- Biển số
- OF-159708
- Ngày cấp bằng
- 7/10/12
- Số km
- 1,004
- Động cơ
- 360,454 Mã lực
Sau một số ngày lăn lê bò toài khắp các nơi tôi bắt đầu hiểu chút về vương quốc dưới lòng đất này .
Ở đây các hang, động được chia ra làm ba tầng . Cấu tạo địa chất cũng tương đối giống nhau, chỉ khác mỗi độ sâu trong lòng núi, nói trong lòng núi bởi vì chúng tôi đang nằm ngang hai ngọn núi chứ không phải dưới chân núi, cho nên có sâu thế nào thì vẫn...ở trong lòng hai quả núi đó thôi.
Tầng thứ nhất là lớp dưới mặt, lớp này chỉ cần đào lên một vài mét là thấy ngay, là lớp đá xít phong hóa Cấp III , vàng và các loại quặng nằm trong mình các phiến đá lổn nhổn này, do thời đó chưa biết cách nên họ bỏ tất, chỉ vét số bùn, đất xung quanh chân các tảng đá rồi đem đãi. Trên thực tế hơn chục năm sau đó, sau khi bãi vàng tan có một nhóm quay lại mang máy móc đến nghiền đá ra thì số lượng vàng thu được khá lớn, gần bằng số trong hang trên mỗi cầu..
Tầng thứ hai, tầng giữa, chính là tầng tôi xuống hôm đầu tiên.. bao gồm nhằng nhịt các đường ống, các ngách và các khoảng không gian lớn mà gọi là Ục. Các đường ống thì cấu tạo thành một hệ thống đặc bao quanh , chui trong các đường ống này không bao giờ sợ bị sập vì nó rất chắc, tuy nhiên nó có thể bị nước bít các đầu ra vào bất kỳ lúc nào, thường thì cũng rất hiếm, chỉ khi mưa to gió lớn nước đổ tràn về thung lũng xuống hang mới xày ra chuyện này. Các ục lại khác, nó có thể bằng phẳng hay nhấp nhô, có thể bằng cả gian nhà hay vài gian, nếu nối hết các ục với nhau chỉ cần trong một tầng thì chứa hàng đại đội lính nhảy sếch trong đó ( Sau này có một trường hợp hy hữu mà cả một lán chui hẳn, biến mất xuống các ục này sinh hoạt một số ngày, đương nhiên họ phải cơm nắm muối vừng theo chứ đốt lửa ở đây thì đi tất ), trong đó có thể khô ráo hay có thể có những con suối ngầm trong lòng núi chảy qua, thậm chí có con suối rất to, chìm nghỉm đầu người. Các ngách thì là các hàm ếch, hoặc là một đoạn cấu tạo như đường ống nhưng ngắn, không vững chắc bằng, làm trong những chỗ này nguy hiểm hàng đầu vì bất chợt người làm việc có thể nát như tương mà không có cách nào lấy ra được vì đá sập đè. Họ rất chú trọng để ý các ngách này, hàng loạt cây chống được dựng lên, cứ một thời gian kiểm tra thay vì sợ nước ngấm mục có thể cây không còn tác dụng chống đỡ nữa . Nhiều chỗ các ngách và đường ống giao nhau cũng rất khó phân biệt rạch ròi ...
Tầng thứ ba thì y hệt như vậy , nó cách tầng thứ hai chỗ sâu chỗ nông, nhiều đoạn hai tầng thông nhau bằng đường ống, một lần tôi đánh rơi một thứ xuống nước thế mà mấy hôm sau thấy thằng lán khác nói nhặt được ở tầng thứ ba, nó không nhặt được có khi chui ra hồ cũng nên. Các bác từng biết thác Bản Giốc chứ ạ, nghe nói bên trong ngọn núi cao nhất của thác có một hệ thống hầm, ống cũng hoành tráng lắm, mọi dòng nước đều chảy ra hòa nhập với dòng thác, chỗ chúng tôi như thế, chỉ mỗi con thác không thể to và đẹp bằng.
Ảnh minh họa
Có những câu chuyện rất hài ở trong hầm . Một lần có mấy ông bố bản vào xin xuống hang đánh dậm, ok. Các cụ lôi một đống con cháu lao xuống, trong đó có mấy cô gái. Một ông tướng rất nghịch nhè người ta đang ở tầng trên rúc đầu vào ngách bò từ tầng dưới lên ...vén váy ...soi đèn pin.. Hình như gặp phải cao thủ...không thèm ăn đu đủ cho nên cô gái phớt lờ, mày soi cá soi ếch kệ mày, tao cứ đất tao xơi vào bao. Lúc quay ra bọn họ chặn lại soi đèn vào mặt thì lại lấy tay che “ Ối ! không được soi, xấu hổ lắm vớ !” Híc !
Cũng chuyện hai tầng gần nhau như vậy, thằng tầng trên vì lo việc của mình không thèm để ý đến sự an toàn thằng phía dưới thúc choòng ầm ầm, thằng phía dưới chui lên nói nhẹ thôi không sập chết bố mày bây giờ. Thằng trên thủng thẳng liên quan ..éo gì đến tao, mày sợ thì biến chỗ khác đi. Thế là thằng dưới làm đoạn dây mìn đem xuống đốt cháy khét lẹt dưới đít thằng kia xong bò hùng hục ra cứ như kiểu đang đánh mìn, thằng trên thấy thế hỏi “ chúng mày làm gì thế, đốt mìn sao không gọi tao !” thằng dưới lại thủng thẳng “ liên quan ...éo gì đến mày, cứ ở đấy mà làm đi”.
Còn một loại nữa, đó là giếng , Cho đến khi ra về tôi cũng không biết độ sâu chính xác của những cái giếng tôi từng chui, đu dây xuống là bao nhiêu mét nữa, nó như không có đáy, đào cho đến khi nào không thể xuống được nữa thì thôi, mười mét, hai chục mét, gần trăm mét....chỉ biết rằng tôi tý nằm lại vĩnh viễn một trong những cái giếng đó !
Ở đây các hang, động được chia ra làm ba tầng . Cấu tạo địa chất cũng tương đối giống nhau, chỉ khác mỗi độ sâu trong lòng núi, nói trong lòng núi bởi vì chúng tôi đang nằm ngang hai ngọn núi chứ không phải dưới chân núi, cho nên có sâu thế nào thì vẫn...ở trong lòng hai quả núi đó thôi.
Tầng thứ nhất là lớp dưới mặt, lớp này chỉ cần đào lên một vài mét là thấy ngay, là lớp đá xít phong hóa Cấp III , vàng và các loại quặng nằm trong mình các phiến đá lổn nhổn này, do thời đó chưa biết cách nên họ bỏ tất, chỉ vét số bùn, đất xung quanh chân các tảng đá rồi đem đãi. Trên thực tế hơn chục năm sau đó, sau khi bãi vàng tan có một nhóm quay lại mang máy móc đến nghiền đá ra thì số lượng vàng thu được khá lớn, gần bằng số trong hang trên mỗi cầu..
Tầng thứ hai, tầng giữa, chính là tầng tôi xuống hôm đầu tiên.. bao gồm nhằng nhịt các đường ống, các ngách và các khoảng không gian lớn mà gọi là Ục. Các đường ống thì cấu tạo thành một hệ thống đặc bao quanh , chui trong các đường ống này không bao giờ sợ bị sập vì nó rất chắc, tuy nhiên nó có thể bị nước bít các đầu ra vào bất kỳ lúc nào, thường thì cũng rất hiếm, chỉ khi mưa to gió lớn nước đổ tràn về thung lũng xuống hang mới xày ra chuyện này. Các ục lại khác, nó có thể bằng phẳng hay nhấp nhô, có thể bằng cả gian nhà hay vài gian, nếu nối hết các ục với nhau chỉ cần trong một tầng thì chứa hàng đại đội lính nhảy sếch trong đó ( Sau này có một trường hợp hy hữu mà cả một lán chui hẳn, biến mất xuống các ục này sinh hoạt một số ngày, đương nhiên họ phải cơm nắm muối vừng theo chứ đốt lửa ở đây thì đi tất ), trong đó có thể khô ráo hay có thể có những con suối ngầm trong lòng núi chảy qua, thậm chí có con suối rất to, chìm nghỉm đầu người. Các ngách thì là các hàm ếch, hoặc là một đoạn cấu tạo như đường ống nhưng ngắn, không vững chắc bằng, làm trong những chỗ này nguy hiểm hàng đầu vì bất chợt người làm việc có thể nát như tương mà không có cách nào lấy ra được vì đá sập đè. Họ rất chú trọng để ý các ngách này, hàng loạt cây chống được dựng lên, cứ một thời gian kiểm tra thay vì sợ nước ngấm mục có thể cây không còn tác dụng chống đỡ nữa . Nhiều chỗ các ngách và đường ống giao nhau cũng rất khó phân biệt rạch ròi ...
Tầng thứ ba thì y hệt như vậy , nó cách tầng thứ hai chỗ sâu chỗ nông, nhiều đoạn hai tầng thông nhau bằng đường ống, một lần tôi đánh rơi một thứ xuống nước thế mà mấy hôm sau thấy thằng lán khác nói nhặt được ở tầng thứ ba, nó không nhặt được có khi chui ra hồ cũng nên. Các bác từng biết thác Bản Giốc chứ ạ, nghe nói bên trong ngọn núi cao nhất của thác có một hệ thống hầm, ống cũng hoành tráng lắm, mọi dòng nước đều chảy ra hòa nhập với dòng thác, chỗ chúng tôi như thế, chỉ mỗi con thác không thể to và đẹp bằng.
Ảnh minh họa
Có những câu chuyện rất hài ở trong hầm . Một lần có mấy ông bố bản vào xin xuống hang đánh dậm, ok. Các cụ lôi một đống con cháu lao xuống, trong đó có mấy cô gái. Một ông tướng rất nghịch nhè người ta đang ở tầng trên rúc đầu vào ngách bò từ tầng dưới lên ...vén váy ...soi đèn pin.. Hình như gặp phải cao thủ...không thèm ăn đu đủ cho nên cô gái phớt lờ, mày soi cá soi ếch kệ mày, tao cứ đất tao xơi vào bao. Lúc quay ra bọn họ chặn lại soi đèn vào mặt thì lại lấy tay che “ Ối ! không được soi, xấu hổ lắm vớ !” Híc !
Cũng chuyện hai tầng gần nhau như vậy, thằng tầng trên vì lo việc của mình không thèm để ý đến sự an toàn thằng phía dưới thúc choòng ầm ầm, thằng phía dưới chui lên nói nhẹ thôi không sập chết bố mày bây giờ. Thằng trên thủng thẳng liên quan ..éo gì đến tao, mày sợ thì biến chỗ khác đi. Thế là thằng dưới làm đoạn dây mìn đem xuống đốt cháy khét lẹt dưới đít thằng kia xong bò hùng hục ra cứ như kiểu đang đánh mìn, thằng trên thấy thế hỏi “ chúng mày làm gì thế, đốt mìn sao không gọi tao !” thằng dưới lại thủng thẳng “ liên quan ...éo gì đến mày, cứ ở đấy mà làm đi”.
Còn một loại nữa, đó là giếng , Cho đến khi ra về tôi cũng không biết độ sâu chính xác của những cái giếng tôi từng chui, đu dây xuống là bao nhiêu mét nữa, nó như không có đáy, đào cho đến khi nào không thể xuống được nữa thì thôi, mười mét, hai chục mét, gần trăm mét....chỉ biết rằng tôi tý nằm lại vĩnh viễn một trong những cái giếng đó !