Em đọc rùi mới nói cụ chưa hiểu...
View attachment 5360708
Đồ thị từ báo cáo UNEP Emission Gap 2019
Ấn Độ lẹt đẹt dưới cùng trong đồ thị CO2/đầu người, nhưng bầu không khí ở Ấn Độ bẩn kinh khủng. Ngược lại nước có không khí thành phố sạch nhất chính là những nước phát thải CO2 nhiều nhất. Và các nước có không khí thành phố sạch lại đốt than nhiều nhất...
Muốn sạch phải mất tiền, và tốn điện. Bạn thử vào một căn nhà tiêu thụ mỗi tháng 500kWh điện và một căn nhà 3 năm liền không có điện xem căn nhà nào sạch sẽ, thơm tho hơn?
Tui ráng nốt lần cuối coi bác có hiểu tui nói gì không.
Thứ nhất, cái ví dụ cuối của bác vô nghĩa trong câu chuyện của chúng ta. Không ai bàn về việc dùng điện gây ô nhiễm nhiều hơn không dùng. Mà mình đang so giữa 2 loại hình phát điện khác nhau. Ý bác là vì dùng điện sạch sẽ hơn không dùng suy ra điện nào bị cho là "dơ" hơn thật ra là "sạch" hơn à? Liên quan quá nhỉ. Tóm lại bỏ qua ví dụ dở hơi của bác.
Thứ 2, cái hình của bác cũng vô nghĩa nốt, vì Ấn độ thấp trên đầu người nhưng tổng số emission nó thứ 3 thế giới, xấp xỉ Mỹ (trong cùng bài báo bác nêu), vì sao thì bác biết rồi. Bác nhốt 13 ông hút 1 điếu thuốc/người vô 1 phòng, phòng còn lại bác chỉ cho 3 ông, mỗi ông hút 4.3 điếu, hỏi phòng nào nhiều khói hơn?
China đầu bảng và cũng siêu ô nhiễm, bỏ qua. Bác có thể hỏi tại sao Mỹ thứ 2 mà không khí nó sạch vậy. Mời bác google tiếp, có nhiều bài so Mỹ với Ấn Độ. VD như khí hậu khác nhau, và đặc biệt là mật độ dân số của Ấn Độ cao gấp 9 lần Mỹ. Cũng ví dụ như của tui, nhưng 13 ông nhét vô 1 phòng nhỏ xíu, còn 4 ông kia cho vô biệt thự chà bá, hỏi không khí ở đâu ô nhiễm hơn? Ngoài ra tất nhiên còn công nghệ, luật lệ, văn hóa v.v (tui còn không biết UNEP có đếm được khói đốt đồng của nông dân Ấn, cùng bệnh với nông dân Hà Nội)... Nói chung không có bằng chứng gì cho thấy đốt điện than càng nhiều thì không khí càng sạch.
Cuối cùng là bác luôn bảo đã hiểu tui, vậy xin bác trả lời giúp:
A. khi đánh giá environmental impact người ta không quy đổi ra cùng đơn vị gCO2 thì dùng cách gì để so sánh?
B. Có đúng phần lớn gCO2 của điện than nằm trong chính cái khí thải của nó không?
Mà thôi, môi trường là ngành khoa học không chính xác. Ai đã không tin môi trường đang bị tổn hại nặng hay đáng bỏ thêm ít tiền để cứu nó, thì có nói nữa người ta cũng không tin. Bác không tin, không muốn tốn tiền, tui hiểu. Tui tin, tui muốn bỏ thêm tiền. Bộ Công thương nên làm thế nào để chiều hết trăm triệu dân? Tui cũng không ưng tỉ lệ điện than 55% năm 2030 đâu, nhưng tui sẽ chẳng chửi bới gì họ, vì biết họ có nhiều data hơn tui, và họ còn phải chiều những người như bác.