Các cụ các mợ đừng đi vào khía cạnh vùng miền mà lại gây ra sự chia rẽ nữa. ở đâu cũng sẽ có nhưng ông bố, bà mẹ đáng kinh trọng, dù họ đã ly hôn nhưng vẫn có trách nhiệm đầy đủ với con cái, em tin trong xã hội này họ là đa số.
Ở đây có rất nhiều ý kiến qua lại về sự thờ ở bỏ mặc con cái của bà mẹ kia, lên án cũng có mà một số tỏ ra thông cảm ( vì lý do gì cũng chẳng biết nữa, cảm thấy mình cũng có một phần hình ảnh của bà mẹ kia chăng). Nhưng lại quên đi cái mấu chốt vấn đề đó là đứa nhỏ kia đang mang trọng bệnh và chẳng sống được lâu, nó rất cần vòng tay yêu thương ôm ấp của người mẹ trong những ngày cuối cùng, đổi lại là sự thờ ở và tuyệt tình của mẹ cháu bé. Báo chí tuy đưa tin một phần câu chuyện và không đi xâu vào nội tình dẫn đến từ bỏ trách nhiệm của người mẹ kia, nhưng nó cũng đang cho thấy một sự thật là hiện chỉ còn người cha là người thân duy nhất , anh ta cũng đang khó khăn , và người mẹ thì đã chối bỏ trách nhiệm của mình.
Ta lên án người mẹ kia vì điều gì ? chẳng phải vì chuyện ly hôn của cô ta với người chồng, mà vì sự nhân đạo của một con người với một con người, chứ chưa xét đến góc độ một người mẹ.
Em mới biết thêm là đã có rất nhiều người từ hôm qua đến nay đã đến khoa ung thư bệnh viện UB Thủ Đức thăm và cho tiền hỗ trợ cháu bé để tiếp tục điều trị, phòng công tác XH của BV cũng đã lưu tâm và ưu tiên hơn với trường hợp của bé này sau khi các báo đưa tin.
Thế mới thấy trên đời vẫn còn rất nhiều người xa lạ nhưng tốt vụng, chẳng hề quen nhau nhưng cũng sẵn lòng bỏ ra hơn 1 tiếng đi lại chỉ để đến cho cháu bé ít trăm ngàn, người nhiều hơn thì 1 triệu hay hơn
và động viên anh chồng cố vượt qua khó khăn và cố gắng chữa trị cho con.
Không bàn đến việc cô vợ kia là người thế nào, chỉ cần xét góc độ trách nhiệm cha mẹ với con cái trên những chuẩn mực đạo đức thì đó là điều không thể tha thứ.