Đồ Sơn: Tắm biển - Hải sản - Chọi trâu và còn gì nữa không?

fishicb

Xe máy
Biển số
OF-198826
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
81
Động cơ
325,210 Mã lực
Đồ Sơn chỉ có môi một đặc sản :-|
 

wagonbean

Xe tải
Biển số
OF-126888
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
487
Động cơ
69,102 Mã lực
chả còn gì nữa đâu ạ, các bác phát biểu khẳng định ầm ầm rồi đấy cụ ơi. :))
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,324
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Đồ Sơn chỉ có môi một đặc sản :-|
Nhà Cháu lại vô phép Cụ Greenland ạ !
ĐS là 1 trong số rất ít bãi tắm có lịch sử lâu đời nhất miền Bắc, vị trí ở trung tâm của Bắc Bộ, giao thông thuận tiện nhất là từ xa xưa, cảnh quan trên núi dưới biển. ĐS có đáy biển nông, cát pha phù sa, lại bi ảnh hưởng của 3 cửa sông Lạch Tray, Nam Triệu và Văn Úc nên màu sắc nước biển không được đẹp. Nhà Cháu, với tư cách là người đã dầm mình suốt chiều dài bờ biển VN thì khẳng định, nước biển trong xanh, độ mặn lớn tắm rất hại da. Nước ĐS có lẫn phù sa tắm rất tốt. Còn về "đặc sản" thì bất kỳ bãi nào cũng có, ĐS được cái cực kỳ "nghiêm túc" trên phương diện của nó, đó cũng là điều đáng khen chứ ! :D
 

greenland

Xe tải
Biển số
OF-148337
Ngày cấp bằng
6/7/12
Số km
201
Động cơ
361,010 Mã lực
Website
www.aceswoods.com.vn
Cám ơn Bạn Greenland ! nhờ Bạn mà Mình biết thêm bao điều về Đồ Sơn mà ..." Trước như tuổi thơ tôi nào biết được ,máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước ,tôi chỉ biết là ..đêm tối mênh mông " .Mình đã đến Đồ Sơn 3 lần ,lần đầu theo đoàn thiếu nhi các cơ quan TW nghỉ ở bãi 3 đúng ngày sảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ 5/8/1964 ,Bãi 3 là vụng biển cát rất to nước trong xanh và đặc biệt ko hề có sóng .Trên các quả đồi sau lưng khu nghỉ là bạt ngàn Sim ,th8 đúng mùa Sim chín nên các ô nhóc vặt mang về hết công suất ,lạ là bây h ko thấy có sim nữa chỉ còn lác đác như là hoa Mua chứ sim thì ít thấy .Lần thứ 2 /1984 ở ngoài khu 2 ,biển trong xanh cát mịn màng và sóng to kinh khủng ,cả khu nghỉ chỉ có một tòa nhà 3 tầng và vài dãy nhà cấp 4 ,Mình dẫn Gấu và 2 F1 vào nghỉ còn bị hỏi giấy ĐK kết hôn phải đưa 2 ô nhóc ra làm chứng mới thuê đc phòng hi hi chả bù lần thứ 3 năm 2011 khu 2 là bạt ngàn nhà nghỉ muốn dẫn mấy " vợ " thuê phòng cũng đc khỏi giấy tờ gì .Có điều lạ là nước biển bi giờ đỏ như nước sông Hồng ,nghe nói do TP khơi dòng cho tàu to vào cảng làm đổi dòng nước sông đổ về Đồ Sơn nên mới thế ko biết có đúng ko ,hay là bây giờ thì " Cái gì cũng đục cả " cứ gì nước ĐS .Cám ơn Cụ Greenland đã cho mình " một vé về lại tuổi thơ " nhé
PS/ À mình thấy ngoài đảo đèn Hòn Dấu có ngôi đền đắp 4 chữ " Thánh Mẫu Linh Từ " là thờ Mẫu nào thế Cụ hay cũng chỉ là Tam Tòa Thánh Mẫu thôi

Em thực sự cảm kích khi được cụ Thái ghé thăm, được cụ quan tâm chia sẻ ! Mục đích duy nhất của em khi mở thớt này là giới thiệu với các cụ trên forum một số địa điểm có thể đến thăm quan khi đến Đồ Sơn làm cho chuyến đi một công đôi việc, hữu ích và thú vị hơn thôi cụ ạ. Thực ra Đồ Sơn ngày nay cũng như các địa phương khác thôi, có tốt và dở, đẹp và xấu, cũ và mới, hy vọng và thất vọng cùng chung sống khó lường với nhau (chắc cụ còn nhớ vụ “quan ăn đất” ở Đồ Sơn chưa lâu lắm và vụ này làm cho nhiều người biết đến ĐS hơn chứ không phải là ĐS bãi biển hay ĐS chọi trâu...) nên em nghĩ cũng chẳng có lý do gì để tô vẽ cho ĐS cả.

Thật không ngờ được các cụ là những thành viên tham gia tích cực nhất, có nhiều chia sẻ vì cộng đồng nhất trên diễn đàn như cụ Thái, cụ Thomas Thang, cụ giaophuong, cụ bau67... và các cụ khác quan tâm, chia sẻ những trải nghiệm, những kỷ niệm của một thời "sống hết mình vì những cái không đâu" nhưng thật sâu sắc và ý nghĩa ; được các cụ chia sẻ nhiều thông tin mà những thông tin ấy đối với em và hẳn là đối với nhiều cụ khác rất thú vị, hữu ích và không thể có ở đâu khác được.




Lịch sử khai thác Đồ Sơn bắt đầu từ việc Pháp cho xây dựng con đường từ Hải Phòng đến Đồ Sơn vào năm 1891, cho đến 18/5/1909, Đồ Sơn được nâng cấp thành đô thị bằng một Nghị định của Toàn quyền Pháp và 2 năm sau, chia thành 3 khu nghỉ mát. Hòa bình lập lại, vẫn chia làm 3 khu như cũ cụ nhỉ ? Như cụ bau67 nói thì khu 3 chỉ có cán bộ cao cấp và chuyên gia được vào, đối với tất cả thành viên forum này, chắc chắn cụ là người đến thăm ĐS sớm nhất, là người duy nhất được vào khu 3 thời bao cấp lại vào đúng ngày 5.8.1964 lịch sử cụ ạ ! (b)



Một bài báo vào năm 1941 viết rằng, lúc đó Đồ Sơn đã có “150 biệt thự, 3 khách sạn và nhiều nhà hàng ăn không đủ để phục vụ du khách” (những biệt thự đó chắc bị phá thời kỳ "tiêu thổ kháng chiến" cụ nhỉ?. Căn cứ những gì bài báo đó tả lại, thì Đồ Sơn ngày hôm nay có nhiều lĩnh vực hoạt động kém hơn hẳn cách đây hơn 70 năm. Hồi đó “Câu lạc bộ Hàng hải" hoạt động rất sôi động: thuyền đơn, ván lướt, thuyền máy, phao hơi… Hàng năm, các cuộc đua thuyền được tổ chức rất thành công và lôi cuốn những người nhiệt tình với thuyền buồm tham gia…



Du lịch Đồ Sơn khi đó là địa chỉ hàng đầu miền Bắc. Em có đọc được một đoạn tả vể ĐS của một cụ khi đến ĐS thời trước: "Tôi đến Đồ Sơn lần đầu vào mùa hè năm 1957. Đồ Sơn khi ấy sạch bóng quân viễn chinh Pháp và bọn quan chức ngụy đã hai năm. Ấn tượng đến nay tôi còn giữ là bãi cát không trắng nhưng phẳng, nhẵn, chặt, và khá sạch. Bãi ngoài, sát bờ đường, mấy chỗ có những tảng đá chồng nhau, ngồi ngắm biển hoặc đọc sách những buổi chiều mặt trời khuất núi tây phía sau lưng thì tuyệt. Núi dáng đẹp nhưng hầu như không có cây to, trong chiến tranh, bọn Pháp đã tàn sát hết cây. Cỏ phảng phất màu vàng khô của nắng hè. Đường nhựa lượn sát biển đến tận cùng phía nam bán đảo. Nhà cửa men theo đường nhìn ra biển, thưa thớt cách quãng, chỉ dăm chiếc có một tầng lầu, côi cút và nhỏ bé dưới bóng núi và trước biển. Quang cảnh có vẻ tiêu sơ, tẻ. Ngày thường thì vắng nhưng những ngày nghỉ thì đúng là "dập dìu tài tử giai nhân", người chật trên bãi cát, trên bãi tắm. Dân ở rừng về, ở nhà quê ra (chỉ những người từ vùng kháng chiến), không thể không ngỡ ngàng trước cảnh "triển lãm đùi đĩa" của phái đẹp" b-) :)).



Nước biển Đồ Sơn đỏ như nước Sông Hồng theo em đọc được ở đâu đó là do bán đảo này nằm giữa hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc, hứng chịu phù sa. (NASA's photo)



Có nhiều hội thảo, luận văn, nghiên cứu nhưng tình trạng ấy xem ra " nguyễn như vân".



Ngày nay, khi ra ĐS, vẫn có lần biển ĐS trong xanh, như thứ 6 tuần trước em ra, nước biển rất xanh, hoàn toàn không đỏ phù sa chút nào:






Trên đảo Hòn Dấu, cách không xa đền thờ Nam Hải Đại Vương là Đền thờ Mẫu, ở đây thờ Tam tòa thánh mẫu như cụ nói chứ không thờ Mẫu cụ thể nào cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Suzz

Xe điện
Biển số
OF-4444
Ngày cấp bằng
27/4/07
Số km
3,505
Động cơ
582,557 Mã lực
Nơi ở
GAP YEAR
Hôm nọ đi HP chẳng kịp đến ĐS, bây giơg đẹp hơn xưa
 

Giabao2012

Xe buýt
Biển số
OF-168075
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
977
Động cơ
360,632 Mã lực
Nơi ở
272 Nghi Tàm, Yên Phụ, Hà Nội
Website
ecotravel.vn
Cảm ơn cụ đã cho a em đc biết thêm nhiều điều bổ ích, bởi từ trc tới nay nghĩ đến Đồ Sơn thì mọi người lại nghĩ đến nó to hơn Đồ nhà thôi ạ. Mà thời gian này sao báo trí viết nhiều về đồ sơn thê
 

ntdx

Xe tải
Biển số
OF-24302
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
203
Động cơ
493,600 Mã lực


Đứng ở đây gần như có thể nhìn toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn và thả tầm mắt theo sóng biển mênh mông đến tận chân trời, hơn nữa, khí hậu ở đây ôn hòa, mát mẻ thích hợp để nghỉ ngơi và thư giãn.
các nhà làm phim tiếp cận đc chỗ này quay những cảnh tầm thường như dưới bãi II, bãi III thì hay phải biết :D
 

greenland

Xe tải
Biển số
OF-148337
Ngày cấp bằng
6/7/12
Số km
201
Động cơ
361,010 Mã lực
Website
www.aceswoods.com.vn
Sau giải phóng,thế hệ lãnh đạo mới ko ai hơn được ông Đoàn Duy Thành.Tiếc là ông ấy lên TW sớm quá.
Nhân tiện cụ xdthienha chia sẻ suy nghĩ của cụ về cụ Đoàn Duy Thành, em muốn chia sẻ thêm với cụ!

Dưới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đứng ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất của xứ Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp. Lịch sử Hải Phòng nếu lần ngược về trước mấy trăm năm cũng đều nhất quán là vùng đất năng động, luôn luôn đi đầu với những biến cố đổi mới lay trời chuyển đất.

Em không được trực tiếp sống dưới thời cụ Đoàn lãnh đạo, nhưng qua sự đánh giá của thế hệ cha ông, em cảm nhận rất rõ ràng rằng, tập thể lãnh đạo thành phố dưới sự chỉ đạo của cụ Đoàn mang lại cho người dân thành phố sự kỳ vọng về một cuộc lột xác mới.

Điều em chia sẻ không phải trực tiếp về cụ Đoàn mà một chút về lịch sử thành phố mà về vai trò cá nhân trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của TP... Hy vọng cụ xdthienha và cụ nào quan tâm có đủ kiên nhẫn cùng em:

Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Từ đây tên gọi Hải Phòng chính thức được nhắc đến về mặt địa lý.

Bản đồ Hải Phòng năm 1920.



Vào năm 1875, miền đất này lệ thuộc quan tỉnh Hải Dương, nhưng là một vùng bị bỏ quên, chỉ có một đồn binh nhỏ trấn giữ ở cửa sông Tam Bạc. Dãy phố Tàu phía Hạ Lý có những ngôi nhà đáng giá nhất cả vùng.

Khu phố của người Hoa ở Hải Phòng



Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo sắc lệnh thành phố Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An. Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thời kỳ này thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì. Vào cuối thời Pháp thuộc khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội.



Sự kiện quan trọng nhất thời thuộc Pháp cuối thế kỷ 19, gián tiếp thúc đẩy hình thành nên diện mạo Hải Phòng, có lẽ là việc chính quyền bảo hộ Pháp cử đến đây một viên Trú sứ tên là Jean Thomas Raoul Bonnal. Chính Bonnal, với quyết tâm phi thường, đã là tổng công trình sư tạo nên thành phố tương lai.[/COLOR]

Toàn cảnh Hải Phòng nhìn từ trên cao năm 1931.






Theo ghi chép của chính Bonnal: “Không cảnh sát, phố xá và các bờ sông bẩn thỉu, các hố chân đê hôi thối, không có đường đi vào mừa mưa khiến cho Hải Phòng kém hấp dẫn người Pháp”. Nhưng Bonnal, viên Trú sứ mới, lại đứng về phía những thương nhân châu Âu, nhìn thấy tương lai của một thương cảng ở Hải Phòng. Cách làm của Bonnal có thể là một bài học không cũ về quy hoạch, về quyết tâm vượt qua mọi thủ tục quan liêu thời đó để xây dựng nên vùng đất “thuộc quyền quản lý của người Pháp”. Tại sao ngày nay, chúng ta quy hoạch thành phố lại hay lấp các ao hồ, thậm chí “cống hoá” các con sông? Hải Phòng hiện đang lấp nhiều đoạn sông, hồ hoặc biến nó thành cống dẫn nước thải. Nhưng tại sao Bonnal lại chọn giải pháp chống lụt cho thành phố tương lai bằng cách đào một con kênh, mà ông ta tính nó dài 2,8 km, sâu 7 mét, rộng 50 mét đáy, rộng 70 mét trên mặt? Phải chăng những tính toán của người Pháp là lạc hậu chăng? Bonnal tính rằng, phải đào gần 1,2 triệu mét khối đất, và phải trưng dụng đất đai ở vùng hai bên con kênh phục vụ lợi ích công cộng, lập thành phố tương lai. Ông ta đã đền bù cho những người dân mất đất bằng đất đai màu mỡ ở Kiến An, ngoài ra, ông ta không cho chia nhỏ những mảnh đất hiện có của người Pháp, ngăn cấm mọi sự giao dịch đất đai trước khi quy hoạch để tránh sự đầu cơ đất. Cuối cùng Bonnal đã huy động được lực lượng phu khổng lồ để thực hiện dự án của ông.

Phố Paul Bert, nay là phố Điện Biên Phủ.



Trong ghi chép của Bonnal, ông ta cho chúng ta biết, cách huy động dân công của ông là hoàn toàn dựa theo “luật pháp của người bản xứ”, tức là dựa trên chế độ đi phu không công để đắp đê điều, sửa sang đường xá có từ lâu đời của các triều đại phong kiến, mà không phải là mệnh lệnh của chính quyền bảo hộ. Ông ta chỉ lợi dụng thời gian nông nhàn, lại cung cấp khẩu phần ăn tốt và có tiền công nhất định lấy từ ngân khố của tỉnh, khiến cho người đi phu tự nguyện và hăng hái. Nhưng điều đó khiến cho các quan chức ở Hà Nội nổi giận vì viên Trú sứ không xin tiền “mà chỉ với thiết chế của dân bản xứ, dám xấc xược tạo ra một thành phố” và họ “nóng lòng chờ đợi cơ hội để làm nó sụp đổ”.

Trụ sở của phòng thương mại Hải Phòng.



Hồi đó, Lạng Sơn đang có biến cố chiến tranh của người Việt chống chính quyền Pháp, Toàn quyền Pháp đã huy động dân binh bao vây công trường xây dựng Hải Phòng, dùng điện tín ra lệnh cho Bonnal lùa dân phu đi phục vụ đánh nhau ở Lạng Sơn. Nhưng Bonnal cho biết, ông “sẵn sàng từ chức công sứ để không a tòng theo một hành động mà tôi cho là lạm quyền không thể tha thứ được”. Dĩ nhiên, cuộc lùa dân phu đó không thành, nhưng công trường của ông Bonnal đã bị ngừng trệ, phải đến một năm sau mới tiếp tục và thắng lợi.



Lật lại những ghi chép của người Pháp, lại chính Bonnal cho hậu thế một thông tin đáng suy nghĩ. Vào thời của Bonnal, người Pháp đã nhìn thấy Hải Phòng chỉ là một cảng tạm. Theo ông ta, ngay thời đó vấn đề chuyển cảng mới “đã gây ra cuộc tranh cãi sôi nổi, đặc biệt trong giới hàng hải”. Họ đã xem xét Quảng Yên, Hòn Gay, mà chưa quyết, “nhưng tất cả đều nhất trí yêu cầu chính phủ Pháp bỏ Hải Phòng vì không có lối vào cho các tàu trọng tải lớn” và “ bị các dòng chảy rộng và xiết cắt ngang cắt dọc tạo thành các trận ngập lụt lớn và tính ổn định kém của nền đất…”. Tuy nhiên, lý do để người Pháp như Bonnal vẫn xây dựng thành phố cảng vì nếu có cảng nước sâu ở Quảng Yên hay Hòn Gay thì Hải Phòng cũng vẫn là cảng sông… Như vậy, cho đến một trăm năm sau, việc khai thác cảng Hải Phòng là đã quá dài, đã đến lúc cơ sở hạ tầng cảng Hải Phòng già cỗi không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển mới nữa.

Những con tàu lớn cập cảng Hải Phòng.








Ngày nay, khi đọc lại những dòng viết của Bonnal, chúng ta quả thực cảm phục tinh thần của người công sứ Pháp này. Nếu không phải ông, chắc gì đã có Hải Phòng. Cách làm của ông xứng đáng để cho hậu thế nghiền ngẫm nhiều điều thú vị. Những bài giảng về sự bóc lột thuộc địa của người Pháp chúng ta đã học quá nhiều, nhưng bài học về cách xây dựng và đầu tư của người Pháp thì hầu như chúng ta đã và đang lãng quên. Hải Phòng ngày xưa có một vài địa điểm mang tên Bonnal, nhưng rồi mới biến mất. Người già vẫn gọi khu vực vườn hoa ngày nay là sân Bonnal. Tuy rằng Bonnal là viên công sứ Pháp, trước khi đến Hải Phòng, ông ta đã là Trú sứ tại Sơn Tây, mộ phu phục vụ quân đội Pháp đánh nhau với quân khởi nghĩa ở Lạng Sơn, nhưng với Hải Phòng, thì ông ta hoàn toàn là một người có công lớn. Hải Phòng nên có một địa danh lưu dấu ấn của Bonnal. Với tư duy bao dung và rộng mở ngày nay, ông ta hoàn toàn có thể được ghi công sau những Yecxanh, Alexandre de Rhodes, Joseph Athanase Paul Doumer; Cụ xdthienha có đồng ý với em như vậy không?








 
Chỉnh sửa cuối:

greenland

Xe tải
Biển số
OF-148337
Ngày cấp bằng
6/7/12
Số km
201
Động cơ
361,010 Mã lực
Website
www.aceswoods.com.vn
Nhà Cháu lại vô phép Cụ Greenland ạ !
ĐS là 1 trong số rất ít bãi tắm có lịch sử lâu đời nhất miền Bắc, vị trí ở trung tâm của Bắc Bộ, giao thông thuận tiện nhất là từ xa xưa, cảnh quan trên núi dưới biển. ĐS có đáy biển nông, cát pha phù sa, lại bi ảnh hưởng của 3 cửa sông Lạch Tray, Nam Triệu và Văn Úc nên màu sắc nước biển không được đẹp. Nhà Cháu, với tư cách là người đã dầm mình suốt chiều dài bờ biển VN thì khẳng định, nước biển trong xanh, độ mặn lớn tắm rất hại da. Nước ĐS có lẫn phù sa tắm rất tốt. Còn về "đặc sản" thì bất kỳ bãi nào cũng có, ĐS được cái cực kỳ "nghiêm túc" trên phương diện của nó, đó cũng là điều đáng khen chứ ! :D
Cụ bau67 khách khí quá, em rất vui được cụ đến thăm và chia sẻ. Em nhất trí cả hai tay hai chân với tất cả ý trên của cụ !!!!
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,324
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Trụ sở của phòng thương mại Hải Phòng.

Căn nhà này gọi là Đồng hồ 3 chuông, 1 thời là Thư viện Thành phố, ở góc Minh Khai - Điện Biên Phủ, đối diện Bách hóa tổng hợp Cụ Greenland nhỉ.

[/QUOTE]
[/QUOTE]

Bên trong Nhà hát lớn HP đã từng là chiến địa, nhưng còn giữ nguyên được mái vòm. Khi Nhà hát lớn Hà Nội chưa trùng tu lại thì mái vòm Nhà hát lớn HP là đẹp nhất trong 3 cái có ở VN: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn (Trụ sở Hạ viện cũ).
Bãi (đá bóng) Bonnal, hồi những năm 70, nhà Cháu đá ở đây suốt, sân cát và cũng học ở trường đã từng mang tên Ông ta (Ngô Quyền).
Không đâu trên đất VN, nhà Cháu khẳng định vậy, có dãy quán bán hoa đẹp như ở trước Nhà hát lớn. Thời mới mở cửa, khi xây dựng mới phát triển thì Trạm xăng ở Lê Đại Hành cũng đẹp nhất miền Bắc luôn, nhà Cháu không tự sướng đâu ạ !
 
Chỉnh sửa cuối:

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
4,379
Động cơ
539,328 Mã lực
Càng đọc bài về HP của cụ greenland, em càng hiểu rõ hơn về mảnh đất nơi mình đang sống. Cảm ơn cụ nhiều và tiếp tục hóng các bài viết của cụ. Mời cụ 1 ly.
 

greenland

Xe tải
Biển số
OF-148337
Ngày cấp bằng
6/7/12
Số km
201
Động cơ
361,010 Mã lực
Website
www.aceswoods.com.vn
Căn nhà này gọi là Đồng hồ 3 chuông, 1 thời là Thư viện Thành phố, ở góc Minh Khai - Điện Biên Phủ, đối diện Bách hóa tổng hợp Cụ Greenland nhỉ.
[/QUOTE]

Bên trong Nhà hát lớn HP đã từng là chiến địa, nhưng còn giữ nguyên được mái vòm. Khi Nhà hát lớn Hà Nội chưa trùng tu lại thì mái vòm Nhà hát lớn HP là đẹp nhất trong 3 cái có ở VN: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn (Trụ sở Hạ viện cũ).
Bãi (đá bóng) Bonnal, hồi những năm 70, nhà Cháu đá ở đây suốt, sân cát và cũng học ở trường đã từng mang tên Ông ta (Ngô Quyền).
Không đâu trên đất VN, nhà Cháu khẳng định vậy, có dãy quán bán hoa đẹp như ở trước Nhà hát lớn. Thời mới mở cửa, khi xây dựng mới phát triển thì Trạm xăng ở Lê Đại Hành cũng đẹp nhất miền Bắc luôn, nhà Cháu không tự sướng đâu ạ !



Cám ơn cụ bau67, những chia sẻ của cụ '' là người trong cuộc'' nên rất sống động và rất thú vị, mong tiếp tục được cụ kể chuyện ''mắt thấy tai nghe'' những gì cụ đã trải qua cụ nhé !!!
 
Chỉnh sửa cuối:

greenland

Xe tải
Biển số
OF-148337
Ngày cấp bằng
6/7/12
Số km
201
Động cơ
361,010 Mã lực
Website
www.aceswoods.com.vn
Càng đọc bài về HP của cụ greenland, em càng hiểu rõ hơn về mảnh đất nơi mình đang sống. Cảm ơn cụ nhiều và tiếp tục hóng các bài viết của cụ. Mời cụ 1 ly.
Em rất vui khi cụ kendju tìm được vài thông tin mới trong thớt này. Đi ngược dòng thời gian tìm hiểu về quá khứ mảnh đất, con người mình sống mỗi khi có thời gian là công việc em rất thích cụ ạ. Lại càng phấn khích hơn khi những điều mình muốn chia sẻ về quá khứ có người đồng cảm và động viên như cụ. Cụ biết rồi, có lẽ do nhịp sống quá nhanh, bận rộn với hiện tại nên lịch sử đôi khi bị sang nhãng cụ ạ.
 

hipxinh

Xe máy
Biển số
OF-131919
Ngày cấp bằng
22/2/12
Số km
93
Động cơ
373,240 Mã lực
chỗ này thấy bấu là bán hải sản tươi sông cháy cả hàng,ko kịp mặc quần áo cơ mà :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top