- Biển số
- OF-300664
- Ngày cấp bằng
- 4/12/13
- Số km
- 2,617
- Động cơ
- 330,948 Mã lực
Thôi mợ đừng chém gió "chúng ta phải thế này, thế nọ với thế giới" nữa.Bài này viết cũng công phu, người viết hẳn là một chuyên gia ẩm thực, nhưng cách đặt vấn đề sai, hoặc ít ra là sai với tinh thần của thớt này.
Cách đặt vấn đề đúng là như thế nào?
Trước hết, ta phải hỏi xem món ăn Việt có ngon không? Câu trả lời là có. Món ăn Việt có tốt cho sức khoẻ không? Có. Món ăn Việt có phong phú về chủng loại không? Câu trả lời là có nốt. Vậy món ăn Việt có cầu kì, tinh tế và cao cấp không? Câu trả lời ở đây là không. Và bài mà cụ dẫn ra đã xoáy vào vấn đề cuối cùng. Món ăn Việt không cầu kì, tinh tế và cao cấp như món ăn Ý, Nhật, Trung Quốc.
Tại sao món ăn Việt không tinh tế, cầu kì và cao cấp như món ăn ở một vài - tôi đặc biệt nhấn mạnh chữ một vài, vì cực kì ít nền ẩm thực trên thế giới đạt được tiêu chí này, có lẽ cả thế giới có đến 200 quốc gia chỉ có khoảng 4 nền ẩm thực đạt tiêu chí này - đó là bởi đồ ăn Việt nhấn mạnh vào tính dân dã. Trong lịch sử nước ta chưa có một đầu bếp nổi tiếng nào. Tôi lại đặc biệt nhấn mạnh yếu tố này. Người Việt Nam quanh năm đói ăn, kiếm đâu ra hàng hoá thừa mứa mà đầu tư cầu kì như Trung Quốc? Một nền văn hoá ẩm thực cực kì mạnh về tính dân dã, nhưng lại cực kì yếu về tính cao cấp.
Nhưng điều đó có quan trọng không? Câu trả lời ở đây là không. Vì sao? Vì gần như tất cả những món ăn phổ biến và được ưa thích nhất trên thế giới đều là - tôi đặc biệt nhấn mạnh - đồ ăn bình dân ở một nước nào đó. Sushi là đồ ăn bình dân đến mức không thể bình dân hơn ở Nhật, cari là đồ ăn siêu bình dân của Ấn Độ, pizza, spagheti, KFC, McDonald, bánh mì kebab tất tần tật đều là đồ ăn bình dân dành cho tầng lớp lao động ở các nước khác nhau. Điều đó cho ta thấy điều gì? Đồ ăn phổ cập toàn cầu phải mang tính đại chúng, dễ chế biến, giá rẻ và hợp khẩu vị với mọi đối tượng, mọi dân tộc, mọi tầng lớp.
Đồ ăn Việt Nam, rất đáng mừng, đáp ứng được tất cả các tiêu chí này và nó có tiềm năng để trở thành nền ẩm thực toàn cầu. Một trong số ít nền ẩm thực toàn cầu, ngang hàng với đồ ăn Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Italia. Rất ít, tôi phải nhấn mạnh rằng vô cùng ít nền ẩm thực chứa đựng đủ yếu tố để trở thành một nền ẩm thực toàn cầu.
Hẳn nhiều người chưa biết, nhưng ẩm thực Việt Nam đóng góp vào kho từ vựng và từ điển thế giới nhiều hơn bất cứ lĩnh vực nào khác của dân tộc, từ phở, bún, bánh mì, bánh xèo, gỏi cuốn, nem cuốn,... Chúng ta cần phải ý thức được thế mạnh ẩm thực dân tộc để quảng bá và phát huy nó, chứ không phải để nó chết dí như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Lo ăn sao cho khỏi mắc ung thư đã khó rồi. Từ thịt, cá, rau, củ, quả....cái gì cũng đầy rẫy nguy cơ độc hại, kém từ khâu nuôi, trồng, thu hoạch, bảo quản, xử lý, vận chuyển.
Các cụ ngày xưa ăn sạch hơn do chưa có hóa chất nhưng lại đói triền miên, mang tiếng nước nông nghiệp mà không có nền chăn nuôi, trồng trọt cũng chỉ biết chổng mông cấy lúa, lao động thô sơ, đến cái guồng tưới nước như dân miền núi, cái xe đẩy cũng k biết làm, gồng gồng gánh gánh....không hề biết nuôi con gì, trồng cây gì cho nó ấm no sung túc cả.... nếp sống như thời săn bắt hái lượm, con gì cũng muốn cho vào miệng, mông muội như nguyên thủy: từ chim, cua, ốc, ếch, rắn, chó, mèo, chuột...con gì cũng săn, cũng bắt, cũng ăn mà vẫn suy dinh dưỡng, đói ngàn năm.
Ẩm thực VN từ trước đến nay chỉ có 2 trạng thái: Ăn đói hoặc Ăn bẩn.