- Biển số
- OF-106865
- Ngày cấp bằng
- 27/7/11
- Số km
- 110
- Động cơ
- 394,765 Mã lực
Đồ Sơn nhiều gái xinh hơn hơn các bãi biển khác....e thề e hứa e đảm bảo đấy....tạo e là ng Hải Phòng đi tứ xứ rồi mà
Căn nhà này gọi là Đồng hồ 3 chuông, 1 thời là Thư viện Thành phố, ở góc Minh Khai - Điện Biên Phủ, đối diện Bách hóa tổng hợp Cụ Greenland nhỉ.
Em có tấm ảnh này, không biết cụ kentdju đã xem chưa?Cụ Greenland có bức ảnh hoặc thông tin nào về cây cầu treo bắc qua hồ Tam Bạc trước đây không thì up lên cho ae được biết nhé.
Cụ nói chí phải. Ha noi có chợ Đồng Xuân, SG có chợ Bến Thành, Huế có cầu Tràng tiền, đều là những kiến trúc có trí tuệ người Pháp. Hà Nội muốn phục hồi cầu Paul Doumer.., tất cả có phải phần văn hoá vật thể người Pháp mang lại cho ta thừa kế và đáng tiếc là nhiều phần phá hoại...Greenland: Những bài giảng về sự bóc lột thuộc địa của người Pháp chúng ta đã học quá nhiều, nhưng bài học về cách xây dựng và đầu tư của người Pháp thì hầu như chúng ta đã và đang lãng quên
Thán phục sự hiểu biết của cụ. Cách đây mấy năm em có quan tâm bài báo gốc của Newton xuất bản vè hiện tượng thủy triều ở đây. Theo em thì địa danh Batsha không phải ở bán đảo Đồ Sơn mà một làng chài khác phía của sông Văn Úc. Nếu cụ ở HN và vẫn quan tâm việc này, có thể gặp nhau trao đổi thêm!
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m.
Khi nhắc đến Đồ Sơn người ta nghĩ ngay đến một trong những khu du lịch nổi tiếng của miền Bắc. Nhưng tiềm năng du lịch của Đồ Sơn mới bắt đầu được khai thác bởi người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX.
Còn trước đó hơn 2 thế kỷ, trong các thế kỷ XVII - XVIII, dù tên gọi Đồ Sơn chưa được nhắc tới nhưng trong thư tịch và bản đồ cổ của những nhà hàng hải, thương nhân châu Âu tới Đàng Ngoài (chủ yếu là người Hà Lan và người Anh) thì tên gọi Batsha hay Batshaw đã xuất hiện phổ biển. Ngày nay người ta đã xác định được vị trí của Batsha (Batshaw) ở các thế kỷ XVII - XVIII là một làng chài (hoặc xóm chài) nằm trên bán đảo Đồ Sơn.
Hơi dài dòng một chút nhưng những thông tin dưới đây khá thú vị nên em vẫn muốn chia sẻ với các cụ.
Theo như mô tả của nhà hàng hải người Anh ở thế kỷ XVII William Dampier trong cuốn sách Du hành và Khám phá năm 1688, cư dân sống ở làng chài mang tên Batsha (Đồ Sơn ngày nay) không chỉ làm nghề đánh cá mà còn kiêm luôn vai trò làm hoa tiêu dẫn đường cho những thuyền buôn phương Tây vào vùng cửa sông Thái Bình thuộc khu vực các huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Đây là khu vực chủ yếu ở Đàng Ngoài nơi mà các thương thuyền đến từ phương Tây như Hà Lan hay Vương quốc Anh được tự do ra vào, buôn bán trao đổi hàng hoá và lưu trú lâu dài vào thời đó.
Nhưng không phải chỉ những nhà hàng hải hay thương nhân châu Âu mới chú ý đến vai trò của Batsha (Batshaw) trên con đường thương mại của xứ Đàng Ngoài mà đến cả những tên tuổi vĩ đại trong lịch sử khoa học như Isaac Newton và Pierre-Simon Laplace cũng nhắc đến địa danhBatsha (Đồ Sơn) trong các tác phẩm của họ bởi hiện tượng thủy triều đặc biệt ở vùng biển Đồ Sơn.
Trong tác phẩm khoa học kinh điển Principia Mathematica của nhà nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại người Anh Isaac Newton xuất bản (nguyên bản tiếng Latinh) lần đầu vào năm 1687 có nhắc đến địa danh cảng Batsham nằm trong vĩ độ 20°50' bắc, thuộc vương quốc Tunquini (xứ Đàng Ngoài), nơi mà thủy triều lên xuống chỉ một lần trong ngày. Newton cũng cho biết ông có được thông tin đó từ những nhà hàng hải, những người có thể đã từng du hành tới Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII.
Hơn một thế kỷ sau đó, một nhà nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại khác là Pierre-Simon Laplace (người được giới khoa học mệnh danh là Newton của nước Pháp) đã nhắc lại hiện tượng thủy triều ở Batsha trong tác phẩm nổi tiếng của ông xuất bản năm 1796 có tựa đề Exposition du système du monde.
Đặc biệt nhật triều đều của đảo Hòn Dáu Đồ Sơn là một trường hợp điển hình của thế giới:
Theo các cụ bẩu rằng: đi đền bà Đế mà đi với người yêu thì 2 người sẽ ko đến được với nhau đâu, đi với gấu chính chủ thì okCụ giải thích hộ em với
Cầu này theo em là cầu bắc qua hồ Tam Bạc ở trung tâm thành phố phải ko các cụ bô lão HP...Dạo này báo chí oánh Đồ Sơn quê em ghê quá...Khổ...Em có tấm ảnh này, không biết cụ kentdju đã xem chưa?
2. Lâu đài Vạn Hoa
Lâu đài Vạn Hoa nằm trên mỏm núi cuối cùng của dãy núi chín ngọn mà bao đời nay người dân Đồ Sơn (Hải Phòng) vẫn gọi “cửu long chầu ra biển”. Với kiến trúc gothic, chân móng lâu đài nằm ngay mép biển được xây bằng những khối đá xanh vững chắc, đồ sộ, dày gần hai mét, cao hơn hai chục mét. Khi hoàn thành, tòa lâu đài được mệnh danh như một viên ngọc quý của Đông Dương đã gần một thế kỷ tuổi đời vẫn nhưng vẫn đẹp. Có cả một huyền thoại gắn liền với sự ra đời của nó nhưng huyền thoại đó không phải chỉ là câu chuyện thêu dệt qua những lời kể…
Nhìn từ xa, tòa lâu đài như là một lâu đài thời trung cổ ở châu Âu. Gần trăm năm tồn tại, tòa lâu đài đẹp hàng đầu xứ Đông Dương vẫn được bao phủ bởi những điều bí ẩn.
Chuyện kể rằng, năm 1892, vợ chồng ông bà Lê Văn Chung và Đào Thị Nhự mới sinh được mụn con gái độc nhất đặt tên là Lê Thị Tâm. Bà Tâm sinh ra và lớn lên ở làng An Biên, Hải Phòng, gia cảnh gia đình bà cũng chẳng giàu có gì. Thưở là con gái, bà Tâm gánh xôi chè bán rong trong phố. Bà lấy người chồng đầu tiên và có con trai với người này, sau đó người chồng mất tích còn con trai bị chết. Bà Tâm tái giá với người chồng thứ hai là một thương gia người Pháp tên là Ones Teston. Thế là từ lúc này bà Tâm có tên gọi mới là bà Tét-tông (Teston). Bà Tâm sinh hạ cho ông Teston hai người con gái, hiện, hai bà này định cư tại Pháp. Với tài tháo vát, bà Tâm cùng người chồng là ôngTeston xây dựng nhiều khách sạn ở nội thành Hải Phòng, kinh doanh rất phát đạt. Không hiểu vì lí do gì, vợ chồng bà quyết định xây hẳn tòa lâu đài bề thế có một không hai ở xứ Đông Dương trên một ngọn núi Đồ Sơn.
Tòa lâu đài được xây bằng đá xanh từ mép biển lên trông như một pháo đài hướng ra biển Đông do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế theo phong cách gothic. Từ chân móng đến đỉnh lâu đài cao gần 30 mét, chân móng dày gần 2 mét đỡ tòa lâu đài hai tầng, sân nhảy ngoài trời lớn và đẹp nhất Đông Dương thời đó. Mặt tiền lâu đài rộng như một quảng trường lớn đậu được cả máy bay trực thăng và hàng trăm ô tô đỗ... vốn là đỉnh núi được san phẳng:
Một thời là biểu tượng của Đồ Sơn nhà mình.
Em có tấm ảnh này, không biết cụ kentdju đã xem chưa?
Thank cụ greenland em tìm mãi của anh google ko có cái cầu này, cụ có kiếm đc cái cầu treo bắc qua sông tam bạc nối chợ đổ với hạ lý ko ạ
Trước đây khi sông Lấp còn thông thẳng sang cầu Quay thì cầu này rút ngắn đáng kể quãng đường từ Nguyễn Đức Cảnh sang chợ Sắt, vì thời đó chủ yếu đi bộ và xe đạp. Cầu này đến những năm 80 thì vẫn còn hình dạng nhưng hỏng, không đi được. Họ chắn 2 đầu cầu lại không cho qua. Sau này khi cải tao hồ Tam Bạc, mở đường qua trước cửa Bến xe thì phá luôn. Đối diện đầu cầu, bên Quang Trung, xưa có 1 hiệu ảnh nổi tiếng, Quốc Tế thì phải ạ !Em có tấm ảnh này, không biết cụ kentdju đã xem chưa?
Em có tấm ảnh này, không biết cụ kentdju đã xem chưa?
.....................
Thank cụ greenland em tìm mãi của anh google ko có cái cầu này, cụ có kiếm đc cái cầu treo bắc qua sông tam bạc nối chợ đổ với hạ lý ko ạ
Cầu cụ hỏi em cũng chưa tìm thấy, em post hầu cụ ảnh Cây đa 13 gốc, bến Bính và một số cầu (có thể cụ đã xem hoặc chưa xem) nhé:
Cây đa 13 gốc: Ở Hải Phòng có một cây đa 13 gốc mà tên gọi của nó đã trở thành một địa danh: Cây đa 13 gốc, ở tại xóm Trại, xã Đằng Giang, quận Ngô Quyền. Cây đa 13 gốc là một cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách tới tham quan. Ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, đặc biệt là đêm giao thừa, người ta tới thắp hương, cầu may đông như trảy hội.
Bến Bính (Hải Phòng) từng là một trong những thương cảng sầm uất nhất xứ Bắc.
Bến Bính nằm bên bờ sông Cấm, cuối đường Bạch Đằng là trung tâm thông thương đường thủy từ Hải phòng đi Hạ Long, Cát Bà, Mũi Ngọc, Móng Cái, Phải Lại, Bắc Giang, Phà Rừng,... và hai bờ nội, ngoại thành.
Phà Bính có từ đầu thế kỷ 20 và là một trong những thương cảng sầm uất nhất xứ Bắc thời Pháp thuộc. Thời "đỉnh cao", Bến Bính hoạt động cả ngày lẫn đêm với hàng trăm chuyến tàu lớn nhỏ mỗi ngày:
Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, trên đường Hải Phòng đi Đồ Sơn có tên là đường 14, đường 353, nay mới được đổi tên là Phạm Văn Đồng. Vì vị trí cầu thuộc địa phận làng Rào, tên nôm của làng An Khê, nên được gọi như vậy.
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp làm đường Hải Phòng - Đồ Sơn, dẫn đến nơi nghỉ mát và xây pháo đài quân sự ở mỏm núi. Nhưng còn sông Rào rộng chưa bắc cầu nên cản trở đi lại, mặc dù đã có phà kéo bằng dây cáp.
Nhưng do nhiều ý kiến khác nhau về việc nên làm cây cầu này hay đắp đập trong Hội đông thành phố và công luận, mặt khác cũng do khó khăn về tài chính nên tháng 2/1907, Thống sứ Bắc Kỳ mới quyết định chuyển số tiền 8000đ tài trợ cho Hải Phòng xây một khách sạn để làm cầu Rào. Tuy nhiên, việc triển khai khá chậm.
Lúc đầu, cầu Rào đặt ở gần cổng khách sạn Chuyên gia hiện nay, làm bằng sắt, dài 174m. Tháng 12/1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, quân ta đã lột hết ván lát mặt cầu và phá một số thanh giằng ngang.
Năm 1947, Pháp đã sửa lại và đặt lô cốt ở hai đầu cầu để bảo vệ. Năm 1960, ta đã sửa chữa lớn, nhưng ngày 2-9-1969 bom Mỹ đã phá sập cầu. Ta đã phải đặt cầu phao để thay cầu cứng. Suốt thời kỳ chiến tranh, cầu bị đánh phá ác liệt.
Sau hoà bình, tháng 8-1976, cầu Rào được làm lại ở vị trí hiện nay, bằng phương pháp lắp hẫng dùng bê - tông cốt thép ứng xuất trước. Ngày 28-1-1980, cầu được khánh thành.
Cầu mới dài 174m, rộng 12m. Ngày 16-7-1987, cầu lại bị sập nhịp mố phía Bắc. Vì vậy phải dỡ bỏ và được làm lại bằng sắt kiên cố với hai làn xe như hiện nay.
Cầu Đất là tên gọi khá đặc biệt bởi không lấy tên gọi một danh nhân, nhân vật lịch sử nào; nó có lai lịch riêng. Trước đây, giữa hai xã An Biên và Gia Viên có con lạch nhỏ Liêm Khê, vốn là nhánh phụ cuả sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm. Lạch Liêm Khê là tiền thân của kênh Bôn-nan đào năm 1885. Bắc qua lạch, ở khu vực Quán hoa ngày nay, là cây cầu tre nhỏ, trên mặt đắp đất, thường gọi là cầu Đất.
Cầu Carong ( cầu Sông lấp)
Khi Hội đồng thành phố chủ trương lấp toàn bộ kênh đào Bonnan, chủ hãng Caron khiếu nại nếu lấp toàn bộ thì cơ xưởng sửa chữa thuỷ của hãng không thể hoạt động. Một số hội viên và công luận cũng ủng hộ nên cuối cùng ngta quyết định chỗ lấp kênh chỉ từ cổng Cảng đến vị trí nhà Triển lãm ngày nay, để lại một vụng nhỏ gọi là vụng Bonnan nay là hồ Tam Bac. Và với điều kiện hãng Caron phải làm cầu qua vụng Bonnan để đảm bảo giao thông thuận tiên. Chủ hãng chấp nhận và họ đã bắc cây cầu sắt, có thể cất lên cho thuyền bè qua lại vào giờ quy đinh. Tên cầu trong danh mục cầu đường thành phố thường ghi là cầu Chợ ( Port du Marché) vì cầu này gần chợ Sắt, nhưng phổ biến vẫn gọi là cầu Carông. Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là cầu Nguyễn Khắc Nhu, năm 1953 đổi tên là cầu sông Lấp. Trong chiến tranh cầu bị hư hại khá nhiều, nên khi ta tiếp quản thành phố cầu chỉ đc sử dụng tạm, sau này bị dỡ bỏ.
Cầu Laniel: Cầu bắc qua kênh đào Bonnan nối phố Marexan Giốp với phố Pôn Be ( cả hai nay đều thuộc phố Điện Biên Phủ ). Cầu ở vị trí giữa sân vận động Cảng và vườn hoa Kim Đồng hiện nay.
Cầu Laniel ở vị trí khoanh đỏ
Giữa năm 1925 kênh Bonnan bị lấp phần lớn nên cầu này cũng bị dỡ bỏ để bán sắt vụn. Bây giờ cầu Laniel chỉ còn tồn tại trong sách vở và trên những bưu ảnh mà thôi.
Cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, nối phố Điện Biên Phủ với phố Bạch Đằng, dài 92m
Cầu được xây dựng vào loại sớm nhất thành phố, đồng thời với hai cây cầu nay đã không còn là cầu Paul Doumer và cầu Laniel. Lúc đầu cầu mang tên cầu Giốp (Joffre) - tên của một vị đại úy công binh đã tham gia xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, sau được phong làm thống chế.
Bộ đội về tiếp quản Hải Phòng qua cầu Lạc Long
Sau cách mạng tháng Tám cầu được đổi tên là cầu Ngô Quyền, từ năm 1954 đến nay gọi là cầu Lạc Long
Do yêu cầu phát triển của thành phố, năm 1991, UBND thành phố đã quyết định xây dựng cầu Lạc Long mới - khởi công ngày 13/9/1992 và khánh thành vào ngày 2/9/1993 như các cụ đã biết.
Cám ơn cụ cối xay đã chia sẻ, cụ quá khen làm em xấu hổ quá, quả thực không xứng để cụ thán phục gì đâu! Em không ở Hà Nội nhưng rất mong ngày nào đó may mắn được gặp cụ để cụ khai sáng thêm cho ạ !Thán phục sự hiểu biết của cụ. Cách đây mấy năm em có quan tâm bài báo gốc của Newton xuất bản vè hiện tượng thủy triều ở đây. Theo em thì địa danh Batsha không phải ở bán đảo Đồ Sơn mà một làng chài khác phía của sông Văn Úc. Nếu cụ ở HN và vẫn quan tâm việc này, có thể gặp nhau trao đổi thêm!
Em "Hổng dám đâu" Cụ SOCVANG07 ơi ! Đồ nhà học thì em xin nhận !!!!Không bít nói zì hơn.phục cụ đấy.đề nghị anh em Of Hải phòng bầu cụ là nhà Đồ sơn học.hehe