Thực ra trong khủng hoảng cũng “có thể” có những điểm tích cực đấy chứ:
- Thiếu hụt nguyên liệu sẽ làm cho DN phải suy tính để mở rộng nguồn cung từ các nước khác, thậm chí tính đến chủ động SX nguyên vật liệu. Ngay như EVFTA hay TPP mà ta muốn tham gia cũng đã tính đến việc này khi xem xét tỷ lệ nguyên liệu/giá trị nhập từ nước thứ 3 (gần như là TQ) để làm căn cứ xem xét miễn giảm thuế quan. Do đó về dài hạn, cơn khủng hoảng này sẽ là sức ép lớn để VN thay đổi theo hướng chủ động, tích cực hơn về nguyên vật liệu đầu vào của những ngành gia công, SX lớn của đất nước.
Đừng nhìn vào giá trị nguyên vật liệu nhập từ TQ mà lo sợ. Trong những SP có GTGT cao thì hàm lượng chất xám, trí tuệ, sáng tạo chiếm phần lớn (VD như Iphone thì nguyên vật liệu chắc gì đã quá 200 USD/ 1000USD/máy). Tôi vẫn nhớ những năm đầu 2000, khi biết Microsoft tuyên bố ko tham gia sản xuất hardware đã rất ngạc nhiên, và vật vã đi tìm câu trả lời cho đến khi đọc được thông điệp của Bill Gate rằng trong chiếc máy tính của tương lai thì software sẽ có giá trị gấp nhiều lần. Hiện tại là đúng thế thật. Mong là những sản phẩm trong tương lai của VN sẽ có hàm lượng trí tuệ, chất xám cao hơn; giảm những sản phẩm gia công đơn giản như may mặc, giày da... bởi sớm muộn tự động hoá & AI cũng dần thay thế lao động thủ công. Và với trí tuệ của mình người Việt không đáng phải bán sức lao động chân tay để mãi vẫn chỉ làm ra những SP có GTGT thấp như vậy.
- Với thị trường tiêu thụ lớn nhất TG của TQ cũng tương tự; không bán được cho họ thì DN Việt sẽ phải vận động để tìm thêm nhiều thị trường khác (đa phần có yêu cầu kỹ thuật & tiêu chuẩn cao hơn). VD như EU hay Nhật, Mỹ... nhưng đi kèm với đó là SP cũng được giá hơn nhiều. Các DN, hộ nông dân sẽ phải bỏ tư duy làm ăn chộp giật, mùa vụ để nâng cao năng lực, kỹ năng SX và hàm lượng tri thức; tất nhiên không thể trong ngày một ngày hai nhưng điều này hẳn sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tích cực trong dài hạn.
- Nói vậy nhưng tất nhiên TQ vẫn sẽ là đối tác lớn nhất của VN trong ít nhất dăm năm tới. Chỉ hy vọng sau đó, với những thách thức, sức ép trong đợt khủng hoảng Covid này thì cơ cấu nền kinh tế và các DN Việt sẽ thay đổi mạnh mẽ (rất cần có sự thay đổi lớn về thể chế như Chính phủ nói khá nhiều gần đây để tạo điều kiện tốt nhất cho sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp) để chuyển mình triệt theo hướng “xuất tinh cao hơn”. Và tất nhiên, phải trụ vững qua thời gian trước mắt đã, mong là thật ngắn thôi!