Đọc hết còm thấy nhiều cụ còn cuồng Nga dữ thật. Công nghệ Nga thì ngon cái nỗi chi , nói thật so với Âu Mỹ Thua cả thế hệ.ngày xưa đi học mấy ông thầy học Nga về lúc nào cũng ca ngợi Nga cái kiểu như làm kinh tế thị trường theo định hướng xxx . Đúng quân hại nước.
Thì bởi vì từ trẻ họ đã chỉ sống và học tập ở Nga ( LX cũ ), họ chưa từng tiếp xúc với Thế giới Tây Âu và Mỹ, chưa từng làm việc với các đối tác Tây Âu và Mỹ....nên cái nhìn của họ bị phiến diện là điều có thể hiểu được cụ ạ. Phần lớn những người cuồng Nga em nghĩ chắc chắn tuổi khá cao, không phải giới trẻ.
Đến thời nay, thế hệ từ 9x trở đi, họ có cái nhìn toàn diện hơn do được tiếp thu nhiều thông tin cởi mở hơn. Như em thì không cuồng Nga, cũng không cuồng Mỹ, không cuồng Nhật, chỉ ghét Tàu....
Tôi đây, dân khoa học công nghệ chính hiệu, làm việc cho Tây ở môi trưòng hàng đầu của nó và sống ở tây mấy chục năm, từ nhỏ đến lớn chỉ thành thạo tiếng Anh, Pháp, 1 chữ tiếng Nga không biết, còn chưa bao giờ thèm ghé thăm nưóc Nga, vậy sao không cuồng Tây như các bác?
Thực ra dân 9X nghe thì có vẻ biết nhiều thông tin, nhưng chỉ là dạng thông tin đại trà và là dạng thông tin phổ thông, còn những thông tin về khoa học công nghệ thì họ chỉ được tiếp cận dưói dạng ngưòi dùng, và nhiễm đuợc truyền bá bằng các thuật ngữ marketing, kiểu như "điện toán đám mây", "4 chấm không", etc. Bác có biết bọn tôi và đồng nghiệp tây rất nhiều người đã làm về những công nghệ được xếp vào dạng 4.0 mà không hề biết đến cái thuật ngữ 4.0 k?
Ngay cái kiểu nói "công nghệ Nga", "công nghệ Tây" đã cho thấy là lối nói dành cho kiến thức phổ thông đại chúng rồi, hoặc là nhằm mục đích tuyên truyền hay marketing. Công nghệ là thứ mà mỗi nưóc có 1 thế mạnh, không có ai mạnh tất cả. Nên phải nói 1 công nghệ cụ thể, công nghệ gì Nga mạnh, Tây mạnh, etc. Mà thực ra cũng không nên nói công nghệ Tây, vì Tây cũng có rất nhiều nưóc, và trình độ rất khác nhau ở từng công nghệ, và phần lớn trình độ cao thực tế chỉ tập trung vào 1 số ít nưóc hàng đầu Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, mà mỗi nưóc này cũng có sở trưòng và sở đoản.
Đây cụ
MH-1A Nuclear Reactor at Fort Belvoir
www.virginiaplaces.org
Cái floating nuclear power station của Mỹ này mới chỉ là 1 dạng thí nghiệm, 1 kiểu prototype thôi. Ai làm R/D thì đều hiểu rõ prototype kiểu gì, cái này mới chỉ gọi là ở mức độ 4 trên tổng số 9 câp độ sãn sàng của công nghệ (theo quy định 9 câp độ sãn sàng của công nghệ mà Mỹ đưa ra để 1 công nghệ có thể trỏ thành hiện thực). Cái Academik Lomonosov của Nga mới đưọc coi là cái đầu tiên đưa vào mass production. Từ prototype đưa vào mass production là 1 chặng đuợng dài. Mỹ khi làm cái đấy là có công chứng minh tính khả thi, chứng minh công nghê có thể làm đưọc cái đó, nhưng để đưa đưọc vào thực tế thì nó còn phải thoả mãn 1 loạt các tiêu chí ngặt nghèo nữa, như chất lượng, độ an toàn. Ví dụ cái của Nga này phải đảm bảo sóng thần mạnh cũng không thể làm ngã tàu đươc, etc. Làm được prototype không có nghĩa là sẽ làm đuợc sản phẩm, mặc dù tôi tin là nếu Mỹ muốn làm, họ cũng sẽ làm được cái này