Tại sao cứ nhất thiết phải làm điện hạt nhân? Nhất thiết phải là Nga làm?
Có thằng Anh cuốc đang gạ Hải Phòng một nhà máy nổi 600MW, thời gian xd 18 tháng.
Anh Lomo thần thánh kia có 70MW thôi mà tốn tới 12 năm.
Công suất của Akademik Lomonosov là 70-300MW. Cái đầu tiên thì phải lâu chứ. Và tác dụng của nó không chỉ là phát điện đâu. Nhưng như tôi đã nói, mỗi loại hình năng lượng có 1 ý nghĩa riêng, không nên so sánh quả cam với quả táo.
Và việc lưa chọn công nghệ cho 1 quốc gia không đơn giản là mấy cái môi trường, sạch bẩn này nọ. Để làm rõ, trước tiên hãy cùng điểm lại 1 số loại hình năng lượng trên thế giới:
1) Nhiệt điện Than
2) Nhiệt điện khí
3) Điện hạt nhân (nhà máy cố định đất liền hoặc di động trên biển)
4) Thuỷ điện
5) Điện mặt trời, gió
Bây giờ hãy đánh giá từng loại
a) "Sạch" hay "bảo vệ môi trường", để trong ngoặc kép vì thực ra nó là 1 chiêu bài marketing kinh tế và chính trị vì người ta có thể hiểu điều này theo nhiều cách khác nhau, tùy theo tiêu chí
Hiện nay thì không xả khí CO2 làm nóng khí quyển được coi là "sạch"
Theo tiêu chí này thì năng lượng 4) sạch nhất, sau đó là 2) rồi 5) và 3) và 1) là bẩn nhất
b) Hiệu quả kinh tế, cụ thể là hiệu quả sản xuất trên 1KW, tiêu chí giá thành
Năng lượng 1) hiệu quả nhất, rẻ nhất
Năng lượng 5) là tệ nhất, giá thành cao, ít hiệu quả kinh tế
c) Độ nguy hiểm, độ khó khăn, phức tạp về công nghệ
Năng lượng 3), tức công nghệ hạt nhân là khó khăn nhất. Bất kể là phản ứng phân hạch bây giờ, hay là sau này thực hiện phản ứng nhiệt hạch dưới dạng plasma
Tuy nhiên, có điều phản ứng nhiệt hạch thì khó hơn phân hạch, nhưng lại không nguy hiểm bằng.
Có thể thấy, cả 5 loại hình trên đều có ưu và nhược điểm, và các cường quốc, tuỳ theo họ sử dụng cái gì, mạnh về cái gì, mà đường lối chính sách của họ sẽ đi theo hướng đó, cổ vũ theo hướng đó.
Bây giờ hãy xem xét, một quốc gia nên chọn loại hình năng lượng nào? Câu trả lời, đó là phải chọn cái nào đảm bảo an ninh năng lượng tốt nhất cho mình. An ninh năng lượng có tầm quan trọng không kém gì an ninh lương thực.
An ninh năng lượng gắn liền với an ninh kinh tế, với sự tồn tại của cả nền kinh tế quốc gia. Thế nào là "an ninh năng lượng", đó là phải chọn cái nào đảm bảo cho mình
có tính tự chủ cao nhất, nghĩa là ít phụ thuộc vào bên ngoài nhất, và nếu phải phụ thuộc vào 1 bên ngoài nào đó, thì bên đó phải đủ đảm bảo sự tin cậy.
Và sự tin cậy đó phải được chứng minh, luận giải, đánh giá bằng các yếu tố lý trí (đồng quyền lợi, ràng buộc, etc. chứ không phải bằng các chiêu thức PR trên media hay bằng cảm tính).
Sự phụ thuộc bên ngoài chủ yếu gồm 2 thứ:
1 - Phụ thuộc công nghệ
2 - Phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào
Cái 1 thì VN đành phải chấp nhận, nhưng cái thứ 2 phải tránh tối đa. Chúng ta có thể chấp nhận nhập khẩu công nghệ, nhưng không thể để nguyên liệu bị lệ thuộc lớn vào bên ngoài, nhất là yếu tố bên ngoài là không ổn định.
Phụ thuộc cái thứ 2 tức là đem an ninh năng lượng đặt vào tay bên ngoài, cũng có nghĩa là chính trị, an ninh chủ quyền quốc gia bị mất, đây là điều không một cường quốc nào (phương tây, Nga, TQ, etc.) chịu chấp nhận, nhưng họ lại luôn muốn các nước khác làm vậy.
Với nước đang phát triển như VN còn phải tránh
cái bẫy ngoại tệ. Đã phải nhập khẩu công nghê, đồ bảo dưỡng bằng ngoại tệ. Nếu phải thường xuyên nhập khẩu nhiên liệu bằng ngoại tệ nữa thì có mà chết.
Vì năng lượng bán ra lại chỉ là nội tệ, không thể dùng để chi trả cho nhập khẩu nguyên liệu. Như vậy VN sẽ có nguy cơ sa vào cái bẫy nợ, nếu phải vay nợ ngoại tệ để mua nguyên liệu.
VN hiện nay tuy xuất siêu và thặng dư thương mại với Mỹ, nhưng lại nhập siêu với TQ, mà TQ lại vẫn chưa ký hiệp định swap tráo đổi tiền tệ trực tiếp với VN không thông qua dollar (như TQ đã làm với Hàn, Nhật, Anh, Nga, etc.), không lẽ lại tiếp tục vay nợ dollar tiếp để nhập nguyên liệu xài thường xuyên?
(còn tiếp)