[Funland] Điện hạt nhân tại VN?

Linh Xa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738039
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
203
Động cơ
66,156 Mã lực
Tuổi
51
Thông số của nó cụ thể là 70mw trong 30' = 35mwh
tiếp đó 30mw trong 2h là 60mwh
K biết em nhớ có chuẩn không :D
Đơn vị của công suất là W
Còn đơn vị điện lượng là Wh nha
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,757
Động cơ
770,758 Mã lực
Chỗ này chưa đúng.
Nếu tiêu chí không xả thải CO2 thì điện hạt nhân sạch ngang thủy điện, điện gió, điện mặt trời....
Về cơ bản, điện hạt nhân không phát thải khí CO2.
Thực ra thì nếu nói về "sạch" hay "bẩn" cũng nên nhìn tổng thể một chút chưa không chỉ đánh giá ở 1 khía cạnh nào. Cái nào cũng có mặt nọ mặt kia.
Vi như: thủy điện thì làm thay đổi môi trường vùng lòng hồ, là quả bom nước treo lơ lửng trên đầu chưa kể thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến hạ lưu; điện gió thì còn ô nhiễm tiếng ồn, điện mặt trời thì cuối vòng đời lại thải ra 1 đống rác, hạt nhân thì nguy hiểm phóng xạ quá lớn, không nói đến các tai nạn NM điện mà số người bị ảnh hưởng của điện hạt nhân đứng đầu bảng, kể cả khi không có sự cố gì thì vấn đề xử lý chất thải cũng như lò phản ứng sau vận hành cũng đang là quá sức với những nước như VN.
Với công nghệ càng an toàn thì chi phí lại càng cao, dùng nhiệt điện cũng sẽ sạch nếu chấp nhận chi phí lớn. Hạt nhân cũng vậy sẽ an toàn và chỉ thật sự an toàn nếu chấp nhận chi phí lớn thôi.
Thế nhưng khi mà đa số lại đưa tiêu chí rẻ lên hàng đầu thì thật sự khó rất khó nên chưa làm được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,269
Động cơ
350,916 Mã lực
1MWh = 10 tấn, 80MWh tầm 800 tấn
Em thấy lúc trước nói trong văn cảnh dự trữ để phát ban đêm, với nhà máy điện mặt trời công suất 80MW thì lượng điện lưu trữ phải tầm 10h tức khoảng 800MWh, vậy là khối lượng 8000 tấn đó cụ.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Em thấy lúc trước nói trong văn cảnh dự trữ để phát ban đêm, với nhà máy điện mặt trời công suất 80MW thì lượng điện lưu trữ phải tầm 10h tức khoảng 800MWh, vậy là khối lượng 8000 tấn đó cụ.
Không ai làm BES dung lượng lớn thế đâu cụ, nếu để phát trong thời gian dài như vậy thì phải tính đến mấy giải pháp kiểu thủy điện tích năng mới hiệu quả. BES nó chỉ dùng để giải quyết tình huống bất thường trong thời gian chờ các nguồn khác lên lưới thôi.

Đơn vị của acquy là MWh, còn ra bn MW thì nó phụ thuộc công suất hệ thống inverter được lắp đặt. Báo chí hay nhầm lẫn chỗ này
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Để dự trữ năng lượng cho việc phát vào ban đêm giờ có cái công nghệ này cũng khá hứa hẹn

 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,373
Động cơ
21,099 Mã lực
Không ai làm BES dung lượng lớn thế đâu cụ, nếu để phát trong thời gian dài như vậy thì phải tính đến mấy giải pháp kiểu thủy điện tích năng mới hiệu quả. BES nó chỉ dùng để giải quyết tình huống bất thường trong thời gian chờ các nguồn khác lên lưới thôi.

Đơn vị của acquy là MWh, còn ra bn MW thì nó phụ thuộc công suất hệ thống inverter được lắp đặt. Báo chí hay nhầm lẫn chỗ này
Nhà ta mới xây có 1 cái nhà máy thủy điện tích năng mà dân Việt chửi như đúng rùi... Kakaka
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
Nhà ta mới xây có 1 cái nhà máy thủy điện tích năng mà dân Việt chửi như đúng rùi... Kakaka
Làm thủy điện tích năng ở khu ninh thuận, bình thuận là đúng bài rồi. Khu này ko có gì ngoài nắng và gió, khai thác siêu hiệu quả.

Nếu làm chủ được công nghệ khoan hầm thì cái Gravitricity em post phía trên cũng rất hứa hẹn, còn nếu thuê nhà thầu nước ngoài hết thì chi phí cao hơn thủy điện tích năng
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
vớ vẩn , điện hiện nay EVN làm mưa làm gió , giá điện thì tùy vào tâm trạng cụ nội nào đó vui hay buồn
Nga muốn bán nhà máy và công nghệ hạt nhân cho Việt Nam , Nếu điều đó thực sự xảy ra thì sẽ là niềm vui vô bờ bến cho các doanh nghiệp
Và ông Khựa không bao giờ muốn điều này xảy ra , nó sẽ phải đến thôi, trước hay sau mà thôi
Khựa chen chân vào và hậu quả thì các cụ đã thấy nhà máy nhiệt điện vĩnh tân công nghệ thập kỷ 70 , đốt than mà hệ lụy của nó là
1- đốt hết tài nguyên ( lấy than Việt đốt trên đất Việt - Bán điện cho Việt ) con cháu ta mai sau sẽ không còn than đá mà than đá thì còn rất nhiều thứ quý giá khác không chỉ mang đốt
2- gây thảm họa môi trường , các vuông tôm xung quanh đó đã chết sạch ( đồng trắng hoang phế ) vì ô nhiễm khói than
Núi khu vực này hôm nào đi ngang qua em chụp ảnh hầu các cụ , trọc lốc giơ đá ra nhìn rất khiếp
3- Than dấ xỉ sau khi đốt bỏ hết xuống biển ( Báo chí ở đâu sao ko làm rùm beng lên ???
4 - hậu quả do con người gây ra , ( nhiều em bé có cha Tàu mà chả biết mặt cha !!! )
Bệnh tật do hàng ngàn công nhân trung quốc mang sang Việt nam và sự ô hợp của người tàu ( rất nhiều công nhân tàu ở bên TQ từng vào tù ra tội , không còn đất sống thì sang Việt Nam làm điện )
5 - cả 1 khu vực đẹp có thể nói là thắng cảnh của miền trung đang chết và sẽ sẽ chết hẳn sau vài năm nữa không có cơ khôi phục
6- cản trở bước tiến để kịp thời đại của cả 1 thế hệ Việt
em đang phải mua điện với giá rất cao so với mặt bằng chung toàn cầu , càng sản xuất nhiều càng phải cõng những gánh nặng những ông vô hình trì trệ nền kinh tế vô cùng
Mai sau con cháu chúng ta sẽ phán xét điều này !
Cái này cụ viết văn thì hợp.
Dân kỹ thuật bọn em đọc chỉ cười khẩy. Em thật.
Mấy anh 3 môn 9đ mà đưa vấn đề kỹ thuật lên báo rất hiếm khi em đọc. Các ông có hiểu chó j đâu. Khác j bài tấu của quan lại khi xưa, thích cái nào thì nâng lên, ghét thì dìm xuống.
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
Cụ có vẻ là người am hiểu sâu về công nghệ. Theo cụ thì đến bao giờ thì Thế giới sẽ có Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên theo công nghệ tổng hợp hạt nhân ?
Theo em biết hiện dự án ITER tại Pháp đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Và theo cụ thì Việt Nam có cơ hội để đón đầu công nghệ hạt nhân mới này, để đầu tư xây dựng Nhà máy điện hạt nhân kiểu tổng hợp hạt nhân ở Việt Nam hay không ?
Nguyên lý của phản ứng tổng hợp là Hydro nguyên tử ở 1 triệu độ C sẽ tự tổng hợp thành Heli sinh ra nguồn năng lượng vô cùng lớn. Phản ứng phân rã sẽ giống như cái bật lửa, nâng nhiệt độ lên 1 triệu độ C để kích hoạt phản ứng tổng hợp. Cái khó là đùm 1 phát rồi hết.

Thời 2k em đi học có nghe thầy nói Pháp bảo 50 năm nữa sẽ có, còn anh Khựa thì tuyên bố 20 năm nữa. Nhưng tuyên bố cho vui miệng thôi, chờ sản phẩm thương mại thì mút mùa. Tiêu chí an toàn cho hạt nhân là rất cao.

Ak nhưng có 1 điều rất hay, thời đó mấy anh nhà giàu ở châu Âu mới có điều kiện lắp pin mặt trời. Tức là phần lớn pin được lắp ở thành phố dạng áp mái. Còn TQ họ đã có những cánh đồng pin mặt trời ở nơi thôn quê giống Ninh Thuận nhà mình bây giờ. Thế giới cũng khá ngạc nhiên và hồ nghi về công nghệ của họ, tuy nhiên thực tế đến nay đã chứng minh họ đỉnh thật đấy.
 

Tengiduocnhi

Xe tải
Biển số
OF-736691
Ngày cấp bằng
21/7/20
Số km
291
Động cơ
68,469 Mã lực
Tuổi
39
Tiếp theo bài trước:

Để minh họa, chúng ta hãy xem thử 2 cường quốc thế giới xem họ thực hiện chính sách năng lượng thế nào?

1) Đức.
Dự định từ bỏ dần dần năng lương hạt nhân (hiện chiếm 20%), tức là năng lượng 3) ở trên với mục tiêu tăng dần gió và mặt trời, tức là năng lượng 5)
Tuy thế, từ xưa cho đến nay, nguồn cung cấp năng lượng điện chính ở Đức vẫn là năng lượng 1), tức là than đá, hard coal, thậm chí cả lignite coal - than bùn nâu, hàm lượng than rất ít và bẩn nhất theo tiêu chí a) trở lên.
Ngoài ra, Đức tìm cách tăng dần 2) để thay thế dần cho 1), bằng cách tăng cường nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga, mua LNG từ cả Nga và Mỹ và các nguồn khác.
Lý do:
- Đức có than, tự chủ được nguồn nguyên liệu đảm bảo an ninh kinh tế. Ngoài ra, than hiệu quả kinh tế nhất => đem lại hiệu quả cho sản xuất Đức
- Tại sao Đức tìm cách thay thế dần 1) bằng 2)? Vì nguồn khí đốt từ Liên Xô trước đây và Nga hiện nay cho Đức và EU nói chung là ổn định, an toàn. Lý do sẽ giải thích sau
- Năng lượng 2) cũng vẫn hiệu quả kinh tế. Việc dùng 2) cũng giúp hợp lý hóa cái chiêu bài nhiên liệu "sạch" (theo tiêu chí a) ở trên) mà Đức giương lên, để ép các nước khác phải dùng nguyên liệu "sạch"
- Tại sao Đức bỏ năng lượng 3) hạt nhân, với cớ môi trường. Đơn giản là vì Đức không làm chủ được nguồn nhiên liệu
Trong stack công nghệ của năng lượng hạt nhân gồm 3 thứ:
+ chế tạo hay làm giảu nguyên liệu hạt nhân,
+ lò thực hiện phản ứng phân hạch (tức nhà máy điện hạt nhân) với nhiên liệu làm giàu được đưa vào,
+ công nghệ xử lý tái chế, và công nghệ xử lý tái chế
thì Đức chỉ có được cái thứ 2. Đức phải nhập nhiên liệu hạt nhân làm giàu từ bên ngoài để dùng cho nhà máy điện hạt nhân, và dĩ nhiên cũng không được và không thể giữ lại nhiên liệu Uranium sau đó để làm giàu lên tiếp đến 90% nhằm sử dụng chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vì thế mà Đức lấy chiêu bài môi trường để từ bỏ
- Đức muốn phất triển năng lượng gió, dạng 5) vì nó giúp cho Đức thoát lệ thuộc nguyên liệu, nhưng vấn đề là điện gió ở Đức, dù ngày càng tăng, nhưng lại không ổn định, không trữ được.
Vì thế điện than đá, than nâu vẫn là năng lượng chủ lực dù nó ô nhiễm hơn, và nếu có giảm nó, thì Đức càng tăng cường nhập khí đốt từ Nga
Liên Xô và Nga trước đây đều là nguồn cung đáng tin cậy (tôi sẽ giải thích sau), rủi ro chỉ là các nước trung gian như Ukraine (với đường ống từ thời Liên Xô), và Ba Lan (với đường ống Yamal europe cũng được xây từ thời Liên Xô)
vì thế Đức mới muốn xây các dòng North Stream để quan hệ trực tiếp với Nga, cũng nhập khí LNG từ Nga và nhiều nguồn khác, và chống cự với việc phải nhập khối lượng lớn LNG từ Mỹ.
Nếu nhập khí đốt đắt đỏ từ Mỹ, thì hàng hóa Đức đắt lên, mất sức cạnh tranh so với hàng Mỹ ngay, và còn có nguy cơ bị Mỹ thít cổ về kinh tế và khống chế chặt hơn về chính trị

2) Pháp.
Kể từ cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, Pháp chuyển sang tăng cường năng lượng 3) điện hạt nhân, với tuyên bố: "không thể trở thành con tin cho chính sách cấm vận năng lượng"
Điểm khác biệt: Pháp làm chủ hoàn toàn stack công nghệ hạt nhân gồm 3 cái mà tôi đã nói ở trên
- chế tạo hay làm giảu nguyên liệu hạt nhân,
- lò thực hiện phản ứng phân hạch (tức nhà máy điện hạt nhân) với nhiên liệu làm giàu được đưa vào
- công nghệ xử lý tái chế

Bổ sung chút để hiểu rõ hơn:
Pháp, Nga, Mỹ là 3 nước duy nhất làm chủ được cả 3 công nghệ này trong stack hạt nhân, các nước phát triển khác như Đức thì đều chỉ có công nghệ thứ 2, tức là nhà máy điện hạt nhân mà thôi.
Các nước đang phát triển và thậm chí nhiều nước phát triển khác cũng chỉ mua được cái thứ 2 tức nhà máy điện hạt nhân, chứ cũng không được chuyển giao công nghệ.
Hàn, Nhật, được Mỹ chuyển giao cho 2 công nghệ đầu tiên, nhưng cũng không có cái thứ 3, và Nhật vẫn thuê Pháp xử lý tái chế cho mình.
Ngoài ra, Hàn Nhật cũng không dám làm giàu nhiên liệu cho bất kỳ nước nào mà Mỹ không đồng ý. Vì thế quyền lực thực tế của ngành hạt nhân nằm trong tay 3 ông lớn: Pháp, Mỹ, Nga.
Vì nếu đã có cái số 2, nhà máy hạt nhân thì phải có nhiên liệu đầu vào rồi. Công nghệ 1) và 3) rất nhạy cảm về chính trị, khó khăn-vất vả về công nghệ, tốn kém về kinh tế.
Iran vì thuổng được cái công nghệ số 1) mà bây giờ vẫn đang bị bao vây (bây giờ còn thêm lý do về tên lửa đạn đạo nữa).
Các cường quốc có thể chấp nhận 1 nước có cái công nghệ số 2) nhưng không đời nào chấp nhận 1 nước nào khác có công nghệ số 1) và 3)

Quay lại Pháp.
Pháp phát triển điện hạt nhân, vì Pháp làm chủ được toàn bộ công nghệ trong stack, và nguyên liệu thô Pháp lấy từ Mali để đem về làm giàu. Mali một nước thuộc địa cũ hiện vẫn trong tầm kiểm soát của Pháp.
Chác các bác còn nhớ, cách đây vài năm, khi mà có khủng hoảng ở đó, chính quyền Mali bị phiến quân đe dọa, Pháp đã đưa quân tấn công ngay, thậm chí còn chưa đưa vấn đề lên hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (HDBA LHQ), trong khi chiêu bài chính trị của Pháp trước nay là trước khi dùng vũ lực đều cần phải thông qua HDBA LHQ, giống như Pháp đã làm khi cản trở Mỹ đánh Iraq lần 2 hay khi đánh Lybia (dù chỉ là núp dưới dạng lệnh cấm bay).
Pháp đã đưa ra quyết định đánh Mali còn nhanh hơn cả Mỹ quyết định đánh Iraq. Sau khi tiến hành những đợt không kích đầu tiên, Pháp mới đi sang nói chuyện với Mỹ, và đưa vấn đề lên HDBA LHQ.
Vì Mali nằm trong vùng quyền lợi cốt lõi của Pháp, và Pháp sẽ đánh ngay, đây là cơ chế ra quyết định đã được "tự động hóa" của nhà nước Pháp, bất kể chính quyền nào.
Như dư luận Pháp vẫn nói, tổng thống François Holland đã đưa 1 quyết định (đánh Mali) mà bất kỳ 1 tổng thống nào của nền cộng hòa Pháp cũng đưa ra.

Và hạt nhân cũng là công cụ để Pháp chế tạo đầu đạn hạt nhân, dùng cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của mình, cũng làm cả bom nguyên tử. Một công đôi việc.
70% điện ở Pháp là điện hạt nhân. Cũng vì vậy, Pháp cũng tham gia vào phong trào "bảo vệ môi trường", đặc biệt chống nhiệt điện, để kích thích các nước khác dùng điện hạt nhân, điều mà Pháp có thế mạnh.
Cũng chính vì lobby hạt nhân mà các loại năng lượng mới kiểu như gió, mặt trời phát triển chậm hơn.

(còn tiếp)
Còm này của cụ là chuẩn nhất.
Để lựa chọn cái nào, phân tích chuẩn từng chi tiết em tin là nó dài hơn 1 đồ án tốt nghiệp.
An ninh năng lượng 1 quốc gia, ngoài hiệu năng trên giá thành, ô nhiễm, chủ động công nghệ còn cả ty tỷ thứ khác. Tuy nhiên, khi tuyên bố lên phương tiện truyền thông thì nó còn mang màu sắc ngoại giao nữa, ko thể xổ toẹt ra được.


Nên các cụ ko hiểu nhiều về chuyên ngành mà chỉ đọc báo lá cải bàn vớ vẩn ít thôi ak. Nghe nó hài lắm.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
631
Động cơ
321,395 Mã lực
800 tấn là 2 cái tầu sông chở cát đấy.
Tưởng lưu điện đơn giản ah ???
800 tấn với nhà máy điện thì quá thường cụ ạ :D
Cái trụ gió 2MW này nặng tất cả tầm hơn 300 tấn: thân trụ 250 tấn, turbine hơn 30 tấn, 3 cánh là 7x3= 21 tấn
 

Hưngchột

Xe buýt
Biển số
OF-584085
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
533
Động cơ
141,948 Mã lực
Tuổi
44
Giấc mơ còn xa lắm các bác ạ. Trước định làm ở Ninh Thuận, tàu nó mà oánh từ biển vào là xẻ đôi đất nước luôn nên thôi
 

Xã viên

Xe tải
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
486
Động cơ
137,280 Mã lực
Bây giừ đang có bể than Sông Hồng khổng lồ nằm sâu dưới đất từ 1000 đến 3000 m ( theo mặt cắt của khoan dầu khí Tiền Hải).
Vấn đề là sử dụng công nghệ đốt ngầm hoặc dùng vi sinh để khí hoá rồi dẫn hơi nóng lên dùng cho nhiệt điện thì đỡ phải điện gió, mặt trời là những thứ không thể có ở Bắc, hoặc điện hột nhân.
Bọn Thổ nó cũng đã chơi công nghệ này rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top