[Funland] Đức Quốc Xã và những vũ khí đi trước thời đại

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
để cháu copy ra cho các cụ đọc
Xe “lưỡng cư” của Hitler trong chiến tranh thế giới thứ II

Mai Hoa






- Ra đời từ kỷ nguyên thế chiến II, chiếc xe “lưỡng cư” Volkswagen Schwimmwagen 1944 một thời được sử dụng trong quân đội Đức vẫn làm trỗi dậy đam mê của những tay chơi xe amphicar đích thực.


Ngày 10/5 vừa qua, 1 chiếc Volkswagen Schwimmwagen 1944, dòng xe vắng bóng từ lâu kể từ thế chiến II có mặt tại triển lãm Bonhams Monte Carlo và được bán với giá 213.725 USD.
Chiếc Volkswagen Schwimmwagen năm 1944 có hệ thống dẫn động 4 bánh, thân xe chống nước, không cửa và cánh quạt co lại được. Ít người biết được dòng xe lưỡng cư này có một bề dày lịch sử khá thú vị.

Nhu cầu cho một thế hệ xe quân sự dũng mãnh trên cạn và kình ngư dưới nước đã đưa Hitler độc tài và Porsche xích lại gần nhau trong một mối quan tâm chung: chế tạo xe “lưỡng cư” dùng cho quân đội Đức. Kiểu xe Volkswagen Schwimmwagen năm 1944 dùng trong quân đội là kết quả của nhiều bước cải tiến và đổi mới.
Khởi đầu của Schwimmwage là chiếc xe Porsche 60 với khung chính vững chắc và động cơ làm mát bằng không khí. Nó được coi là mô hình lý tưởng cho xe Kübelwagen (tiếng Đức-xe ghế đơn) được đề xuất sử dụng cho quân đội Đức do đặc trưng trọng lượng nhẹ, tính năng mở. Sau đó, một số lượng nhỏ các xe Kübelwagens kiểu 62, kế thừa từ Porsche 60 được đưa vào sử dụng khi chiến tranh nổ ra. Sau một thời gian sử dụng loại xe đời đầu này, một số cải tiến được thêm vào và kết quả là loại xe 82 đời chót được đưa vào sử dụng trên toàn mặt trận.
Sau đó, một biến thể của kiểu 82 là loại xe Schwimmwagen 166, chiếc xe “lưỡng cư” này hầu như thay đổi kỹ thuật toàn bộ chứ không đơn thuần chỉ là cải tiến thông thường. Đặc tính nổi bật của Schwimmwagen là thân xe chống nước, không cửa theo thiết kế của Erwin Komenda “cộng sự” của Porsche, hệ thống dẫn động 4 bánh và có dẫn động cánh quạt khi chạy dưới nước.
Mẫu xe lưỡng cư được sản xuất với số lượng lớn nhất trong lịch sử này là mẫu đầu tiên được đăng ký vào Italy và ngày 25 tháng 8 năm 1947. Chiếc Schwimmwagen hoàn toàn này được khôi phục vào năm 1994 với động cơ dung tích 1.300cc hiện đại hơn, trong khi hệ thống cơ khí và cánh quạt vẫn hoạt động rất tốt. với điều kiện tốt như vậy, chiếc xe này đã được đề nghị hoàn thiện và cho đăng ký tại Italy.

“Tuổi thọ” trung bình của xe Schwimmwagen sau khi rời khu vực tập kết xe Wehrmacht ở Kassel khoảng 6 tuần. Phần lớn xe sẽ bị bỏ đi khi hết nhiên liệu hoặc bị sự cố. Nhiều chiếc khác làm mồi cho các đợt không kích hoặc chìm dưới đáy các con sông ở châu Âu.
Theo nhiều thống kê, sản phẩm Schwimmwagen có khoảng 15,000 chiếc, bao gồm cả một vài chiếc lắp ráp bởi người Anh. Bởi vì rất nhiều các loại xe quân sự không thể sử dụng sau khi tham chiến, tỉ lệ xe còn “sống sót” sau đó rất nhỏ; ước tính chỉ khoảng 500 xe Schwimmwagens còn tồn tại.
Theo Businessweeks




Read more: http://autopro.com.vn/20087207616254ca2231/xe-luong-cu-cua-hitler-trong-chien-tranh-the-gioi-thu-ii.chn#ixzz2Eu1PErbx
 

phopho

Xe buýt
Biển số
OF-81221
Ngày cấp bằng
27/12/10
Số km
673
Động cơ
419,271 Mã lực
Iem thấy trong danh sách này có tới 02 cái là của chú Hitle:

10 máy bay chiến đấu “khủng” nhất hành tinh
Cập nhật lúc: 07:12:44 AM, 23/04/2012

....

Tuy nhiên, F-15 Eagle được hoàn thiện dựa trên thiết kế của máy bay Liên Xô MiG-25. Sự tiến bộ vượt trội của MiG-25 đã được phía Mỹ sử dụng khi một viên phi công Liên Xô phản bội đưa chiếc MiG-25 lọt vào tay Mỹ. Nó như một món quà trời ban cho người Mỹ để đưa F-15 Eagle đứng đầu danh sách những chiến đấu cơ "khủng" nhất mọi thời đại.
Theo Thế giới & Hội nhập​
Theo wiki thì nó dư lày nè các cụ:
"Một hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6 tháng 9, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" của Belenko đã hạ cánh tại sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio. Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời; và với những kết luận phân tích đáng ngạc nhiên:
Máy bay của Belenko là loại máy bay đời mới, đại diện cho công nghệ Xô Viết mới nhất.
Máy bay được lắp ráp rất nhanh, và thực chất được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky của máy bay.


MiG-25 phiên bản huấn luyện
Việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Giống như nhiều máy bay Xô Viết, những đầu đinh tán được để lộ tại những bề mặt không ảnh hưởng đến lực cản khí động lực của máy bay.
Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế đã góp phần tạo ra trọng lượng không có vũ khí lên tới 64.000 lb (29 tấn).
Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều khiển phức tạp bên trong khoang điện tử của máy bay. Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế. Như mọi máy bay Xô Viết, MiG-25 được thiết kế càng khỏe càng tốt.
Nhờ việc sử dụng đèn chân không, chiếc MiG-25P có một rada rất mạnh loại Smerch-A (Tornado, tên ký hiệu của NATO "Foxfire") — công suất khoảng 600 kW — với rada này thì mọi biện pháp phòng thủ điện tử của quân địch (EMC) đều trở nên vô dụng.
Trên đồng hồ đo vận tốc chỉ tối đa là Mach 2.8 và những phi công được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2.5 để nâng cao tuổi thọ sử dụng của những động cơ. Vào năm 1973, người ta đã được chứng kiến một chiếc MIG-25 của Ai Cập bay qua Israel với vận tốc Mach 3.2, điều này đã gây sốc mạnh đối với Phương Tây. Và kết quả của chuyến bay là động cơ đã phải thay thế khi máy bay hạ cánh.[5]
Gia tốc cực đại mà máy bay chịu được là 2,2 G (21,6 m/s²) với những thùng nhiên liệu đầy, nó chịu được giá trị giới hạn tuyệt đối là 4,5 G (44,1 m/s²). Một chiếc MiG-25 chịu được một gia tốc là 11,5 G (112,8 m/s²) kéo dài trong suốt thời gian huấn luyện hỗn chiến bay thấp, nhưng khung máy bay lại hầu như không biến dạng.
Bán kính chiến đấu là 186 dặm (300 km), phạm vi cực đại với đầy đủ nhiên liệu bên trong (với tốc độ dưới tốc độ am thanh) là 744 dặm (1.200 km). Thật ra, Belenko khi đào thoát sang Nhật Bản đã không mang đủ nhiên liệu cần thiết, Belenko đã hạ cánh trên một đường băng thương mại chật hẹp, và đáp vượt quá cuối đường băng.
Đa số MiG-25 được sử dụng loại ghế phóng khẩn cấp KM-1, tuy nhiên đó là phiên bản cuối cùng, những kỹ sư đã sử dụng một phiên bản của loại ghế nổi tiếng K-36. Một biên bản ghi lại một cuộc thử nghiệm tốc độ ghế phóng loại KM-1 trên MiG-25 đã đo được tốc độ là Mach 2.76.


camera trên MiG-25RB
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng bởi lẽ tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ[6] và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.[7]
Vì vậy, ngày 12/11, Mỹ – Nhật đã đáp ứng “rất vô tư” các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô.[8]
Cùng với sự đào tẩu của Belenko là những bí mật về hệ thống radar và tên lửa của MiG-25P đã bị Phương Tây khám phá, và ngay lập tức trong năm 1978, Xô Viết đã phát triển một phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD ("Foxbat-E"), với một radar RP-25 Saphir look-down/shoot-down mới, hệ thống dò tìm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST), và những động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới và có tên gọi là MiG-25PDS.
Có khoảng 1.190 chiếc MiG-25 đã được sản xuất cho đến khi việc chế tạo dừng lại vào năm 1984, và một số chiếc đã được xuất khẩu sang Algérie, Bulgaria (3 MiG-25R và 1 MiG-25RU trước năm 1992), Ấn Độ (trước năm 2006), Iraq, Libya, và Syria. Một vài chiếc vẫn còn hoạt động cho đến nay."
 

linhdt

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-125251
Ngày cấp bằng
23/12/11
Số km
963
Động cơ
386,589 Mã lực
Đồ liên quan đến kỹ thuật người Đức vẫn giỏi thật
 

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
966
Động cơ
369,897 Mã lực
các máy bay Đức hồi WW2 sử dụng đại liên 30 bắn qua cốt của trục cánh quạt ( nòng súng cũng là cốt của cánh quạt – tự truyện của công trình sư Ngan Iacoklep cha đẻ của Iak ) như vậy là k cần đồng bộ gì hết
 

lamborghini_GT

Xe tăng
Biển số
OF-53099
Ngày cấp bằng
17/12/09
Số km
1,333
Động cơ
463,566 Mã lực
Tuổi
37
F-4 Phantom của Mỹ là loại máy bay tiêm kích ném bom tầm xa, có khả năng bay với tốc độ siêu âm và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Trọng lượng tối đa khi cất cánh tới 27.000kg nhưng F-4 Phantom vẫn có khả năng đạt tới vận tốc siêu âm cùng khả năng bay lên cao tối đa là 210m/s. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện, F-4 Phantom đã liên tiếp phá 16 kỷ lục thế giới bao gồm kỷ lục bay đạt 2.585.086km/h
2 triệu km/h đoạn này có gì nhầm k các cụ, e hỏi ngu tí
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Trừ chủ nghĩa PX ra tiềm lực của Đức mà phát triển đến ngày nay thì không biết chuyện gì sảy ra .
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
129
Động cơ
351,410 Mã lực
Trừ chủ nghĩa PX ra tiềm lực của Đức mà phát triển đến ngày nay thì không biết chuyện gì sảy ra .
khoa học Đức phát triển mà, chỉ tiếc sau WW2 bị Mỹ và Liên Xô kìm nên ko phát triển được, công nghệ tên lửa, tàu ngầm,xe tăng đều từ Đức mà ra cả,nếu Mỹ ko có Đức giúp thì chưa chắc đã có những vũ khí tốt đến như vậy, điển hình là xe tăng
 

tankist

Xe buýt
Biển số
OF-174575
Ngày cấp bằng
1/1/13
Số km
552
Động cơ
345,622 Mã lực
Nơi ở
Túp lều bác Tôm
Có một bộ phim khoa học nói về cuộc rượt đuổi của LX và Mỹ để dành được tài liệu khoa học và các nhà khoa học của Đức quốc xã. Các nhà khoa học Đức vì sợ lính hồng quân nên đã ra đầu hàng Mỹ ở phía tây. Còn LX thì dành được nhiều tài liệu do giải phóng được một vùng rộng lớn của nước Đức. Và kết quả là sau 10 năm 2 nước LX Mỹ cho ra đời chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới có thiết kế giống nhau đên 99%.
 

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
129
Động cơ
351,410 Mã lực
bản thân các nhà khoa học và quân sự Đức quốc xã nếu ko bị chế độ độc tài của Hitle,Hitle chỉ thích cái gì to và khủng nên nhiều thiết bị quân sự cúa nó rất to và kém hiệu quả, thì có khi giờ EU học tiếng Đức và mình thì đang học tiếng nhật :(
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,881
Động cơ
493,342 Mã lực
1-Horten 229 -máy bay ném bom tàng hình sử dụng động cơ phản lực đầu tiên và gần đạt ngưỡng 1000km/h của Thế giới.


Mang “mật danh” Horten 229, chiến đấu cơ đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình của Đức có thể là tiền thân của B-2 Spirit, Hoa Kỳ. “Đây là một trong những công nghệ hiện đại nhất mà người Đức có được ở giai đoạn cuối chiến tranh, và tập đoàn Northrop đã có câu trả lời về công nghệ giúp máy bay chiến đấu chống lại radar của quân đồng minh thời đó. Đây là “vật thể bay” tốt hơn bất kỳ máy bay nào đang hoạt động cho đến những năm 1960”, Mike Jorgenson, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng, cho biết.




-Kết cục: Hitler đã quá muộn khi mang ra sử dụng , nếu không sẽ làm nỗi khiếp sợ lớn cho toàn nhân loại.
Mỹ đã nhanh chân lấy cắp được trước khi liên xô vào và phát triển nó thành các loại máy bay tàng hình cho riêng mình.

Những hình ảnh về chiếc máy bay này




2 tác giả của chiếc phi cơ
walter (anh) và reimar (em) horten


Con này em khoái nhất, B2 chắc từ con này mà ra, Mỹ cũng copie như ai.
 

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Chung quy thì khí tài vô cùng quan trọng. Ai cũng nói yếu tố con người nhưng sau lưng phải đua nhau vũ khí. Mỹ mà không có bom nguyên tử thì chắc cũng khó mà chặn được chúng nó. Con người bây giờ chỉ xài cái đầu để ngồi từ xa bấm nút thôi. Biển người như Tàu thì...
 

russian_blue

Xe buýt
Biển số
OF-203218
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
914
Động cơ
321,429 Mã lực
Quan trọng là có 1 thiên tài như hitle cầm đầu :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đức là nước đi đầu trong thiết kế ko chỉ tên lửa, máy bay phản lực mà còn những thứ phức tạp khác như gạch giảm âm (anechoic tile) cho U-boat, làm bằng chất dẻo tổng hợp với cấu trúc giúp hấp thụ sóng siêu âm từ sonar chủ động và giảm phát xạ sóng âm với sonar bị động. thiết kế Giảm RCS trộn bụi than với hồ dán để “hút” sóng điện từ có thể tạo một lớp lá chắn bảo vệ trước hệ thống radar cảnh báo sớm trên mặt đất Chain Home của Anh. Biện pháp này được Northrop-Grumman thử nghiệm năm 2008 và khẳng định có thể giảm tới 20% phản xạ của sóng radar.


 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Ước gì bác Hit thắng trận nhỉ:(( Bây giờ VK Đức lại chõ mồm chửi VN:(( khéo quân Trái đất đang tấn công bọn Hỏa tinh:((
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
UFO Đức quốc xã

Hitler từng định dùng đĩa bay tấn công New York

Khi quân đội đồng minh bắt đầu bẻ vụn quân phát xít tại các mặt trận xa xôi như Stalingrad và Bắc Phi, Hitler đã liều lĩnh tuyệt vọng buộc các nhà khoa học của hắn phải tạo ra một siêu vũ khí để giành chiến thắng.
Những vũ khí kiểu như tên lửa V2 hay những chiếc phản lực chiến đấu đầu tiên đều đã hành động, nhưng quá muộn để ngăn chặn thất bại. Những vũ khí khác thì quá tham vọng đến nỗi chúng chưa bao giờ vượt ra khỏi bản vẽ. Ý tưởng xây dựng những chiếc đĩa bay để ném bom London và thậm chí New York có thể là một trong những kế hoạch như vậy.




Tuy nhiên, ngày nay, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, các nhà khoa học của Hitler đã thực sự thiết kế loại đĩa bay này, và họ đã tiến xa với dự án này đến mức, một nguyên mẫu đầu tiên có thể đã bay thử. Theo một báo cáo trên tạp chí khoa học PM của Đức, chương trình chế tạo đĩa bay, dưới sự chỉ huy của sĩ quan SS, Hans Kammler, được cho là đã đạt được những bước đột phá quan trọng với các cuộc thí nghiệm của họ. Bài báo dẫn lời các nhân chứng tin rằng họ đã nhìn thấy một chiếc đĩa bay có biểu tượng Đức Quốc xã, bay ở tầm thấp phía trên sông Thames vào năm 1944. "Người Mỹ cũng nghiên cứu sự tồn tại của loại vũ khí này một cách nghiêm túc", bài báo cho biết.
Vào thời kỳ đó, tờ New York Times cũng đã viết về "một chiếc đĩa bay bí ẩn" và cho đăng những bức ảnh một vật thể bay với tốc độ cao phía trên các tòa nhà cao ốc trong thành phố. PM cho biết, người Đức đã phá hủy hầu hết các tài liệu về hoạt động của họ, nhưng năm 1960, các chuyên gia UFO (vật thể bay không xác định) của Canada đã tìm cách khôi phục được một thiết bị, mà trước sự kinh ngạc của họ, "đã thực sự bay được".
Dự án này được gọi là kế hoạch Schriever-Habermohl, đặt theo tên của Rudolf Schriever, một kỹ sư kiêm phi công thử nghiệm, và kỹ sư Otto Habermohl. Dự án được đặt tại Praha (Séc) từ năm 1941-1943. Ban đầu nó bắt đầu từ việc Hitler ra lệnh cho tư lệnh không quân của mình là Hermann Goering nghĩ ra một loại siêu vũ khí, nhưng sau đó chương trình này được giao cho Hans Kammler.
Các tù nhân của quân Đồng minh từng cho biết đã vài lần nhìn thấy một chiếc đĩa bay màu bạc, đường kính khoảng 6 mét. Joseph Andreas Epp, một kỹ sư của dự án nói 15 nguyên mẫu đã được chế tạo. Ông này đã mô tả khoang lái trung tâm được bao quanh bởi các van cánh điều chỉnh, tạo thành một vòng tròn và nâng con tàu lên ra sao. Sau khi cất cánh, các vòi phụt và rocket mới được khởi động.
Sau chiến tranh, nhiều nhà khoa học Đức đã tham gia chương trình không gian của Mỹ. Nguyên lý hoạt động của đĩa bay sau này đã được tiết lộ bởi Igor Witkowski, một cựu phóng viên Ba Lan kiêm sử gia quân sự và công nghệ hàng không.
 

Cao Tăng

Xe hơi
Biển số
OF-180079
Ngày cấp bằng
6/2/13
Số km
137
Động cơ
1,470 Mã lực
Hitler từng định dùng đĩa bay tấn công New York
Dự án UFO của Đức quốc xã được cho là có thật , nguyên lý hoạt động của nó ko được biết đến nhưng chắc chắn ko phải là các vòi phụt .. như cụ tả .
Hình dáng của nó có thể ntn


Nơi được cho là thử nghiệm cất cánh , một địa điểm tại Ba lan

Vật thể này chưa bao giờ được coi là vũ khí đơn giản là nó vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu .Vũ khí bí mật mà có người nói đến của Hittler có lẽ là bom A mà nhiều người phỏng đoán đã nghiên cứu rất xa có thể gần đến đích .Sau này Mỹ đã thừa hưởng rất nhiều kỹ thuật do có chính sách sử dụng các chuyên gia của Đưc quốc xã.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái ảnh có mấy cái cọc bê tông của cụ kia khi nãy em tìm mãi mà không ra, điều này chứng tỏ Đức đã có ý tưỡng về đĩa bay lâu roài, các nước sau này mót được ý tưởng này của nó rùi về chế lại, UFO em nghĩ là của con người chứ cũng chẳng phải là của người ngoài hành tinh đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top