[Funland] Đức Quốc Xã và những vũ khí đi trước thời đại

Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,400
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hitler đã bí mật sử dụng đĩa bay?
(GD&TĐ) – Khi quân đội của mình đang chuẩn bị phải đối phó ở các mặt trận xa xôi như Stalingrad và bắc Phi, Hitler đã đặt áp lực lên đội ngũ các nhà khoa học để tạo ra những loại siêu vũ khí chiến tranh.
Trong số đó có những tên lửa V2 và những chiến đấu cơ đầu tiên… Và ý tưởng tạo những đĩa bay để thả bom London và thậm chí New York đã được hình thành.
Liệu có phải sự thật? Những hình ảnh này đã được đưa lên Internet và được cho là bản mẫu của một UFO của Đức Giờ đây, người ta cho rằng các nhà khoa học của Hitler thực chất đã thiết kế kiểu phương tiện bay này và thậm chí đã tạo ra một hình mẫu đã cất cánh.
Chương trình này được cho là đã tạo nên những bước đột phá qua những thử nghiệm – một bài báo trên tạp chí khoa học PM của Đức cho biết. Bài báo trích lời các nhân chứng tin rằng họ đã nhìn thấy đĩa bay có hình chữ thập sắt của quân đội Đức bay thấp trên sông Thames năm 1944.
Những người Mỹ cũng coi sự tồn tại của loại vũ khí này là một điều nghiêm túc. Tờ New York Times của Mỹ cũng đã viết về “đĩa bay bí hiểm” và công bố những hình ảnh của phương tiện bay này với vận tốc rất cao trên các tòa nhà chọc trời của thành phố.
Tạp chí khoa học PM của Đức nói rằng người Đức đã phá hủy nhiều tài liệu về vấn đề này nhưng năm 1960, tại Canada, các chuyên gia về UFO đã cố gắng tái tạo lại phương tiện và trước sự vui mừng, chúng đã “thực sự bay được”.
UFO: Những nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy đĩa bay có hình chữ thập sắt của quân đội Đức bay ở London năm 1944 Dự án này có tên gọi kế hoạch Schriever-Habermohl ở Prague, Séc từ năm 1941 và 1943.
Tù nhân của các nước liên minh cho biết đã nhìn thấy đĩa bay màu bạc trong một số lần.
Joseph Andreas Epp, một kỹ sư trong dự án trên, cho biết đã có 15 mẫu được chế tạo. Ông mô tả cách thức một buồng lái trung tâm được bao quanh bằng những cánh quạt có thể điều chỉnh được, tạo nên một vòng tròn và giúp phương tiện có thể bay lên.
Sau chiến tranh, nhiều nhà khoa học Đức đã giúp đỡ trong các chương trình không gian của Mỹ.
Phương Hà (Theo Mail Online)​
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,014
Động cơ
369,006 Mã lực
Có vẻ siêu tưởng nhể!:-?
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,400
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái này này trong giống con cá đuối thía
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
8,040
Động cơ
423,636 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Nếu bây giờ có chiến tranh, người Đức sẽ làm được cái gì nhể. Chắc là những nhà làm phim KHVT cũng không thể nghĩ ra nổi.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,400
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hé lộ bộ sưu tập vũ khí đáng sợ của phát xít Đức (I)




theo Infonet | 21/12/2013 10:45 Chia sẻ:
Những tên lửa tàu ngầm có thể bắn tới New York, máy bay ném bom có gắn động cơ phản lực và gần như không thể bị bắn hạ... là một phần trong danh sách các vũ khí của phát xít Đức.

Rất may là “những kẻ xấu xa” này chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt.
Dưới đây là những hình ảnh về bộ sưu tập này:


Tên lửa U-boat là một dự án quân sự bị bỏ quên với mục tiêu chế tạo tên lửa đạn đạo đầu tiên cho tàu ngầm. Dự án này được phát xít Đức “thai nghén” trong Chiến tranh thế giới lần II. Phát xít Đức dự định sử dụng U-boat để tiến hành một cuộc tấn công vào thành phố New York kèm với tên lửa mới được chế tạo V-2.


Tên lửa Henschel Hs 117 Schmetterling (có nghĩa là Con bướm) là dự án tên lửa đất đối không của Đức trong Chiến tranh thế giới II. Ngoài ra, Đức còn có ý định chế tạo tên lửa phiên bản không đối không của loại tên lửa này. Người điều khiển sẽ dùng một máy ngắm bắn từ xa và dùng cần điều khiển để dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến.


Henschel Hs 293 là tên lửa hành trình chống tàu của Đức trong Chiến tranh thế giới II. Đây là loại tên lửa trượt được điều khiển bằng sóng vô tuyến và có bộ động cơ gắn ở bên dưới.


Rheintochter là loại tên lửa đất đối không được Đức chế tạo trong Chiến tranh thế giới II. Tên của loại tên lửa này được đặt dựa theo tên một bản hòa nhạc của Richard Wagner.


Ruhrstahl X-4 là một tên lửa hành trình không đối không do Đức chế tạo trong Chiến tranh thế giới II. X-4 chưa bao giờ được đưa vào sử dụng nên chưa chứng minh năng lực chiến đấu. Tuy nhiên, tên lửa này là nền tảng để Đức chế tạo các tên lửa chống tăng và là mẫu tên lửa gốc cho các tên lửa sau Chiến tranh thế giới II bao gồm tên lửa Malkara.


Silbervogel (có nghĩa là Chim bạc), là loại máy bay ném bom có động cơ tên lửa được sản xuất vào những năm 1930.


Arado Ar 234 là một trong những máy bay ném bom có động cơ phản lực đầu tiên được điều động trên thế giới do công ty Arado của Đức chế tạo vào thời kỳ cuối Chiến tranh thế giới II. Được sản xuất với số lượng nhỏ, máy bay này gần như chỉ được sử dụng cho mục đích trinh sát nhưng trong vài lần ít ỏi được sử dụng như máy bay ném bom, Arado Ar 234 cho thấy đây là loại máy bay gần như không thể bắn hạ.


Junkers Ju 287 là mẫu máy bay khi động lực được sử dụng để thử nghiệm công nghệ máy bay đa động cơ. Chiếc máy bay này được thiết kế với 4 động cơ Junkers Jumo 004.


Bachem Ba 349 Natter là loại máy bay đánh chặn có động cơ tên lửa.


DFS 346 là một máy bay có động cơ tên lửa của Đức sau này được Liên Xô hoàn thiện và sử dụng sau Chiến tranh thế giới II. Đến cuối chiến tranh, máy bay này vẫn chưa được hoàn thiện và được đưa sang Liên Xô để chế tạo lại, bay thử nghiệm và sử dụng.


Fieseler Fi 103R, biệt danh Reichenberg, là máy bay ném bom tự sát được chế tạo dựa trên thiết kế bom V-1. Loại máy bay này được chế tạo để tiến hành các cuộc tấn công mà sau đó phi công gần như chắc chắn thiệt mạng hoặc nếu may mắn phải nhảy dù xuống mặt đất.


Focke-Wulf Ta 283 là máy bay đánh chặn cánh thấp được Đức chế tạo trong Chiến tranh thế giới II.


Focke-Achgelis Fa 269 là máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng.


Junkers Ju 322 Mammut là máy bay vận tải quân sự hạng nặng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới II.


Focke-Wulf Ta 400 là loại máy bay ném bom cỡ lớn 6 động cơ được phát xít Đức thiết kế và chế tạo vào năm 1943, thực hiện nhiệm vụ ném bom và trinh sát tầm xa.


Junkers Ju 390 là loại máy bay được sử dụng làm máy bay quân sự hạng nặng, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay ném bom tầm xa.


Messerschmitt Me 323 Gigant là máy bay vận tải quân sự của Đức và là máy bay vận tải lớn nhất của Chiến tranh thế giới II.


Heinkel He 162 Volksjäger được chế tạo chủ yếu từ gỗ do kim loại khan hiếm và được ưu tiên để chế tạo các loại máy bay khác. Tuy vậy, He 162 là máy bay nhanh nhất trong thế hệ máy bay đầu tiên của hai phe Phát xít và quân đồng minh.


Heinkel He 176 là máy bay động cơ tên lửa của Đức. Đây là loại máy bay đầu tiên được đẩy chỉ bằng một tên lửa nhiên liệu lỏng.


Heinkel He 178 là máy bay đầu tiên trên thế giới có động cơ tuabin phản lực.


Heinkel He 280 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có động cơ tuabin phản lực.


Hs 132 là máy bay ném bom bổ nhào và máy bay đánh chặn được sử dụng trong Chiến tranh thế giới II.


Ho 229 là một mẫu máy bay ném bom/ chiến đấu thử nghiệm của Đức. Đây cũng là máy bay thân cánh liền khối đầu tiên dùng động cơ phản lực.


Messerschmitt Me 163 Komet là một loại máy bay chiến đấu động cơ tên lửa duy nhất của Đức được sử dụng trong Chiến tranh thế giới II.


Messerschmitt Me 262 Schwalbe là loại máy bay chiến đấu động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,923
Động cơ
73 Mã lực

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,086
Động cơ
505,934 Mã lực
Công nhận Đức đã đi đầu trong quá nhiều lĩnh vực!
 

thang_con80

Xe buýt
Biển số
OF-90763
Ngày cấp bằng
3/4/11
Số km
834
Động cơ
413,808 Mã lực
Quân SS rất nhiều kỹ sư giỏi, nếu chế độ đấy mà còn tồn tại thì không biết thế giới bây giờ sẽ thế nào. Chắc chắn mấy thằng khựa phải chết gần hết rồi.
 

crazyspeed

Xe tải
Biển số
OF-45016
Ngày cấp bằng
30/8/09
Số km
306
Động cơ
466,150 Mã lực
Nơi ở
Phạm Văn Đồng, Hà Nội
Khâm phục các bác Gẹc mman ly quá các cụ nhỉ, đi trước thời đại hàng trăm năm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thằng Anh quốc đẻ ra radar phòng không, đồ cơ khí của đức điển hình là xe tăng hạ nốc ao quần đồng minh.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,014
Động cơ
369,006 Mã lực
Em thì em thấy các cụ thổi phồng nó quá. Vài thành tích của Đức ko nói lên họ hơn các nước khác về kỹ thuật. Thậm chí nhiều cụ còn pót lên cả mấy cái prototype là những thứ chẳng bao giờ được sản xuất thật sự. Nếu vậy các cụ vào kho lưu trữ của các hãng sản xuất thì họ có cả thư viện các thiết kế hỏng. Nhiều cái trong đó rất độc đáo.

Đi vào thực tế thì ngay thế chiến 2 Đức kém quân đồng minh rất nhiều thứ. Luftwaffe đông hơn RAF nhiều nhưng thua nhục ở Operation Sea Lion chỉ vì 2 vấn đề kỹ thuật: quân Anh có radar ngon và Spitfire tốt hơn Bf109, Bf110 rất nhiều.

Máy bay ném bom Đức có vài cái đểu đi dọa mấy thằng yếu như Tây Ban Nha, Ba lan chứ những hàng khủng Strategic bomber tương tự như B29 Đức có làm nổi đâu! Cái He177 to nhất chỉ là sự thất bại toàn tập đến quân Đức còn gọi nó là Flaming coffin. Máy bay cường kích thì Đức chả có cái nào so được với IL-2 của Nga. Tàu chiến thì nhõn 2 cái đáng kể nhất là Bismark và Von Tirpizt thì đi đâu cũng khoe nhưng loại to hơn, mạnh hơn thì Anh-Mỹ có hàng đàn. Tàu sân bay và máy bay hải quân thì Đức không làm được nên chẳng có cái nào. Vụ này còn kém xa thằng Nhật lùn.

Về pháo thì Đức nổi mỗi khẩu 88 từ đó vác đi lắp hết cho pháo PK đến pháo tăng, pháo mặt đất. Trong khi bên phía đồng minh thì Mỹ và LX có 1 rừng pháo ngon. Nhưng cứ kể thì lại khoe khẩu 88 ra mới buồn cười. Đúng kiểu thỉnh thoảng có hàng ngon thì khoe như đúng rồi trong khi với thiên hạ thì quá tầm thường.
Cụ quên 2 đặc sản của PX Đức là tầu ngầm và xe tăng à.b-)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,923
Động cơ
73 Mã lực
Em thì em thấy các cụ thổi phồng nó quá. Vài thành tích của Đức ko nói lên họ hơn các nước khác về kỹ thuật. Thậm chí nhiều cụ còn pót lên cả mấy cái prototype là những thứ chẳng bao giờ được sản xuất thật sự. Nếu vậy các cụ vào kho lưu trữ của các hãng sản xuất thì họ có cả thư viện các thiết kế hỏng. Nhiều cái trong đó rất độc đáo.

Đi vào thực tế thì ngay thế chiến 2 Đức kém quân đồng minh rất nhiều thứ. Luftwaffe đông hơn RAF nhiều nhưng thua nhục ở Operation Sea Lion chỉ vì 2 vấn đề kỹ thuật: quân Anh có radar ngon và Spitfire tốt hơn Bf109, Bf110 rất nhiều.

Máy bay ném bom Đức có vài cái đểu đi dọa mấy thằng yếu như Tây Ban Nha, Ba lan chứ những hàng khủng Strategic bomber tương tự như B29 Đức có làm nổi đâu! Cái He177 to nhất chỉ là sự thất bại toàn tập đến quân Đức còn gọi nó là Flaming coffin. Máy bay cường kích thì Đức chả có cái nào so được với IL-2 của Nga. Tàu chiến thì nhõn 2 cái đáng kể nhất là Bismark và Von Tirpizt thì đi đâu cũng khoe nhưng loại to hơn, mạnh hơn thì Anh-Mỹ có hàng đàn. Tàu sân bay và máy bay hải quân thì Đức không làm được nên chẳng có cái nào. Vụ này còn kém xa thằng Nhật lùn.

Về pháo thì Đức nổi mỗi khẩu 88 từ đó vác đi lắp hết cho pháo PK đến pháo tăng, pháo mặt đất. Trong khi bên phía đồng minh thì Mỹ và LX có 1 rừng pháo ngon. Nhưng cứ kể thì lại khoe khẩu 88 ra mới buồn cười. Đúng kiểu thỉnh thoảng có hàng ngon thì khoe như đúng rồi trong khi với thiên hạ thì quá tầm thường.
Cụ nên nhớ người đức có ý tưởng đĩa bay đầu tiên nhé, tên lửa hành trình người Đức phát triển hơn nước khác vào thời đó, tàu ngầm và công nghệ sóng radar người Đức bị tình báo đánh cắp mà không biết nên mới bại trận v..v..
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
23,090
Động cơ
752,102 Mã lực
Em có phủ nhận thằng Đức hoàn toàn đâu. Nhưng đưa nó lên mức thần thánh thì em lấy làm buồn cười. Xe tăng là phát minh của người Anh, tàu ngầm của người Mỹ chứ ông Đức nào mon men vào đây?

V1 và V2 cũng tốt nhưng ra đời vì khả năng làm chủ bầu trời của Đức quá kém và không có nổi máy bay ném bom hạng nặng đường dài. Vài quả V1 và V2 gãi ghẻ London thật không bằng 1 trận máy bay Anh Mỹ ném bom hủy diệt Dresden hay Hamburg. Tuy nhiên em cũng ghi nhận thành tựu này.

Về xe tăng con Cọp thì chỉ làm 2 việc là chất khẩu 88 lên bắn cho mạnh và đúc giáp dày hơn nhưng vẫn chơi giáp đứng cổ lỗ chứ chẳng có giải pháp kỹ thuật gì siêu phàm. Thế nên gặp IS2, IS3 hay T34-85 thì Cọp tắt điện. Như vậy xe tăng Đức hơn về kỹ thuật chỗ nào? Chưa kể xe Đức vừa đắt vừa hay trục trặc, kém xa T34 Nga về khoản rẻ tiền dễ sửa.

Panzerfaust của Đức thì hơn được bom ba càng hay mấy khẩu súng trường diệt tăng của Nga chứ tầm bắn, độ xuyên đều kém xa so với Bazooka Mỹ thì tự hào kỹ thuật cái nỗi gì?

Về cuối chiến tranh đáng ghi nhận nhất có cái Me 262, StG44, V2 là những thứ Đức trội hơn. Nhưng bù lại một đống thứ khác thua kém quân đồng minh. Thế nên các cụ ca ngợi Đức cũng vừa thôi.
Thế tank nào của Anh đem ra chơi được với tank Đức???
Người Đức chấp không dùng Tigre, Panther. Họ chỉ cần dùng Panzer 4.
Còn người Mỹ có cái tầu ngầm nào dám đi chọi nhau với đám Uboad nhể???

Cụ đừng lấy Cọp ra so với T34-85. Khập khiễng.
Tank nặng đem so với tank trung. Khác nào bảo lấy xe 82-70 3 số ra đua với Dim chiến :))
Cọp nó xơi tươi T34 ở tầm 2 cây số nha. Vào cách mục tiêu 1 cây thằng T34 mới bắn được.
Vậy chơi sòng phẳng ngoài đồng trống thì thằng nào chết trước???
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
5,123
Động cơ
480,993 Mã lực
Cháu thấy Đức là dân tôc Chiếu trên
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đức không làm được tiêm kích ? EF2000 là nhà nó đóng góp lớn lắm, đồ nhà tự trồng của nhiều nước đắt, chi phí cao. Trong khi có thể mua từ một nước khác với giá thành rẻ và vẫn có công nghệ ?. Hàng tự trồng của Anh hay Nhật vẫn phải có đồ nước ngoài vì nhiều thứ không đủ công nghệ và vốn.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Quân đồng minh mới bập bõm thằng Đức đã nghĩ ra đĩa bay. Nó có lực thì quân đồng minh đuổi không kịp chứ lị.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,923
Động cơ
73 Mã lực
Ở đây em đả phá cái thói coi cái gì của Đức cũng là nhất, là tài giỏi trong khi hàng Đức nhiều cái chất lượng cũng chỉ nhàng nhàng mà giá cao.
Các cụ bảo Đức giỏi vì nó nghĩ ra cái máy bay phản lực đầu tiên, cái tên lửa đạn đạo đầu tiên. Thế thì em lấy cái xe tăng do Anh nghĩ ra đầu tiên, tàu ngầm Mỹ nghĩ ra đầu tiên, có phỏng? Còn sau này các nước đua nhau làm. Có thằng không phát minh ra nhưng chế đồ ngon hơn thằng phát minh, là chuyện thừong.
Giờ hỏi Đức có tự sản xuất được cái máy bay chiến đấu phản lực nào không? Câu trả lời là tuyệt dối không. Có làm được chất lượng cũng chắc gì bằng hàng thằng khác?

Em so Cọp với T34 chỉ để nói cái xe tăng con Cọp bị thổi phồng quá đáng vì nó không có một giải pháp kỹ thuật nào vượt trội cả mà tận dụng cái có sẵn là khẩu 88 và giải pháp đắp giáp cho dày. Cái này là 1 cuộc chạy đua tăng cỡ nòng, tăng giáp mà Đức nhanh hơn các nước đồng minh mà thôi.

Còn các cụ nhặt nhạnh được vài thứ Đức trội hơn (thật ra là đếm trên đầu ngón tay) rồi bảo Đức tài giỏi hơn hết các nước khác thì nhảm nhí. Nếu thế Anh có 4 món là radar, tăng, thiết giáp hạm, spitfire, Mỹ có B29, bom nguyên tử, bazooka, tàu ngầm, Nga có IL2, kachiusa... thì thằng nào cũng vỗ ngực mình là thầy thằng khác được.
Em lạy cụ, kỹ thuật chế tạo máy của Đức thuộc hàng chuẩn nhất thế giới đấy ợ, Đức không sản suất máy bay phản lực ? Hàng châu âu bây giờ thuộc hàng đa quốc gia cụ nhé, Mẽo mà không vớ được mấy nhà khoa học nguyên tử của Đức thì đến mùa quýt năm sau mới sản xuất được bom nguyên tử ợ, B29 ? con B2 tàng hình của mẽo ăn cắp từ hình dánh đến tính năng của Đức đó. Cụ tìm hyểu lại xem tàu ngầm nước nào phát minh đầu tiên, chiếc tàu ngầm mà chạy bằng mái chèo ấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top