[Funland] Đức Quốc Xã và những vũ khí đi trước thời đại

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,497
Động cơ
-164,486 Mã lực
VW là hãng xe được anh Le yêu cầu sản xuất cho mọi người dân Đức sử dụng ô tô, Honda, Yamaha là 2 hãng xe mái lớn được nuôi dưỡng để thử độ cứng của cơ thể người VN ta :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cụ đừng viết hịch. Kể ra có cái máy bay nào Đức tự sản xuất 100% xem? CN chế tạo máy nổi tiếng thì làm gì? Đức làm được cái ô tô chạy được thì Nhật nó cũng làm được vậy?
Em đã nói là bây giờ châu âu dùng tập đoàn đa quốc gia để sản xuất rồi ợ. Ít thằng nào tự sản suất từ A đến Z lắm ợ. Mẽo đang còn phải mua pháo tăng của Đức về lắp kia cù kìa
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
VW là hãng xe được anh Le yêu cầu sản xuất cho mọi người dân Đức sử dụng ô tô, Honda, Yamaha là 2 hãng xe mái lớn được nuôi dưỡng để thử độ cứng của cơ thể người VN ta :D
Em nhớ không nhầm thì x chống đạn đầu tiên là em mẹc sì đẹc của Đức thì phải?
 

Vaan

Xe buýt
Biển số
OF-4693
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
949
Động cơ
556,480 Mã lực
Cái gì cũng to, Nga cái cũng hoành
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Công nghệ cơ khí của người Đức khá tốt, còn hàng không dân dụng thì miễn chê. Chi phí và công nghệ luôn là vấn đề đau đầu của các quốc gia, không phải lẽ tự nhiên Xô - Mỹ cố gắng chiếm Berlin. Anh và Pháp theo như cụ là hai cường quốc già, mặc dầu nền quốc phòng của chúng nó tương đối ổn.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Xem qua các thiết kế hiện đại thì tàu bè xe pháo của Nga ngày càng nhỏ đi !
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Xe tăng to, giáp nhiều lớp mới đỡ được đạn chống tăng chứ cụ. Máy bay to mới mang được nhiều dầu, vũ khí.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vâng nhưng vẫn có thằng tự sản xuất được 100% đấy cụ, mà không phải thằng Đức đâu. Đức có cho cũng mất nhẹ nhàng 10-20 năm mới tự làm được 1 mình nhé. Và không chỉ có máy bay đâu.

Còn bom nguyên tử thì cụ đọc kỹ lại dự án Manhattan đi xem yếu tố Đức góp được bao nhiêu % nhé. Đừng bị mấy cái sách nhảm bảo là nhờ có Đức mà Mỹ mới làm được này nọ. Còn bản thân dự án bom Đức thì cũng đi thửa lại nhiều nghiên cứu của Na uy trong đó có nước nặng nhé.
Về cái nòng pháo tăng thì Mỹ mua license của Đức. Chuyện này nhiều cụ hay lấy ra làm dẫn chứng cho cái ưu việt ghê gớm của Đức đến Mỹ còn phải đi mua. Thật là nhảm nhí. Mỹ nó mua tất nếu rẻ và tốt các cụ ợ. Vì thế cảnh sát Mỹ mua Saiga Nga làm shotgun. QĐ Mỹ trang bị Beretta 92 của Ý, Minimi và Maximi của Bỉ, AT4 của Thụy điển... em không thấy bọn này vào tự hào là kỹ thuật chúng nó hơn Mỹ.

Còn khẩu pháo tăng Rheinmetall-120 của Đức thì thông số cũng chẳng hơn gì khẩu 2A46-125mm của Nga, khẩu IMI 120mm của Israel, khẩu Nexter-120mm của Pháp cả. Chừng nào Đức làm được mà bọn kia chịu chết thì mới kể.
Khi cụ chém cụ không đọc kỹ chủ đề của thớt là " Đức quốc xã & những vũ khí đi trước thời đại " à? Bom nguyên tử thì liên quan đếch gì đến nước nặng, công nghệ bom nguyên tử nằm ở làm giàu U ranium và làm sao để đạt được khối lượng tới hạn để sảy ra phản ứng phân hạch,Nước nặng người ta dùng để sản xuất điện trong lò phản ứng hột nhưn ợ. May cho thế giưới là Hitle không đầu tư cho mảng bom nguyên tử vì nó thích tên lửa hơn. trong thời đó mà người Đức làm những cái mà thế giới chưa làm được như (tên lửa nhiên liệu lỏng, động cơ phản lực, ý tưởng đĩa bay, máy bay tàng hình) thì có phải là đi trước thời đại không ?nếu khi bị lộ mật mã liên lạc mà người Đức biết và thây mã thì người Anh cũng bó phép và cũng may cho thế giới là người Đức không biết rằng mật mã của mình bị lộ. Ra đa của Người Đức luôn đứng đầu thời đó, có điều người Anh cũng giỏi trong vấn đề gây nhiễu ( cái này cụ sang thớt chiến tranh điện tử của cụ @Xe đạp Vi Ha đọc lại nhé)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cụ nói dư lày là em biết cụ thế nào rồi. Nước nặng mà không có vai trò gì trong chế tạo nguyên liệu làm bom nguyên tử thì em chịu rồi. Em nêu ra các món như radar, xe tăng, tàu ngầm, bom nguyên tử đều là những thứ đi trước thời đại cả đấy và đều là những thyứ dùng được luôn chứ không chỉ trên bản vẽ như mấy đồ chơi của thằng Đức đâu ợ.
Nước nặng làm cho quá trình tạo ra plutonium nhanh hơn( plutonium cũng tạo ra bom nguyên tử) hôm qua em có nhầm 1 tý. Nhưng Urani làm giàu ở cấp độ cao cũng đủ làm được bom rồi, cụ nên nhớ quả bom mà mẽo ném đầu tiên suống nhựt là U rani, quả sau mới là putoni nhé. Mà em đang hỏi cụ là với những vũ khí (tên lửa nhiên liệu lỏng, động cơ phản lực, ý tưởng đĩa bay, máy bay tàng hình) thì có thể gọi là đi trước thời đại được chưa?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Vâng ai cũng công nhận là tốt nhưng cũng chỉ ngang những nước khác thôi ợ. BMW đi được 40-50 vạn km thì cũng phải làm lại máy mà Matiz còi cũng đi được bằng chứng đấy km cũng phải làm máy lại ợ.

HKDD thì Đức dựa vào các dự án chung của châu Âu mà mạnh nhất là Pháp cụ nhé chứ bản thân Đức đứng ra một mình không làm được đâu. Châu Âu có 2 thằng tự làm được là Anh và Pháp thôi ợ. Em không tính Nga nhé.
Hàng không dân dụng, nguyên tử là những thứ nước Đức không được phép làm vì những thứ này tạo ra năng lực chiến tranh. Ví dụ:


BMW vốn là nhà sản xuất động cơ máy bay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Hàng không dân dụng, nguyên tử là những thứ nước Đức không được phép làm vì những thứ này tạo ra năng lực chiến tranh.

BMW vốn là nhà sản xuất động cơ máy bay.
Siemens nó bán lò điện nguyên tử đầy ra chợ kìa bớ ông xe bò :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Siemens nó bán lò điện nguyên tử đầy ra chợ kìa bớ ông xe bò :D
Hình như nguyên liệu cho lò phản ứng vẫn phải nhập đúng không ạ?
Người Đức đụng độ cảnh sát vì rác hạt nhân

Cảnh sát miền bắc nước Đức đã đụng độ với người biểu tình phản đối một chuyến tàu hỏa chờ chất thải hạt nhân từ Pháp sang Đức.
> Đức ngừng sử dụng điện hạt nhân vào năm 2022


Đoàn tàu chở rác thải hạt nhân nguyên liệu hạt nhân Areva khởi hành ngày 24/11 ở thị trấn Valognes, vùng Normandy, Pháp, vượt qua 1.500km đến Đức. Đây là chuyến tàu cuối cùng trong số 12 chuyến tàu chở chất thải hạt nhân đã qua xử lý từ Pháp sang Đức trong vài năm trở lại đây. Đoàn tàu này chở 11 container hình ống chứa chất thải hạt nhân có mức độ phóng xạ cao. Các chất phóng xạ này sẽ được chôn tại Gorleben, đông bắc nước Đức.
Giới chức Đức vẫn chưa quyết định liệu có nên chôn chất thải vĩnh viễn ở Gorleben hay không. Nhưng những người phản đối cho rằng điểm chôn cất này không an toàn.
Người biểu tình nói việc chuyên chở những chất thải có thể gây nguy hiểm cho môi trường và dân chúng nếu xảy ra tai nạn trên đường. Tổ chức Hòa Bình Xanh cảnh báo, lượng rác thải hạt nhân này sẽ làm tăng lượng phóng xạ tại nhà kho ở Gorleben lên vượt mức giới hạn cho phép.
Những người phản đối ném pháo hoa.
Họ còn còn ném cả sơn vào cảnh sát.
Bạo loạn diễn ra giữa cảnh sát và đoàn biểu tình.
Cảnh sát đã dùng vòi rồng để trấn áp lực lượng biểu tình đang cố phong tỏa một ngã tư ở Metzingen hôm 24/11 sau khi chuyến xe lửa chở chất thải hạt nhân trên đường.
Đức đã triển khai 19.000 cảnh sát viên để giữ an ninh cho chuyến tàu khi nó dừng ở Neunkirchen gần Saarbruecken.
Trước khi khởi hành, đoàn tàu này đã bị khoảng 300 người biểu tình ở Pháp chặn trong ba ngày. Một số xe cảnh sát bị thiêu rụi. Người biểu tình thậm chí còn đem đất đá đổ lên đường ray nhằm ngăn chặn đoàn tàu chở 14 tấn chất thải hạt nhân rời nhà ga Valognes. Tuy nhiên, sau đó đoàn tàu cũng rời ga tới Đức. Người biểu tình Pháp cho rằng tai nạn ở Nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi tại Nhật là bằng chứng cho thấy nước Pháp cần từ bỏ năng lượng hạt nhân.
Nhà chức trách Pháp đã ngưng chuyến tàu trên hôm thứ năm trước khi tàu tới biên giới Đức, hy vọng tránh các cuộc biểu tình phản đối liên quan tới vật liệu phóng xạ hướng về nơi cất giữ tại thành phố Gorleben. Một số tờ báo cho biết, có thể đoàn tàu này phải nằm chờ tại đây 24 giờ để tránh những cuộc biểu tình rầm rộ tiếp theo.
Valognes là nhà ga tàu lửa gần nhà máy xử lý rác thải hạt nhân thuộc vùng Normandy. Tại đây, Tập đoàn công nghiệp Pháp Areva xử lý rác thải hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới. Sau đó, Areva sẽ chuyển số rác hạt nhân đã qua xử lý về nhà kho của các nhà máy khách hàng.
Hợp đồng giữa Areva và các nhà sản xuất điện hạt nhân của Đức vừa hết hạn và có nhiều khả năng không được ký mới vì cử tri Đức vừa bỏ phiếu phản đối việc chuyên chở năng lượng hạt nhân phóng xạ.
Từ năm 1977-2008, Tập đoàn Areva đã xử lý 5.483 tấn rác thải hạt nhân cho ngành công nghiệp hạt nhân Đức trong khuôn khổ một hợp đồng lớn nhất ở nước ngoài của Areva. Sau tai nạn hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi ở Nhật, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã quyết định đóng cửa toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Khi cụ chém cụ không đọc kỹ chủ đề của thớt là " Đức quốc xã & những vũ khí đi trước thời đại " à? Bom nguyên tử thì liên quan đếch gì đến nước nặng, công nghệ bom nguyên tử nằm ở làm giàu U ranium và làm sao để đạt được khối lượng tới hạn để sảy ra phản ứng phân hạch,Nước nặng người ta dùng để sản xuất điện trong lò phản ứng hột nhưn ợ. May cho thế giưới là Hitle không đầu tư cho mảng bom nguyên tử vì nó thích tên lửa hơn. trong thời đó mà người Đức làm những cái mà thế giới chưa làm được như (tên lửa nhiên liệu lỏng, động cơ phản lực, ý tưởng đĩa bay, máy bay tàng hình) thì có phải là đi trước thời đại không ?nếu khi bị lộ mật mã liên lạc mà người Đức biết và thây mã thì người Anh cũng bó phép và cũng may cho thế giới là người Đức không biết rằng mật mã của mình bị lộ. Ra đa của Người Đức luôn đứng đầu thời đó, có điều người Anh cũng giỏi trong vấn đề gây nhiễu ( cái này cụ sang thớt chiến tranh điện tử của cụ @Xe đạp Vi Ha đọc lại nhé)
May mà người Anh đã đập tan nhà máy nước nặng tại Bỉ nên Hitler không kịp chế tạo bom nguyên tử:

Chương trình chế tạo bom nguyên tử của Hitler


5* “DỰ ÁN HEISENBERG PHẢI BỊ PHÁ HUỶ”!
Cơ quan tình báo Anh đã theo dõi dự án nguyên tử của Heisenberg ngay từ đầu và hạ quyết tâm: “Dự án của Heisenberg phải bị phá huỷ!”.
“Con cáo già tình báo” này nhận thấy một điểm yếu của dự án: Đó không phải là vấn đề uranium, vì Đức lúc ấy đã chiếm cả Bỉ lẫn Tiệp, mà Bỉ thì có thừa uranium khai thác từ thuộc địa Congo, còn Tiệp thì có mỏ uranium. Cũng không phải vấn đề sinh mạng cá nhân Heisenberg, vì rất khó tiếp cận nhân vật quan trọng này, quanh ông lúc nào cũng dày đặc bảo vệ. Mục tiêu dễ bị tổn thương nhất, thực ra, là trung tâm sản xuất nước nặng, nằm trên một khe núi tại Vemork thuộc Na-Uy, cách thủ đô Oslo 90 dặm theo một con đường liên tỉnh ngoằn nghèo.


Tại sao lại là NaUy, thay vì một địa điểm trên đất Đức?
Thật vậy, trong khi một số trợ lý đề nghị nên xây dựng một nhà máy sản xuất nước nặng trên đất Đức để đảm bảo an toàn, thì Heisenberg, được các sĩ quan quân đội ủng hộ, lại quyết định nên tận dụng một nhà máy sản xuất nước nặng sẵn có đang hoạt động rất tốt trên đất Na-Uy, bất chấp Na-Uy là một quốc gia trung lập!
Thoạt nghe, ai cũng thấy đó là một quyết định kỳ quặc. Nhưng nếu hiểu rõ con người xã hội và chính trị của Heisenberg, độc giả sẽ không ngạc nhiên.
1-Vemork, sự lựa chọn của Heisenberg:
Nếu trong khoa học Heisenberg là một người sớm đạt tới vinh quang tột bậc thì trong cuộc đời chính trị ông lại gặp nhiều phen điêu đứng. Không kể việc ông bị bắt và bị giam sau chiến tranh vì đã từng là một công cụ đắc lực của nhà nước quốc xã, chính cái nhà nước mà ông hết mực trung thành cũng đã có phen làm ông điêu đứng.
Số là một hôm, một nhà vật lý có tên là Johannes Stark, không rõ do ghen tức hay do lý do nào khác, đã thuyết phục được một tuần báo của SS – cơ quan an ninh khét tiếng của Đức quốc xã – cho chạy một bài báo nặc danh tố cáo Heisenberg là “một người không có đủ lòng yêu nước, từng cộng tác với bọn Do Thái, không thật sự có tinh thần vì nước Đức (pro-German spirit)…”
Heisenberg hết sức bực tức nhưng vô cùng lo lắng, bởi lẽ những bài báo nặc danh kiểu đó thường là khúc dạo đầu của những cuộc bắt bớ dẫn đến trại tập trung.
Ông biết rõ Stark đã cố tình vu cáo. Đúng là ông đã làm việc với nhiều nhà khoa học gốc Do Thái hoặc nửa Do Thái. Nhưng tại sao họ không đếm xỉa đến việc ông từng đứng lên bênh vực những hành động của Hitler trong những cuộc thảo luận công khai, việc ông từng từ chối những lời mời béo bở của nhiều đại học danh tiếng ở nước ngoài chỉ vì ông muốn dành hết khả năng cho nước Đức[5]?
Ông đã bị đưa đến một tầng hầm của cơ quan đầu não của SS tại đường Prinz-Albert-Strass ở Berlin để thẩm vấn. Tuy ông không bị đánh đập nhưng vợ ông sau này kể lại rằng ông đã có những cơn ác mộng về chuyện này trong nhiều năm. Cuối cùng, mỉa mai thay, người kéo ông ra khỏi “cơn ác mộng” lại chính là tên trùm SS: thống chế Heinrich Himmler, người đứng thứ hai sau Hitler!
Lá thư được gửi đi từ văn phòng giám đốc SS viết:
Thưa ngài giáo sư Heisenberg rất kính mến,
Mãi đến hôm nay tôi mới có thể trả lời bức thư của ngài viết ngày 21-07-1937, trong đó ngài trình bầy những việc phiền toái đối với bản thân do bài báo của giáo sư Stark gây ra ….. Bây giờ tôi có thể vui mừng báo tin với ngài rằng tôi không tán thành việc công kích ngài … và rằng tôi đã làm tất cả những gì cần thiết để ngăn cản bất kỳ một hành động công kích nào nữa đối với ngài ….. Heinrich Himmler (ký tên)”


Nhưng sau khi ký, Himmler viết thêm tái bút, trong đó khuyên Heisenberg nên thể hiện rõ trước công chúng thái độ phân biệt công việc khoa học với tư cách chính trị của nhà khoa học mà ông có quan hệ (chẳng hạn, cần phân biệt “tên Do Thái” Einstein với lý thuyết của Einstein), thậm chí khuyên Heisenberg đừng ủng hộ các quan điểm tự do hoặc quốc tế, đừng ủng hộ Hội Quốc Liên[6], đừng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Heisenberg không gặp nhiều khó khăn để chấp nhận những đề nghị đó, bởi chính ông vốn có quan điểm thiên hữu. Một dịp khác chúng ta sẽ bàn vấn đề này kỹ hơn, nhưng ngay bây giờ cũng nên biết rằng Heisenberg đã từng làm cho một người bạn HàLan là Hendrik Casimir phải sửng sốt khi ông nói “nền dân chủ không thể phát triển tiềm năng đầy đủ”, và rằng ông “muốn nước Đức phải thống trị thế giới”[7](!). Vậy nếu thế giới, hoặc châu Âu, hoặc Na-Uy, trước sau cũng thuộc về Đức thì nhà máy nước nặng Vemork sẽ phải nằm trong dự án của Heisenberg (!). Đó là logic của kẻ mạnh – quân đội quốc xã – và kẻ mạnh có nhiệm vụ biến “sáng kiến” của Heisenberg thành hiện thực.
Thế là một hôm đẹp trời, giám đốc nhà máy Vemork bỗng nhiên được các “kỹ sư” Đức “đến thăm” – đòi mua nước nặng với khối lượng lớn và trả giá cao hơn thị trường. Giám đốc Vemork từ chối, vì không thích cộng tác với bọn quốc xã. Nhưng sau khi quân đội Đức đập tan quân đội Na-Uy thì các “kỹ sư” Đức lại đến, lần này được hộ tống bằng súng máy. Vemork không có lựa chọn nào khác là “OK” (đồng ý)! Từ đó, Vemork phải làm việc với áp lực căng thẳng: Từ năng suất 24 pounds[8] mỗi tháng trước chiến tranh, nay phải nâng lên 3000 pounds/1tháng vào giữa năm 1941, rồi 10.000 pounds/1tháng vào giữa năm 1942!
Nhưng đó cũng chính là lúc Vemork lọt vào tầm ngắm của tình báo Anh.
2-Chiến dịch tấn công Vemork lần thứ nhất:
Vì Vemork thuộc vùng núi nằm sâu 100 dặm trong đất liền nên kế hoạch tấn công được giao cho First Airborne Division – một đơn vị lính dù đặc nhiệm bao gồm những chàng trai ưu tú của London, được rèn luyện kỹ càng về ý chí và nghiệp vụ, sẵn sàng đối mặt với thử thách nguy nan, sử dụng thành thạo các loại vũ khí, điện đài, chất nổ. Mãi cho tới trước ngày thi hành điệp vụ, họ hoàn toàn không biết rằng số mệnh đang dẫn dắt họ tới một sứ mạng vô cùng quan trọng: triệt tiêu một nỗ lực ứng dụng công thức E = mc2 của Einstein và những khám phá về nguyên tử của Rutherford vào một mục đích phản nhân loại!
Cuối cùng ngày lên đường đã đến. Hai nhóm tổng cộng 30 lính đặc nhiệm lên 2 chiếc tầu lượn do 2 chiếc máy bay ném bom Halifax có tốc độ cao kéo đi, cất cánh vào buổi tối tại miền bắc Scotland.
Đó là một đêm vô cùng tệ hại. Trên đường bay, những mỏ sắt khổng lồ nằm trong các dãy núi bên dưới làm cho kim la bàn của một chiếc Halifax lệch lạc. Phi công mất phương hướng, cả máy bay lẫn chiếc tầu lượn bám theo đâm sầm vào một rìa núi, vỡ tan. Chiếc tầu lượn thứ hai do một phi công Úc lái, cũng bị bão tuyết bắc bán cầu làm mất phương hướng, rồi rơi vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục bám theo máy bay để bay trên cao thì băng tuyết sẽ bám đầy trên cánh và trên dây cáp, nặng đến nỗi có nguy cơ gẫy cánh. Nếu tầu lượn rời máy bay sớm để hạ thấp xuống thì sẽ bị những cơn gió xoáy trên núi hất ra khỏi đường bay. Cố bay thêm một lát, viên phi công Úc quyết định cho tầu lượn rời máy bay, nhưng than ôi, mây mù quá dầy đặc, một trục trặc gì đó xẩy ra, tầu lượn đáp mạnh xuống đất rồi cũng vỡ tan. Từ trong 2 chiếc tầu lượn vỡ nát, một số người sống sót lồm ngồm bò ra. Họ tự tiêm moóc-phin để giảm đau, uống amphetamine để đi dưới trời tuyết, cố gắng lê lết từng bước đến những nhà dân quanh vùng nhờ giúp đỡ. Nhưng tất cả nhanh chóng bị lính Đức bắt và bị bắn ngay tại chỗ. Chiến dịch đầu tiên chấm dứt, toàn bộ 30 lính đặc nhiệm đều hy sinh trong khi chưa đặt được chân tới mục tiêu! Một thất bại choáng váng của tình báo Anh!
Vài chục năm sau, R.V.Jones, người lãnh đạo và tổ chức chiến dịch, vẫn tâm sự với giọng buồn rầu: “Tôi lưỡng lự mãi không biết có nên thực hiện một chiến dịch thứ hai hay không. Thật là quá khó khăn cho tôi, vì trong khi tôi an toàn ở London thì bất kể điều gì cũng có thể xẩy ra cho chiến dịch thứ hai… Tôi sẽ là một người vô cùng kém cỏi và ngớ ngẩn nếu lại gửi thêm 30 người nữa đến chỗ chết…”. Vậy người Anh chịu thất bại hay sao? Liệu họ còn đủ quyết tâm để phá huỷ dự án Heisenberg nữa hay không?
6* VEMORK BỊ CẮT TRÚNG CỔ HỌNG!
Vài chục năm sau thất bại choáng váng của cơ quan tình báo Anh trong chiến dịch tấn công lần thứ nhất vào Vemork – nhà máy nước nặng ở NaUy phục vụ cho dự án nguyên tử của Heisenberg – người lãnh đạo và tổ chức chiến dịch là R.V.Jones đã kể lại nỗi day dứt lương tâm của ông, và đặc biệt, ông nhấn mạnh đến khó khăn của những người hoạch định chiến dịch, rằng có nên tiếp tục mở một chiến dịch mới hay không. Nhưng lời thề nhất định phải đập tan ý đồ chế tạo bom nguyên tử của người Đức vẫn văng vẳng trong tâm can ông, thúc giục ông mau chóng đi đến quyết định:
Nhưng rồi tôi nghĩ, rằng trước khi thảm hoạ của chiến dịch thứ nhất xẩy ra chúng tôi đã quyết định nhà máy nước nặng nhất thiết phải bị phá huỷ, do đó lương tâm tôi thấy thoải mái; hy sinh mất mát là chuyện không thể tránh khỏi trong chiến tranh, vậy nếu chúng tôi đúng trong việc đề nghị mở chiến dịch thứ nhất thì có lẽ chúng tôi cũng đúng trong việc đề nghị lặp lại một chiến dịch như thế”.
Và lần này người Anh đã có nhiều kinh nghiệm hơn: Họ quyết định tuyển dụng người địa phương tham gia chiến đấu, đồng thời áp dụng chiến thuật du kích, dùng số lượng người ít hơn, sử dụng những khí tài, thiết bị gọn nhẹ hơn, chú ý đến thời tiết hơn, tìm mọi cách áp sát mục tiêu hơn, v.v..
Sau một cuộc tuyển lựa gắt gao về tinh thần và năng lực, 6 người Na-Uy tình nguyện đã được nhận vào đơn vị Airbone , trong đó có một thợ hàn ống nước ở Oslo và một thợ cơ khí. Hồ sơ lưu trữ hiện nay để lộ cho thấy hồi đó người Anh không mấy tin tưởng những người NaUy này có thể thắng lợi tại một nơi mà hàng chục lính đặc nhiệm của đơn vị Airborne tinh nhuệ đã thất bại. Tuy nhiên 6 người NaUy đã được đào tạo những kỹ năng điệp vụ ở mức tối đa trong một thời gian gấp rút, sau đó được chuyển tới một ngôi nhà sang trọng trong SOE-Trường Đào Tạo Đặc Biệt Số 61 ở ngoại ô Cambridge để chuẩn bị những bước đi cuối cùng và đợi khi nào thời tiết khá hơn sẽ khởi sự. Một ngày tháng 2 năm 1943, tin radio báo thời tiết tốt, căn nhà sang trọng số 61 của SOE bỗng nhiên trống rỗng: Chiến dịch thứ hai bắt đầu!
Sau khi nhẩy dù xuống NaUy, họ gặp một nhóm 3 người NaUy đi tiền trạm, sống trong những túp lều để đợi họ trong suốt mùa đông vừa qua. Sát nhập làm một, 9 người lên ván trượt tuyết để vượt một chặng đường dài qua các làng quê. Sau vài tuần, họ đến Vemork vào lúc khoảng 9 giờ tối. Mục tiêu cần phá huỷ đã hiện ra trước mắt:
Thấp dưới chúng tôi về phía bên kia, ở quãng lưng chừng, lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy mục tiêu, …một công trình đồ sộ nằm đó như một toà lâu đài trung cổ, được xây dựng ở một nơi không thể nào đến được, những vách đá thẳng đứng và sông ngòi bao bọc xung quanh …”,
Nhóm 9 chiến sĩ đặc nhiệm người NaUy vũ trang đầy mình tiếp tục băng qua tuyết, vừa đi vừa thở, vừa nhìn chòng chọc vào mục tiêu sáng ánh đèn. Bây giờ thì mọi người đã rõ vì sao bọn Đức chỉ đặt ở đó một chòi canh gác nhỏ. Chỉ có một lối vào duy nhất là băng qua một chiếc cầu treo bắc qua một cái vực sâu vài trăm mét bên dưới, đá mấp mô lởm chởm. Tất nhiên có thể nổ súng tiêu diệt lũ lính canh trên cầu, bất chấp các vọng gác xung quanh bảo vệ chúng, nhưng nếu làm điều đó, bọn Đức sẽ trả đũa ngay bằng cách bắn giết không thương tiếc dân chúng trong vùng. Năm ngoái, chỉ vì phát hiện ra một chiếc điện đài, bọn Đức đã thiêu trụi tất cả nhà và thuyền trên đảo, lùa tất cả dân trên đảo bao gồm cả phụ nữ và trẻ em vào trại tập trung. Vì vậy, ban chỉ huy chiến dịch ở London và nhóm đặc nhiệm người NaUy quyết định chọn một con đường khác để thâm nhập vào bên trong.
Ngắm kỹ những tấm ảnh chụp từ trên máy bay được phóng rất to, một người trong nhóm là Knut Haukelit nhận ra một bụi cây ở phía xa xa dưới vực đá. “Ở đâu có cây cỏ mọc thì ở đó con người có thể tạo lối đi”, anh nhận xét. Một người khác đã đi thám thính từ hôm trước liền tỏ ý tán thành. Ngay lập tức, toàn đội leo xuống phía mấy bụi cây đó. Hành lý nặng trên lưng làm họ thở dốc, nhưng điều đó không hề làm ai chậm bước. Vượt qua một con suối mà nguồn nước của nó là những tảng băng trên núi, họ lại bắt đầu leo ngược lên về phía toà pháo đài mục tiêu, vừa leo vừa thở hổn hển. “Gắng chút nữa thì tới Thiên đàng[9], một người trong nhóm động viên những người khác. Cuối cùng, bóng đêm và cảnh vật xù xì đã che chở cho họ an toàn lên tới một khu đất nằm trên đường chu vi của toà “pháo đài” – mục tiêu của chiến dịch. Mọi người gần như đã kiệt quệ nhưng đó cũng là lúc được dừng chân để nghỉ. Họ lấy sô-cô-la ra ăn để lại sức. Không ai bảo ai, bỗng nhiên họ nói với nhau một vài câu chuyện phiếm, để rồi trở về im lặng, bởi vì họ cảm nhận rõ giây phút quyết định nhất của toàn bộ chiến dịch sắp đến. Hoặc sống, hoặc chết, nếu chết thì đây là lúc chia tay. Không ai nói ra ý nghĩ đó, nhưng có thể trong óc mọi người đều nghĩ đến điều đó. Trước cái chết, con người thường nghĩ đến ý nghĩa của cuộc sống. Và lúc này đây, họ nghĩ rằng dù sống hay chết thì những giây phút sắp xẩy ra có lẽ sẽ là một cột mốc có ý nghĩa nhất trong toàn bộ cuộc đời họ … Trong cái im lặng bao trùm của bóng đêm đêm ấy, tiếng ồn của những chiếc tuốc-bin trong nhà máy càng lúc càng trở nên quá to, nghe rõ mồn một, như những tiếng kêu rống than phiền khổ sở vì phải làm việc ngày đêm 24/24 giờ dưới sự đôn đốc quát tháo của cảnh vệ Đức, của các sĩ quan SS, để sao cho có đủ nước nặng cung cấp kịp thời cho các trung tâm Leipzig và Berlin.
Bỗng người chỉ huy nhóm đặc nhiệm nhìn đồng hồ: giờ nghỉ đã hết. Tất cả tháo dỡ hành lý trên lưng xuống và bắt đầu cuộc đột nhập. Anh thợ hàn ống nước ở Oslo ngày nào bây giờ tỏ ra là một chiến sĩ đặc nhiệm cực kỳ tháo vát nhanh nhẹn. Anh dẫn đầu cả nhóm, rút ra một chiếc kìm cắt dây điện cỡ bự rồi thoăn thoắt cắt dây thép của hàng rào bảo vệ kêu tanh tách. Chỉ một loáng, tất cả đã vào bên trong. Một nhóm ở lại bên ngoài gần các vọng gác để canh chừng, sẵn sàng phản ứng nếu đột nhiên bị tấn công. Những người còn lại tiếp tục vào sâu hơn, mắt đăm đăm nhìn vào những cánh cổng khổng lồ của nhà máy. Có thể phá một loạt bằng cách châm thuốc nổ. Nhưng họ phải để dành thuốc nổ cho những việc còn quan trọng hơn ở bên trong. Vả lại, hành động như thế cũng sẽ dẫn tới một sự trả đũa ngay tức khắc của lính Đức, trong khi mục tiêu chính có thể chưa thực hiện được. Đến lúc này mới thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tình báo đã đem lại kết quả hữu hiệu như thế nào: Nhờ tin tình báo do một kỹ sư từng làm việc ở nhà máy này cung cấp cho những chiến sĩ NaUy kháng chiến chống Đức, họ biết rằng có thể đột nhập vào khu trung tâm nhà máy, nơi có những thiết bị chủ yếu, thông qua một đường ống dẫn dây cáp lâu nay ít được sử dụng. Ngay sau khi tìm thấy đường ống đó, 2 người trong nhóm lập tức chất hết chất nổ lên lưng rồi bò theo đường ống, chỉ một lát đã vào được đến bên trong.





http://nghiencuulichsu.com/2013/11/19/chuong-trinh-che-tao-bom-nguyen-tu-cua-hitler/
 
Chỉnh sửa cuối:

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Nói cho mấy fan Đức buồn chứ nền công nghiệp hàng không - vũ trụ thì Đức chỉ là thằng fund tiền hoặc làm ông chủ thôi chứ xét về % trí tuệ kỹ thuật chất xám rất thấp , ở đây không phải hạ thấp khả năng của Đức nhưng sự thật nó thế
Nên nhớ muốn tự tay sản xuất 1 chiếc máy bay thì rất rất khó nói gì đến việc thương mại hóa ( là yếu tố tiên quyết của R&D , chả ai chế tạo cho vui ) , mà phần khó nhất chính là tạo dựng 1 chuỗi công nghiệp phụ trợ ( cấu-linh kiện ) cung cấp để lắp ráp máy bay
Như thằng Pháp chẳng hạn , bản thân nó có sẵn hãng chế tạo động cơ (Snecma ) , hãng điện tử ( Samtel , Thales , Dassault Electronic ) , khí động học ( MBDA ) ...
với tùm lum các hãng be bé để chế tạo từ cái ốc vít còn Đức có cái gì ? Ngay cả như Nga cũng có chuỗi công nghiệp phụ trợ không tồi mà nó còn phải đi nhập APU Honey-well của Mỹ cơ mà
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Đi vào thực tế thì ngay thế chiến 2 Đức kém quân đồng minh rất nhiều thứ. Luftwaffe đông hơn RAF nhiều nhưng thua nhục ở Operation Sea Lion chỉ vì 2 vấn đề kỹ thuật: quân Anh có radar ngon và Spitfire tốt hơn Bf109, Bf110 rất nhiều.

Máy bay ném bom Đức có vài cái đểu đi dọa mấy thằng yếu như Tây Ban Nha, Ba lan chứ những hàng khủng Strategic bomber tương tự như B29 Đức có làm nổi đâu! Cái He177 to nhất chỉ là sự thất bại toàn tập đến quân Đức còn gọi nó là Flaming coffin. Máy bay cường kích thì Đức chả có cái nào so được với IL-2 của Nga. Tàu chiến thì nhõn 2 cái đáng kể nhất là Bismark và Von Tirpizt thì đi đâu cũng khoe nhưng loại to hơn, mạnh hơn thì Anh-Mỹ có hàng đàn. Tàu sân bay và máy bay hải quân thì Đức không làm được nên chẳng có cái nào. Vụ này còn kém xa thằng Nhật lùn.
Đính chính với cụ này là trong chiến dịch Sư tử biển thì Luftwaffe không đông hơn RAF nhá , thậm chí kém hơn rất xa

Theo quyển German-Aircraft-Industry-and-Production-1933-1945 nó có đề cập tất tần tật đến khả năng sản xuất quân sự của Đức Quốc xã qua các thời kỳ chiến tranh , sau khi đánh nhau với không quân Pháp ( Armee de Air ) thì Luftwaffe thiệt hại rất nặng 30% sức mạnh , sau đó lại tiếp tục tấn công cấp tập Anh thì không quân cả 2 đều ngang ngửa nhau ( nhưng xét về tỉ lệ tiêm kích thì Đức thua ) , 30/6/1940 , Đế chế chỉ có khoảng 841 bomber có thể hoạt động và 700 máy bay chiến đấu để đối chọi với số lượng tương tự của RAF

Nên nhớ lúc này Nazi chỉ có khả năng sản xuất 139 máy bay chiến đấu 1 tháng còn Anh RAF có khả năng gấp 4 lần với 490 máy bay chiến đấu 1 tháng , đấy là chưa kể Bf109 E1 đời đầu có tầm bay kém hơn nhiều so với Supermarine Spritfire là loại đánh chặn khẩn cấp nên bay qua eo biển Manche là rét rồi , ngay cả Đức cũng thừa nhận nếu thay bằng Bf-109 bằng con A-6E3 Jiakai ( chưa nói đến A-6M5 Zero ) của Nhật với tầm bay vượt trội thì lịch sử đã sang trang , mà cũng không thể đổ Bf-109 kém được vì Luftwaffe khi tiến hành chiến trang vẫn sử dụng Hs-126 lẫn Fw-189 )
Sau chiến dịch Sea Lion thì Đức Quốc xã mới thực sự đầu tư vào không quân , lúc này mở ra các dự án tập trung để sãn xuất máy bay diện rộng kiểu Lieferplan
 
Chỉnh sửa cuối:

Phạm Văn Vinh

Xe tải
Biển số
OF-167337
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
361
Động cơ
349,040 Mã lực
E đọc được tài liệu là khi Hồng Quân tiến vào berlin thì Mĩ nhanh chân vớ đc những nhà máy công nghiệp. Và trong đó có máy dập siêu nặng để làm khung máy bay. Thêm nữa là bắt đc rất nhiều kĩ sư của Đức. E chỉ biết vậy có gì ko phải các cụ bỏ qua cho
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Đức quốc xã có tiềm lực, dự án không tưởng. Không lẽ gì mà phe trục tự tin chống lại quân đồng minh, nếu có vốn thì WWII đã viết lại cụ nhẩy.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Cụ nói dư lày là em biết cụ thế nào rồi. Nước nặng mà không có vai trò gì trong chế tạo nguyên liệu làm bom nguyên tử thì em chịu rồi. Em nêu ra các món như radar, xe tăng, tàu ngầm, bom nguyên tử đều là những thứ đi trước thời đại cả đấy và đều là những thyứ dùng được luôn chứ không chỉ trên bản vẽ như mấy đồ chơi của thằng Đức đâu ợ.
Thế nước nặng dùng làm giề ah cụ???
:))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top