Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp không vậy mấy bác?

hoangtunamtan

Xe buýt
Biển số
OF-33043
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
922
Động cơ
486,639 Mã lực
Đối với tầu thủy và tầu hỏa thì không có ly hợp đâu bác à, thay vào đó là một dạng chuyển đổi năng lượng từ diezen sang điện, từ điện sang cơ năng làm quay chân vịt hoặc bánh xe tầu hoả, việc chuyển đổi này có ưu điểm như sau:
- Động cơ diezen hoạt động ở một công suất nhất định, vòng tua ổn định
- Dễ dàng thay đổi tốc độ của tầu thủy hoặc tầu hỏa bằng cách giảm dòng điện của máy phát điện (thực hiện bằng cách giảm phần cảm hoặc phần ứng của các cuộn dây điện, hoặc sử dụng biến tần)
- Dễ dàng đảo chiều quay của bánh xe hoặc chân vịt bằng cách đảo chiều dòng điện
- Hãm tái sinh: khi phanh thì năng lượng dư thừa được nạp vào các ắc quy
- Cân bằng tự trọng của tầu: động cơ diezen và máy phát đặt một nơi, động cơ điện đặt một nơi.
- Hiệu suất của động cơ diezen đến máy phát điện là khoảng 90% nếu chạy toàn tải, chạy đều, còn hiệu suất của động cơ điện là 99%, tổn hao công suất trên cáp điện là không đáng kể.
- Dừng tầu mà máy vẫn nổ, việc khởi động lại động cơ diezen làm tiêu hao rất nhiều dầu.
(Bài viết của em có thế thôi, các bác góp ý cho em nhé)
 

damsan123

Xe đạp
Biển số
OF-35028
Ngày cấp bằng
10/5/09
Số km
36
Động cơ
474,660 Mã lực
Em nghĩ là động cơ tàu thủy là có ly hợp đó ạ. Vì không có ly hợp thì em không hình dung là nó sẽ khởi động như thế nào. Nhưng ly hợp đó chắc không phải ly hợp ma sát đâu ạ. Còn cụ tỷ như thế nào thì em cũng chưa có dịp tìm hiểu món này lắm.
 

trungtuan_nt

Xe tải
Biển số
OF-18625
Ngày cấp bằng
15/7/08
Số km
268
Động cơ
506,835 Mã lực
đối với tầu thủy và tầu hỏa thì không có ly hợp đâu bác à, thay vào đó là một dạng chuyển đổi năng lượng từ diezen sang điện, từ điện sang cơ năng làm quay chân vịt hoặc bánh xe tầu hoả, việc chuyển đổi này có ưu điểm như sau:
- động cơ diezen hoạt động ở một công suất nhất định, vòng tua ổn định
- dễ dàng thay đổi tốc độ của tầu thủy hoặc tầu hỏa bằng cách giảm dòng điện của máy phát điện (thực hiện bằng cách giảm phần cảm hoặc phần ứng của các cuộn dây điện, hoặc sử dụng biến tần)
- dễ dàng đảo chiều quay của bánh xe hoặc chân vịt bằng cách đảo chiều dòng điện
- hãm tái sinh: Khi phanh thì năng lượng dư thừa được nạp vào các ắc quy
- cân bằng tự trọng của tầu: động cơ diezen và máy phát đặt một nơi, động cơ điện đặt một nơi.
- hiệu suất của động cơ diezen đến máy phát điện là khoảng 90% nếu chạy toàn tải, chạy đều, còn hiệu suất của động cơ điện là 99%, tổn hao công suất trên cáp điện là không đáng kể.
- dừng tầu mà máy vẫn nổ, việc khởi động lại động cơ diezen làm tiêu hao rất nhiều dầu.
(bài viết của em có thế thôi, các bác góp ý cho em nhé)
:77::77::77::77:
 

PGT

Xe tải
Biển số
OF-18710
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
353
Động cơ
507,549 Mã lực
Nơi ở
tạm bợ
Website
toyota-phapvan.vn
eo ôi! cái vấn đề từ năm 2007, để đi tới ngã ngũ cháu xin giới thiệu cho cụ nào muốn tìm hiểu cuốn "Trang bị động lực diezel tàu thủy" do thầy Phạm Văn Thể, bộ môn Động cơ đốt trong,trường ĐHBK HN chuyên gia vấn đề động lực tàu thủy viết, mời các cụ tìm đọc
 

4BVN

Xe đạp
Biển số
OF-28956
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
23
Động cơ
483,330 Mã lực
Tại sao người ta không chế tạo xe hơi theo mô hình diezel -> máy phát -> động cơ điện giống tàu thủy??? làm như vậy có phải là tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn không???
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Em cứ thắc mắc mãi là sao lại phải dùng máy diezen kéo máy phát điện, rồi máy phát điện chạy mô tơ điện. Làm như thế thì có lợi ích gì hả các bác? Em thấy như thế tổn hao lớn hơn thôi.

Sao không cho động cơ diezen kéo luôn tàu cho rồi ạ?
cái này e bít vì e là dân máy điện(phọt phẹt thôi). tầu chạy diezen thật ra là cải tiến từ tầu chạy điện. người ta nẩy ra ý tưởng lắp máy phát lên đầu máy sau khi tầu điện đã chạy hàng chục năm rồi. đấy là lí do lịch sử nhá. lí do thứ hai là đặc tính tải của tầu hỏa là dạng tải nhớt tức là khi đepa từ 0 mômen cản cực lớn. dùng cơ khí thì chắc chắn là phức tạp nhưng mà e cũng k biết có làm được k. nhưng với máy điện thì điều chỉnh công suất dễ dàng hơn vì có thể điều chỉnh để kéo tải ấy với công suất k cần quá cao. tât nhiên là e biết lí thuyết nhưng mà nói thật cái máy ấy nó thế nào thì em cũng chịu chưa được nghía phát nào.
 

hummer18

Đi bộ
Biển số
OF-40799
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
4
Động cơ
467,640 Mã lực
Mấy bác có ai biết về tàu thủy? Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp như xe ô tô không vậy?
Tàu biển thì em không biết nhưng tàu sông nhà em cũng có một cái nè,nó chỉ có một số tiến và một số lùi kèm theo một cái tay ga thôi ạ
Có tiến có lùi chắc chắn phải có li hợp rồi
có một số loại có nhiều số nhưng chỉ để kéo cạn thôi vì sang số rất lâu
 

oakes

Xe đạp
Biển số
OF-39627
Ngày cấp bằng
1/7/09
Số km
13
Động cơ
469,330 Mã lực
cái này e bít vì e là dân máy điện(phọt phẹt thôi). tầu chạy diezen thật ra là cải tiến từ tầu chạy điện. người ta nẩy ra ý tưởng lắp máy phát lên đầu máy sau khi tầu điện đã chạy hàng chục năm rồi. đấy là lí do lịch sử nhá. lí do thứ hai là đặc tính tải của tầu hỏa là dạng tải nhớt tức là khi đepa từ 0 mômen cản cực lớn. dùng cơ khí thì chắc chắn là phức tạp nhưng mà e cũng k biết có làm được k. nhưng với máy điện thì điều chỉnh công suất dễ dàng hơn vì có thể điều chỉnh để kéo tải ấy với công suất k cần quá cao. tât nhiên là e biết lí thuyết nhưng mà nói thật cái máy ấy nó thế nào thì em cũng chịu chưa được nghía phát nào.
Lý do chính mà động cơ điện (1 chiều nhé các bác) được sử dụng cho tàu hỏa vì đặc tính của nó là momen khởi động cực lớn, lớn hơn rất nhiều so với các động cơ khác.
Để so sánh, các bác thường chạy xe hơi với tốc độ 80 km/h ở số 4 của hộp số, nếu để số 4 mà khởi động xe xem có được không? Nhưng nếu động cơ điện có thể chạy ở vận tốc đó, ko cần chuyển số nó vẫn khởi động xe dễ dàng, đối với tàu hỏa nặng hàng ngàn tấn thì càng có ý nghĩa.
Còn thêm các lý do dễ điều khiển thì các bác khác đã nói rồi
 

vnmarser

Đi bộ
Biển số
OF-51974
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
3
Động cơ
453,830 Mã lực
Website
www.vinamaso.net
Có một điều có lẽ các bác không biết. Động cơ Diesel trên các tàu thuỷ loại thông thường (tàu hàng, không phải tàu chuyên dụng) là loại động cơ thấp tốc và có thể đảo chiều.
Vì vậy Hộp số không cần thiết phải đc trang bị.
Cho các bác một ví dụ: Tàu chở hàng rời trọng tải 200 nghìn tấn có động cơ tốc độ tối đa là 79 vòng/phút, đường kính chong chóng ("chân vịt") tầm khoảng hơn 7 mét. Để chạy lùi, người ta đảo chiều động cơ chứ không thông qua cơ cấu hộp số nào cả.
Các bác cứ tưởng tượng cả khối động cơ nó cao bằng toà nhà 5 tầng. Lòng xi-lanh (cylinder) có đường kính cỡ ~2 mét. Nếu phải dùng hộp số thì chắc sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề do kích thước cũng phải lớn tương xứng.
 

ngvbang

Xe buýt
Biển số
OF-28655
Ngày cấp bằng
8/2/09
Số km
516
Động cơ
488,610 Mã lực
Bản thân ly hợp là để bảo đảm an toàn giữa động cơ và phương tiện. Nếu động cơ bác gắn liền với chân vịt thì tầu thủy khởi động thế nào? có giống như xe dream cài số và nhấn đề không các bác bảo đảm khởi động một cái ta đi luôn được mấy m. Tôi đã từng xem tổng thành máy thủy nhập nguyên chiếc (cỡ trung thôi) thì có lý hợp và sử dụng biến mô thủy lực để đảm bảo độ êm dịu khi vận hành
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,049
Động cơ
636,348 Mã lực
Mấy bác có ai biết về tàu thủy? Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp như xe ô tô không vậy?
Động cơ tàu thủy hiện nay không dùng ly hợp như ô tô các bác ạ.
Loại mới bây giờ chủ yếu dùng hộp số thủy lực, hiểu một cách đơn giản là động cơ làm quay một cánh quạt, cánh quạt quay làm dầu trong hộp số chuyển động và làm quay bánh xe của hộp số.
Có rất nhiều loại hộp số khác nhau, cái có thể thay đổi tốc độ, cái không.
Còn một kiểu bố trí khác nữa là: động cơ lai máy phát điện, phát điện để chạy bơm dầu thủy lực và dầu thủy lực làm quay hộp số. Cái này hay dùng cho chân vịt mũi hoặc tàu công trình.
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,049
Động cơ
636,348 Mã lực
Bản thân ly hợp là để bảo đảm an toàn giữa động cơ và phương tiện. Nếu động cơ bác gắn liền với chân vịt thì tầu thủy khởi động thế nào? có giống như xe dream cài số và nhấn đề không các bác bảo đảm khởi động một cái ta đi luôn được mấy m. Tôi đã từng xem tổng thành máy thủy nhập nguyên chiếc (cỡ trung thôi) thì có lý hợp và sử dụng biến mô thủy lực để đảm bảo độ êm dịu khi vận hành
Tất nhiên là không có một động cơ nào gắn trực tiếp với chân vịt hoặc bánh xe cả. Điều ấy quá nguy hiểm và sẽ thường xuyên phải ...thay động cơ.
Nhưng cũng chẳng có động cơ tàu thủy nào sử dụng ly hơp ma sát như xe máy đâu bác ạ.
Chỉ với động cơ khoảng 4000 cv (cho tàu khoảng 7000 tấn) thì ly hợp ma sát nào cũng vỡ ngay lập tức
 
Chỉnh sửa cuối:

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,049
Động cơ
636,348 Mã lực
Có một điều có lẽ các bác không biết. Động cơ Diesel trên các tàu thuỷ loại thông thường (tàu hàng, không phải tàu chuyên dụng) là loại động cơ thấp tốc và có thể đảo chiều.
Vì vậy Hộp số không cần thiết phải đc trang bị.
Cho các bác một ví dụ: Tàu chở hàng rời trọng tải 200 nghìn tấn có động cơ tốc độ tối đa là 79 vòng/phút, đường kính chong chóng ("chân vịt") tầm khoảng hơn 7 mét. Để chạy lùi, người ta đảo chiều động cơ chứ không thông qua cơ cấu hộp số nào cả.
Các bác cứ tưởng tượng cả khối động cơ nó cao bằng toà nhà 5 tầng. Lòng xi-lanh (cylinder) có đường kính cỡ ~2 mét. Nếu phải dùng hộp số thì chắc sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề do kích thước cũng phải lớn tương xứng.
Hey, bác nói sai rồi. Tàu càng lớn, động cơ càng to càng phải có hộp số.
Tàu to cỡ 200 nghìn tần không phải chỉ có một máy chính đâu bác ạ.
1 máy thì to khủng khiếp, phải nặng đến 1500 tấn mất :ohmy:
Một cái máy cho tàu 20 000 T cũng nặng khoảng 140 tấn rồi to như cái nhà ấy. Để đảo chiều động cơ loại này cũng phải mất 30 phút.
Nếu không có hộp số thì với chân vịt 7m cộng với sức ì của tàu lớn em sợ không thể nổ được máy chính và nếu nổ được thì trục chân vịt cũng tan tành ngay.
 

mcv30

Xe điện
Biển số
OF-32555
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
4,608
Động cơ
524,408 Mã lực
Có một điều có lẽ các bác không biết. Động cơ Diesel trên các tàu thuỷ loại thông thường (tàu hàng, không phải tàu chuyên dụng) là loại động cơ thấp tốc và có thể đảo chiều.
Vì vậy Hộp số không cần thiết phải đc trang bị.
Cho các bác một ví dụ: Tàu chở hàng rời trọng tải 200 nghìn tấn có động cơ tốc độ tối đa là 79 vòng/phút, đường kính chong chóng ("chân vịt") tầm khoảng hơn 7 mét. Để chạy lùi, người ta đảo chiều động cơ chứ không thông qua cơ cấu hộp số nào cả.
Các bác cứ tưởng tượng cả khối động cơ nó cao bằng toà nhà 5 tầng. Lòng xi-lanh (cylinder) có đường kính cỡ ~2 mét. Nếu phải dùng hộp số thì chắc sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề do kích thước cũng phải lớn tương xứng.
em xin thắc mắc nhé :
làm gì có động cơ tối đa dứoi 100 vòng / phút mà nổ chuẩn và tải được
theo nguyên lý chung chung của động cơ đốt trong thì đường kính pit-tông tương đương hành trình làm việc của nó .thế thì ra sao nhỉ ?
em phỏng đoán thôi , chưa biết ,và nhìn thấy nó bao giờ ,các cụ đừng chém em
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,049
Động cơ
636,348 Mã lực
Bác cứ hỏi mấy ông thuyền trưởng tầu biển sẽ có câu trả lời.. giống em :D .

Xin nói thêm là tầu biển loại lớn, kg những chỉ có bánh lái và chân vịt phía đuôi mà 2 bên gần phía mũi tầu họ còn lắp 2 chân vịt nằm trong ống chìm trong thân tầu. Khi được khởi động có sẽ thổi nước ra bên sườn. Nếu muốn rẽ bên trái thì chân vịt bên mạn phải sẽ thổi nước để đẩy mũi tàu sang trái và ngược lại. Cái này gọi là "trợ lực" lái đấy.


Tiện đây đố các bác luôn (trừ ông Cakhoai nhé): Tại sao 2 tầu đi ngược nhau (tất nhiên theo luồng lạch) trên sông hoặc biển. Lúc thì nó tránh bên trái, lúc nó lại tránh bên phải ?
Thương thì 2 tàu khi gặp nhau phải báo hiệu cho nhau ( băng bộ đàm) hương di chuyển của tàu mình, nếu không thì dễ đâm nhau lắm vì thế theo đề nghị của nhau có thể tránh nhau cho hợp lý (phụ thuộc vào chiều sâu của sông, có thể bên này và bên kia có độ sâu khác nhau, vướng vật cản...)
Bac đố rồi em có được thưởng gì không?
 

botoconbe

Xe đạp
Biển số
OF-52885
Ngày cấp bằng
15/12/09
Số km
45
Động cơ
452,920 Mã lực
Nhà Bụp đâu vào đi cho khỏi cãi nhau
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,049
Động cơ
636,348 Mã lực
Em thấy ở tàu hỏa nhu cầu về điện rất cao, nhất là cho phần sinh hoạt cả một đống toa phía sau nên dùng ĐC disel phát điện là hợp lý. Rồi bớt được hệ truyền động cồng kềnh phía dưới gầm máy.
Không phải đâu bác a.
Nếu có nhu cầu về điện (tàu thủy,hỏa, cái gì trả có nhu câu :)) người ta dùng máy phụ (1 động cơ nhỏ hơn) phát điện.

Tàu hỏa và 1 số tàu thủy đăc biệt dùng động cơ phát điện và dùng đc điênj để vận hành vì:
- vòng quay của đcơ đện rất đều.
- dễ điều khiển (thay đổi vòng quay, đảo chiều ...)
- trong trường hợp cần bố trí động cơ tàut thủy bố trí xa chân vịt.
-.....

Trả lời nhiều mệt quá, bác nào vote cho em cai choi (l)(l)(l)
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,049
Động cơ
636,348 Mã lực
Hix, em xin có tí ý kiến về tàu thuỷ:
Em chỉ xin nói về động cơ Diesel trên tàu thuỷ:
Về động cơ chính trên tàu thủy hiện nay, nói chung với những tàu hàng thông thường thì sử dụng động cơ Diesel. Công suất từ động cơ sẽ được truyền tới chân vịt thông qua 1 hệ trục. Chân vịt được lắp với hệ trục đó.
Hệ động lực (máy chính + hệ trục +chân vịt) tàu thủy có sử dụng hộp số, ly hợp hay không thì tủy loại và mục đích của chủ tàu và nhà thiết kế.
Hộp số được sử dụng khi bố trí buồng máy dưới tàu có yêu cầu cao về giảm diện tích buồng máy, khi đó động cơ cao tốc và hộp số được sử dụng. Khi hộp số được sử dụng, thường đối với tàu thuỷ, nếu sử dùng ly hợp nữa thì ly hợp được kết hợp ngay trong hộp số.
Còn cái mà các bạn nói, tàu thủy có thể lùi được nhờ cánh chân vịt thì điều đó cũng không hẳn. Nó phụ thuộc vào loại chân vịt được sử dụng. Thông thường và phổ biến hiện nay là có 2 loại chân vịt: chân vịt có bươc cố định (cánh chân vịt không xoay được), chân vịt biến bước (cánh chân vịt quay được). Như vậy, chỉ có tàu sử dụng chân vịt biến bước mới có thể làm được những điều như: máy chính, trục, và chân vịt vẫn quay mà tàu vẫn đứng yên!:)
Còn về vụ máy phát điện. Không nên nhầm máy phát điện của tàu và hệ động lực kết hợp điện - động cơ Diesel.
Trên tàu bao giờ cũng có tối thiểu 2 máy phát điện (máy đèn), mỗi máy này được lai bởi 1 động cơ diesel độc lập (không liên quan đến máy chính). Nhiệm vụ máy phát điện này là tạo ra điện trên tàu phục vụ sinh hoạt, làm hàng....
Làm sao để hòa động bộ? Việc hòa đồng bộ được thực hiện khi nhu cầu sử dụng điện trên tàu là lớn, khi đó tất cả các máy phát được đưa và sử dụng và việc hòa đồng bộ máy phát phải được thực hiện. Việc hòa như thế nào thì các bạn có thể hình dung nó giống như hòa đồng bộ các máy phát trên bờ ấy! Mình cũng đã được hòa thử trong phòng mô hình của trường, tất cả thao tác trên pannel điều khiển hết.
Còn khi tàu sử dụng chân vịt biến bước và hộp số, khi đó hộp số cũng sẽ có 1 trục ra để lai máy phát điện nữa, máy phát chỗ này gọi là máy phát đồng trục.
còn hệ động lực mà sử dụng máy diesel để lai máy phát điện, máy phát lại lai chong chong thì lại thuộc hẳn về 1 mảng khác.
....Có rất nhiều điều để nói về vấn đề này, hy vọng bấy nhiêu đó giúp các bạn không chuyên về tàu thuỷ hiểu hơn phần nào về tàu thuỷ!
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về anh tàu thuỷ, bạn có thể tham gia diễn đàn này:
http://www.vinamaso.net/forum
Chúc mọi người vui vẻ!
Kinh, bác đúng là dân trong nghề.
Nhưng hiện nay tất cả các tàu trừ tàu cá của VN và mấy tàu nhỏ mới không có hộp số thôi.
Hộp số bấy giờ hiện đại lắm. Em chưa nhìn thấy hộp sô Ô tô bào giờ nhưng hộp số tàu thủy cho máy khoảng 5000 cv chỉ cỡ bằng cái bàn làm việc thôi.
Bao gồm cả ly hợp ( k0 phai ly hợp ma sát )
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top