[Funland] Điện hạt nhân tại VN?

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,048
Động cơ
317,708 Mã lực
Cụ đừng xét riêng từng nhà máy mà phải xét tổng công suất tất cả các nhà máy vì chúng nó đều có chức năng hỗ trợ tần số và hoạt động độc lập theo tần số lưới. Với lưới VN thì dư hay thiếu vài trăm MW là rã lưới chắc chắn luôn cụ ạ

Biểu đồ phụ tải ngày hôm nay đây cụ



Còn đây là năng lượng tái tạo
Cái mớ này của cụ chẳng có gì liên quan đến tần số điện lưới cả, đồ thị lên xuống tưng bừng thì tần số nó vẫn là 50Hz thôi \m/
 
Chỉnh sửa cuối:

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Cái mớ này của cụ chẳng có gì liên quan đến tần số điện lưới cả, đồ thì lên xuống tưng bừng thì tần số nó vẫn là 50Hz thôi \m/
cũng hơi hơi liên quan đấy cụ. nếu lưới 32.000MW-50.1Hz mà cái trang trại điện mặt trăng của cụ kia khoảng 15.000MW-70Hz hòa vào lưới thì sập lưới chẳng chơi đâu cụ;;)
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
ok cụ. vậy nghĩa lại mặt cắt công suất min là 24.000MW và Max là 32.000MW đúng không? thế tất cả đều đang đứng tại 50.1Hz (example). cái trang trại điện nhà cụ là 200MW -70Hz, cụ cho em biết khi đó cụ hòa vào lưới được không?
Inverter nó bám tần số lưới cụ ạ, hòa vào thì nó chạy 50.1 Hz. Khi nào lưới vượt qua 51Hz thì AGC sẽ ra lệnh cho nó giảm công suất để hỗ trợ lưới cho đến khi tần số xuống dưới 51Hz chứ nó ko tự tạo ra tần số đâu ạ. Tất cả các nhà máy đều chạy như thế chứ ko phải mình nó.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Cái mớ này của cụ chẳng có gì liên quan đến tần số điện lưới cả, đồ thị lên xuống tưng bừng thì tần số nó vẫn là 50Hz thôi \m/
Cụ ấy hỏi thì em đưa thông tin chứ em có nói gì đến tần số ở biểu đồ đó đâu?
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Inverter nó bám tần số lưới cụ ạ, hòa vào thì nó chạy 50.1 Hz. Khi nào lưới vượt qua 51Hz thì AGC sẽ ra lệnh cho nó giảm công suất để hỗ trợ lưới cho đến khi tần số xuống dưới 51Hz chứ nó ko tự tạo ra tần số đâu ạ. Tất cả các nhà máy đều chạy như thế chứ ko phải mình nó.
đến mức này thì em thua cụ mịa rồi, cụ biết gì về Synchro check không? ký hiệu là F25 đấy cụ:D
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
đến mức này thì em thua cụ mịa rồi, cụ biết gì về Synchro check không? ký hiệu là F25 đấy cụ:D
Inverter nó ko cần F25 cụ ạ, có điện lưới nó mới phát. Inverter áp mái hộ gia đình đào đâu ra F25
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Cụ còn chẳng đọc hiểu được nội dung nó yêu cầu, tại sao có yêu cầu đấy và biểu đồ công suất mà đòi giải thích cho ai =)) =)) =))
Cụ có hiểu mức giảm công suất là thằng nào phải giảm và tại sao phải giảm không?
Em phải thực hiện thử nghiệm với A0, ko hiểu thì thử kiểu gì ạ?
 

chuonguyen

Xe máy
Biển số
OF-90855
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
91
Động cơ
405,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sợ làm xong dự án chưa kịp sử dụng lại toang. Vì các bác nhà mình toàn duyệt cho các công ty trung quốc nhận thầu thôi. Nguy hiểm lắm
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,048
Động cơ
317,708 Mã lực
Inverter nó bám tần số lưới cụ ạ, hòa vào thì nó chạy 50.1 Hz. Khi nào lưới vượt qua 51Hz thì AGC sẽ ra lệnh cho nó giảm công suất để hỗ trợ lưới cho đến khi tần số xuống dưới 51Hz chứ nó ko tự tạo ra tần số đâu ạ. Tất cả các nhà máy đều chạy như thế chứ ko phải mình nó.
Hỗ trợ nào mà hỗ trợ, khi có sự lệch tần, để tránh hiệu ứng "đập mạch" tần số, thì 1 trong 2 thằng phải giảm công suất để tránh sự cố hệ thống, có thể gây rã lưới. Ở đây lưới điện là hệ thống lớn quá trình thực hiện điều chỉnh sẽ chậm hơn hệ thống nhỏ nên bắt buộc hệ thống nhỏ phải tự hạ công suất xuống chờ ổn định tần số chuẩn rồi mới được phát lại. Nó chẳng liên quan quái gì việc Inverter của cụ tham gia điều chỉnh tần số của lưới điện cả.
Nếu cụ không đáp ứng yêu cầu như thế, nó sẽ cắt "sa thải" cụ ra khỏi lưới trước ấy.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Hỗ trợ nào mà hỗ trợ, khi có sự lệch tần, để tránh hiệu ứng "đập mạch" tần số, thì 1 trong 2 thằng phải giảm công suất để tránh sự cố hệ thống, có thể gây rã lưới. Ở đây lưới điện là hệ thống lớn quá trình thực hiện điều chỉnh sẽ chậm hơn hệ thống nhỏ nên bắt buộc hệ thống nhỏ phải tự hạ công suất xuống chờ ổn định tần số chuẩn rồi mới được phát lại. Nó chẳng liên quan quái gì việc Inverter của cụ tham gia điều chỉnh tần số của lưới điện cả.
Nếu cụ không đáp ứng yêu cầu như thế, nó sẽ cắt "sa thải" cụ ra khỏi lưới trước ấy.
Các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa ko hề có yêu cầu này đâu cụ nhé. Và em nhắc lại là EVN đang xem xét trả phí hỗ trợ điều tần cho NLTT
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Cụ nhìn xem nó có F25 ko ạ :)
cụ đưa cho em cái sơ đồ mà Đại Việt gọi là sơ đồ nhất thứ ( High voltage device single line) , toàn là CB( ciruit breaker), ES (Earthing Switch) CT(Current transformer):D
cụ gởi cái sơ đồ Control & protect hardware lên đây, Đại Việt gọi là sơ đồ nhị thứ;;)
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Hỗ trợ nào mà hỗ trợ, khi có sự lệch tần, để tránh hiệu ứng "đập mạch" tần số, thì 1 trong 2 thằng phải giảm công suất để tránh sự cố hệ thống, có thể gây rã lưới. Ở đây lưới điện là hệ thống lớn quá trình thực hiện điều chỉnh sẽ chậm hơn hệ thống nhỏ nên bắt buộc hệ thống nhỏ phải tự hạ công suất xuống chờ ổn định tần số chuẩn rồi mới được phát lại. Nó chẳng liên quan quái gì việc Inverter của cụ tham gia điều chỉnh tần số của lưới điện cả.
Nếu cụ không đáp ứng yêu cầu như thế, nó sẽ cắt "sa thải" cụ ra khỏi lưới trước ấy.
khổ quá cụ ấy không hiểu khi hòa lưới cần phải check Syncho ( tần số, điện áp, góc pha), thế này thì em biết cười trực thôi;;)
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
cụ đưa cho em cái sơ đồ mà Đại Việt gọi là sơ đồ nhất thứ ( High voltage device single line) , toàn là CB( ciruit breaker), ES (Earthing Switch) CT(Current transformer):D
cụ gởi cái sơ đồ Control & protect hardware lên đây, Đại Việt gọi là sơ đồ nhị thứ;;)
Nó có bảo vệ 50/51 đó cụ, nhưng chắc chắn ko có F25 đâu, vì làm gì đã có điện mà check, đóng điện lưới vào nó mới phát điện nên nhà mây NLTT đóng từ ngoài lưới vào cụ ơi.

Mấy cái inverter cho áp mái cũng như thế nên đâu cần F25 làm gì đâu
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,048
Động cơ
317,708 Mã lực
Em phải thực hiện thử nghiệm với A0, ko hiểu thì thử kiểu gì ạ?
Đấy là cụ bắt buộc phải thực hiện bài toán theo yêu cầu của EVN để thử nghiệm kiểm tra các kịch bản khi tiến hành hòa lưới điện quốc gia. Nhưng bài toán như thế là bắt buộc với mọi loại hình phát điện mà muốn hòa lên lưới quốc gia.
Với hệ thống NLTT như của cụ thì EVN còn phải thực hiện bài toán điều động nguồn dự phòng khi hệ thống của cụ ngủm bất chợt do điều kiện khách quan nữa.
Túm cái váy lại, hệ thống NLTT của cụ phải bám các thông số kỹ thuật từ lưới điện quốc gia và điều chỉnh theo nó. Lưới điện nó chỉ phụ thuộc vào công suất mà cụ phát lên thôi, còn các vấn đế khác nó không quan tâm.
Riêng vấn đề tần số và pha, cụ phát lệch tần, lệch pha với lưới quốc gia, nó cắt bên cụ cái rụp, miễn lằng nhằng \m/
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Nó có bảo vệ 50/51 đó cụ, nhưng chắc chắn ko có F25 đâu, vì làm gì đã có điện mà check, đóng điện lưới vào nó mới phát điện nên nhà mây NLTT đóng từ ngoài lưới vào cụ ơi.

Mấy cái inverter cho áp mái cũng như thế nên đâu cần F25 làm gì đâu
vậy thôi ạ, Điện nhà cụ cao siêu quá - em không hiểu;;)
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
khổ quá cụ ấy không hiểu khi hòa lưới cần phải check Syncho ( tần số, điện áp, góc pha), thế này thì em biết cười trực thôi;;)
Synch check thì phải 2 đầu đều có điện mới có góc pha mà check, chưa đóng điện vào inverter thì nó chưa phát điện, cụ lấy gì mà check ạ?
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
2,612
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Synch check thì phải 2 đầu đều có điện mới có góc pha mà check, chưa đóng điện vào inverter thì nó chưa phát điện, cụ lấy gì mà check ạ?
cụ cho em hỏi cụ hòa lưới 170kV, 400kV hay 700kV hay 220/400V ạ
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Em đọc rùi mới nói cụ chưa hiểu...

View attachment 5360708
Đồ thị từ báo cáo UNEP Emission Gap 2019

Ấn Độ lẹt đẹt dưới cùng trong đồ thị CO2/đầu người, nhưng bầu không khí ở Ấn Độ bẩn kinh khủng. Ngược lại nước có không khí thành phố sạch nhất chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất. Và các nước có không khí thành phố sạch lại đốt than nhiều nhất...>:D<>:D<>:D<

Muốn sạch phải mất tiền, và tốn điện. Bạn thử vào một căn nhà tiêu thụ mỗi tháng 500kWh điện và một căn nhà 3 năm liền không có điện xem căn nhà nào sạch sẽ, thơm tho hơn?
Tui ráng nốt lần cuối coi bác có hiểu tui nói gì không.

Thứ nhất, cái ví dụ cuối của bác vô nghĩa trong câu chuyện của chúng ta. Không ai bàn về việc dùng điện gây ô nhiễm nhiều hơn không dùng. Mà mình đang so giữa 2 loại hình phát điện khác nhau. Ý bác là vì dùng điện sạch sẽ hơn không dùng suy ra điện nào bị cho là "dơ" hơn thật ra là "sạch" hơn à? Liên quan quá nhỉ. Tóm lại bỏ qua ví dụ dở hơi của bác.

Thứ 2, cái hình của bác cũng vô nghĩa nốt, vì Ấn độ thấp trên đầu người nhưng tổng số emission nó thứ 3 thế giới, xấp xỉ Mỹ (trong cùng bài báo bác nêu), vì sao thì bác biết rồi. Bác nhốt 13 ông hút 1 điếu thuốc/người vô 1 phòng, phòng còn lại bác chỉ cho 3 ông, mỗi ông hút 4.3 điếu, hỏi phòng nào nhiều khói hơn?

China đầu bảng và cũng siêu ô nhiễm, bỏ qua. Bác có thể hỏi tại sao Mỹ thứ 2 mà không khí nó sạch vậy. Mời bác google tiếp, có nhiều bài so Mỹ với Ấn Độ. VD như khí hậu khác nhau, và đặc biệt là mật độ dân số của Ấn Độ cao gấp 9 lần Mỹ. Cũng ví dụ như của tui, nhưng 13 ông nhét vô 1 phòng nhỏ xíu, còn 4 ông kia cho vô biệt thự chà bá, hỏi không khí ở đâu ô nhiễm hơn? Ngoài ra tất nhiên còn công nghệ, luật lệ, văn hóa v.v (tui còn không biết UNEP có đếm được khói đốt đồng của nông dân Ấn, cùng bệnh với nông dân Hà Nội)... Nói chung không có bằng chứng gì cho thấy đốt điện than càng nhiều thì không khí càng sạch.

Cuối cùng là bác luôn bảo đã hiểu tui, vậy xin bác trả lời giúp:
A. khi đánh giá environmental impact người ta không quy đổi ra cùng đơn vị gCO2 thì dùng cách gì để so sánh?
B. Có đúng phần lớn gCO2 của điện than nằm trong chính cái khí thải của nó không?

Mà thôi, môi trường là ngành khoa học không chính xác. Ai đã không tin môi trường đang bị tổn hại nặng hay đáng bỏ thêm ít tiền để cứu nó, thì có nói nữa người ta cũng không tin. Bác không tin, không muốn tốn tiền, tui hiểu. Tui tin, tui muốn bỏ thêm tiền. Bộ Công thương nên làm thế nào để chiều hết trăm triệu dân? Tui cũng không ưng tỉ lệ điện than 55% năm 2030 đâu, nhưng tui sẽ chẳng chửi bới gì họ, vì biết họ có nhiều data hơn tui, và họ còn phải chiều những người như bác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top