- Biển số
- OF-159708
- Ngày cấp bằng
- 7/10/12
- Số km
- 1,004
- Động cơ
- 360,454 Mã lực
Câu chuyện lùi lại một số năm về trước.....
Những năm chiến tranh BGPB bùng nổ, vào giai đoạn cao trào có hàng vạn chiến sĩ từ các vùng miền nối nhau lên biên giới Hà giang để bảo vệ Tổ Quốc . Quê tôi cũng có rất nhiều người con tham gia nhiệm vụ bảo vệ từng tấc đất biên cương khỏi quân xâm lược như vậy, ngoài ra còn là chốt chặn cuối cùng của tuyến một và là hậu phương đóng góp sức người sức của cho các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với quân thù trên các chốt điểm cao biên giới.
Những năm đó là những năm nghèo xơ xác, cả thị xã chỉ lèo tèo mấy chiếc nhà xây dọc theo bờ con sông Lô, đa số là công sở nhà nước . Lớp trẻ chúng tôi nhứo như in hình ảnh Hội phụ nữ và các đoàn thể đến từng nhà vận động đóng góp theo tùy hoàn cảnh, những món quà không nhiều nhưng chắc cũng ấm lòng các anh nơi xa xôi đang trực diện mọi hiểm nguy cho chúng tôi yên bình ăn học, vui chơi.
Chiến tranh cũng dần kết thúc, những người lính cũng dần dần đươc về nhà, họ mang về quà cho gia đình là những chiếc khăn , đèn pin hay vài thứ lặt vặt hàng tâm lý chiến. Cũng có người chỉ ngoài chiếc ba lô lép kẹp thì kèm theo chấy rận và các bệnh ngoài da. Trong họ niềm vui mừng trở về toàn mạng thì còn mối lo về cuộc sống đời thường khi ra quân, đa số không có bằng cấp, trình độ, nghề nghiệp. Họ chỉ được huấn luyện cầm súng và biết bắn súng vào kẻ thù .
Ngoài một số may mắn được theo tiêu chuẩn đi lao động xuất khẩu hay được vào biên chế nhà nước ra ( thời đấy vào bảo vệ cũng tốt rồi ) những người lính còn lại phải xoay trần làm đủ thứ để mưu sinh. Thực ra công việc cũng rất ít, quê tôi không có gì phát triển cả. Người ở nhà còn khó huống chi người bao năm về không có nghề ngỗng gì.
Nhưng với bản chất và ý chí của người lính được rèn luyện qua các mội trường khắc nghiệt, họ làm tất cả những việc gì làm được. Đào đất, lên rừng lấy củi hay khai thác lâm sản ( tôi chứng kiến một đoàn bộ đội ra quân vào rừng làm mấy chục bè gỗ nứa thả theo sông về xuôi bán ). Một số bất đắc dĩ đi các bãi vàng với mong muốn cuộc sống của mình và gia đình khá hơn. Chân dung cuộc sống của họ cũng thật phúc tạp qua nhiều câu chuyện kể của tôi....
Những năm chiến tranh BGPB bùng nổ, vào giai đoạn cao trào có hàng vạn chiến sĩ từ các vùng miền nối nhau lên biên giới Hà giang để bảo vệ Tổ Quốc . Quê tôi cũng có rất nhiều người con tham gia nhiệm vụ bảo vệ từng tấc đất biên cương khỏi quân xâm lược như vậy, ngoài ra còn là chốt chặn cuối cùng của tuyến một và là hậu phương đóng góp sức người sức của cho các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với quân thù trên các chốt điểm cao biên giới.
Những năm đó là những năm nghèo xơ xác, cả thị xã chỉ lèo tèo mấy chiếc nhà xây dọc theo bờ con sông Lô, đa số là công sở nhà nước . Lớp trẻ chúng tôi nhứo như in hình ảnh Hội phụ nữ và các đoàn thể đến từng nhà vận động đóng góp theo tùy hoàn cảnh, những món quà không nhiều nhưng chắc cũng ấm lòng các anh nơi xa xôi đang trực diện mọi hiểm nguy cho chúng tôi yên bình ăn học, vui chơi.
Chiến tranh cũng dần kết thúc, những người lính cũng dần dần đươc về nhà, họ mang về quà cho gia đình là những chiếc khăn , đèn pin hay vài thứ lặt vặt hàng tâm lý chiến. Cũng có người chỉ ngoài chiếc ba lô lép kẹp thì kèm theo chấy rận và các bệnh ngoài da. Trong họ niềm vui mừng trở về toàn mạng thì còn mối lo về cuộc sống đời thường khi ra quân, đa số không có bằng cấp, trình độ, nghề nghiệp. Họ chỉ được huấn luyện cầm súng và biết bắn súng vào kẻ thù .
Ngoài một số may mắn được theo tiêu chuẩn đi lao động xuất khẩu hay được vào biên chế nhà nước ra ( thời đấy vào bảo vệ cũng tốt rồi ) những người lính còn lại phải xoay trần làm đủ thứ để mưu sinh. Thực ra công việc cũng rất ít, quê tôi không có gì phát triển cả. Người ở nhà còn khó huống chi người bao năm về không có nghề ngỗng gì.
Nhưng với bản chất và ý chí của người lính được rèn luyện qua các mội trường khắc nghiệt, họ làm tất cả những việc gì làm được. Đào đất, lên rừng lấy củi hay khai thác lâm sản ( tôi chứng kiến một đoàn bộ đội ra quân vào rừng làm mấy chục bè gỗ nứa thả theo sông về xuôi bán ). Một số bất đắc dĩ đi các bãi vàng với mong muốn cuộc sống của mình và gia đình khá hơn. Chân dung cuộc sống của họ cũng thật phúc tạp qua nhiều câu chuyện kể của tôi....