- Biển số
- OF-53016
- Ngày cấp bằng
- 16/12/09
- Số km
- 584
- Động cơ
- 439,749 Mã lực
Cụ ủ mưu ác đấy. Bán lại x2 x3 giá ban đầu hay cắt lỗ thì ko biết trc dc đâu nhỉcác cụ cứ chờ đi, để e vay ngân hàng e mua rồi e bán lại cho ạ
Cụ ủ mưu ác đấy. Bán lại x2 x3 giá ban đầu hay cắt lỗ thì ko biết trc dc đâu nhỉcác cụ cứ chờ đi, để e vay ngân hàng e mua rồi e bán lại cho ạ
cụ k cần phải lo cho em đâuCụ ủ mưu ác đấy. Bán lại x2 x3 giá ban đầu hay cắt lỗ thì ko biết trc dc đâu nhỉ
Em mừng cho cụ nữa. Em cũng đang đi tìm mua thêm bds, nhưng xác định để 4-5 năm nữa mới có lời, mới bán nếu có nhu cầu dùng tiền. Giờ tự nhiên đất lại tăng ngay, lại phân vân là tiếp tục bán ra hay ôm thêm vào.cụ k cần phải lo cho em đâu
Vẫn là những cái về tài chính để phân tích đánh giá biến động bđs mà không nhìn đúng bản chất của giá bđs tác động bởi yếu tố nào? Cụ thể là giá vốn của sản phẩm bất động sản?Chào các cụ. Cũng sắp hết năm 2023 và sang năm 2024 nên em xin phép lập thớt để các cụ cùng vào bàn luận về thị trường bds Hà Nội và phía Bắc năm 2024. Hy vong qua thớt này các cụ nhà đầu tư, người mua nhà để ở có thể nắm dc các thông tin hữu ích và ra quyết định hợp lý.
- Về kinh tế chung: Theo quan điểm của em thì kinh tế 2024 vẫn là 1 năm khó khăn do nhiều nguyên nhân: kinh tế thế giới chưa hồi phục, hấp thụ vốn vào nền kinh tế chưa hiệu quả dù lãi suất thấp, đầu tư công chưa có các dự án mới triển khai...
- Về chính sách kinh tế của chính phủ: Đây là điểm sáng rất tích cực, vì các cụ cũng nhận thấy rõ ràng là chính phủ và ngân hàng đang tìm mọi cách hỗ trợ nền kinh tế và đặc biệt là ngành bất động sản như giảm lãi suất, thông tư 02 cho gia hạn và hoãn nâng nhóm nợ, thông tư 06 cho phép vay vốn ls thấp hơn để đảo nợ, gia hạn trái phiếu...
- Về nguồn cung bất động sản: Năm 2024 sẽ có rất nhiều dự án chung cư mới khởi công, cung cấp ra lượng lớn căn hộ (nguồn thì em xin phép ko nói dc). Phân khúc liền kề, biệt thự kđt mới nguồn cung mới ko nhiều. Đất nền phân lô thì sẽ bị siết từ 1/1/2025 nên 2024 sẽ có nhiều biến động, khó dự đoán trước.
- Về nguồn cầu bất động sản: Nhu cầu về nhà ở vẫn cao, đặc biệt là phân khúc chung cư. Lãi suất thấp sẽ khiến nhiều nhà đầu tư chuyển tiền gửi tiết kiệm sang mua bất động sản giá rẻ, xác định đầu tư lâu dài. Nhà đầu cơ giai đoạn này sẽ chưa thực sự thấy hấp dẫn và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi vay bank, lướt sóng. Các "cá mập" thì có thể tiếp tục chờ đợi hoặc lựa chọn đầu tư vào 1 phân khúc ít người quan tâm và ngờ tới thời điểm này.
- Về các khu vực bất động sản:
+ Phía Bắc HN: Mê Linh, Sóc Sơn có thông tin thành phố mới nhưng 2024 chưa thể phát triển dc vì còn hạn chế về giao thông, cầu đường, hạ tầng. Đông Anh giá sẽ lên do có Vin Cổ Loa và dự án Thành Phố Thông Minh của BRG.
+ Phía Tây HN: Khu này khó dự đoán trước vì nhiều năm dc các nhà đầu tư quan tâm, sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính, phần tiếp theo em sẽ nói chi tiết hơn.
+ Phía Nam HN: Khu này cũng có thông tin về sân bay thứ 2 tại Hà Nội nhưng đến 2050 dự kiến mới hoạt động thì 2024 hơi sớm để đầu tư. Em nghĩ khu này sẽ có ít biến động.
+ Phía Đông HN: Theo em thì sẽ tiếp tục phát triển nhanh do có sự đầu tư của nhiều CĐT uy tín tiềm lực mạnh như Vin, Eurowindow, Him Lam. Hạ tầng giao thông tốt. Giáp với khu nhà giàu Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh và sắp thêm Hưng Yên. Nguồn cầu sẽ có nhiều cả từ ngoài vào chứ không phụ thuộc vào phía trong ra.
+ Các tỉnh lân cận Hà Nội: Hưng Yên là điểm sáng để đầu tư. Hôm trc em có xem 1 video thấy tỉnh Hưng yên đang tích cực thu hút đầu tư FDI, xây dựng cùng lúc hàng chục kcn dọc theo đường mới từ đường 5 rẽ vào, qua thành phố Hưng Yên đi Thái Bình, các lãnh đạo tỉnh trực tiếp đưa các đoàn đầu tư đi thăm vị trí các KCN. E có việc đi Hưng Hà Thái Bình và cũng đi qua con đường này, thấy gần 60km tấp nập xe cộ thi công 2 bên đường. Các tỉnh khác thì theo em ko có nhiều biến động.
- Nhận định của em về diễn biến thị trường bất động sản 2024:
Quan điểm của em thì vẫn theo tư duy "chu kỳ" vì cũng đã 4-5 chu kỳ bất động sản lên xuống rồi. Do kiến thức còn hạn chế nên em chỉ căn cứ vào chu kỳ gần nhất, chu kỳ mà em thực sự có hiểu biết và tham gia vào. Khoảng 2010 thì thị trường đổ vỡ, giá giảm ko phanh, nhiều nhà đầu tư mất đến 50% thậm chí nhiều hơn do dùng đòn bẩy tài chính, và tập trung chủ yếu ở khu phía Tây Hà Nội. Đến năm 2014-2018 thì thị trường phát triển ổn định, giá tăng dần nhưng ko sốt. Từ 2018- 2021, sốt bất động sản bất chấp dịch bệnh covid.
Từ 2022-2023 thì thị trường đi xuống nhưng có điều kỳ lạ là giá ko giảm sâu, chỉ giảm 1 chút hoặc đi ngang, cao nhất như Kim Chung Di Trạch em ghi nhận cũng chỉ đến 30% từ giá CĐT. Chung cư lại liên tiếp lập đỉnh giá.
Để giải thích vấn đề tại sao giá ko giảm sâu như chu kỳ trước, theo em điểm mấu chốt chính là do nhà đầu tư chưa chịu áp lực tài chính và nói chính xác hơn là ngân hàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dc gia hạn, ko nhảy nhóm nợ, vay bank khác, lãi suất thấp...tránh việc đổ vỡ như chu kỳ trước. Còn chung cư do nguồn cung 2 năm vừa rồi ko có nên cung thiếu, cầu tăng, giá cũng đội lên. Các CĐT đợt này ra hàng, vừa là để "hớt váng sữa", vừa là để có tiền trả nợ sau 2 năm trầm lắng, nợ trái phiếu sẽ đẩy giá chung cư lập đỉnh mới, giá chung cư sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Nhiều cụ đọc đến đây thì sẽ nghĩ ngay đến mốc 2024 sẽ là đáy rồi và từ 2024 thị trường bất động sản sẽ hồi phục đi lên. Nhưng theo em, đáy và hồi phục hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào 6 tháng đầu năm 2024.
Năm 2024, thị trường bất động sản sẽ phải xử lý nhiều vấn đề lớn: Thông tư 02 về việc gia hạn nợ, nhóm nợ sẽ hết hạn - ngân hàng có tiếp tục gia hạn nữa hay ko, quả bom nợ xấu có thể kéo dài cho tự xì nhưng nếu nó ko xì dc thì ôm càng lâu lại càng nguy hiểm, nếu ko dc gia hạn thì 1 số bank sẽ có nợ xấu tăng đột biến và tạo áp lực bán tháo của nhà đầu tư. Đáo hạn trái phiếu cao kỷ lục, cái này nằm ngoài tầm của các cơ quan vì chính các trái chủ có đồng ý gia hạn không lại là quyền của họ. Liệu còn tay to, trùm bơm thổi bds nào bị đưa ra như bà L - VTP . . .
Thông tư 02/2023/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ
Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.xaydungchinhsach.chinhphu.vnGần 330.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong năm 2024
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), năm 2024, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ lên đến 329.500 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm gần đây.thitruongtaichinhtiente.vn
Ngoài ra, tình hình kinh tế cũng sẽ là yếu tố quyết định việc hồi phục thị trường bds hay không. Thực tế là tất cả các đợt sốt đất hoặc chu kỳ tăng giá đất đều đi kèm với GDP tăng nhanh.
Ở kịch bản thuận lợi, nền kinh tế từ đầu năm 2024 hồi phục, nhu cầu mua sắm chi tiêu tăng, sản xuất kinh doanh hồi phục, nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng cao liên tục...kết hợp với chính sách lãi suất thấp thì nhà đầu tư sẽ có nguồn tiền trả nợ, tiền dư mua bds và quan trọng nhất là lòng tin vào thị trường bds hồi phục cao. Ở kịch bản này, giá bds cũng sẽ tăng đều ổn định, chứ cơ hội x2 x3 thì em nghĩ chưa đến.
Ở kịch bản không thuận lợi, nền kinh tế 6 tháng đầu 2024 ko khởi sắc, ko có sự đột biến thậm chí còn tệ đi so với 2023 thì rất có khả năng "chu kỳ" giảm giá của bds vẫn tiếp tục. Giảm nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào áp lực tài chính của nhà đầu tư và vị trí, tiềm năng sinh lời, dòng tiền của bds.
Đây là ý kiến cá nhân của em, còn 1 số yếu tố liên quan đến thị trường tài chính nữa nhưng em xin chia sẻ ở thớt khác.
Mời các cụ vào cho xin ý kiến, nhiều cái do kiến thức em còn hạn chế thì các cụ cứ chỉ cho em rõ, em sẽ tiếp thu. Thank các cụ đã đọc bài!
Theo cụ giá thành sản phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định việc tăng hay giảm của bds.Vẫn là những cái về tài chính để phân tích đánh giá biến động bđs mà không nhìn đúng bản chất của giá bđs tác động bởi yếu tố nào? Cụ thể là giá vốn của sản phẩm bất động sản?
Có 1 điểm là muốn giá bđs giảm thì trước hết cần phải xem có giảm được giá vốn tạo ra nó không, nếu giá vốn cao rồi thì lãi suất có tăng hay giảm, dân có giàu hay nghèo, kinh tế có khá lên hay không thì cũng chẳng ông chủ đầu tư nào đi bán sản phẩm bđs thấp hơn giá vốn được (tức đi làm để lỗ vốn cả).
Khi nhìn rõ vấn đề đó rồi xét đến tổng hòa các yếu tố khác như tài chính, kinh tế...mới có cơ sở thực tiễn và dự báo sát được, còn không vẫn là câu chuyện dự báo kiểu như đánh sổ số thôi ạ!
Tăng hay giảm nó nằm ở vấn đề nguồn cung và nhu cầu nó quyết định phần lớn thôi, còn dùng thủ thuật lợi dụng cơ chế chính sách kèm theo thao tác bơm thổi lũng đoạn thị trường nó lại là cá mập săn mồi rồi tìm thấy con mồi là đớp cái đãTheo cụ giá thành sản phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định việc tăng hay giảm của bds.
Em thì thấy giá thành ko phải yếu tố quyết định đến giá bds bán ra mà vẫn là do yếu tố cung cầu, đầu cơ, tình hình kinh tế...
Nhà đầu tư bds ko ai theo đuổi mục tiêu lợi nhuận 10-20% mà đều kỳ vọng x2 x3 x5 x10, đây cũng sức hút mà bds tạo ra. Tương tự, các chủ đầu tư bds cũng khác các chủ sản xuất hàng hoá, họ cũng muốn lợi nhuận 200% 300% trở lên. Và rất nhiều CĐT đã đạt dc lợi nhuận hơn cả mức này, giải đáp sự phát triển thần kỳ của Vin Group và nhiều tập đoàn bds khác.
Vậy thì mới có cuộc họp của thủ tướng chính phủ yêu cầu các cđt đã nợ nần thì phải giảm giá bất động sản xuống, giảm lãi đi. Nhưng thực tế chẳng CĐT nào làm vậy, giữa lúc cung ít cầu nhiều, giá chung cư vẫn liên tiếp lập đỉnh.
Còn với phân khúc liền kề, biệt thự, hàng cđt mới ra thì ít, thị trường thứ cấp là chính. Nếu kinh tế tốt, giá vẫn tăng đều. Nếu kinh tế xấu lâu ngày, mất giá 30-50% là hết sức bình thường.
Giá thành ở đây ko còn là yếu tố quyết định nữa cụ nhé.
Tôi thấy rất nhiều người đi tìm mua đất thời gian từ tháng 8/2023, vì vậy người bán nhiều người cũng quay đầu hoặc tăng giá ... Làm cho giá cuối năm đã tăng gần bằng đợt đỉnh. Cộng thêm tình hình lãi suất thấp, giá vàng tăng, cuối năm các khoản tiền cũng dồi dào hơn.. Các cụ nếu đầu tư nên thận trọng, xem xét đánh giá toàn cảnh tình hình kinh tế..., lịch sử giá ...Em đi tìm 2 tháng nay khá mệt mỏi và chắc sẽ dừng, đợi sau tết tìm cho khoẻ.
có người chân thành giới thiệu thì tầm 12 tỷ quá ngân sách, và rủi ro cao khi vay thêm.
còn tầm 6-8 tỷ đổ lại thì môi giới làm loạn hết rồi, có vẻ bản thân họ cũng ko muốn chốt đc nhiều mà chỉ muốn chốt đc 1-2 giao dịch trong đợt này thì phải, vì bản thân họ cũng ko muốn mất thời gian với khách vãng lai.
năm sau có vẻ nhiều dự án nên chỉ e là giờ xuống tiền thì cũng ko lên được như kỳ vọng.
Cụ vẫn nhìn biểu hiện thôi. K rõ khu nào mất giá 30-50% cụ thống kê mang tính phổ quát với mẫu số lớn xem nào?Theo cụ giá thành sản phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định việc tăng hay giảm của bds.
Em thì thấy giá thành ko phải yếu tố quyết định đến giá bds bán ra mà vẫn là do yếu tố cung cầu, đầu cơ, tình hình kinh tế...
Nhà đầu tư bds ko ai theo đuổi mục tiêu lợi nhuận 10-20% mà đều kỳ vọng x2 x3 x5 x10, đây cũng sức hút mà bds tạo ra. Tương tự, các chủ đầu tư bds cũng khác các chủ sản xuất hàng hoá, họ cũng muốn lợi nhuận 200% 300% trở lên. Và rất nhiều CĐT đã đạt dc lợi nhuận hơn cả mức này, giải đáp sự phát triển thần kỳ của Vin Group và nhiều tập đoàn bds khác.
Vậy thì mới có cuộc họp của thủ tướng chính phủ yêu cầu các cđt đã nợ nần thì phải giảm giá bất động sản xuống, giảm lãi đi. Nhưng thực tế chẳng CĐT nào làm vậy, giữa lúc cung ít cầu nhiều, giá chung cư vẫn liên tiếp lập đỉnh.
Còn với phân khúc liền kề, biệt thự, hàng cđt mới ra thì ít, thị trường thứ cấp là chính. Nếu kinh tế tốt, giá vẫn tăng đều. Nếu kinh tế xấu lâu ngày, mất giá 30-50% là hết sức bình thường.
Giá thành ở đây ko còn là yếu tố quyết định nữa cụ nhé.
Vẫn có ko ít trường hợp phải bán dưới giá vốn (bán lỗ), khi thị trường có vấn đề và bản thân người sở hữu tài sản có vấn đề, còn đó là những vấn đề gì thì dài dòng và vĩ mô lắm nên em ko bàn.Vẫn là những cái về tài chính để phân tích đánh giá biến động bđs mà không nhìn đúng bản chất của giá bđs tác động bởi yếu tố nào? Cụ thể là giá vốn của sản phẩm bất động sản?
Có 1 điểm là muốn giá bđs giảm thì trước hết cần phải xem có giảm được giá vốn tạo ra nó không, nếu giá vốn cao rồi thì lãi suất có tăng hay giảm, dân có giàu hay nghèo, kinh tế có khá lên hay không thì cũng chẳng ông chủ đầu tư nào đi bán sản phẩm bđs thấp hơn giá vốn được (tức đi làm để lỗ vốn cả).
Khi nhìn rõ vấn đề đó rồi xét đến tổng hòa các yếu tố khác như tài chính, kinh tế...mới có cơ sở thực tiễn và dự báo sát được, còn không vẫn là câu chuyện dự báo kiểu như đánh sổ số thôi ạ!
Không bao giờ có chuyện trong vòng 1 năm tới mà vẫn để nền lãi suất thấp vậy, chờ đến tháng 8-9/2024 là rõ cả thôi xem khi đó lãi suất có tăng trở lại không. Chơi bài chắc thì giờ cứ gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng dễ xoay kèochả biết thế nào nhưng đang có dự báo 2-3 năm tới lãi xuất sẽ để thấp lè tè luôn như hiện tại, ko rõ dự đoán đấy có đúng k nữa , nhưng nếu vậy thì tiền gửi ngân hàng mãi chăc là có lẽ cũng mỏi
Rồi thị trường sẽ có câu trả lời chính xác là đến thời điểm trong khoảng thời gian tháng 7-9/2024 sắp tới có phải là đúng là chạm đáy khi chịu áp lực đáo hạn khoản vay đòn bẩy hay không sẽ cụ thể nhấtEm mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân: bđs giai đoạn đóng băng này đã không giảm giá mạnh như dự đoán vì có sự can thiệp của chính phủ (giãn trái phiếu, giảm lãi suất). Chính vì không giảm giá mạnh nên khả năng hồi phục sẽ chậm hơn.
- để bđs sôi động, thì khả năng tài chính của người mua; tính thanh khoản là quan trọng. Sau thêm đến là tâm lý thị trường. Với giá neo cao, tâm lý vẫn chờ (cả chủ quan và khách quan) bđs chưa thể sôi động trở lại trong 2024
- tâm lý chủ quan:
+) người mua (số đông): giá quá cao, vay nhiều hay cố nhiều rủi ro.
+) với người có nhiều tiền, họ vẫn chờ (trừ trường hợp: chỗ đẹp, giá giảm 20-30% hoặc được việc). Còn lại là chờ, vì sao? khi người bán ngừng cắt lỗ, tin vào lãi suất giảm thanh khoản tăng... nhưng sau 1 thời gian không như kỳ vọng, sẽ chán nản và bán. Lúc này người có tiền mới mua vào nhiều dần cho 1 chu kỳ mới.
- tâm lý khách quan:
+) quan điểm của chính phủ về thuế bđs chưa rõ ràng, 2023 chưa đưa vào luật và đẩy lùi sang 2024
+) trái phiếu bđs chưa rõ ràng, ls tuy rẻ nhưng chưa có bank nào cam kết giữ ls rẻ trong thời gian đủ dài (3 năm hoặc hơn) mà chỉ rẻ 6 tháng, 1 năm.
Thực tế, ở phân khúc hay khu vực nào thì tỉ lệ đầu cơ cũng nhiều. Các cụ cứ xem những khu đô thị tỉ lệ lấp đầy hơn 50%, thị trường khó khăn bán ra ầm ầm; hay chung cư giờ nhiều cụ có tiền mua cho thuê chứ có phải ở thực cả đâu. Mua bán sẽ luôn diễn ra, nên mua khi các cụ có sự chuẩn bị tốt về phương án tài chính là hợp lý nhất. 2024 là năm của tích luỹ, cụ nào thấy bđs đẹp, tài chính đủ, mua lâu dài (ko phải lướt sóng) chắc cũng ổn. Đáy chưa không ai rõ, lên có thể cũng không nhanh, nhưng chắc là giảm cũng không thể nhiều nữa.
Chúc tất cả các cụ 1 năm mới nhiều thắng lợi