[Funland] doanh nghiệp như ACV tôi chưa từng nhìn thấy ở trên thế giới

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Riêng cái chuyện nó cướp tiền của người đưa khách vào sân bay bao năm nay éo ai làm gì được đủ thấy quái thai thế nào rồi
Định hướng xh.cn nó thế cụ. Vận động mãi, thằng to nhất nó công nhận KTTT đâu.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Có nhiều cụ cứ bảo phải để nhà nước nắm đường băng mới đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế đâu nhất thiết, khi cần sử dụng cho mục đích quốc phòng nhà nước hoàn toàn có thể trưng dụng hoặc thậm chí trưng mua luôn, có luật cả rồi. Lâu dài cần tách riêng mục đích dân dụng cho NB và TSN
Em đang không biết với trào lưu vận động chống cổ phần hóa như hiện nay, liệu có một ngày cả phố nhà em chỉ có một bà hàng nước bán trà đá, vì "đảm bảo an ninh"? .
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
7,186
Động cơ
644,146 Mã lực

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
IPO mấy năm rồi, nhưng nhà nước đang đề nghị mua lại phần bán ra do đề nghị nó là doanh nghiệp đặc biệt, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nhà nước tức là bộ Giao thông quá Thể đề nghị phải không cụ? Để giữ miếng ăn cho đàn em.
Thế này trách nào bọn giãy chết nó không công nhận là kinh tế thị trường.
 

namngontay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-407964
Ngày cấp bằng
2/3/16
Số km
754
Động cơ
231,310 Mã lực
Em gửi các cụ thông tin cái anh ACV này.

Cái quỹ Dragon đó, đầu tư 7,23 triệu $ giá thị trường là 43,8 triệu $. Ngon quá.
 

cadillacsixteen

Xe tăng
Biển số
OF-33745
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
1,028
Động cơ
486,007 Mã lực
'Dùng ngân sách sửa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất là bất hợp lý'
Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang về việc đường băng sân bay là tài sản công đã giao cho doanh nghiệp khai thác nhưng vẫn lấy 4.300 tỷ từ ngân sách để sửa chữa.
'Dùng ngân sách sửa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất là bất hợp lý''Dùng ngân sách sửa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất là bất hợp lý'





  • Ngô Minh
  • 12:00 13/06/2020

  • A A
Tại buổi thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước của Quốc hội sáng 13/6, đại biểu Nguyễn Hữu Quang (đoàn Thanh Hóa) đã khẳng định việc quản lý và sử dụng tài sản công đang có nhiều điểm bất hợp lý, thể hiện qua việc sửa chữa hai đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo ông Quang, nhu cầu sửa chữa hai đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã có từ 2 năm nay. Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ được quyết định trong phiên họp gần nhất của Ban Thường vụ Quốc hội.
Hai điểm bất hợp lý
Khi quyết định thì ngân sách Nhà nước lại phải bỏ ra 4.300 tỷ đồng, trong đó có 2.300 tỷ cho sân bay Nội Bài và hơn 2.000 tỷ cho sân bay Tân Sơn Nhất. Nghiên cứu trường hợp này, ông Quang cho rằng có 2 yếu tố không phù hợp với quy định về quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành.
sua duong bang noi bai tan son nhat anh 1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Quang cho rằng việc lấy 4.300 tỷ từ ngân sách để sửa chữa đường băng đã giao cho doanh nghiệp khai thác là bất hợp lý. Ảnh: NIA.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang cho rằng đường cất hạ cánh là tài sản Nhà nước giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khai thác nhưng không tính vào phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc này khiến tài sản công không được ghi nhận và không phản ánh đúng mức đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Quang cho rằng những doanh nghiệp như chủ đầu tư sân bay Vân Đồn sẽ hiểu rõ nhất việc mức đầu tư dự án cảng hàng không sẽ bao gồm cả tài sản là đường cất hạ cánh. Tuy nhiên với tất cả sân bay còn lại do ACV quản lý, đường băng là tài sản công được giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác nhưng lại không được tính vào phần vốn của nhà nước tại dự án.
Điểm bất hợp lý thứ hai mà ông Quang chỉ ra là việc sử dụng nguồn lực từ ngân sách để sửa chữa hai đường băng mà ACV đang khai thác, thu lợi nhuận.
Theo đại biểu này, quy định hiện hành có phương án tài sản công do doanh nghiệp khai thác có thể giao cho doanh nghiệp chịu chi phí sửa chữa. "Ở đây chúng ta không chọn phương án kinh phí sửa chữa giao cho doanh nghiệp mà lại chọn phương án kinh phí sửa chữa từ ngân sách Nhà nước. Điều này là bất hợp lý, tạo sức ép lên chi ngân sách Nhà nước", ông Quang nói.
Lựa chọn này theo ông Quang còn khiến quá trình sửa chữa không thể kịp thời trong khi ACV có tiềm lực về tài chính, có điều kiện sửa chữa 2 đường băng trong thời gian ngắn nhất.
Cổ phần hóa biến ACV thành doanh nghiệp "lạ"
Chia sẻ tại một tọa đàm về hàng không vào cuối năm 2019, TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) và là chuyên gia về hàng không, cho rằng trên thế giới không có nhà phát triển sân bay nào không làm khu bay như ACV.
"Các tập đoàn, doanh nghiệp làm sân bay trên thế giới họ làm cả đường băng, khu bay. Thông qua phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam có một doanh nghiệp đầu tư phát triển sân bay mà lại không làm khu bay", TS. Nam nói.
sua duong bang noi bai tan son nhat anh 2
Đại diện ACV từng khẳng định doanh nghiệp có đủ điều kiện để đầu tư sửa ngay hai đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tuy nhiên bị vướng về cơ chế.
"Tôi phải nói thật là rất kỳ lạ. Kiểu doanh nghiệp như ACV tôi chưa từng nhìn thấy ở trên thế giới", chuyên gia này khẳng định.

Cũng theo TS Lương Hoài Nam, cần có sự ràng buộc trách nhiệm khu bay với 21 sân bay mà ACV đang khai thác. Ông cho rằng ACV luôn chia sẻ về việc có sân bay lãi bù cho sân bay lỗ, nhưng không thể phủ nhận đây là một doanh nghiệp siêu lợi nhuận khi tỷ suất lợi nhuận luôn ở mức 40-45%.
"Họ đang khai thác hạ tầng do Nhà nước đầu tư mà không phải trả tiền. Tôi nghĩ rằng cấu trúc về đầu tư, quản lý và vận hành sân bay cần phải xem xét lại một cách tổng thể", ông Nam bức xúc.
Trước đó vào cuối tháng 5, ********* đã cho phép Bộ GTVT thực hiện giao thầu với 2 dự án sửa chữa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Bộ GTVT cũng được yêu cầu chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả. Việc nghiệm thu, thanh quyết toán phải đúng quy trình, quy định, không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước.
Hai dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất được thống nhất là công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Cụ cứ đọc thêm bài này nữa sẽ có thêm cái nhìn đa chiều. E ko dám chắc đúng hết, nhưng trong đó có rất nhiều cái đúng:

Ở Việt Nam, có một doanh nghiệp nhà nước độc quyền tới 21 cảng hàng không, 1 năm doanh thu 16.000 tỷ nhưng lãi tới 7.500 – 8.000 tỷ đồng, tức là làm ra 2 đồng lãi 1 đồng. Một mức lãi siêu khủng. Độc quyền cảng hàng không từ dịch vụ cất hạ cánh, chỗ đậu máy bay, thang máy bay đến bát mì, chai nước… với giá cắt cổ nhưng chất lượng phục vụ cực kì tồi tàn.


 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,493 Mã lực
Xây sân bay Long Thành thì chỉ định thầu cho doanh nghiệp nhà nước ACV, vì đây là vấn đề "an ninh quốc gia".
Cũng là sân bay, lại ở ngay biên giới thì lại giao doanh nghiệp tư nhân Sun Group làm, ngon choét, chả thấy "an ninh quốc gia" bị làm sao.
Bọn lợi ích nhóm, không chịu cổ phần hóa như điện lực EVN toàn lấy cớ "an ninh quốc gia", thế là tha hồ bóp nặn dân chúng.
Ngày xưa VNPT cũng bảo thông tin liên lạc là an ninh quốc gia.
Không phải là chỉ định thầu, mà là chỉ định chủ đầu tư. Nhưng về những cái khác thì cũng đúng.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,493 Mã lực
Cụ cứ đọc thêm bài này nữa sẽ có thêm cái nhìn đa chiều. E ko dám chắc đúng hết, nhưng trong đó có rất nhiều cái đúng:

Ở Việt Nam, có một doanh nghiệp nhà nước độc quyền tới 21 cảng hàng không, 1 năm doanh thu 16.000 tỷ nhưng lãi tới 7.500 – 8.000 tỷ đồng, tức là làm ra 2 đồng lãi 1 đồng. Một mức lãi siêu khủng. Độc quyền cảng hàng không từ dịch vụ cất hạ cánh, chỗ đậu máy bay, thang máy bay đến bát mì, chai nước… với giá cắt cổ nhưng chất lượng phục vụ cực kì tồi tàn.


Độc quyền cảng hàng không là độc quyền tự nhiên, giống với hệ thống điện, nước... Ông nào sở hữu thì ông ấy độc quyền, trong tuyệt đại đa số trường hợp là không tránh được. Cụ giao cho tư nhân thì lại tư nhân độc quyền thôi, mọi thứ khác vẫn thế, chỉ khác là thay vì tiền vào túi nhà nước thì bây giờ vào túi tư nhân.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Độc quyền cảng hàng không là độc quyền tự nhiên, giống với hệ thống điện, nước... Ông nào sở hữu thì ông ấy độc quyền, trong tuyệt đại đa số trường hợp là không tránh được. Cụ giao cho tư nhân thì lại tư nhân độc quyền thôi, mọi thứ khác vẫn thế, chỉ khác là thay vì tiền vào túi nhà nước thì bây giờ vào túi tư nhân.
Đấu thầu có thời hạn thì không độc quyền được.
Vào túi tư nhân rồi tư nhân nộp thuế lại, cơ cấu doanh nghiệp gọn nhẹ.
Chứ nhà nước thì thôi, khỏi bàn.
Chứ không thì Đảng ta đã không phải đổi mới, cổ phần hóa.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,493 Mã lực
Đấu thầu có thời hạn thì không độc quyền được.
Vào túi tư nhân rồi tư nhân nộp thuế lại, cơ cấu doanh nghiệp gọn nhẹ.
Chứ nhà nước thì thôi, khỏi bàn.
Chứ không thì Đảng ta đã không phải đổi mới, cổ phần hóa.
Không có chuyện đấu thầu có thời hạn thì ngon hơn đâu ạ, cụ nhìn các loại nhà ăn xã hội hoá (hay gặp ở các cq nhà nước), bất kể đổi chủ thế nào, giá cả và chất lượng đều same same như nhau, còn tiền lời thì tư nhân và quan chức chia nhau ạ. Còn thì trong khuôn viên cơ quan, vẫn chỉ có 1 nhà ăn, trong khuôn viên ấy nó là độc quyền.

Giờ cho đấu thầu quyền khai thác cảng hàng không, giả sử thời hạn cố định là 20 năm, Nhà nước áp giá dịch vụ (tức cố định luôn doanh thu) thì các nhà thầu sẽ đấu nhau chủ yếu ở hạng mục nộp NSNN, ông nào nộp nhiều hơn thì thắng thầu. Nhưng ông nào thắng thì cũng sẽ phải tìm cách thu hồi vốn, do vậy cơ chế này sẽ tạo động lực cho nhà thầu cảng HK ăn bớt xà xẻo hà tiện càng nhiều càng tốt.

Cơ chế nào nó cũng có cái dở, kiểu như đấu thầu xây dựng mà cứ cơ chế giá thấp trúng thầu thì toàn nhà thầu TQ thắng ấy. Đâu dễ chứng minh chặt chẽ về chất lượng đâu, Hồ sơ đề xuất kỹ thuật chênh lệch cao thấp hơi khó.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Không có chuyện đấu thầu có thời hạn thì ngon hơn đâu ạ, cụ nhìn các loại nhà ăn xã hội hoá (hay gặp ở các cq nhà nước), bất kể đổi chủ thế nào, giá cả và chất lượng đều same same như nhau, còn tiền lời thì tư nhân và quan chức chia nhau ạ. Còn thì trong khuôn viên cơ quan, vẫn chỉ có 1 nhà ăn, trong khuôn viên ấy nó là độc quyền.

Giờ cho đấu thầu quyền khai thác cảng hàng không, giả sử thời hạn cố định là 20 năm, Nhà nước áp giá dịch vụ (tức cố định luôn doanh thu) thì các nhà thầu sẽ đấu nhau chủ yếu ở hạng mục nộp NSNN, ông nào nộp nhiều hơn thì thắng thầu. Nhưng ông nào thắng thì cũng sẽ phải tìm cách thu hồi vốn, do vậy cơ chế này sẽ tạo động lực cho nhà thầu cảng HK ăn bớt xà xẻo hà tiện càng nhiều càng tốt.

Cơ chế nào nó cũng có cái dở, kiểu như đấu thầu xây dựng mà cứ cơ chế giá thấp trúng thầu thì toàn nhà thầu TQ thắng ấy. Đâu dễ chứng minh chặt chẽ về chất lượng đâu, Hồ sơ đề xuất kỹ thuật chênh lệch cao thấp hơi khó.
Không cụ ạ.
Đấu thầu thì họ sẽ bỏ thầu thấp nhất và tìm cách tiết giảm chi phí.
Cụ cứ so cái sân bay Vân Đồn, đón được cả B787 với việc sửa đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất là rõ.
Tư nhân làm thì sửa 2 đường băng đó không đến 200 triệu đô đâu cụ.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,808
Động cơ
794,446 Mã lực
Ngẫm lại mọi chuyện đều vì tiền hay không có 1 lãnh đạo dám quyết?
Việc sửa 2 đường băng ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất là điều bắt buộc và biết từ lâu rồi.
Vụ dịch Covid vừa rồi nếu quyết tâm làm luôn thì đỡ bao nhiêu, giờ hàng không bắt đầu phục hồi thì lại đóng mỗi sân bay 1 đường băng để thi công.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top