Trước đây khi sông Lấp còn thông thẳng sang cầu Quay thì cầu này rút ngắn đáng kể quãng đường từ Nguyễn Đức Cảnh sang chợ Sắt, vì thời đó chủ yếu đi bộ và xe đạp. Cầu này đến những năm 80 thì vẫn còn hình dạng nhưng hỏng, không đi được. Họ chắn 2 đầu cầu lại không cho qua. Sau này khi cải tao hồ Tam Bạc, mở đường qua trước cửa Bến xe thì phá luôn. Đối diện đầu cầu, bên Quang Trung, xưa có 1 hiệu ảnh nổi tiếng, Quốc Tế thì phải ạ !
Cầu Quay:
[/QUOTE]
Những năm 70, cầu này đã không còn, nhưng có 1 cái phà kéo dây để qua. Tức là cái phà nhỏ, không máy, dùng dây kéo để qua lại ạ !
Cầu Rào, cũng để lại ấn tượng với viêc sập cầu, hình như 81 - 82 thì phải. Đêm đó Chủ Nhật, nhà Cháu cũng đạp xe ra xem, quá may không 1 ai làm sao, nếu sập sớm, tầm mọi người đi ĐS về thì không biết thế nào nữa.
lần đầu vào năm 1687 có nhắc đến địa danh cảng Batsham nằm trong vĩ độ 20°50' bắc,
Với kiến thức đi biển xưa, chỉ với La bàn, máy xéc tăng (sextant), Họ có thể xác định chính xác địa điểm trên địa cầu. Vậy với 20°50N, thì vào khoảng Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình hoặc cửa Ba Lạt để theo sông Hồng vào Phố Hiến. Nhưng theo sử, thì Đàng Ngoài, thế kỷ 15 - 17 chỉ có Phố Hiến là cảng biển giao thương với cả Anh, Hà Lan, Nhật... Vậy, địa danh Batsham cần tìm hiểu, nhà Cháu không có kiến thức về mảng này. Còn chế độ nhật triều ở vịnh Bắc Bộ, nhiều người biết, do ảnh hưởng địa hình, Hải Nam chắn lối nên tạo độ trễ về thủy triều, khác với miền Trung và Nam, bán nhật triều.
Nhà Cháu thật sự khâm phục những tìm tòi của Cụ Greenland ![/QUOTE]
Cám ơn cụ bau67, mỗi lần được cụ chia sẻ em vô cùng thích thú vì sự hiểu biết và trải nghiệm của cụ, mong cụ lúc nào nhớ đến điều gì thú vị tiếp tục nhé. Còn em không có gì đáng để cụ khâm phục đâu ạ