĩa với “tuần hoàn” và khi muốn nói “liên hoàn” sẽ phải dùng “liên tiếp”, “liên tục”. Ai mà biết được.
 

khiconmtv

Xe buýt
Biển số
OF-201537
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
873
Động cơ
329,043 Mã lực
Èo, sao cái chuyện từ ngữ này nhiều cụ quan tâm nhể.
Chuyện cụ Du với cụ Lượng phang nhau bằng "liên hoàn kế" thì cái chữ đấy là do cụ dịch giả cụ ý gọi thôi, chứ có phải từ của đa số dân mình đâu cụ.
Cụ giải thích "liên hoàn" = liên các hoàn nghe cũng hợp lý, nhưng nhức đầu lắm, em cứ quay về đa số thôi.
Liên hoàn kế đó Mao Tôn Cương có bàn đấy chứ không phải mấy ông dịch giả gọi đâu
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
連環計 (liên hoàn kế) là kế thứ 22 trong 36 kế của Tôn Tử, viết đúng mặt chữ Hán là như thế trong Tam quốc chí, việt hoá Tiếng Việt đúng là “liên hoàn kế”.
Cụ chưa hiểu ý em" Cụ Mao gì kia hay cụ La Quán Trung bàn cái "xong thủng chảo thủng" gì đó, cụ dịch giả nhà mình không nghĩ ra từ gì hợp hơn nên gọi nó là "liên hoàn kế"
 

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,242
Động cơ
25,593 Mã lực
Từ này có gì đâu mà các cụ thắc mắc nhỉ. Dùng đúng, dùng chuẩn.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Từ này có gì đâu mà các cụ thắc mắc nhỉ. Dùng đúng, dùng chuẩn.
Nhưng từ này chưa được sử dụng trong “văn bản quy phạm pháp luật”, hoặc có thể nói là không sai, nhưng chưa chính thức.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Liên hoàn là liên tục, liên tiếp
Truyện tranh liên hoàn họa là truyện tranh liên tiếp, nếu như cụ nói thì không lẽ nó là truyện tranh vòng tròn
Ngày xưa các cụ dùng là 連環畫 (liên hoàn hoạ), bây giờ chúng ta dùng “truyện tranh liên hoàn”.
 

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,242
Động cơ
25,593 Mã lực
Nhưng từ này chưa được sử dụng trong “văn bản quy phạm pháp luật”, hoặc có thể nói là không sai, nhưng chưa chính thức.
Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”.

như em thấy thì như vậy cứ tiếng Việt là được. Nếu các cụ hay xem các phim tài liệu chiến tranh thì nghe từ này thường xuyên luôn “minh chứng sống, minh chứng cho 1 thời kỳ …).
 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
4,559
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Theo em hiểu, "minh chứng" là cách nói của khoa học xã hội, nó là cách nói hoa mỹ để tạo hiệu ứng làm phong phú trong câu câu nói.
Còn đối với những việc cần định lượng, đo lường làm căn cứ xác định thì phải dùng "chứng minh".
Dùng "minh chứng" như văn bản trên là sự cẩu thả.
Không phải đâu cụ, tiếng Việt phát triển liên tục, kể cả từ Hán Việt. Nên có từ mang gốc Hán và cấu tạo theo ngữ pháp Hán, rồi từ đó vẫn gốc Hán nhưng được sử dụng theo cấu tạo ngữ pháp Việt. Còn phép đảo ngữ nữa.

Cũng như các từ "tận diệt, diệt tận"; "đắm say, say đắm"; "đảo điên, điên đảo"; "tường tận, tận tường"........
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,719
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”.

như em thấy thì như vậy cứ tiếng Việt là được. Nếu các cụ hay xem các phim tài liệu chiến tranh thì nghe từ này thường xuyên luôn “minh chứng sống, minh chứng cho 1 thời kỳ …).
Muốn chính xác, phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu, thì dùng “dẫn chứng”, nhưng không “sang” bằng “minh chứng”.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
35,088
Động cơ
520,420 Mã lực
Từ đó nó dùng đúng chứ có gì mà chửi “lỗi thằng oánh máy” nhiểu cụ đọc ít, vốn từ nghèo nàn kêu khó hiểu :))
Nhưng cũng công nhận báo chí giờ dùng từ sai nhiều, nhất là các từ Hán Việt.
Ví dụ báo dùng sai rất nhiểu như dùng tử “cứu cánh” theo nghĩa lả sự trợ giúp, cứu vớt, trong khi nghĩa đúng của nó là kết cục, cuối cùng.
Hay tử “khuất phục”có báo giật title “khuất phục tuyển Anh, Brazil bước vào chung kết”, ơ hay, thế thằng nào thua thằng nào??
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top