Môi trường và phúc lợi công cộng của Mỹ và các nước phát triển thường khỏi phải bàn
Nhưng để sống hoà nhập hoàn toàn thì tương đối khó về mặt ngôn ngữ và văn hoá. Trừ phi các cụ qua đó từ lúc rất rất trẻ hoặc khả năng hoà nhập của các cụ rất rất cao
còn nếu không thì em nghĩ chỉ là công dân hạng 2 trở xuống thôi. Một số dân di cư gốc Âu thì có thể chỉ khác biệt về ngôn ngữ còn văn hoá thì cũng nhiều tương đồng nên nhiều cơ bật lên được, một cách tự nhiên ko gò ép.
Còn nếu đã đi kiểu băm trở lên thì rất khó. Nói thì ngọng mà văn hoá thì gượng ép. Đương nhiên mình vẫn hưởng thụ và cảm nhận các đk vật chất và môi trường một cách tích cực. Nhưng khi quen rồi thì thấy nó bình thường, lúc đó sẽ có những so sánh về những giá trị khác trong cuộc sống như là mình là công dân hạng mấy? Lại thấy hoài niệm nhớ cố hương. Lại so sánh giá trị của mình ở Vn và ở bển
Nếu mình có tiền thì ở VN nó khác, muốn gì chẳng có (em cứ chủ quan thế) còn ở bển thì chuyện ông có tiền là chuyện của ông, ông tự hưởng, họ ko mấy quan tâm và đánh giá đâu. Còn ít tiền thì vẫn được hưởng các phúc lợi công công như ai, chẳng khác biệt gì
Nói là ko có phân biệt chứ ở lâu sẽ gặp nhiều bức xúc lắm, trừ phi các cụ đi làm là để kiếm tiền, ko bon chen, xong việc về với vợ con, quan hệ giới hạn (cũng có người tốt thật), còn cứ va chạm nhiều thì biết ngay. Kể cả bọn đồng nghiệp, rồi công chức vv... trước mặt thì vui vẻ lắm nhưng thực sự nó coi dân di cư ra gì đâu, nhất là Á và Phi
Có thể em chưa gặp trường hợp tích cực chứ các trường hợp em biết đều suy nghĩ kiểu như vậy, chỉ coi như chấp nhận thế thôi. Vì con cháu, vì kinh tế nhưng lá lại rụng về cội