- Biển số
- OF-874007
- Ngày cấp bằng
- 1/1/25
- Số km
- 233
- Động cơ
- 8,082 Mã lực
Cụ có thể chia sẻ thêm năm 2008 cụ quy y cư sỹ tại gia ở Trúc Lâm Yên Tử (ở Uông Bí?) thầy của cụ lúc đó là ai và hiện nay là ai không.Chào các cụ/mợ!
Em bị khóa nick mấy tháng do không để ý điễn đàn có quy định không đưa tin, trích dẫn thông tin chưa kiểm chứng, nhạy cảm về tôn giáo. Mới được thả mấy ngày, ngó qua thấy thớt này đông đảo cụ ngó nghiên bình luận ghê. Nay cuối tuần rảnh có vài ý góp vào thớt. Chủ đề này liên quan đến một công dân hành hương về thành tích Phật giáo bên Ấn, để có tính chính danh thì em là người mến mộ Phật giáo cũng quãng 20 năm nay rồi. Trong một dịp tham dự lễ kỷ niệm lễ 700 ngày mất Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử cùng một số người bạn thân và được khuyến khích, em đăng ký và trở thành người cư sỹ tại gia từ 2008 tại thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, vậy nên em trình bày vài điểm theo quan điểm là người có tính chính danh bên Phật giáo.
Thứ nhất, không phải bây giờ mà từ đầu năm 2024, bản thân em đã lấn cấn vì người bộ hành tự xưng Thích Minh Tuệ khi ông không nhận là là thầy, sư, cũng không nhận là cư sỹ theo môn phái, hệ phái nào dù là nam tông, bắc tông, thiền, tịnh, mật tông... Nhưng ông ăn mặc thực hành giống một nhà sư. Về tính chính danh ông không là một người thuộc tôn giáo nào, từ phát ngôn của ông và từ chính GHPG VN đây là sự kiện từ phát ngôn của ông và văn bản chính thống. Như vậy, sự khởi đầu về hình ảnh của ông bắt nguồn từ sự hơi lắt léo trong tư duy, ông không nhận nhưng gọi những người làm giống mình là sư phụ, là thầy. Còn cơ bản, như ông nói, ông có thiện cảm và muốn tự thực hành theo một người sáng lập ra phật giáo là ngài Thích Ca. Đối với em, em thấy đây là điểm không chính danh cho nên ngay từ những ngày đầu không quá quân tâm, theo dõi chỉ thi thoảng để ý xem có sự vụ gì xôn xao.
Thứ hai, người mến mộ phật giáo thì hiểu giá trị của đạo lý này năm ở ba điều là ngài Thích Ca, đã nhập diệt gần 2,600 năm rồi, ngài chỉ còn biểu tượng là các bức tượng trong các ngôi chùa và các nguyên lý, chân lý của sự thật của tâm hay tâm linh nói chung và đa phần người theo hướng về; Giáo Pháp nằm ở nơi các bài kinh, sách luật, luận; và các Nhà Sư là người đang cố gắng thực hành theo giáo pháp và một số cũng giảng pháp, và họ cũng đều ở trong các ngôi chùa, tịnh xá, thiền viện. Với thời gian đã dài, cách xa thời ngài Thích Ca còn tại thế, phật giáo lan truyền qua nhiều thế hệ để đến ngày hôm nay, dù giáo lý lõi, những công hạnh đúng với giáo pháp sẽ có người thực hành đúng, người chệch, người nhiều người ít, và kinh sách được kể lại, giảng lại, dịch chuyển ngữ lại cũng rất khó truyền tải được giá trị lõi, tính túy uyên áo với khối lượng kinh sách, giáo luật quá đồ sộ. Bất cứ một cá nhân một nhà sư, hay cư sĩ có đóng góp lớn trong đạo nào cũng đều xem mình góp một bàn tay nhỏ bé trong dòng chảy giáo lý chung ấy hơn 2,600 năm qua. Chúng ta không phủ nhận, ngày càng nhiều người cả cư sĩ, và tu sĩ gặp khó khăn trong việc hiểu đúng và thực hành đúng giáo lý quá lớn, quá đồ sộ và bị phân nhánh thành nhiều hệ phái nên vô tình hoặc cố ý hành sai. Và điều này có thể thông cảm vì chính thời Phật còn tại thế, cũng có nhiều người phàm tăng, phàm cư sĩ làm không đúng mà từ đó giới luật sau một thời gian mới được chế ra, bổ sung dần. Ban đầu các đệ tử đa phần xuất chúng, tự động thu xếp việc hành đạo theo Phật mà ít sự vụ gì, nên chưa hình thành giới luật. Giai đoạn tháng ngày đầu tiên của dòng chảy phật giáo chưa có Giới Luật. Tuy vậy, giá trị của phật giáo ở Việt Nam còn tồn tại cho em và các cụ tìm hiểu, tham khảo là nhờ Phật, Pháp và Tăng nằm trong các ngôi chùa được duy trì, tiếp nối qua nhiều thế hệ và chắc chắn được gìn giữ bởi nhiều nhà sư hay cư sĩ đã cố gắng thực hành đúng ở mức nào đó theo lời Phật dạy. Nếu không thì Phật giáo ở VN đã biến mất hoặc gần như biến mất ở nhiều nước như Nhật, Hàn, Trung Quốc, thậm chí ở Ấn Độ. Việc ông Minh Tuệ từng vào chùa sau đó từ bỏ danh xưng, tính chính danh và ra ngoài tạo một hình tướng giống tăng sỹ cố gắng thực hành theo lời Phật dạy và được truyền thông tiếp sức đưa tin gần như một hình thức ly khai khỏi tăng đoàn, ông không còn kết nối với bất cứ thầy, chùa nào theo tính chất trao truyền, tiếp nối truyền thống nữa. Việc ông làm không có pháp luật nào điều chỉnh, cũng không có giáo luật nào ràng buộc với tinh thần tự giác, tự do của phật giáo nhưng rõ ràng nó tạo sự chia rẽ với điều gọi là mạch nguồn, hay dòng chảy phật giáo nói chúng ở trên dù có vài clip ông đến chùa nào đó, có lễ Phật, nhưng về phát ngôn của ông không thấy có sự kết nối hay tiếp nối nào cho Phật Pháp và Tăng vốn đang nằm trong các ngôi chùa. Cá nhân ai cũng sẽ đến lúc dừng lại cuộc đời, ông ấy cũng vậy. Em từng nói với một người bạn thân, có vẻ hâm mộ ông ấy rằng, giá như trên mỗi chặng đường không ấy đi bộ nam bắc, mỗi khi dừng chân qua đêm trên lộ trình nào đó mà gần môt ngôi chùa, ông chỉ xin các sư, thầy trụ trì của chùa đó ngủ qua đêm tại ngay nơi cổng hay sân chùa nào đó, là đủ ông tạo nên sự hòa hợp tăng dù chẳng cần phát ngôn thêm một lời nào. Không có cảm giác của sự ly khai tăng đoàn mà ông vẫn âm thầm song hành với Phật Pháp Tăng theo một cách thức riêng và trong sự hòa hợp. Tiếc là em không thấy có điều đó, ông phát ngôn trụ trì thì không phải thoát. Ngài Thích Ca xưa sau khi giác ngộ đã đứng lặng yên nhìn cây bồ đề 7 ngày để tỏ lòng biết ơn cội cây đã trợ duyên cho mình suốt 49 ngày thành đạo. Là người trong đạo, em cảm giác như ông M.T đang quay lưng lại với với chính cái dòng chảy mà ông nhờ đó biết đến phật giáo.
Thứ ba, với những điểm như trên, có thể thấy phật giáo là giáo lý bao la sâu kín khó học hiểu và thực hành đúng đến thế nào. Nhưng để đơn giản hóa câu chuyện, và bàn luận theo đúng hiểu biết hạn hẹp của người tại gia, em tạm quy vấn đề theo cách tóm lược lại giáo lý trong con đường trung đạo hay Bát Chánh Đạo (thấy biết đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, kiếm sống đúng, nỗ lực đúng, ghi nhận đúng và định đúng) mà Phật đã tìm ra sau khi từ bỏ khổ hạnh cực đoan đến suýt mất mạng sau 6 năm. Và ông MT cũng nó là đang học thôi nên em lại lược gọn giáo lý ở mức tối giản: Làm lành, lánh giữ và giữ tâm ý thanh tịnh. Như vậy, có thể hiểu là một người thực hành theo phật giáo nói chung thì nhân chủ về làm việc thiện, lành để đi theo đường bát chánh. Làm Lành nó là điều kiện cần, Việc tránh dữ nó là điều kiện đủ. Việc tránh dữ cũng là một cách hiểu ngắn gọn Giữ Giới. Giới nó là một biểu hiện tự nhiên thể hiện ra, nó không phải nhân chủ đạo của con đường bát chánh. Ví dụ một người được ngợi ca vì nỗ lực cứ giúp một người chứ không ai ngợi ca một người nào đó vì đã không hại mạng một người. Một người siêng năng giúp người thì nó tự biểu hiện ra người đó không có tâm ý làm hại, làm phiền người khác. Việc ông MT chủ trương Trì Giới, thực hành Hạnh Đầu Đà, dù hạnh này không hoàn toàn giống với ngài Ca Diếp là người SAU khi đắc đạo thì xin phép Phật duy trì lối sống khổ hạnh để làm gương cho cư sỹ và chư tăng và cũng là một phép so sánh với các pháp môn khổ hạnh thời đó rất nhiều để cho thấy tu sỹ Phật giáo cũng có thể kham nhẫn khổ hạnh, nhưng đó không phải chủ trương. Ngài là 1 người trong 10 người đại đệ tử của ngài Thích Ca, 9 vị khác không không hành hạnh đầu đà. Việc chủ trường trì giới hành hạnh đầu đà khi ông phát ngôn cho thấy, ông M.T đang có thể hiểu lầm, tư duy chưa phù hợp với con đường bát chánh mà đức Phật để lại. Giới không phải mục đích, không phải nhân của con đường bát chánh. Lấy giới là mục đích thực hành là một sư chấp thủ, tư duy tạo nhân để gặt quả trong ý thức, chỉ hình thành nên sự luân hồi tái sinh trong tâm thức. Em chia chia sẻ theo hiểu biết của mình về mặt giáo lý, không có ý phê phán vì khi tìm hiểu giáo lý, em biết tất cả ai cũng có thể có chỗ hiểu nhầm, hiểu sai. Chỉ những vị đi đến chánh định của tứ thiền, chấm dứt lậu hoặc, xóa vô minh mới hết sai lầm. Đương nhiên em cũng còn đầy chỗ hiểu sai hiểu nhầm. Các cụ đừng đặt nặng chỗ này với em, những trao đổi trên cũng có thể chưa đúng theo cách nhìn của các cụ.
Cuối cùng, việc đi bộ sang Ấn Độ có gì đặc biệt không? Ở VN từng có tu sỹ tam bộ nhất bái (3 bước lạy 1 lạy) từ thanh phố HCM tới Yên Tử, cũng gọi là thánh tích ở VN. Đây cũng là hạnh khó làm, nhưng với em cũng là trải nghiệm riêng của vị đó thôi, nó không phải phương pháp chung của con đường bát chánh. Cho nên ông MT cũng vậy, đi bộ chỉ là phương tiện thôi, không phải mục đích cứu cánh của việc tu. Phật thì nhập diệt lâu rồi, không còn ở Ấn nữa các thánh tích cũng chỉ còn là địa danh có thể có năng lượng thiện lành do nhiều người dùng tâm thiện hướng về. Nhiều người đi về rồi cũng vẫn y nguyên, không khác gì nhiều. Vì vậy, câu chuyện ông ấy sang thánh tích Ấn Độ với em cũng vậy. Em không thấy lợi ích gì lắm, thấy các cụ bàn luận xôn xao, nay cuối tuần thì góp vài lời trao đổi thôi.
Cuối tuần các cụ hoan hỉ!
Hiện nay có trao đổi nào trong phái Trúc Lâm về hiện tượng cụ MT không - có quan điểm chung nào hay huấn giảng nào của cụ Thích Thanh Từ - Tông chủ phái Trúc Lâm về hiện tượng cụ MT ko? Cảm ơn cụ