[CCCĐ] Đồ Sơn: Tắm biển - Hải sản - Chọi trâu và còn gì nữa không?

Lover80

Xe hơi
Biển số
OF-431709
Ngày cấp bằng
22/6/16
Số km
123
Động cơ
215,620 Mã lực
Tuổi
44
Nước biển ĐỒ Sơn như nước sông hồng thôi
 

quangtuyet

Xe máy
Biển số
OF-451155
Ngày cấp bằng
6/9/16
Số km
73
Động cơ
207,340 Mã lực
Tuổi
36
em cũng đc đôi lần ra Đồ Sơn chơi nói chung các dịch vụ ở đây ok phê lắm các bác ạ
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,308
Động cơ
335,058 Mã lực
Em nghe nói casino này chủ yếu phục vụ khách hàng TQ vì bên đó họ cấm. Theo thông tin em được biết từ chục năm trước casino này đã đóng thuế để 30 tỉ/năm và đã có thời kỳ nuôi cả đội bóng đá HPG đấy cụ ạ. Thế thì casino ở Macao hay M'sia, Las Vegas không biết họ nộp bao nhiêu tiền thuế và làm từ thiện với số tiền khủng ntn cụ giaophuong nhỉ?
Rửa tiền cho tư bản Hongkong cụ ạ.
 

Long_Viet 0309

Xe hơi
Biển số
OF-434225
Ngày cấp bằng
2/7/16
Số km
155
Động cơ
214,840 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
HP thì không tiến bước thần kỳ được như Đà Nẵng, không phải 1 thành phố biển đẹp như Nha Trang Vũng Tàu, ko sôi động như Hà Nội, không phát triển như SG, nhưng người HP sống vui, sống chất, tự do, thoải mái, lao động ăn chơi hưởng thụ . Đó mới là sung sướng. Chưa có ai phiền khi sống ở HP và chán khi chơi vs dân HP cả :-bd
 

Hoan Dong

Đi bộ
Biển số
OF-703548
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2
Động cơ
93,920 Mã lực
Tuổi
60
Nơi ở
Hải Phòng
THÁP TƯỜNG LONG- ĐỒ SƠN.

Khu du lịch Đồ Sơn vốn nổi tiếng với những bãi tắm trải dài và phong cảnh hữu tình. Và có một điểm đến đang thu hút đông đảo người dân trong và ngoài thành phố đến tham quan, đặc biệt trong dịp đầu năm mới đó là tháp Tường Long- một di tích văn hóa lịch sử với cả nghìn năm tuổi nằm trên đỉnh núi Long Sơn, ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn.






Ảnh khu vực tháp Tường Long và cảnh du khách đến tham quan, chiêm bái tháp Tường Long dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Vào thời nhà Lý (1010-1225), đạo Phật trên đất nước ta được tôn làm quốc đạo, vì vậy hàng nghìn công trình Phật giáo đã được xây dựng mà kỹ vĩ nhất là tháp Bảo thiên ở kinh đô Thăng Long và tháp Tường Long ở Đồ Sơn- Hải Phòng. Theo Đại Nam nhất thống chí, tháp Tường Long có 9 tầng, tháp cao 100 thước, dựng trên khu đất rộng 1000m2.

Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây trên ngọn núi cao 128m so với mực nước biển, với vị trí này tháp Tường Long được coi là ngọn tháp cao nhất so với các công trình kiến trúc thời bấy giờ. Ngoài mục đích tôn giáo, tháp Tường Long còn có vai trò bảo vệ sự an nguy cho quốc gia, bởi đây là đài quan sát của cha ông xưa bảo vệ bờ cõi phía Đông Bắc của tổ quốc trước họa xâm lăng.

Trải qua thời gian hàng nghìn năm, ngày nay tháp Tường Long tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học. Phế tích tháp chỉ là nền móng tháp hình vuông, lòng tháp rỗng; những viên gạch được tìm thấy đều có hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.

Đến năm 2007, quận Đồ Sơn đã phỏng dựng lại ngọn tháp. Sau 10 năm khởi công xây dựng, tòa tháp được khánh thành vào năm 2017, cao 9 tầng, vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí mang đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết rất tinh xảo và mềm mại. Đến nay, tháp Tường Long đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo người dân trong và ngoài thành phố, đặc biệt vào mỗi dịp đầu xuân năm mới.

Đặt chân đến tháp Tường Long những ngày này, hòa mình trong tiếng nhạc du dương, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của quần thể cụm tháp đầy linh thiêng, được chiêm ngưỡng pho tượng Phật A Di Đà được phỏng dựng bằng đá ngọc thạc nguyên khối đặt trong tầng một của tòa tháp mà còn có cơ hội được gửi gắm tâm tư của mình lên “cây điều ước” được đặt ngay chân tháp, là những ước nguyện, tâm tư cầu mong một năm mới đầy bình an, may mắn.



Một điểm nhấn thu hút du khách khi đặt chân đến tháp Tường Long năm nay chính là khu trưng bày hố khảo cổ. Trên nền móng của hố khảo cổ có một bên trưng bày hiện vật được phục dựng để xây dựng tháp mới, một bên trưng bày những hiện vật từ năm 1058 như: ngói mũi hài, ngói lòng máng, những mảnh đất nung khắc hình rồng trong lá đề, mảnh đầu rồng, tượng uyên ương...

Thông qua các hiện vật, người dân và du khách có dịp tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử của di tích tiêu biểu này. Bác Lê Quang Phan (Hà Nội) cho biết, đã hơn 60 năm bác mới có dịp quay lại nơi đây. Được tham quan, tìm hiểu về các giá trị lịch sử, các hiện vật được trưng bày ở đây, bác cảm thấy rất tự hào về truyền thống của cha ông ta để lại.

Bà Lưu Thị Thu Huyền - Phó Giám đốc phụ trách ban quản lý di tích quận Đồ Sơn cho biết, năm 2018, Ban quản lý di tích quận đã phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng hoàn thiện xong khu trưng bày hố khảo cổ.

Thông qua các hiện vật, du khách có thể bắt gặp phong cách nghệ thuật mang hình bóng đương thời với những đường nét trau chuốt, mềm mại mà cha ông muốn gửi lại cho thế hệ hôm nay và mai sau những thông điệp về nhân sinh quan - thế giới quan những ước vọng về cuộc sống ấm no, thanh bình và những điều tốt đẹp nhất.

Được biết, trong dịp Tết Nguyên đán 2019, trung bình mỗi ngày tháp Tường Long đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Điều này đã thể hiện sức hấp dẫn của di tích khảo cổ học cấp quốc gia tháp Tường Long
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoan Dong

Đi bộ
Biển số
OF-703548
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2
Động cơ
93,920 Mã lực
Tuổi
60
Nơi ở
Hải Phòng
Đền Bà Đế
Không chỉ người Hải Phòng, rất nhiều du khách cả nước biết đến đền Bà Đế, nằm sát chân sóng biển ở quận Đồ Sơn - ngôi đền gắn với truyền thuyết về nỗi oan trái của một người con gái, đó là bà Đào Thị Hương ở vùng Tây Nam Đồ Sơn, đã được dân làng lập miếu thờ ở dưới chân núi Độc.
Ðền tựa chân vào núi, phía trước mặt là biển khơi bao la, sơn thủy thật hữu tình tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.

Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”.

Bà Đế có tên thật là Đào Thị Hương. Tương truyền vào năm 1718, ở phía Đông Nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con.

Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe. Sử sách chép, vì Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc, từ năm 1736, đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh, lúc đó ông mới 17 tuổi. Để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, ngay trong năm, Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn. Vào năm 1736, Chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, Chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về Kinh đô, Chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của Chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của Chúa về rước bà về Kinh.


Biết chuyện oan khuất, Chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Sự thiêng liêng của Đền làm cho bọn cướp biển không dám lần mò tới, bọn hào lý cũng không dám trắng trợn nhũng nhiễu dân lành. Vào thời Vua Tự Đức Triều Nguyễn, trong một lần thăm đền nàng Hương, Nhà Vua đã ban sắc phong là “Đông nhạc Đế bà - Trịnh Chúa phu nhân” và từ đó, ngôi đền được gọi là đền Bà Đế.

Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trảy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Trước đây đền Bà Đế khá nhỏ nằm trên bãi biển dưới chân núi Độc. Ngôi đền ngày một xuống cấp vì thời gian. Năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải đã cùng con cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to hơn, chắc chắn hơn. Có lẽ, cũng do Đế Bà linh thiêng nên từ khi ngôi đền được xây dựng lại, khách thập phương đến thăm quan và thắp hương cầu an ngày càng đông. Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của du khách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu lấn biển xây thành chắn sóng. Đến hôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành một quần thể chắc chắn và được bọc phía trước là bức thành đá, bê tông sừng sững thách thức cùng sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng Hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Những ngày này, du khách thập phương về rất đông, nhưng nơi đây không hề có bói toán, đồng bóng và cờ bạc, tắc nghẽn giao thông như một số điểm du lịch tâm linh khác, tạo nên không khí trang nghiêm, trong lành và văn hóa.

Mùa hè, về du lịch biển Đồ Sơn, đền Bà Đế cũng là một điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi buổi chiều hè, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách đứng dưới gác chuông của đền nhìn ra biển lăn tăn sóng sánh ánh hoàng hôn thấy cuộc sống thanh bình và đáng yêu đến lạ. Và từ trong sâu thẳm của lòng biển còn vang lên tiếng hát thiết tha của người con gái đẹp của đất Đồ Sơn- Đào Thị Hương năm nào, giữa trùng khơi, sóng biển vẫn thì thầm kể câu chuyện về “Đông nhạc Đế bà”...

 

KUKKU

Xe điện
Biển số
OF-45885
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
2,118
Động cơ
430,049 Mã lực
Nơi ở
Phố Con Mẹ Hàng Lươn
Mùa này xuống đồ sơn nước trong, k còn đỏ, Lác đác vài anh Tây xuống bãi thuê ghế để đồ rồi nhẩy xuống tắm.
Em thì xuống tranh thủ xơi đặc sản 50kg, rồi làm vài chai với bát sò huyết trần xong lại tranh thủ tráng miệng đặc sản lần nữa rồi về.
 

Car68

Xe tải
Biển số
OF-566137
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
385
Động cơ
151,082 Mã lực
Tuổi
41
Cụ đi thăm quan Bạch Đằng Giang chưa, còn cái đặc sản Hải phòng nữa đấy :))
 

huytienht

Xe đạp
Biển số
OF-163132
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
18
Động cơ
348,167 Mã lực
Tìm mãi mà không thấy cụ nói đến các món đặc sản khác nữa ở Đồ Sơn =))
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,699
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng lâu rồi không đi Đồ Sơn không biết dạo này ghẹ còn to đẹp rẻ không.
 

Tài mới HP

Xe đạp
Biển số
OF-535013
Ngày cấp bằng
1/10/17
Số km
32
Động cơ
167,832 Mã lực
Tuổi
42
Cụ giải thích hộ em với
Cái này là truyền thuyết đã được kiểm chứng. 10 đôi yêu nhau mà dẫn nhau đi chơi đền bà Đế thì cả 10 đôi đều chia tay. Cưới rồi thì không sao.
Không biết có cụ-mợ nào cả gan phá lời nguyền này chưa nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top