'Dùng ngân sách sửa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất là bất hợp lý'
Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang về việc đường băng sân bay là tài sản công đã giao cho doanh nghiệp khai thác nhưng vẫn lấy 4.300 tỷ từ ngân sách để sửa chữa.
Theo ông Quang, nhu cầu sửa chữa hai đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã có từ 2 năm nay. Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ được quyết định trong phiên họp gần nhất của Ban Thường vụ Quốc hội.
Hai điểm bất hợp lý
Khi quyết định thì ngân sách Nhà nước lại phải bỏ ra 4.300 tỷ đồng, trong đó có 2.300 tỷ cho sân bay Nội Bài và hơn 2.000 tỷ cho sân bay Tân Sơn Nhất. Nghiên cứu trường hợp này, ông Quang cho rằng có 2 yếu tố không phù hợp với quy định về quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang cho rằng đường cất hạ cánh là tài sản Nhà nước giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khai thác nhưng không tính vào phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc này khiến tài sản công không được ghi nhận và không phản ánh đúng mức đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Ông Quang cho rằng những doanh nghiệp như chủ đầu tư sân bay Vân Đồn sẽ hiểu rõ nhất việc mức đầu tư dự án cảng hàng không sẽ bao gồm cả tài sản là đường cất hạ cánh. Tuy nhiên với tất cả sân bay còn lại do ACV quản lý, đường băng là tài sản công được giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác nhưng lại không được tính vào phần vốn của nhà nước tại dự án.
Điểm bất hợp lý thứ hai mà ông Quang chỉ ra là việc sử dụng nguồn lực từ ngân sách để sửa chữa hai đường băng mà ACV đang khai thác, thu lợi nhuận.
Theo đại biểu này, quy định hiện hành có phương án tài sản công do doanh nghiệp khai thác có thể giao cho doanh nghiệp chịu chi phí sửa chữa. "Ở đây chúng ta không chọn phương án kinh phí sửa chữa giao cho doanh nghiệp mà lại chọn phương án kinh phí sửa chữa từ ngân sách Nhà nước. Điều này là bất hợp lý, tạo sức ép lên chi ngân sách Nhà nước", ông Quang nói.
Lựa chọn này theo ông Quang còn khiến quá trình sửa chữa không thể kịp thời trong khi ACV có tiềm lực về tài chính, có điều kiện sửa chữa 2 đường băng trong thời gian ngắn nhất.
Cổ phần hóa biến ACV thành doanh nghiệp "lạ"
Chia sẻ tại một tọa đàm về hàng không vào cuối năm 2019, TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) và là chuyên gia về hàng không, cho rằng trên thế giới không có nhà phát triển sân bay nào không làm khu bay như ACV.
"Các tập đoàn, doanh nghiệp làm sân bay trên thế giới họ làm cả đường băng, khu bay. Thông qua phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam có một doanh nghiệp đầu tư phát triển sân bay mà lại không làm khu bay", TS. Nam nói.
"Tôi phải nói thật là rất kỳ lạ. Kiểu doanh nghiệp như ACV tôi chưa từng nhìn thấy ở trên thế giới", chuyên gia này khẳng định.
Cũng theo TS Lương Hoài Nam, cần có sự ràng buộc trách nhiệm khu bay với 21 sân bay mà ACV đang khai thác. Ông cho rằng ACV luôn chia sẻ về việc có sân bay lãi bù cho sân bay lỗ, nhưng không thể phủ nhận đây là một doanh nghiệp siêu lợi nhuận khi tỷ suất lợi nhuận luôn ở mức 40-45%.
"Họ đang khai thác hạ tầng do Nhà nước đầu tư mà không phải trả tiền. Tôi nghĩ rằng cấu trúc về đầu tư, quản lý và vận hành sân bay cần phải xem xét lại một cách tổng thể", ông Nam bức xúc.
Trước đó vào cuối tháng 5, Thủ tướng đã cho phép Bộ GTVT thực hiện giao thầu với 2 dự án sửa chữa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Bộ GTVT cũng được yêu cầu chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả. Việc nghiệm thu, thanh quyết toán phải đúng quy trình, quy định, không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước.
Hai dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất được thống nhất là công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang về việc đường băng sân bay là tài sản công đã giao cho doanh nghiệp khai thác nhưng vẫn lấy 4.300 tỷ từ ngân sách để sửa chữa.
- Ngô Minh
- 12:00 13/06/2020
- A A
Theo ông Quang, nhu cầu sửa chữa hai đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã có từ 2 năm nay. Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ được quyết định trong phiên họp gần nhất của Ban Thường vụ Quốc hội.
Hai điểm bất hợp lý
Khi quyết định thì ngân sách Nhà nước lại phải bỏ ra 4.300 tỷ đồng, trong đó có 2.300 tỷ cho sân bay Nội Bài và hơn 2.000 tỷ cho sân bay Tân Sơn Nhất. Nghiên cứu trường hợp này, ông Quang cho rằng có 2 yếu tố không phù hợp với quy định về quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành.
|
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang cho rằng việc lấy 4.300 tỷ từ ngân sách để sửa chữa đường băng đã giao cho doanh nghiệp khai thác là bất hợp lý. Ảnh: NIA. |
Ông Quang cho rằng những doanh nghiệp như chủ đầu tư sân bay Vân Đồn sẽ hiểu rõ nhất việc mức đầu tư dự án cảng hàng không sẽ bao gồm cả tài sản là đường cất hạ cánh. Tuy nhiên với tất cả sân bay còn lại do ACV quản lý, đường băng là tài sản công được giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác nhưng lại không được tính vào phần vốn của nhà nước tại dự án.
Điểm bất hợp lý thứ hai mà ông Quang chỉ ra là việc sử dụng nguồn lực từ ngân sách để sửa chữa hai đường băng mà ACV đang khai thác, thu lợi nhuận.
Theo đại biểu này, quy định hiện hành có phương án tài sản công do doanh nghiệp khai thác có thể giao cho doanh nghiệp chịu chi phí sửa chữa. "Ở đây chúng ta không chọn phương án kinh phí sửa chữa giao cho doanh nghiệp mà lại chọn phương án kinh phí sửa chữa từ ngân sách Nhà nước. Điều này là bất hợp lý, tạo sức ép lên chi ngân sách Nhà nước", ông Quang nói.
Lựa chọn này theo ông Quang còn khiến quá trình sửa chữa không thể kịp thời trong khi ACV có tiềm lực về tài chính, có điều kiện sửa chữa 2 đường băng trong thời gian ngắn nhất.
Cổ phần hóa biến ACV thành doanh nghiệp "lạ"
Chia sẻ tại một tọa đàm về hàng không vào cuối năm 2019, TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) và là chuyên gia về hàng không, cho rằng trên thế giới không có nhà phát triển sân bay nào không làm khu bay như ACV.
"Các tập đoàn, doanh nghiệp làm sân bay trên thế giới họ làm cả đường băng, khu bay. Thông qua phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam có một doanh nghiệp đầu tư phát triển sân bay mà lại không làm khu bay", TS. Nam nói.
|
Đại diện ACV từng khẳng định doanh nghiệp có đủ điều kiện để đầu tư sửa ngay hai đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tuy nhiên bị vướng về cơ chế. |
Cũng theo TS Lương Hoài Nam, cần có sự ràng buộc trách nhiệm khu bay với 21 sân bay mà ACV đang khai thác. Ông cho rằng ACV luôn chia sẻ về việc có sân bay lãi bù cho sân bay lỗ, nhưng không thể phủ nhận đây là một doanh nghiệp siêu lợi nhuận khi tỷ suất lợi nhuận luôn ở mức 40-45%.
"Họ đang khai thác hạ tầng do Nhà nước đầu tư mà không phải trả tiền. Tôi nghĩ rằng cấu trúc về đầu tư, quản lý và vận hành sân bay cần phải xem xét lại một cách tổng thể", ông Nam bức xúc.
Trước đó vào cuối tháng 5, Thủ tướng đã cho phép Bộ GTVT thực hiện giao thầu với 2 dự án sửa chữa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Bộ GTVT cũng được yêu cầu chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả. Việc nghiệm thu, thanh quyết toán phải đúng quy trình, quy định, không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước.
Hai dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất được thống nhất là công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.