Đọc thớt cũ - cần xem lại về kỹ thuật chạy xe AT.

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tam đảo và đền Thượng em đã đi.Chỗ nào dốc quá thì chủ động kickdown. Tức là nhả ga ra rồi nhấn mạnh xe sẽ chuyển số thấp ngay.
Thì em nói tùy xe. Đấy như anh bạn em chạy, mới được nửa đường đã báo loạn đèn, nghỉ một lát thì hết. Để số thấp lên ngon lành ngay. Mà cũng AT 2.0 chứ ko phải loại thấp lắm đâu.
 

taxiabc

Xe buýt
Biển số
OF-63048
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
592
Động cơ
442,691 Mã lực
Nơi ở
Em ở thượng thanh long biên
Cá nhân em đồng ý vụ xuống dốc nên lựa chọn các số khác ngoài D, tùy thuộc vào độ dốc mình chọn
Còn lên dốc thì cũng vậy, dốc ít thì mình đi D cũng được, nhưng khi dốc cao. Đặc biệt có những hầm gara để sâu quá, lúc lên dốc có lần em để D không được, vì không có đà bánh pan ti lê. Em chuyển số thấp thì thấy xe chạy kiểu giật giật, như mình nhấp côn xe MT ấy, xe chạy-dừng-chạy dừng liên tục. lên dốc đó ngon lành.
 

ninhcd

Xe tăng
Biển số
OF-59832
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
1,071
Động cơ
453,315 Mã lực
E cũng nghiêng về ý kiến phân tích của cụ chủ thớt.
Xe AT nếu cứ chỉ để số D rồi đặp Ga để leo đèo dốc (có những dốc cao, hẹp, cua tay áo liên tục) thì sẽ rất yếu và hại xe, khi đó nếu về số 3 cảm giác lái khác hẳn, chắc hơn, leo lì hơn, và an toàn hơn.
 

likeSUV

Xe buýt
Biển số
OF-151192
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
697
Động cơ
363,420 Mã lực
Em thì hiểu thô thiển là để D lên dốc, khi vận tốc giảm thì nó tự động về số, lại khỏe để leo. Còn xuống dốc thì càng lao, số càng tăng nên phải phanh liên tục. Vì vậy mới phải về L để hãm.
Tuy nhiên đấy là em chưa leo dốc dài như các cụ bao giờ. Em hóng tiếp ợ.
 

Captiva555

Xe tăng
Biển số
OF-129242
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
1,410
Động cơ
386,782 Mã lực
Nơi ở
Cà phê buôn dưa lê
xe AT lên dốc các cụ kêu yếu phải về số thì em chả hiểu thế nào gọi là AT nữa, đi trong phố chỉ cần chậm lại là nó đã chuyển về số thấp rồi, em đi đèo cứ để D nó tự động về số nên đi bình thường, có cu bảo đạp ga vòng quay tăng là lên số chưa đúng hẳn, nó còn phụ thuộc tốc độ xe thì mới lên số,
 

csan

Xe tải
Biển số
OF-70293
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
210
Động cơ
430,800 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thì em nói tùy xe. Đấy như anh bạn em chạy, mới được nửa đường đã báo loạn đèn, nghỉ một lát thì hết. Để số thấp lên ngon lành ngay. Mà cũng AT 2.0 chứ ko phải loại thấp lắm đâu.
Chả hiểu xe bạn bác kiểu gì,xe e toy 1.8AT leo đền thượng rồi tam đảo chở 4 người toàn 6-70 cân cứ D mà tiến máy vẫn chắc,vòng tua khoảng 3 đổ lại .Vấn đề là khi đến khúc cua tay áo e ga to lên lấy đà,đủ độ xong nhả ga ra ngay ko để xe đi nhanh quá so với mức số mình dự tính để xe ko tự chuyển số cao đc,có điều là cảm giác chân ga phải tốt một chút
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì em nghĩ như thế này: nếu dốc đều, liên tục thì để D vẫn OK vì xe tự chuyển về số thấp cho phù hợp. Nhưng trên thực tế, đi đèo dốc thì độ dốc luôn thay đổi. Khi đang lên dốc khá cao, xe phải chuyển về số 1, số 2, tự nhiên độ dốc giảm nhanh và xe lại chuyển về số 4, 5, và lại lên dốc tiếp và xe lại chuyển về thấp... cứ như vậy bộ số luôn phải chuyển số. Nếu người lái để luôn số thấp phù hợp thì bộ số của xe AT ko phải làm việc liên tục nên nó ổn định hơn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chả hiểu xe bạn bác kiểu gì,xe e toy 1.8AT leo đền thượng rồi tam đảo chở 4 người toàn 6-70 cân cứ D mà tiến máy vẫn chắc,vòng tua khoảng 3 đổ lại .Vấn đề là khi đến khúc cua tay áo e ga to lên lấy đà,đủ độ xong nhả ga ra ngay ko để xe đi nhanh quá so với mức số mình dự tính để xe ko tự chuyển số cao đc,có điều là cảm giác chân ga phải tốt một chút
Xe bạn em là Focus 2.0 AT ạ. Xe mới cứng và lái cũng hơi mới (có bằng thì lâu mà chạy thì mới hơn 1 năm, chưa đi đèo bao giờ).
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
6,236
Động cơ
190,516 Mã lực
Chả hiểu xe bạn bác kiểu gì,xe e toy 1.8AT leo đền thượng rồi tam đảo chở 4 người toàn 6-70 cân cứ D mà tiến máy vẫn chắc,vòng tua khoảng 3 đổ lại .Vấn đề là khi đến khúc cua tay áo e ga to lên lấy đà,đủ độ xong nhả ga ra ngay ko để xe đi nhanh quá so với mức số mình dự tính để xe ko tự chuyển số cao đc,có điều là cảm giác chân ga phải tốt một chút
có thể là do cụ quen xe nên quen cảm giác máy có gằn hay không, nên cụ xử lý tốt được
gặp xe lạ chưa chắc cụ đã xử lý ngon bằng xe của mình,
cá nhân e nghĩ là cứ chuyển số cho an toàn
 

namhen

Xe buýt
Biển số
OF-101774
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
773
Động cơ
404,535 Mã lực
xe AT lên dốc các cụ kêu yếu phải về số thì em chả hiểu thế nào gọi là AT nữa, đi trong phố chỉ cần chậm lại là nó đã chuyển về số thấp rồi, em đi đèo cứ để D nó tự động về số nên đi bình thường, có cu bảo đạp ga vòng quay tăng là lên số chưa đúng hẳn, nó còn phụ thuộc tốc độ xe thì mới lên số,
Chuẩn cụ ợ, em còn phải chuyển sang số tay để đi vì AT xe em nó chuyển số hơi muộn, khoảng hơn 2.000 v/p mới chuyển (đi đường phố nhẹ nhàng).
 

boytocxu

Xe tải
Biển số
OF-28959
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
406
Động cơ
487,160 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Hà Nôi
đấy là dốc dài, còn dốc ngắn chừng vài mét như leo qua mấy đoạn đường đê hay đường tàu thì dùng số D có ổn không các cụ???
 

xebokeooto

Xe tăng
Biển số
OF-34610
Ngày cấp bằng
4/5/09
Số km
1,978
Động cơ
493,593 Mã lực
Vâng! Em xin tiếp tục.
Em xin cứ dùng từ dân dã cho đơn giản-dễ hiểu.
1. Bề ngoài:
Cần số hiển thị P-R-N-D-3-2-L đại khái như vậy (Mỗi xe loại 1 khác).
Số tiến - xét về mặt logic-nếu số D có thể đi được mọi địa hình thì thêm vài ba số tiến nữa để làm gì? XIn các cụ đừng hiểu là nó chuyên dùng để xuống dốc!
Lên còn chưa xong-đã lo xuống?
2. Vận hành
- Nhiều cụ đã có hơn 1 lần chạy xe AT - đạp phanh-vào số D-nhả phanh từ từ xe đã chuyển động - miết nhẹ ga-xe lướt êm ái - khi vòng tua máy đạt được mức nhất định-xe tự động nhảy số - xe "hơi" giật nhẹ (Đối với hôpk số thường-hộp số vô cấp sẽ triệt tiêu độ giật) - cảm giác lái thật dễ chịu-xe lướt hơn & tiếng máy sẽ nhẹ hơn-xe đã trong tình trạng số cao hơn-đồng nghĩa với việc động cơ sẽ yếu hơn.
- Khi lên dốc: Rõ ràng ta phải đạp mạnh ga - vòng tua máy vọt lên - đồng nghĩa xe sẽ tự động sang số => Động cơ sẽ yếu đi.
Thôi em chỉ nói thế thôi - Các cụ sẽ tự cảm nhận!
Em và cụ chủ thớt không hề biết nhau nên không có quan hệ về tình cảm-tiền bạc-công việc....... => không va chạm quyền lợi.....
Trong thớt cụ chủ có khá nhiều chỗ chưa được hợp lý lắm - Nếu có điều kiện em sẽ cùng trao đổi làm rõ!
Với mong muốn chúng ta hiểu thêm-hiểu đúng - Nếu em có sai xót thì cũng là cơ hội để học hỏi thêm.
E chưa cảm nhận được gì Cụ ạ.
Chỗ in đậm màu đen: Cụ nói sai. khi lên dốc ta đạp thêm ga, nếu vẫn tải nặng xe sẽ tự động về sốvòng tua máy sẽ tăng -> máy sẽ khỏe hơn (chứ không phải yếu hơn). Như vậy khác gì ta đi số tay khi thấy yếu ta về số?
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,141
Động cơ
547,870 Mã lực
Các cụ bàn nhiều nhưng cần để ý đến nguyên lý hoạt động của hộp số AT, số sẽ tự động chuyển khi vòng quay máy đạt ngưỡng nào đó. Do vậy khi để số D mà leo dốc, vượt hay xuống dốc,...vòng tua máy cao lên sẽ dẫn đén chuyển số --> số cao --> vòng tua máy giảm --> công suất tức thời động cơ giảm đi --> gia tốc thấp --> động cơ giảm công suất dẫn đến vòng tua thấp--> hộp số tự động chuyển số. Chu kỳ này mất thời gian nên trong trường hợp muốn duy trfi gia rốc và công suất động cơ lớn trong quãng thời gian dài (khi leo dốc, vượt,..) phải duy trì một số cố định, tăng ga để tăng vòng tua máy-->tăng môment xoắn-->tăng công suất tức thời của động cơ. Đấy là lý do thêm vào xe AT khả năng can thiệp, bán tự động bằng số 1, 2, 3 hay L1, L2,...hay +,- trên cần số.

Khi chuyển vị trí số 3, hộp số AT vẫn thực hiện chuyển số tự động nhưng cao nhất chỉ là số 3,... Tương tự khi để số 2,...

Cá nhân em khi chạy xe AT, lúc vượt tuyền về số 3 và ga mạnh. Lúc lên dốc cao và dài cũng vậy, đưa về số 2 hoặc 3 để duy trì tốc độ khi lên dốc.

Với số AT vô cấp bản chất thay tiếp xúc trực tiếp bánh răng bằng dây đai nối các bánh răng to/nhỏ (ứng với các số khác nhau) trong hộp số nên quá trình chuyển êm hơn và liên tục nên không phân biệt lúc giật xe khi chuyển số thôi. Khi để + hay - thì về bản chất cũng là để dây đai cố định trên các bánh răng và điều tiết tốc độ, công suất qua chân ga.

Có vài ý như vậy với các cụ
 

quyenh1000

Xe buýt
Biển số
OF-178129
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
590
Động cơ
344,780 Mã lực
Em thì em thấy nếu đã để 3 thì ga có to mấy nó cũng vẫn là số 3 ko nhảy số. Tóm lại D là tự động thì đương nhiên rồi nhưng khi có nhu cầu đi chậm và số thấp thì có thể chuyển 3,2 hay L, có phải ko các cụ nhỉ?
em thấy cụ chuẩn.em hơn 10 năm lái xe AT em toàn làm như cụ
 

quyenh1000

Xe buýt
Biển số
OF-178129
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
590
Động cơ
344,780 Mã lực
đấy là dốc dài, còn dốc ngắn chừng vài mét như leo qua mấy đoạn đường đê hay đường tàu thì dùng số D có ổn không các cụ???
em nghĩ là leo đèo chứ mấy cái dốc cỏn con thì cứ D mà phang cụ ợ,em toàn làm thế
 

pocket

Xe buýt
Biển số
OF-51075
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
756
Động cơ
462,778 Mã lực
Xe em, Hàn xẻng, máy có 1.6, em leo Tam Đảo để D nó vọt kinh lắm, kể cả phải dừng giữa dốc rồi lại vọt lên, chả phải Manual bao giờ. Có phải nó căn cứ vào mỗi tua máy để chuyển số thôi đâu, còn tốc độ, mô-men nữa chứ. Các cụ cứ lo xa quá, đi xe mất sướng, quá bằng số sàn.
 

pocket

Xe buýt
Biển số
OF-51075
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
756
Động cơ
462,778 Mã lực
Các cụ bàn nhiều nhưng cần để ý đến nguyên lý hoạt động của hộp số AT, số sẽ tự động chuyển khi vòng quay máy đạt ngưỡng nào đó. Do vậy khi để số D mà leo dốc, vượt hay xuống dốc,...vòng tua máy cao lên sẽ dẫn đén chuyển số --> số cao --> vòng tua máy giảm --> công suất tức thời động cơ giảm đi --> gia tốc thấp --> động cơ giảm công suất dẫn đến vòng tua thấp--> hộp số tự động chuyển số. Chu kỳ này mất thời gian nên trong trường hợp muốn duy trfi gia rốc và công suất động cơ lớn trong quãng thời gian dài (khi leo dốc, vượt,..) phải duy trì một số cố định, tăng ga để tăng vòng tua máy-->tăng môment xoắn-->tăng công suất tức thời của động cơ. Đấy là lý do thêm vào xe AT khả năng can thiệp, bán tự động bằng số 1, 2, 3 hay L1, L2,...hay +,- trên cần số.

Khi chuyển vị trí số 3, hộp số AT vẫn thực hiện chuyển số tự động nhưng cao nhất chỉ là số 3,... Tương tự khi để số 2,...

Cá nhân em khi chạy xe AT, lúc vượt tuyền về số 3 và ga mạnh. Lúc lên dốc cao và dài cũng vậy, đưa về số 2 hoặc 3 để duy trì tốc độ khi lên dốc.

Với số AT vô cấp bản chất thay tiếp xúc trực tiếp bánh răng bằng dây đai nối các bánh răng to/nhỏ (ứng với các số khác nhau) trong hộp số nên quá trình chuyển êm hơn và liên tục nên không phân biệt lúc giật xe khi chuyển số thôi. Khi để + hay - thì về bản chất cũng là để dây đai cố định trên các bánh răng và điều tiết tốc độ, công suất qua chân ga.

Có vài ý như vậy với các cụ
Xe cụ thế nào ý chứ, xe em nó căn cứ vào tua máy và tốc độ, hội tụ đủ 2 yếu tố đó nó mới cho chuyển. Còn khi muốn vượt thì đạp lút ga, xe nó thấy chưa đủ tốc là nó tự về 3 để tăng mô-men, chạ phải làm cái gì sất.
 

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
6,301
Động cơ
414,416 Mã lực
Nao! Em lại xin tiếp tục.
Em đã đọc kỹ các ý kiến tham gia trao đổi!
Lại rất đơn giản thôi.
- Sẽ có nhiều cụ đã chạy xe MT - Khởi hành xe-ta thông thường cài số 1 - Nếu để chạy xe-cài số nào ta cũng có thể khởi hành được - Nhưng rõ ràng cài số 4-5 mà khởi hành thì sai hoàn toàn về kỹ thuật!
- Tươgn tự như ta đi xe máy Ware-nhiều người để nguyên số 4-chở 2 người vấn kéo ga để đi - Rõ ràng vẫn đi được-nhưng máy sẽ gào lên & gia tốc thay đổi rất chậm. Tóm lại là xót ruột.
- Quay trở lại xe AT leo dốc: nếu cài D vẫn lên được, chẳng sao?-nhưng chắc chắn sẽ kéo theo nhiều vấn đề liên quan (theo chiều hướng xấu) mà 1 số cụ đã đưa ra.
- Vấn đề về nhảy số tự động: Nếu số D-ga lên => hộp số nhảy lên số cao.
Cài số mạnh-khi mất đà-tự động nhảy về số thấp.
 

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
6,301
Động cơ
414,416 Mã lực
Xe cụ thế nào ý chứ, xe em nó căn cứ vào tua máy và tốc độ, hội tụ đủ 2 yếu tố đó nó mới cho chuyển. Còn khi muốn vượt thì đạp lút ga, xe nó thấy chưa đủ tốc là nó tự về 3 để tăng mô-men, chạ phải làm cái gì sất.
Em đang nói riêng về ván đề xe AT leo dốc.
 

ARTCOOL

Xe tải
Biển số
OF-65823
Ngày cấp bằng
8/6/10
Số km
486
Động cơ
439,780 Mã lực
Nơi ở
Thủ đô Hà Nội
Cá nhân em thấy hộp số tự động của các xe thông dụng nó như thế này. (Hơi dài nhưng chi tiết, các cụ cố gắng đọc dùm em)
(bài viết này kô bao gồm số tự động vô cấp và các xe hạng sang do em chưa biết rõ nguyên lý)
Với chức năng "Số tay" ký hiệu là S hoặc M trên hộp số tự động, thì chia làm 2 loại.
Loại 1 - là chỉ giới hạn miền số tự động (Ví dụ như Altis 1.8AT, Civic 1.8AT....)
Loại 2 - là sang số bằng tay tại thời điểm điều chỉnh (ví dụ như CIVIC 2.0AT, Altis 2.0AT...) Tất nhiên muốn sang được số phải hội tụ đủ điều kiện cho phép như vòng tua và tốc độ, nếu không đủ điều kiện thì có bấm sang số cũng kô sang được, và xe sẽ tự về số thấp nếu tốc độ chậm. Loại này thường có cần sang số trên vô lăng.

Quay lại vấn đề về lên dốc với số tự động. Thì em khẳng định số D đi là bình thường. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất đó là, với đoạn lên dốc rồi lại ngang bằng hoặc hơi xuống 1 chút rồi lại lên, tóm lại là lúc lên lúc xuống nhưng chủ yếu là lên dốc, thì ở chế độ D, hộp số sẽ có thể lên tới số cao nhất tùy tốc độ. Điều đó dẫn tới việc hộp số làm việc lên tục. Trong khi đó, đối với số AT loại 1, khi ta để số 2 hoặc 3, thì số tự động sẽ chỉ lên tới số 2 hoặc 3 là hết, dẫn đến là khi đi ở đoạn ngang bằng hay hơi xuống dốc, máy vẫn chỉ ở số 2 hoặc 3 (tất nhiên vòng tua sẽ vẫn cao). Lợi thế của việc này là khi vào đoạn lên dốc tiếp theo, máy sẵn đà vòng tua cao và số đang thấp hợp lý, thì sẽ leo khỏe hơn là khi đi số D. Nhưng với số D gặp trường hợp này, máy sẽ bị đuối vì số cao, xe bị mất quán tính. Lúc ý máy tính nó sẽ tự hạ số xuống để thích ứng. Khác biệt chính là ở điểm này, vì vừa về số, xe lại đang mất dần quán tính. Nên cảm giác lái xe thấy xe yếu là đúng.
Còn với số AT loại 2, khi lên dốc, bị mất đà, máy sẽ tự xuống số, lúc đó muốn lên số thì ta phải gẩy lẫy ở vô lăng, xe sẽ kô tự lên số như kiểu giới hạn miền số như loại 1.

Còn với đường đồng bằng, khác biệt duy nhất giữa D và S đó là khi các bác vượt xe. Em ví dụ tình huống thế này nhé. Khi bác muốn vượt liền 3 chiếc xe và cũng có xe ngược chiều sắp đi tới. Lúc này giả sử xe đang ở số cao nhất (4 hay 5 là tùy từng xe). Thì với số tự động loại 1, ta gạt sang S thì máy sẽ về số thấp hơn 1 cấp ngay lập tức, lúc đó ta đạp ga là xe sẽ vọt được ngay. Tốt hơn trường hợp là để số D, ta ấn ga sâu, máy sẽ bị ì lại 1 chút, rồi mất tầm 0,5 tới gần 1s để tính toán và xuống số thấp hơn. Mà vấn đề khi vượt xe, 0,5 giây đã là sự khác biệt đáng kể rồi. Cái này bác nào đi số tự động 1.8 sẽ cảm nhận rõ nhất.

Vậy đi đến kết luận là: Khi lên dốc thì các bác đi số D hay số S là tùy thói quen của người đi xe, và cũng tùy loại xe nữa. Nhưng nhìn chung, nếu cứ nhẹ nhàng mà đi thì cứ để D mà đi là hợp lý. Còn thích vượt, thích khỏe, thích bốc thì đi số S.

Có gì sai mong các bác cùng thảo luận mổ sẻ vấn đề.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top