[Funland] Đoàn bộ hành về miền đất Phật của thầy Minh Tuệ

Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,453
Động cơ
17,707 Mã lực
Chào các cụ/mợ!
Em bị khóa nick mấy tháng do không để ý điễn đàn có quy định không đưa tin, trích dẫn thông tin chưa kiểm chứng, nhạy cảm về tôn giáo. Mới được thả mấy ngày, ngó qua thấy thớt này đông đảo cụ ngó nghiên bình luận ghê. Nay cuối tuần rảnh có vài ý góp vào thớt. Chủ đề này liên quan đến một công dân hành hương về thành tích Phật giáo bên Ấn, để có tính chính danh thì em là người mến mộ Phật giáo cũng quãng 20 năm nay rồi. Trong một dịp tham dự lễ kỷ niệm lễ 700 ngày mất Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử cùng một số người bạn thân và được khuyến khích, em đăng ký và trở thành người cư sỹ tại gia từ 2008 tại thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, vậy nên em trình bày vài điểm theo quan điểm là người có tính chính danh bên Phật giáo.
Thứ nhất, không phải bây giờ mà từ đầu năm 2024, bản thân em đã lấn cấn vì người bộ hành tự xưng Thích Minh Tuệ khi ông không nhận là là thầy, sư, cũng không nhận là cư sỹ theo môn phái, hệ phái nào dù là nam tông, bắc tông, thiền, tịnh, mật tông... Nhưng ông ăn mặc thực hành giống một nhà sư. Về tính chính danh ông không là một người thuộc tôn giáo nào, từ phát ngôn của ông và từ chính GHPG VN đây là sự kiện từ phát ngôn của ông và văn bản chính thống. Như vậy, sự khởi đầu về hình ảnh của ông bắt nguồn từ sự hơi lắt léo trong tư duy, ông không nhận nhưng gọi những người làm giống mình là sư phụ, là thầy. Còn cơ bản, như ông nói, ông có thiện cảm và muốn tự thực hành theo một người sáng lập ra phật giáo là ngài Thích Ca. Đối với em, em thấy đây là điểm không chính danh cho nên ngay từ những ngày đầu không quá quân tâm, theo dõi chỉ thi thoảng để ý xem có sự vụ gì xôn xao.
Thứ hai, người mến mộ phật giáo thì hiểu giá trị của đạo lý này năm ở ba điều là ngài Thích Ca, đã nhập diệt gần 2,600 năm rồi, ngài chỉ còn biểu tượng là các bức tượng trong các ngôi chùa và các nguyên lý, chân lý của sự thật của tâm hay tâm linh nói chung và đa phần người theo hướng về; Giáo Pháp nằm ở nơi các bài kinh, sách luật, luận; và các Nhà Sư là người đang cố gắng thực hành theo giáo pháp và một số cũng giảng pháp, và họ cũng đều ở trong các ngôi chùa, tịnh xá, thiền viện. Với thời gian đã dài, cách xa thời ngài Thích Ca còn tại thế, phật giáo lan truyền qua nhiều thế hệ để đến ngày hôm nay, dù giáo lý lõi, những công hạnh đúng với giáo pháp sẽ có người thực hành đúng, người chệch, người nhiều người ít, và kinh sách được kể lại, giảng lại, dịch chuyển ngữ lại cũng rất khó truyền tải được giá trị lõi, tính túy uyên áo với khối lượng kinh sách, giáo luật quá đồ sộ. Bất cứ một cá nhân một nhà sư, hay cư sĩ có đóng góp lớn trong đạo nào cũng đều xem mình góp một bàn tay nhỏ bé trong dòng chảy giáo lý chung ấy hơn 2,600 năm qua. Chúng ta không phủ nhận, ngày càng nhiều người cả cư sĩ, và tu sĩ gặp khó khăn trong việc hiểu đúng và thực hành đúng giáo lý quá lớn, quá đồ sộ và bị phân nhánh thành nhiều hệ phái nên vô tình hoặc cố ý hành sai. Và điều này có thể thông cảm vì chính thời Phật còn tại thế, cũng có nhiều người phàm tăng, phàm cư sĩ làm không đúng mà từ đó giới luật sau một thời gian mới được chế ra, bổ sung dần. Ban đầu các đệ tử đa phần xuất chúng, tự động thu xếp việc hành đạo theo Phật mà ít sự vụ gì, nên chưa hình thành giới luật. Giai đoạn tháng ngày đầu tiên của dòng chảy phật giáo chưa có Giới Luật. Tuy vậy, giá trị của phật giáo ở Việt Nam còn tồn tại cho em và các cụ tìm hiểu, tham khảo là nhờ Phật, Pháp và Tăng nằm trong các ngôi chùa được duy trì, tiếp nối qua nhiều thế hệ và chắc chắn được gìn giữ bởi nhiều nhà sư hay cư sĩ đã cố gắng thực hành đúng ở mức nào đó theo lời Phật dạy. Nếu không thì Phật giáo ở VN đã biến mất hoặc gần như biến mất ở nhiều nước như Nhật, Hàn, Trung Quốc, thậm chí ở Ấn Độ. Việc ông Minh Tuệ từng vào chùa sau đó từ bỏ danh xưng, tính chính danh và ra ngoài tạo một hình tướng giống tăng sỹ cố gắng thực hành theo lời Phật dạy và được truyền thông tiếp sức đưa tin gần như một hình thức ly khai khỏi tăng đoàn, ông không còn kết nối với bất cứ thầy, chùa nào theo tính chất trao truyền, tiếp nối truyền thống nữa. Việc ông làm không có pháp luật nào điều chỉnh, cũng không có giáo luật nào ràng buộc với tinh thần tự giác, tự do của phật giáo nhưng rõ ràng nó tạo sự chia rẽ với điều gọi là mạch nguồn, hay dòng chảy phật giáo nói chúng ở trên dù có vài clip ông đến chùa nào đó, có lễ Phật, nhưng về phát ngôn của ông không thấy có sự kết nối hay tiếp nối nào cho Phật Pháp và Tăng vốn đang nằm trong các ngôi chùa. Cá nhân ai cũng sẽ đến lúc dừng lại cuộc đời, ông ấy cũng vậy. Em từng nói với một người bạn thân, có vẻ hâm mộ ông ấy rằng, giá như trên mỗi chặng đường không ấy đi bộ nam bắc, mỗi khi dừng chân qua đêm trên lộ trình nào đó mà gần môt ngôi chùa, ông chỉ xin các sư, thầy trụ trì của chùa đó ngủ qua đêm tại ngay nơi cổng hay sân chùa nào đó, là đủ ông tạo nên sự hòa hợp tăng dù chẳng cần phát ngôn thêm một lời nào. Không có cảm giác của sự ly khai tăng đoàn mà ông vẫn âm thầm song hành với Phật Pháp Tăng theo một cách thức riêng và trong sự hòa hợp. Tiếc là em không thấy có điều đó, ông phát ngôn trụ trì thì không phải thoát. Ngài Thích Ca xưa sau khi giác ngộ đã đứng lặng yên nhìn cây bồ đề 7 ngày để tỏ lòng biết ơn cội cây đã trợ duyên cho mình suốt 49 ngày thành đạo. Là người trong đạo, em cảm giác như ông M.T đang quay lưng lại với với chính cái dòng chảy mà ông nhờ đó biết đến phật giáo.
Thứ ba, với những điểm như trên, có thể thấy phật giáo là giáo lý bao la sâu kín khó học hiểu và thực hành đúng đến thế nào. Nhưng để đơn giản hóa câu chuyện, và bàn luận theo đúng hiểu biết hạn hẹp của người tại gia, em tạm quy vấn đề theo cách tóm lược lại giáo lý trong con đường trung đạo hay Bát Chánh Đạo (thấy biết đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, kiếm sống đúng, nỗ lực đúng, ghi nhận đúng và định đúng) mà Phật đã tìm ra sau khi từ bỏ khổ hạnh cực đoan đến suýt mất mạng sau 6 năm. Và ông MT cũng nó là đang học thôi nên em lại lược gọn giáo lý ở mức tối giản: Làm lành, lánh giữ và giữ tâm ý thanh tịnh. Như vậy, có thể hiểu là một người thực hành theo phật giáo nói chung thì nhân chủ về làm việc thiện, lành để đi theo đường bát chánh. Làm Lành nó là điều kiện cần, Việc tránh dữ nó là điều kiện đủ. Việc tránh dữ cũng là một cách hiểu ngắn gọn Giữ Giới. Giới nó là một biểu hiện tự nhiên thể hiện ra, nó không phải nhân chủ đạo của con đường bát chánh. Ví dụ một người được ngợi ca vì nỗ lực cứ giúp một người chứ không ai ngợi ca một người nào đó vì đã không hại mạng một người. Một người siêng năng giúp người thì nó tự biểu hiện ra người đó không có tâm ý làm hại, làm phiền người khác. Việc ông MT chủ trương Trì Giới, thực hành Hạnh Đầu Đà, dù hạnh này không hoàn toàn giống với ngài Ca Diếp là người SAU khi đắc đạo thì xin phép Phật duy trì lối sống khổ hạnh để làm gương cho cư sỹ và chư tăng và cũng là một phép so sánh với các pháp môn khổ hạnh thời đó rất nhiều để cho thấy tu sỹ Phật giáo cũng có thể kham nhẫn khổ hạnh, nhưng đó không phải chủ trương. Ngài là 1 người trong 10 người đại đệ tử của ngài Thích Ca, 9 vị khác không không hành hạnh đầu đà. Việc chủ trường trì giới hành hạnh đầu đà khi ông phát ngôn cho thấy, ông M.T đang có thể hiểu lầm, tư duy chưa phù hợp với con đường bát chánh mà đức Phật để lại. Giới không phải mục đích, không phải nhân của con đường bát chánh. Lấy giới là mục đích thực hành là một sư chấp thủ, tư duy tạo nhân để gặt quả trong ý thức, chỉ hình thành nên sự luân hồi tái sinh trong tâm thức. Em chia chia sẻ theo hiểu biết của mình về mặt giáo lý, không có ý phê phán vì khi tìm hiểu giáo lý, em biết tất cả ai cũng có thể có chỗ hiểu nhầm, hiểu sai. Chỉ những vị đi đến chánh định của tứ thiền, chấm dứt lậu hoặc, xóa vô minh mới hết sai lầm. Đương nhiên em cũng còn đầy chỗ hiểu sai hiểu nhầm. Các cụ đừng đặt nặng chỗ này với em, những trao đổi trên cũng có thể chưa đúng theo cách nhìn của các cụ.
Cuối cùng, việc đi bộ sang Ấn Độ có gì đặc biệt không? Ở VN từng có tu sỹ tam bộ nhất bái (3 bước lạy 1 lạy) từ thanh phố HCM tới Yên Tử, cũng gọi là thánh tích ở VN. Đây cũng là hạnh khó làm, nhưng với em cũng là trải nghiệm riêng của vị đó thôi, nó không phải phương pháp chung của con đường bát chánh. Cho nên ông MT cũng vậy, đi bộ chỉ là phương tiện thôi, không phải mục đích cứu cánh của việc tu. Phật thì nhập diệt lâu rồi, không còn ở Ấn nữa các thánh tích cũng chỉ còn là địa danh có thể có năng lượng thiện lành do nhiều người dùng tâm thiện hướng về. Nhiều người đi về rồi cũng vẫn y nguyên, không khác gì nhiều. Vì vậy, câu chuyện ông ấy sang thánh tích Ấn Độ với em cũng vậy. Em không thấy lợi ích gì lắm, thấy các cụ bàn luận xôn xao, nay cuối tuần thì góp vài lời trao đổi thôi.
Cuối tuần các cụ hoan hỉ!
Bác cứ phông bạt việc bác tu học lâu năm làm gì nhỉ? Người ta chỉ nhìn xem bác tinh tấn đến đâu thôi, dù cho bác có tu tập trăm năm mà vẫn lẹt bẹt như này thì kệ xác bác thôi. :))
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,074
Động cơ
108,404 Mã lực
Cụ check xem có phải giọng AI ko? em thấy bài viết đáng nể về độ … dài :))
Lành thay, lành thay ….
Đây là giọng văn tâm sự kể lể cụ ạ, không phải AI. :) Nhưng em thú thật là đã phải tính nước nhờ AI tóm tắt xem cụ ấy viết gì. Cuối cùng em vận dụng hết 10 thành công lực đọc hiểu của em mới ra được bản tóm tắt trên.

Mục 1, 2, 4 coi như bỏ. Mục 3 em biết là một số người tìm hiểu về đạo Phật có lăn tăn chứ không phải không. Nhưng kể cả có lăn tăn (bạn em) thì cũng đều kính trọng sư MT cả, vì đức hạnh và sự thiện lành tỏa ra từ sư là không thể phủ nhận. Nếu khi vui miệng bọn em bàn chuyện thì cũng chỉ bàn kiểu với con đường tu tập ấy thì lên được đến tầng trời nào :D, có vào cõi A di đà không, :D nhanh hay chậm, v.v... chứ mình là cái gì mà đi phê phán sư. Người thường như mình tham sân si còn đầy ra, làm sao so được với một vị đã coi thị phi của cuộc đời như gió thoảng.
 

ruou_nep_40

Xe tăng
Biển số
OF-760226
Ngày cấp bằng
18/2/21
Số km
1,469
Động cơ
113,071 Mã lực
Chào các cụ/mợ!
Em bị khóa nick mấy tháng do không để ý điễn đàn có quy định không đưa tin, trích dẫn thông tin chưa kiểm chứng, nhạy cảm về tôn giáo. Mới được thả mấy ngày, ngó qua thấy thớt này đông đảo cụ ngó nghiên bình luận ghê. Nay cuối tuần rảnh có vài ý góp vào thớt. Chủ đề này liên quan đến một công dân hành hương về thành tích Phật giáo bên Ấn, để có tính chính danh thì em là người mến mộ Phật giáo cũng quãng 20 năm nay rồi. Trong một dịp tham dự lễ kỷ niệm lễ 700 ngày mất Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử cùng một số người bạn thân và được khuyến khích, em đăng ký và trở thành người cư sỹ tại gia từ 2008 tại thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, vậy nên em trình bày vài điểm theo quan điểm là người có tính chính danh bên Phật giáo.
Thứ nhất, không phải bây giờ mà từ đầu năm 2024, bản thân em đã lấn cấn vì người bộ hành tự xưng Thích Minh Tuệ khi ông không nhận là là thầy, sư, cũng không nhận là cư sỹ theo môn phái, hệ phái nào dù là nam tông, bắc tông, thiền, tịnh, mật tông... Nhưng ông ăn mặc thực hành giống một nhà sư. Về tính chính danh ông không là một người thuộc tôn giáo nào, từ phát ngôn của ông và từ chính GHPG VN đây là sự kiện từ phát ngôn của ông và văn bản chính thống. Như vậy, sự khởi đầu về hình ảnh của ông bắt nguồn từ sự hơi lắt léo trong tư duy, ông không nhận nhưng gọi những người làm giống mình là sư phụ, là thầy. Còn cơ bản, như ông nói, ông có thiện cảm và muốn tự thực hành theo một người sáng lập ra phật giáo là ngài Thích Ca. Đối với em, em thấy đây là điểm không chính danh cho nên ngay từ những ngày đầu không quá quân tâm, theo dõi chỉ thi thoảng để ý xem có sự vụ gì xôn xao.
Thứ hai, người mến mộ phật giáo thì hiểu giá trị của đạo lý này năm ở ba điều là ngài Thích Ca, đã nhập diệt gần 2,600 năm rồi, ngài chỉ còn biểu tượng là các bức tượng trong các ngôi chùa và các nguyên lý, chân lý của sự thật của tâm hay tâm linh nói chung và đa phần người theo hướng về; Giáo Pháp nằm ở nơi các bài kinh, sách luật, luận; và các Nhà Sư là người đang cố gắng thực hành theo giáo pháp và một số cũng giảng pháp, và họ cũng đều ở trong các ngôi chùa, tịnh xá, thiền viện. Với thời gian đã dài, cách xa thời ngài Thích Ca còn tại thế, phật giáo lan truyền qua nhiều thế hệ để đến ngày hôm nay, dù giáo lý lõi, những công hạnh đúng với giáo pháp sẽ có người thực hành đúng, người chệch, người nhiều người ít, và kinh sách được kể lại, giảng lại, dịch chuyển ngữ lại cũng rất khó truyền tải được giá trị lõi, tính túy uyên áo với khối lượng kinh sách, giáo luật quá đồ sộ. Bất cứ một cá nhân một nhà sư, hay cư sĩ có đóng góp lớn trong đạo nào cũng đều xem mình góp một bàn tay nhỏ bé trong dòng chảy giáo lý chung ấy hơn 2,600 năm qua. Chúng ta không phủ nhận, ngày càng nhiều người cả cư sĩ, và tu sĩ gặp khó khăn trong việc hiểu đúng và thực hành đúng giáo lý quá lớn, quá đồ sộ và bị phân nhánh thành nhiều hệ phái nên vô tình hoặc cố ý hành sai. Và điều này có thể thông cảm vì chính thời Phật còn tại thế, cũng có nhiều người phàm tăng, phàm cư sĩ làm không đúng mà từ đó giới luật sau một thời gian mới được chế ra, bổ sung dần. Ban đầu các đệ tử đa phần xuất chúng, tự động thu xếp việc hành đạo theo Phật mà ít sự vụ gì, nên chưa hình thành giới luật. Giai đoạn tháng ngày đầu tiên của dòng chảy phật giáo chưa có Giới Luật. Tuy vậy, giá trị của phật giáo ở Việt Nam còn tồn tại cho em và các cụ tìm hiểu, tham khảo là nhờ Phật, Pháp và Tăng nằm trong các ngôi chùa được duy trì, tiếp nối qua nhiều thế hệ và chắc chắn được gìn giữ bởi nhiều nhà sư hay cư sĩ đã cố gắng thực hành đúng ở mức nào đó theo lời Phật dạy. Nếu không thì Phật giáo ở VN đã biến mất hoặc gần như biến mất ở nhiều nước như Nhật, Hàn, Trung Quốc, thậm chí ở Ấn Độ. Việc ông Minh Tuệ từng vào chùa sau đó từ bỏ danh xưng, tính chính danh và ra ngoài tạo một hình tướng giống tăng sỹ cố gắng thực hành theo lời Phật dạy và được truyền thông tiếp sức đưa tin gần như một hình thức ly khai khỏi tăng đoàn, ông không còn kết nối với bất cứ thầy, chùa nào theo tính chất trao truyền, tiếp nối truyền thống nữa. Việc ông làm không có pháp luật nào điều chỉnh, cũng không có giáo luật nào ràng buộc với tinh thần tự giác, tự do của phật giáo nhưng rõ ràng nó tạo sự chia rẽ với điều gọi là mạch nguồn, hay dòng chảy phật giáo nói chúng ở trên dù có vài clip ông đến chùa nào đó, có lễ Phật, nhưng về phát ngôn của ông không thấy có sự kết nối hay tiếp nối nào cho Phật Pháp và Tăng vốn đang nằm trong các ngôi chùa. Cá nhân ai cũng sẽ đến lúc dừng lại cuộc đời, ông ấy cũng vậy. Em từng nói với một người bạn thân, có vẻ hâm mộ ông ấy rằng, giá như trên mỗi chặng đường không ấy đi bộ nam bắc, mỗi khi dừng chân qua đêm trên lộ trình nào đó mà gần môt ngôi chùa, ông chỉ xin các sư, thầy trụ trì của chùa đó ngủ qua đêm tại ngay nơi cổng hay sân chùa nào đó, là đủ ông tạo nên sự hòa hợp tăng dù chẳng cần phát ngôn thêm một lời nào. Không có cảm giác của sự ly khai tăng đoàn mà ông vẫn âm thầm song hành với Phật Pháp Tăng theo một cách thức riêng và trong sự hòa hợp. Tiếc là em không thấy có điều đó, ông phát ngôn trụ trì thì không phải thoát. Ngài Thích Ca xưa sau khi giác ngộ đã đứng lặng yên nhìn cây bồ đề 7 ngày để tỏ lòng biết ơn cội cây đã trợ duyên cho mình suốt 49 ngày thành đạo. Là người trong đạo, em cảm giác như ông M.T đang quay lưng lại với với chính cái dòng chảy mà ông nhờ đó biết đến phật giáo.
Thứ ba, với những điểm như trên, có thể thấy phật giáo là giáo lý bao la sâu kín khó học hiểu và thực hành đúng đến thế nào. Nhưng để đơn giản hóa câu chuyện, và bàn luận theo đúng hiểu biết hạn hẹp của người tại gia, em tạm quy vấn đề theo cách tóm lược lại giáo lý trong con đường trung đạo hay Bát Chánh Đạo (thấy biết đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, kiếm sống đúng, nỗ lực đúng, ghi nhận đúng và định đúng) mà Phật đã tìm ra sau khi từ bỏ khổ hạnh cực đoan đến suýt mất mạng sau 6 năm. Và ông MT cũng nó là đang học thôi nên em lại lược gọn giáo lý ở mức tối giản: Làm lành, lánh giữ và giữ tâm ý thanh tịnh. Như vậy, có thể hiểu là một người thực hành theo phật giáo nói chung thì nhân chủ về làm việc thiện, lành để đi theo đường bát chánh. Làm Lành nó là điều kiện cần, Việc tránh dữ nó là điều kiện đủ. Việc tránh dữ cũng là một cách hiểu ngắn gọn Giữ Giới. Giới nó là một biểu hiện tự nhiên thể hiện ra, nó không phải nhân chủ đạo của con đường bát chánh. Ví dụ một người được ngợi ca vì nỗ lực cứ giúp một người chứ không ai ngợi ca một người nào đó vì đã không hại mạng một người. Một người siêng năng giúp người thì nó tự biểu hiện ra người đó không có tâm ý làm hại, làm phiền người khác. Việc ông MT chủ trương Trì Giới, thực hành Hạnh Đầu Đà, dù hạnh này không hoàn toàn giống với ngài Ca Diếp là người SAU khi đắc đạo thì xin phép Phật duy trì lối sống khổ hạnh để làm gương cho cư sỹ và chư tăng và cũng là một phép so sánh với các pháp môn khổ hạnh thời đó rất nhiều để cho thấy tu sỹ Phật giáo cũng có thể kham nhẫn khổ hạnh, nhưng đó không phải chủ trương. Ngài là 1 người trong 10 người đại đệ tử của ngài Thích Ca, 9 vị khác không không hành hạnh đầu đà. Việc chủ trường trì giới hành hạnh đầu đà khi ông phát ngôn cho thấy, ông M.T đang có thể hiểu lầm, tư duy chưa phù hợp với con đường bát chánh mà đức Phật để lại. Giới không phải mục đích, không phải nhân của con đường bát chánh. Lấy giới là mục đích thực hành là một sư chấp thủ, tư duy tạo nhân để gặt quả trong ý thức, chỉ hình thành nên sự luân hồi tái sinh trong tâm thức. Em chia chia sẻ theo hiểu biết của mình về mặt giáo lý, không có ý phê phán vì khi tìm hiểu giáo lý, em biết tất cả ai cũng có thể có chỗ hiểu nhầm, hiểu sai. Chỉ những vị đi đến chánh định của tứ thiền, chấm dứt lậu hoặc, xóa vô minh mới hết sai lầm. Đương nhiên em cũng còn đầy chỗ hiểu sai hiểu nhầm. Các cụ đừng đặt nặng chỗ này với em, những trao đổi trên cũng có thể chưa đúng theo cách nhìn của các cụ.
Cuối cùng, việc đi bộ sang Ấn Độ có gì đặc biệt không? Ở VN từng có tu sỹ tam bộ nhất bái (3 bước lạy 1 lạy) từ thanh phố HCM tới Yên Tử, cũng gọi là thánh tích ở VN. Đây cũng là hạnh khó làm, nhưng với em cũng là trải nghiệm riêng của vị đó thôi, nó không phải phương pháp chung của con đường bát chánh. Cho nên ông MT cũng vậy, đi bộ chỉ là phương tiện thôi, không phải mục đích cứu cánh của việc tu. Phật thì nhập diệt lâu rồi, không còn ở Ấn nữa các thánh tích cũng chỉ còn là địa danh có thể có năng lượng thiện lành do nhiều người dùng tâm thiện hướng về. Nhiều người đi về rồi cũng vẫn y nguyên, không khác gì nhiều. Vì vậy, câu chuyện ông ấy sang thánh tích Ấn Độ với em cũng vậy. Em không thấy lợi ích gì lắm, thấy các cụ bàn luận xôn xao, nay cuối tuần thì góp vài lời trao đổi thôi.
Cuối tuần các cụ hoan hỉ!
Mợ tu hành gần 20 năm như thế rồi mà vẫn còn Sân lắm, tu tập học theo Giáo luật hơi chậm

Cốt lõi giáo lý của Đạo Phật là Ngũ giới và Thập thiện
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
7,004
Động cơ
543,134 Mã lực
Cập nhập trưa nay: đám Chúng Diu Túp Bơ tiếp tục đổ bộ sang Thái quay chụp các kiểu, bị nhà sư bản địa nhắc nhở, nhưng không biết có hiểu gì không, có 1 chú Chúng Diu Túp Bơ tranh luận căng thẳng với anh Báu, hình như lại đại đệ tử của Bạch Cốt Tinh ở Síp, đuối quá lại thôi nhưng về tha hồ lại đơm đặt
 

traitotbung

Xe hơi
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
153
Động cơ
24,925 Mã lực
Cập nhập trưa nay: đám Chúng Diu Túp Bơ tiếp tục đổ bộ sang Thái quay chụp các kiểu, bị nhà sư bản địa nhắc nhở, nhưng không biết có hiểu gì không, có 1 chú Chúng Diu Túp Bơ tranh luận căng thẳng với anh Báu, hình như lại đại đệ tử của Bạch Cốt Tinh ở Síp, đuối quá lại thôi nhưng về tha hồ lại đơm đặt
Sư cứ đi bộ hành, nhưng xung quanh Sư sẽ có những hình ảnh, hành động tốt đẹp và cả những hình ảnh của các hành động xấu xí, người Thái thấy, khán giả trong nước thấy. Anh Báu khi xưa là nhà sư phạm, giảng viên…giờ va tụi youtuber thì cũng bỏ hết :)
 

ar3a

Xe container
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
5,008
Động cơ
543,477 Mã lực
Cụ có thể chia sẻ thêm năm 2008 cụ quy y cư sỹ tại gia ở Trúc Lâm Yên Tử (ở Uông Bí?) thầy của cụ lúc đó là ai và hiện nay là ai không.

Hiện nay có trao đổi nào trong phái Trúc Lâm về hiện tượng cụ MT không - có quan điểm chung nào hay huấn giảng nào của cụ Thích Thanh Từ - Tông chủ phái Trúc Lâm về hiện tượng cụ MT ko? Cảm ơn cụ
Khả năng cao là đệ tử của TCQ cụ ạ. Trước vì tội bênh TCQ nhiều quá nên bị khóa nick mấy tháng mà vẫn chưa rút ra được bài học.
 

tridaulau

Xe tăng
Biển số
OF-320828
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
1,202
Động cơ
717,420 Mã lực
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
234
Động cơ
8,081 Mã lực
Khả năng cao là đệ tử của TCQ cụ ạ. Trước vì tội bênh TCQ nhiều quá nên bị khóa nick mấy tháng mà vẫn chưa rút ra được bài học.
Em hỏi cho rõ chứ lại mang danh "Trúc Lâm Yên Tử" thì phiền. Quan điểm của cụ anhtrangvn là quan điểm cá nhân hay quan điểm Trúc Lâm
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,229
Động cơ
673,682 Mã lực
Em hỏi cho rõ chứ lại mang danh "Trúc Lâm Yên Tử" thì phiền. Quan điểm của cụ anhtrangvn là quan điểm cá nhân hay quan điểm Trúc Lâm
Cụ ấy nói quan điểm của một người có tính chính danh bên Phật giáo (cụ ấy là cư sỹ) nên có nghĩa là quan điểm cá nhân của một cư sỹ (cũng ko đại diện cho các cư sỹ khác)
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,453
Động cơ
17,707 Mã lực
Cụ ấy nói quan điểm của một người có tính chính danh bên Phật giáo (cụ ấy là cư sỹ) nên có nghĩa là quan điểm cá nhân của một cư sỹ (cũng ko đại diện cho các cư sỹ khác)
Thế nào là chính danh nhỉ. Ngài Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn hơn 2000 năm rồi, kể từ đó Ngài có thu nhận thêm đệ tử nào đâu? Giờ toàn tự nhận là đệ tử Ngài thôi, nên xét về tính chính danh là bình đẳng như nhau cả.
 

KUIMIA

Xe hơi
Biển số
OF-505777
Ngày cấp bằng
20/4/17
Số km
164
Động cơ
55,364 Mã lực
Tuổi
38
Má ơi, em tự nghĩ mình đã là đứa viết dài, do bệnh nghề nghiệp, nay mới thấy người còn viết dài hơn. Ngày xưa đi học Văn em viết được 4 mặt giấy thì chắc cụ phải viết được 4 tờ giấy đúp 4 mặt.

Tựu trung lại ý của cụ là:
1. Cụ lấn cấn với ông TMT từ trước khi có truyền thông nhảy vào.
2. Tăng đoàn, Giáo hội là những thiết chế giúp duy trì và mở rộng giáo lý nhà Phật. Ông TMT tách khỏi tăng đoàn, chùa, GH là không nên, không được.
3. Giữ giới là không làm điều sai, nhưng Bát chánh đạo là phải làm điều đúng. Vì thế giữ giới chỉ là một điều tự nhiên chứ không phải là điều quan trọng trong Bát chánh đạo. Ông TMT lấy giới làm nhân để hy vọng đạt quả là đã đi sai đường.
4. Đi thăm thánh tích ở Ấn Độ là chuyện không có gì đặc biệt, không hỗ trợ nhiều cho việc tu tập.

Em liệt kê ra để các cụ mợ khác nếu hứng thú phản biện với cụ mà không đọc nổi do quá dài thì vào xem tóm tắt. Bản thân em không có ý định phản biện, vì bài cụ và bài này của em rồi sẽ bị xóa thôi. :D Lúc nào rảnh em sẽ mở hẳn một thớt khác chuyên về thảo luận các đường hướng tu tập để khỏi lạc đề.
Cảm ơn tâm huyết tóm tắt của cụ, rất đầy đủ súc tích. Em đọc dc 2 đoạn đầu thì e rút gọn luôn ý chính là cụ ấy đề cập việc không chính danh cũng như lang thang vật vờ như vậy không sướng như tu ở nhà, ở chùa thế là em ngưng k đọc. Tu sướng quen rồi khổ không chịu dc.
 

traitotbung

Xe hơi
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
153
Động cơ
24,925 Mã lực
Thế nào là chính danh nhỉ. Ngài Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn hơn 2000 năm rồi, kể từ đó Ngài có thu nhận thêm đệ tử nào đâu? Giờ toàn tự nhận là đệ tử Ngài thôi, nên xét về tính chính danh là bình đẳng như nhau cả.
Ý cụ anhtrangvn là cụ ý mua hàng tại nơi có địa chỉ hoá đơn rõ ràng. Còn anh em mua online trên mạng, không hoá đơn. Cụ ý quên là sự phát triển của xã hội thông tin làm tê liệt kiểu kinh doanh truyền thống.
 
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
234
Động cơ
8,081 Mã lực
Theo em thì chả cần tranh luận với những nick kiểu này. Cứ bỏ qua thì họ cũng sẽ chán thôi.
Em có tranh luận đâu :) em chỉ hỏi để biết cụ ấy có đại diện hay còn liên quan gì Trúc Lâm không? Vì cụ ấy có nói cụ ấy “chính danh”.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,089
Động cơ
854,901 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thích Chân Quang cũng từng là Thượng tọa có thể coi là Bố của Cư sĩ mà còn bằng rởm phát ngôn thằng nọ thằng kia giờ không biết trôi dạt ở đâu rồi

Nick anhtrangvn lúc bàn về Thích Chân Quang vào bênh ác lắm nên mới bị khoá nick mà
Lý thuyết xuông, kiểu đọc thuộc từng câu, từng chữ, nhớ từng dấu chấm, phẩy, ... mà cuối cùng chả nhớ được gì.
 
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
234
Động cơ
8,081 Mã lực
Thế nào là chính danh nhỉ. Ngài Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn hơn 2000 năm rồi, kể từ đó Ngài có thu nhận thêm đệ tử nào đâu? Giờ toàn tự nhận là đệ tử Ngài thôi, nên xét về tính chính danh là bình đẳng như nhau cả.
Cụ Hà bát giới sơn tây phố cũng chính danh đấy không đùa được đâu có giấy chứng nhận quy y đàng hoàng; Phước Nghiêm em tin cũng có bằng chứng nhận cư sỹ PG Hoà Hảo … tổng số hiện nay có 4,6 triệu cư sỹ Phật tử có bằng
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top