[Thảo luận] Dùng côn thế nào?

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Các cụ cứ khoe kinh nghiệm 5 năm, 10 năm
Cạnh nhà em đây, ông tài Bắc Nam chạy hơn 30 năm chẳng biết va quệt đâm đổ, đến lúc nghỉ đi rửa xe bàn giao cho ông con trai lại xơi liền 2 mạng.
Lái xe không nói tài được, mình không muốn nhưng nhiều khi khách quan tự nó tới thì đố mà cưỡng
nhưng mà cũng chả phải đổ tại số phận đuọc mãi
phải tự mình biết kiềm chế thì đỡ đuọc nhiều bác ạ
tất nhiên chúng nó tự lao vào đầu xe thì phải chệu thôi :)):)):))
 

toanvinh_forever

Xe điện
Biển số
OF-35085
Ngày cấp bằng
11/5/09
Số km
3,380
Động cơ
507,380 Mã lực
Tuổi
40
tự lao vào đầu xe thì cứ để nó chết, mình chỉ bị phiền 1 thời gian ngắn thôi, coi như hạn, của đi thay người cho nó vào triệu an táng. lỗi không phải ở mình thì có gì phải ngợi:)
 

Nguyễn Huy

Xe đạp
Biển số
OF-19508
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
42
Động cơ
502,620 Mã lực
Em mới tập lái nên cách thử của bac ichbinminh em không dám thử, nguy hiểm lắm.
Tóm lại theo em hiểu sẽ là tùy tình hình chung mà sử lý theo cảm nhận hay kinh nghiệm của mình có đúng không ạ?
Thế còn chuyện đổi cách số hay thay đổi theo thứ tự lần lượt từng số 1 cách nào tốt hơn ạ?
Và khi mình đạp côn thì đạp mạnh 1 cái lút cán luôn hay cũng đạp từ từ như khi nhả côn?
Em vừa nhả côn vừa ga cho khỏi mất đà có được không? Vì em thấy nhả côn từ từ cho đến hết rồi mới ga thì có vẻ xe sẽ bị hụt đà nhiều.
 

ichbinminh

Xe buýt
Biển số
OF-32493
Ngày cấp bằng
27/3/09
Số km
532
Động cơ
483,834 Mã lực
Nơi ở
bẩn
Đổi số tuần tự:

Việc đổi cách số hay không thì phải tùy vào cảm nhận của bác về xe bác đang đi, sao cho phù hợp với tốc độ thôi. Các thầy ở trường thì hay bảo là về số tuần tự (lên số thì chắc chắn là tuần tự rồi, khỏi nhắc :))). Nhưng cũng còn tùy tình huống trên đường nữa. VD đang bon bon 60 km/h, bác phát hiện 1 em 30 tấn ầm ầm phi qua đường, bác phanh dúi dụi. Xong rồi bác sẽ từ từ nhả phanh, thong thả về số tuần tự từ số 5 cho đến số 1 (hoặc 2) rồi mới ga lên đi tiếp ạ? (l)

Còn trường hợp giảm tốc mà có thừa thời gian xử lý. VD chuẩn bị vào thị trấn, hoặc bác chuẩn bị chuyển hướng, đèn đỏ... thì bác cứ tà tà về số tuần tự (phanh bằng số) cho đỡ mệt đầu.

Vừa côn vừa ga:

Nếu em không nhầm thì khoa học gọi chiêu này là "vù ga". Nếu bác đi xe đời cao 1 chút hoặc xe mà máy móc đã có tuổi thì vù ga là bình thường & nên làm để cho xe ko bị giật khi chuyển số. Nhưng xe đời mới thì bộ đồng tốc hoạt động hiệu quả lắm, việc vù ga là vô ích. (Thực ra là có tí lợi ích - làm lợi cho nhà nước khi thuế xăng dầu cao :P)

Nhưng vù ga thì cũng đòi hỏi bác phải hiểu xe bác cơ. Cảm nhận chân ga - vù bao nhiêu là đủ, chân côn - côn ra đến đâu thì bắt đầu vù...

Túm lại bác cứ yên tâm lái xe đê. Khi bác đã có xe của bác rồi thì em thề là trong thời gian ngắn nhất bác sẽ tìm ra cách điều khiển phù hợp nhất cho mình. VD: như tuần sau bác lại nổi hứng làm con AT thì bác lại phải chả tìm hiểu côn với cả số đâu (b)
 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,061
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
Đổi số tuần tự:

Việc đổi cách số hay không thì phải tùy vào cảm nhận của bác về xe bác đang đi, sao cho phù hợp với tốc độ thôi. Các thầy ở trường thì hay bảo là về số tuần tự (lên số thì chắc chắn là tuần tự rồi, khỏi nhắc :))). Nhưng cũng còn tùy tình huống trên đường nữa. VD đang bon bon 60 km/h, bác phát hiện 1 em 30 tấn ầm ầm phi qua đường, bác phanh dúi dụi. Xong rồi bác sẽ từ từ nhả phanh, thong thả về số tuần tự từ số 5 cho đến số 1 (hoặc 2) rồi mới ga lên đi tiếp ạ? (l)

Còn trường hợp giảm tốc mà có thừa thời gian xử lý. VD chuẩn bị vào thị trấn, hoặc bác chuẩn bị chuyển hướng, đèn đỏ... thì bác cứ tà tà về số tuần tự (phanh bằng số) cho đỡ mệt đầu.

Vừa côn vừa ga:

Nếu em không nhầm thì khoa học gọi chiêu này là "vù ga". Nếu bác đi xe đời cao 1 chút hoặc xe mà máy móc đã có tuổi thì vù ga là bình thường & nên làm để cho xe ko bị giật khi chuyển số. Nhưng xe đời mới thì bộ đồng tốc hoạt động hiệu quả lắm, việc vù ga là vô ích. (Thực ra là có tí lợi ích - làm lợi cho nhà nước khi thuế xăng dầu cao :P)

Nhưng vù ga thì cũng đòi hỏi bác phải hiểu xe bác cơ. Cảm nhận chân ga - vù bao nhiêu là đủ, chân côn - côn ra đến đâu thì bắt đầu vù...

Túm lại bác cứ yên tâm lái xe đê. Khi bác đã có xe của bác rồi thì em thề là trong thời gian ngắn nhất bác sẽ tìm ra cách điều khiển phù hợp nhất cho mình. VD: như tuần sau bác lại nổi hứng làm con AT thì bác lại phải chả tìm hiểu côn với cả số đâu (b)
Kỹ năng đi xe thì phải có giờ bay
một bài toán có nhiều cách giải
 
Chỉnh sửa cuối:

dang_tim_xe

Xe điện
Biển số
OF-38580
Ngày cấp bằng
18/6/09
Số km
2,071
Động cơ
490,306 Mã lực
Nơi ở
Trung tâm Hà Lội
- Trường hợp khẩn cấp thì đương nhiên Phanh phải đạp trước tiên. Nếu kịp thì cắt côn để khỏi chết máy, nếu ko kịp thì cứ để chết máy luôn, an toàn là hàng đầu mà.

- Trường hợp cần giảm tốc độ (Ví dụ như sắp đến ngã tư) thì đầu tiên là cắt ga, cứ để nguyên côn. Máy xe sẽ tự hãm xe chạy chậm lại đến chỗ đỗ là vừa. Nếu cự ly quá gần lúc đó mới cần đệm thêm phanh. Đến lúc xe chạy chậm thì mới cắt hẳn côn đạp phanh, chuẩn bị chuyển số để đi tiếp.

- Đi trong phố, vì tình huống xử lý thường rất phức tạp, khó lường trước. Mặt khác tốc độ xe chạy thường không cao, nên em cứ cắt côn trước cho chắc ăn và dễ xử lý. Nếu thấy đường thoáng thì lại ra côn thêm ga để đi tiếp. Nếu thấy phức tạp thì đệm phanh, giảm tốc và về số......

Trên đây là thói quen xử lý của em, các cụ góp ý giúp.
Em cũng toàn đi theo cách này. Ngày trước em học lái, ông thày mà thấy em côn trước phanh là ổng chưởi, ổng bảo: Mày cứ thử đạp phanh mà không côn xem có chết máy không - lúc đó đang đi trên đường, thấy chướng ngại vật thì rà phanh ấy.

bác cứ nghe ông 1 cho em
đi như ông 2 thì chả mấy mà hỏng côn và hỏng cả hộp số
Chắc cụ lộn 1 với 2?

Nhà cháu mới lái xe cũng thấy là cụ này nói ứ chuẩn.
Lái xe mà để đến khi xe giật giật mới đạp côn thì lái làm mứt giề.
Nhà cháu hơi vượng hỏa, các cụ thông cảm.:6:
Giật đây là hơi hơi rung rung thôi, lúc đó là sức tải của máy yếu cùng với tốc độ xe chậm nên không kéo được dẫn đến giật --> giảm số phù hơp với tốc độ và điều kiện mặt đường.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Có 2 ông bạn dạy em lái xe, một ông thì bảo khi vào số nhả côn từ từ, lúc nào cũng phỉa đạp sẵn lên chân côn, muốn phanh thì đạp hết côn trước rồi hãy phanh, khi xe đi nhanh thì đạp côn để giảm tốc độ (ý là dùng côn có tác dụng như phanh), đại khái em hiểu ông này dậy là dùng côn ngoài tác dụng vào số còn có tác dụng như phanh nhưng ở mức độ thấp, khi muốn đổi số cứ đạp sẵn côn đã rồi về 0 hay sang số khác lúc nào thì tùy. Từ số cao như 4,5 có thể về không rồi vào 1 luôn.
Còn 1 ông thì dậy là côn chỉ có tác dụng vào số, không được rê côn để có tác dụng phanh, vào số xong thì bỏ hẳn chân côn ra không dùng đến nữa, chỉ dùng phanh với ga, tức là chỉ khi muốn đổi số mới dùng đến chân côn. Từ số cao như 4, 5 phải về từ từ 3, 2 rồi mới đến 1.
Em không biết là nên nghe ông nào hơn?
Các bác cho em hỏi luôn, khi nhả côn từ từ, em chưa nhả hết mà ga luôn cho đỡ mất đà có được không, hay phải nhả hết côn mới ga? Vừa đạp côn vừa đạp phanh có được không các bác?
Cậu có nghe đầy đủ rồi viết lại không vậy

Vào số nhả côn từ từ ở số 1 và số 2 nếu nhả nhanh xe dễ chết máy.Ở 2 số này nên đỡ côn khi nhả gần hết côn hãy ga vào rồi mới nhả nốt.2 số đầu chân côn nên luôn để ở bàn đạp côn

Về số từ cao xuống thấp không được nhảy vượt số như từ số 5 xuống số 3 mà phải xuống từng số 1.Không nên đạp ly hợp nếu xe cậu có ABS,xe không có ABS khi đạp phanh bánh xe bị bó chặt còn khi đi xe có ABS cậu phải dồn số về số thấp hơn để dùng máy giảm tốc cùng đạp rà phanh.Còn cậu đạp hết côn vào mà không dồn số rồi nhả côn ra là coi như cắt động cơ thành ra xe sẽ không được máy gìm tốc lại rất nguy hiểm nếu đi đèo.Vụ tai nạn xe khách chở người Nga đi du lịch ở VN bị tai nạn mấy tháng trước,thấy nói lại là khi khám nghiệm thì xe vẫn đang ở số 4

Vào số xong bỏ hẳn chân côn thì nên từ số 3 trở đi vì khi đó ít phải lên hay về số còn số thấp thì không nên bỏ chân vì còn phải dồn số.Nếu đi đường đông mà bỏ chân côn ở số thấp thì dễ chết máy vì không đạp côn kịp,nếu số 1 và số 2 không đỡ côn mà nhả luôn hết côn rồi mới ga vào thì xe sẽ hơi rung nếu không đủ đà

Nói chung kinh nghiệm chả ông nào giống ông nào,chả xe nào giống xe nào.Bảo 2 ông lái 2 loại khác nhau quen rồi nếu đổi cho nhau thì chả ông nào đi ngọt như xe mà chính ông ấy hay lái
 

mê utu

Xe tải
Biển số
OF-13433
Ngày cấp bằng
24/2/08
Số km
296
Động cơ
521,380 Mã lực
Các cụ cãi nhau làm gì nhỉ. E thấy 2 ông nói đều đúng đấy.

Ông 1 đúng khi Bác đi trong thanh phố đông đúc, kẹt xe mà việc di chuyển 50km/h là điều quá xa xỉ, chuyển số liên tục thì gần như lúc nào Bác cũng phải đạp côn để chuyển số, để không chết máy. Về lý thuyết đạp côn trước hay về N trước khi phanh là nguy hiểm nhưng đối với đường TP như HN và HCM thì Bác yên tâm, k đi thế cũng chẳng được, Bác đạp phanh mà k đệm côn xe nó hứ hự ngay.

Ông 2 đúng khi Bác đi đường trường mà phần lớn đi số 5, tốc độ >=40km/h thì lúc đó Bác gần như rất ít phải chuyển số, chỉ có đạp rà phanh và ga, trừ trường hợp đạp phanh khẩn cấp thì phải đạp cả côn khỏi chết máy

Bác cứ đi 5 năm hay 10 năm mà xem, chắc chắn là đúng như vậy.
 

jonnyenglish

Xe buýt
Biển số
OF-30065
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
939
Động cơ
490,630 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Website
www.facebook.com
Em thì kinh nghiệm mới có hơn 1 năm thôi, nhưng qua học hỏi kinh nghiệm của những người lái lâu và rút ra từ bản thân thì e thấy là cách dùng chân côn và phanh còn tùy thuộc vào tốc độ cụ đang đi. Nếu cụ đi nhanh, gặp trường hợp cần phanh mà cụ đạp côn trước xe nó theo quán tính nó sẽ vồ lên trước khi cụ dùng phanh, nếu đi nhanh, ở khoảng cách quá gần thì cụ sẽ ăn đủ. Thế nên ở tốc độ cao thì phải phanh trước rồi mới đạp côn, về số tương ứng vòng quay. Còn nếu đi chậm, giả sử cụ đang đi số 2, nếu cụ đạp mạnh phanh rồi đợi chậm chậm cụ mới đạp côn, khi nhả phanh ra cũng có hiện tượng xe bị chồm lên để tương đương với vòng quay của số thứ 2, nhưng nếu đạp côn trước thì k bị hiện tượng chồm lên do tốc độ thấp gần như k bị ảnh hưởng. Thế nên ở tốc độ thấp và rất thấp (như cụ gì bảo <25km/h chẳng hạn) thì cụ đạp côn trước rồi rà phanh sau, mà ở tốc độ này chắc là đang tắc đường, cụ thừa thời gian để xử lý. Còn ở tốc độ cao thì cụ TUYỆT ĐỐI K ĐƯỢC đạp côn trước, sẽ hình thành một thói quen nguy hiểm. Và cuối cùng là khi về số thì phải về từng số 1 như cụ Hổ trắng nói rồi đấy ạ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,596
Động cơ
587,999 Mã lực
Lúc xuất phát, theo đúng bài em:
- cắt hết côn vào số 1
- Từ từ nhả côn cho xe chuyển động đến lúc nhả hết côn
- đạp chút ga tăng tốc lấy đà
- đạp côn vào số 2 .....
Xe chuyển động tốt, không bị giật nhưng khi nhả côn lúc khởi động số 1 em cảm giác máy bị rung các cụ ợ. Hay thao tác của em ở trên có gì sai.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Lúc xuất phát, theo đúng bài em:
- cắt hết côn vào số 1
- Từ từ nhả côn cho xe chuyển động đến lúc nhả hết côn
- đạp chút ga tăng tốc lấy đà
- đạp côn vào số 2 .....
Xe chuyển động tốt, không bị giật nhưng khi nhả côn lúc khởi động số 1 em cảm giác máy bị rung các cụ ợ. Hay thao tác của em ở trên có gì sai.
Nếu vậy để chân ga lên bàn đạp ga,số 1 garaty hơi yếu rồi lại nhả hết côn nên vậy nên nó mới hay bị rung.Nhớ là số 1 đỡ côn là phải giữ nó còn khoảng 3cm chứ không nhả hết,khi có ga vào thấy tốc độ tăng lên thì hãy nhả
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,596
Động cơ
587,999 Mã lực
Nếu vậy để chân ga lên bàn đạp ga,số 1 garaty hơi yếu rồi lại nhả hết côn nên vậy nên nó mới hay bị rung.Nhớ là số 1 đỡ côn là phải giữ nó còn khoảng 3cm chứ không nhả hết,khi có ga vào thấy tốc độ tăng lên thì hãy nhả
Thanks, em sẽ áp dụng bài của cụ xem sao!
 

Nguyễn Huy

Xe đạp
Biển số
OF-19508
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
42
Động cơ
502,620 Mã lực
Cám ơn các bác, nhưng em vẫn không hiểu sao phải về từng số 1 hay lên từng số 1. Vì khi muốn len hay về số đều phải về 0 trước, mà về 0 rồi thì đến luôn số nào chẳng được.
Em cũng không hiểu cái xe người Nga bị tai nạn với việc khám nghiệm thấy xe đang ở số 4 thì có liên quan gì đến nhau?
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Cám ơn các bác, nhưng em vẫn không hiểu sao phải về từng số 1 hay lên từng số 1. Vì khi muốn len hay về số đều phải về 0 trước, mà về 0 rồi thì đến luôn số nào chẳng được.
Em cũng không hiểu cái xe người Nga bị tai nạn với việc khám nghiệm thấy xe đang ở số 4 thì có liên quan gì đến nhau?
Lên số vừa tầm đà thì tốc độ sẽ nhanh dần,cậu đi ép số từ số 3 lên số 5 thì phải đạp nhiều ga hơn ở số 3 đến khi lên số 5 nhiều khi máy vẫn còn yếu .Còn về số nếu cậu không về từng số 1 sẽ gây tình trạng gắt máy.Tớ đố cậu đang đi số 5 với 80km/h mà dám về số 2 hoặc số 3 để dùng động cơ phanh lại

Còn vụ tai nạn cậu không hiểu vấn đề hay giả bộ không biết vậy.Khi xe đang xuống dốc phải về số thấp hơn,nếu để số cao đổ đèo phải đạp rà phanh nhiều,phanh nhiều má phanh nóng sẽ gây ra tình trạng phanh không ăn.Thế nên lỗi khi xuống dốc sau khi tai nạn xảy ra là do lái xe coi thường và quá tin vào độ an toàn của xe nên đổ đèo bằng số 4 nên cho cả đoàn xe xuống vực là phải
 

toanvinh_forever

Xe điện
Biển số
OF-35085
Ngày cấp bằng
11/5/09
Số km
3,380
Động cơ
507,380 Mã lực
Tuổi
40
Lúc xuất phát, theo đúng bài em:
- cắt hết côn vào số 1
- Từ từ nhả côn cho xe chuyển động đến lúc nhả hết côn
- đạp chút ga tăng tốc lấy đà
- đạp côn vào số 2 .....
Xe chuyển động tốt, không bị giật nhưng khi nhả côn lúc khởi động số 1 em cảm giác máy bị rung các cụ ợ. Hay thao tác của em ở trên có gì sai.
dễ hiểu, xe của cụ yếu quá, phải kéo một trọng tải lớn, sức ngựa của nó yếu nên nó bị rung nếu yếu quá còn nghe tiếng xupat kêu bạch bạch cơ
 

ducgetz

Xe hơi
Biển số
OF-43938
Ngày cấp bằng
21/8/09
Số km
140
Động cơ
465,500 Mã lực
Có 2 ông bạn dạy em lái xe, một ông thì bảo khi vào số nhả côn từ từ, lúc nào cũng phỉa đạp sẵn lên chân côn, muốn phanh thì đạp hết côn trước rồi hãy phanh, khi xe đi nhanh thì đạp côn để giảm tốc độ (ý là dùng côn có tác dụng như phanh), đại khái em hiểu ông này dậy là dùng côn ngoài tác dụng vào số còn có tác dụng như phanh nhưng ở mức độ thấp, khi muốn đổi số cứ đạp sẵn côn đã rồi về 0 hay sang số khác lúc nào thì tùy. Từ số cao như 4,5 có thể về không rồi vào 1 luôn.
Còn 1 ông thì dậy là côn chỉ có tác dụng vào số, không được rê côn để có tác dụng phanh, vào số xong thì bỏ hẳn chân côn ra không dùng đến nữa, chỉ dùng phanh với ga, tức là chỉ khi muốn đổi số mới dùng đến chân côn. Từ số cao như 4, 5 phải về từ từ 3, 2 rồi mới đến 1.
Em không biết là nên nghe ông nào hơn?
Các bác cho em hỏi luôn, khi nhả côn từ từ, em chưa nhả hết mà ga luôn cho đỡ mất đà có được không, hay phải nhả hết côn mới ga? Vừa đạp côn vừa đạp phanh có được không các bác?
Bác à, hai ông bạn của bác nói ko hết ý.
- Nếu bác mới học lái xe thì bác sẽ phải lái bằng côn(có nghĩa là nhả côn từ từ ) đồng nghĩa với việc cắt côn rồi mới đạp phanh:77::77::77:. Như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu xe bác chạy trên 35km/h, rất chóng mòn phanh vì bác phải phanh thật lực và sẽ hôn mông em nào ngay :21::21::21: vì lúc đó mất lực ghìm của máy. Tốt nhất thời kỳ này bác chịu khó mòn côn - có nghĩa là phanh cho đến khi xe bị rùng rùng thì cắt côn, sau đó lại đạp tiếp phanh ( Nếu xe bác ko có ABS ).
- Sau khi bác đã đi quen xe thì lúc đó côn chỉ dùng để sang số để không hại côn (tuy nhiên vẫn phải rà côn khi qua số 1 hoặc số 2 nếu tốc độ chậm), như vậy mới là lái chuyên nghiệp, lúc này bác phải tập điều khiển chân ga.
Đây là bài học của bác tài già dạy em ( cục phục vụ ngoại giao đoàn )
Chúc bác lái xe an toàn
 

thanhbb

Xe tải
Biển số
OF-42691
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
311
Động cơ
468,410 Mã lực
Lên số vừa tầm đà thì tốc độ sẽ nhanh dần,cậu đi ép số từ số 3 lên số 5 thì phải đạp nhiều ga hơn ở số 3 đến khi lên số 5 nhiều khi máy vẫn còn yếu .Còn về số nếu cậu không về từng số 1 sẽ gây tình trạng gắt máy.Tớ đố cậu đang đi số 5 với 80km/h mà dám về số 2 hoặc số 3 để dùng động cơ phanh lại

Còn vụ tai nạn cậu không hiểu vấn đề hay giả bộ không biết vậy.Khi xe đang xuống dốc phải về số thấp hơn,nếu để số cao đổ đèo phải đạp rà phanh nhiều,phanh nhiều má phanh nóng sẽ gây ra tình trạng phanh không ăn.Thế nên lỗi khi xuống dốc sau khi tai nạn xảy ra là do lái xe coi thường và quá tin vào độ an toàn của xe nên đổ đèo bằng số 4 nên cho cả đoàn xe xuống vực là phải
Cu White tiger "chuan khong can chinh", Em voke Cu cai , cam on cu (b)
 

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,144
Động cơ
528,334 Mã lực
Tưởng hỏi dùng côn nhất khúc nhị cục thế nào???:^) Đang định tư vấn:P
 

The Leak

Xe buýt
Biển số
OF-29049
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
679
Động cơ
489,460 Mã lực
Nơi ở
Bắc Giang
e chưa hiểu cái đoạn về số theo thứ tự là thế nào
E thì toàn về từ 5 xuống đến số đồng tốc độ mình đang đi
Chẳng nhẽ đang đi số 5 gặp chướng ngại vật phanh cứng : rồi lúc đấy bắt đầu 5 --> 4 -> 3 rồi lại xuống 2 với 1 rồi mới đc đi à
+> Côn thì : đi trong TP e cứ côn trước rồi phanh ( tránh chết máy )
cao tốc thì tất nhiên là phanh trước mới côn ( vì tốc độ cao mình thừa thời gian từ khi phanh để đạp côn , kô bao h sợ chết máy )
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
e chưa hiểu cái đoạn về số theo thứ tự là thế nào
E thì toàn về từ 5 xuống đến số đồng tốc độ mình đang đi
Chẳng nhẽ đang đi số 5 gặp chướng ngại vật phanh cứng : rồi lúc đấy bắt đầu 5 --> 4 -> 3 rồi lại xuống 2 với 1 rồi mới đc đi à
+> Côn thì : đi trong TP e cứ côn trước rồi phanh ( tránh chết máy )
cao tốc thì tất nhiên là phanh trước mới côn ( vì tốc độ cao mình thừa thời gian từ khi phanh để đạp côn , kô bao h sợ chết máy )
Khi gặp trường hợp khẩn cấp cứ đạp thẳng phanh luôn.Còn khi giảm tốc từ xa thì cứ nhả hết ga ra rồi từ từ dồn số,nếu khoảng cách với xe trước không được xa thì thêm phanh rồi dồn số
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top